Hôm nay,  

Ép Tình

13/07/200400:00:00(Xem: 249818)
Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI
Bài số 583-1121-vb2120704

Nguyễn Hữu Thời là một tác giả kỳ cựu của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu giáo chức. Hiện ông cùng gia đình cư trú tại Nam California và làm việc trong ngành điện toán. Sau đây là bài viết mới của ông.
*

Dã vội nghiêng đầu né qua một bên để tránh cái hôn đột ngột của Liên và chàng rất đỗi ngạc nhiên. Chàng nói:
- Em điên rồi sao" Sao em hành động sỗ sàng như vậy giữa phố chợ đông người. Mình là người Việt mà em dù quốc tịch ta hiện giờ là Tây hay Mỹ. Em không sợ người ta cười cho sao.
Liên dội lại và tỏ vẻ ngượng ngùng, nàng bước vội sang bên rồi quay lưng lại, vùng vằng bỏ đi ra chỗ bãi đậu xe, vừa đi nàng vừa lẫm bẫm: "Đúng là thằng cha nhà quê. Qua Mỹ đã gần 10 năm rồi mà chất nhà quê cũng còn trong thằng chả. Lúc nào cũng tỏ ra đạo đức, nghiêm trang. Chả đã ở trong nhà binh nhiều năm rồi mà cốt cách thầy giáo cù lần cũng còn y. Đồ gàn!". Nàng giận dỗi mở cửa xe bước mạnh vào và đóng sầm lại mở nhạc ngồi chờ.
Dã tần ngần đứng trước sân khu Phước Lộc Thọ nhìn ra đường Bolsa thấy xe cộ chạy qua lại tấp nập, ngoảnh lại phía sau thì Liên đã mất hút ở cuối bãi đậu xe sau khu thương xá rồi. Chàng nghĩ ngợi lung lắm. Có nên theo Liên ra bãi đậu xe để nàng đưa đi ăn, đi chơi đây đó như chương trình nàng đã dự định khi nàng điện thoại cho chàng buổi sáng nay lúc chàng còn ở nhà Triêm hay hủy bỏ cuộc hẹn hò hôm nay và tự kiếm phương tiện tự túc đi về. Chàng biết thế nào Liên cũng ngồi trong xe đợi chàng.
Phân vân một lát, cuối cùng chàng quyết định thả bộ dọc đường Bolsa.
Dã nhớ lại những năm 1956, 1957 tỉnh nhà của Dã chưa mở các lớp bậc trung học đệ nhị cấp. sau khi đỗ trung học đệ nhất cấp chàng phải khăn gói vào Saigon học bậc trung học đệ nhị cấp để thi tú tài. Cạnh nhà trọ học của Dã là gia đình ông bà Tư Cầm Đồ. Cái biệt danh "Cầm Đồ" người ta đặt cho ông bà Tư từ lúc nào Dã cũng không rõ. Nói tới tên ông bà Tư cầm Đồ những ai thường đỏ đen cờ bạc thời ấy đều biết rất rõ. Ông bà Tư có tới bốn tiệm cầm đồ rải rác từ đường Phùng Hưng, Chợ Lớn ra tới chợ Nancy góc đại lộ Trần Hưng Đạo và Cộng Hòa. Ông bà làm ăn giàu có, phát đạt nhưng ông trời hình như "đố kỵ" kẻ có lắm tiền nhiều bạc nên ông bà Tư hiếm muộn chỉ sinh ra độc nhất một người con là nàng Liên này thôi. Trái lại, để cho công bằng nhà anh Tám Ba Gác (nhà Dã ở trọ học) ông trời không cho anh của nhưng cho anh con. Anh chị Tám có tới chín đứa con vừa trai, vừa gái.
Ông bà Tư thấy Dã là người láng giềng hiền lành và cần cù chăm học những lúc rãnh rỗi ông bà thường qua lại làm quen trò chuyện với Dã và nhân thể gởi gắm cô gái cưng độc nhất của mình để Dã chỉ vẽ những bài tập làm ở nhà hay nhờ giảng lại một bài toán ở trường mà Liên không hiểu. Liên học lớp đệ lục còn Dã lớn hơn nàng năm tuổi và đang dọn thi tú tài I. Ông bà ta xưa thường nói: "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" cô nữ sinh mười lăm đang tuổi dậy thì và chàng Dã vừa hai mươi trông hình dáng nho nhã, thư sinh ở gần nhau mãi thì chuyện họ thương yêu nhau là thường. Nhưng chuyện đời lúc nào cũng bằng phẳng và êm đẹp như vậy đâu, và những mối tình học sinh ấy rất ít khi nên duyên vợ chồng.
Vừa đỗ xong tú tài phần hai Dã phải trở lại quê nhà ngoài Trung kiếm chân dạy giờ trường trung học đệ nhất cấp để phụ giúp gia đình. Thuở ấy dưới trào tổng thống Ngô Đình Diệm đậu được cái tú tài hai có thể xin dạy giờ ở bậc trung học đệ nhất cấp vì lúc ấy thiếu thầy giáo trung học trầm trọng. Tuy nhiên đôi uyên ương Dã Liên vẫn thơ từ liên lạc yêu đương hứa hẹn với nhau. Đùng một cái Dã nhận được lệnh gọi động viên, chàng giã từ nhà trường và học sinh để vào Thủ Đức. Tốt nghiệp Dã được gởi ra đơn vị tác chiến tận địa cầu giới tuyến. Những ngày tháng nối tiếp là những trận đánh đẫm máu của đơn vị Dã với công quân Bắc Việt. Tiểu đoàn Dã hành quân liên miên, trận chiến ngày càng khốc liệt những cánh thư của Dã và Liên trao nhau dần dần thưa đi và cuối cùng Liên mất hẳn liên lạc.
Ngày N năm 1965 địch xua nhiều trung đoàn chính quy tấn công biển người và tràn ngập căn cứ Ba Gia, tỉnh Quảng Ngãi của quân lực VNCH. Đơn vị đã được lệnh đem quân đến giải tỏa, trận chiến khốc liệt. cộng quân thiệt hại nặng nề và rút chạy về mật khu của chúng trên dãy Tràng Sơn bỏ lại rất nhiều xác chết nhưng tiểu đoàn của Dã cũng có nhiều chiến sĩ đã hy sinh và Dã bị thương trầm trọng được tải thương về Quân y Viện Duy Tân, Đà Nẵng. Thời gian Dã nằm dưỡng thương ở đây cũng là lúc ông bà Tư ép Liên phải lấy Lý Pan con một thương gia người Việt gốc Hoa giàu có ở Chợ Lớn. Hôm lễ cưới Liên, Dã còn đang nằm trong quân y viện chàng đọc tin chúc mừng của bạn bè, họ hàng hai họ từ các báo ở Saigon mới biết Liên đã lên xe hoa về nhà chồng.
Ra quân y viện Dã trở lại đơn vị cũ và tuyệt nhiên chàng không liên lạc lại với Liên vì chàng không muốn khuấy đục cái hạnh phúc của Liên đang có với chồng con. Hơn năm sau Dã gặp Giáng Tiên và yêu cô giáo trẻ ấy vừa tốt nghiệp đại học sư phạm Saigon và được bộ giáo dục bổ về dạy tại trường nữ trung học tỉnh lỵ nơi đơn vị chàng đóng quân. Cô giáo lấy chồng nhà binh thời chiến có mấy khi được ở gần chồng. Tuy vậy tình yêu của người lính chiến cùng cô giáo hậu phương đã cho họ những đứa con kháu khỉnh và thông minh.


Biến cố 1975. Lệnh rút quân, rồi lệnh đầu hàng... giặc tràn đến chiếm cả miền Nam, Dã vào tù cái gọi là trại cải tạo và cộng quân đưa chàng ra nhốt vào những trại tù hoang vu miền Bắc. Giáng Tiên mất việc vì là vợ của sĩ quan "ngụy". Để sống còn Giáng Tiên phải chạy đôn, chạy đáo buôn thúng bán bưng nuôi con và chờ chồng. Đến khi được phép thăm nuôi nàng nhịn ăn, nhịn mặc để dành tiền mua thực phẩm và thuốc men cần thiết cùng con trai đầu lòng mới lên chín lặn lội ra Bắc tìm thăm nuôi Dã. Những gói muối xả, những lon thịt khô, những cục đường những viên thuốc...những lời khích lệ cùng tình yêu thương chân thật nồng thắm của Giáng Tiên là những động lực vô giá cứu Dã qua cơn suy sụp từ tinh thần đến thể chất. Hôm lần đầu Giáng Tiên cùng con đến thăm nuôi Dã nhìn vợ và nhớ lại những búp tay nõn nà trắng muốt của vợ năm xưa chỉ biết cầm cục phấn đứng trước bảng den hay cây viết chấm bài nơi bàn học giờ thì khẳng khiu, đen đủi, khô cằn với những đường gân nổi lên chằng chịt tuy tuổi nàng vừa tròn ba mươi. Dã rưng rưng nước mắt và nổi uất hận trong lòng dâng lên nghẹn ngào, ấm ức. Chàng thì thào vào tai vợ:
- Em để mặc anh. Anh tự lo liệu được mà. Em về cố lo cho con và cho em, đừng lặn lội ra đây thăm nuôi anh nữa. Em vất vả khổ sở nhiều rồi, ơn này nếu anh có chết đi và quả thật như có kiếp sau anh dù có "kết cỏ ngậm vành" đi nữa cùng chưa đền đáp được phần nào cho em và con đó.
- Anh đừng nói vậy. Chúng ta nghĩa cả vợ chồng mà anh. Hơn nữa em yêu anh.
Vợ chồng Dã cùng con trai ôm nhau khóc khi chia tay, và cứ mỗi hai năm ba lần Giáng Tiên vẫn tiếp tục thăm nuôi chồng đến khi chàng được thả ra. Những kỷ niệm ấy những nghĩa cả của vợ con đối với Dã khi chàng bị hoạn nạn làm sao xóa mờ được trong tâm khảm chàng. Vì vậy khi gia đình chàng qua Mỹ diện HO năm 1991 Dã chấp nhận làm bất cứ một công việc lao động nào miễn là có tiền nuôi vợ con hầu bù đắp lại phần nào công ơn Giáng Tiên đã chịu thương, chịu khó nuôi nấng khi chàng bị tù tội.
Một hôm vào giữa năm 1998 tình cờ trong một cuộc biểu tình chống thằng điên treo cờ Việt Cộng ở đường Bolsa chàng gặp lại Liên mới biết nàng cùng chồng con đã vượt thoát qua đây từ năm 1975 và chồng nàng mất trong một cơn bạo bệnh cách đây hơn ba năm để lại cho nàng nhiều dãy phố cho thuê và hai trạm xăng nơi trung tâm thành phố. Người đời thường nói: "Tình cũ không rủ cũng đến" nhưng đối với Dã câu này không hoàn toàn dúng. Nhiều lần Liên điện thoại vào sở làm có khi điện thoại thẳng về nhà dụ dỗ mời mọc Dã mong nối lại tình xưa và Dã đã nhiều lần khẳng khái từ chối và chỉ mong Liên hiểu cho giờ này chàng chỉ xem Liên như người bạn thân cũ hay hơn nữa là người em gái nhỏ năm xưa. Có lần Liên nói:
- Em có bao giờ bảo anh bỏ chị Giáng Tiên hay ly dị với chị ấy để về ở hẳn với em đâu. Như anh đã rõ em "Available" từ nhiều năm nay rồi, em chỉ mong thỉnh thoảng anh về với em thôi. Em chỉ mong mỗi tuần anh đến với em một lần để em được sống bên anh và em có dịp săn sóc cho anh để chuộc lại phần nào lỗi lầm của em năm xưa. Em mong anh hiểu rằng lúc đó vì những áp lực của ba má em phải sang ngang lấy chồng không chờ anh.
- Em không có lỗi gì hết. Bao cuộc tình bao gia đình tan nát, bao người dân vô tội chết chóc oan uổng cũng vì CS Bắc Việt xâm lăng VNCH. Em hãy quên đi mối tình lãng mạn học trò năm xưa đó đi. Tuổi anh đã 60 rồi đâu còn yêu đương mơ mộng gì nữa, sức trai nay đã cạn rồi! Mình nên xem là bạn tốt của nhau đi. Hơn nữa mỗi người chúng ta đều có bổn phận và trách nhiệm cho gia đình ở đây và những người thân còn kẹt lại ở Việt Nam nữa.
Liên cố thuyết phục Dã về mặt tình cảm để mong nối lại tình xưa nhưng không thể nào lay chuyển được Dã, nàng liền đem công việc làm ăn và tiền bạc mong lung lạc được chàng:
- Như anh đã biết hai cái chung cư của em trên Santa Monica thiếu người thân tín trông coi, em muốn nhờ anh đứng lo liệu và em sẽ trả lương rất hậu hỹ cho anh kia mà. Em thấy anh đi làm sercurity guard cũng không có bao nhiêu tiền mà phải đứng gác cho người ta vui chơi, tiệc tùng ăn uống, phè phởn có khi anh phải gác tới tan tiệc, tan nhảy đầm thì đã khuya lắm rồi. Tuổi anh càng ngày càng lớn có ngày anh trúng gió lăn đùng ra chết "bất đắc kỳ tử" đó.
- Cảm ơn em đã lo lắng cho anh và cho anh một dịp may để có một công việc tốt hơn nhưng anh thấy với anh như thế là quá đủ rồi. Còn chuyện chết sống anh tin vào số mạng. Hồi trận Gia Ba anh bị thương rất nặng mà không chết. Khi vào trại tù CS chúng nó đày đọa anh hàng ngày rồi anh cũng có chết đâu.
- Thôi! Thôi anh tiểu thuyết lãng mạn lý tưởng quá và chung tình quá nhỉ" Sao anh nói ở Mỹ này mình phải sống thực tế hơn mà em offer công việc tốt cho anh anh viện đủ mọi cách từ chối, anh làm em điên mất thôi và không hiểu anh gì hết. Được, rồi anh sẽ thấy và anh sẽ hối hận.
Nói giọng giận dữ như vậy những rồi chính Liên lại tìm đủ cách liên lạc lại với Dã. Cho tới khi hai người gặp nhau sáng hôm nay và Dã không kham nổi cái hôn dữ dội của Liên ngay trong bãi đậu xe.

Liên tiếp những tuần sau đó điện thoại nhà Dã cứ hai ba giờ sáng lại reo lên rồi cúp. Những ngày cuối tuần thì reo lên liên tục rồi ngưng, rồi reo làm Dã phải mua thêm cái "call ID" mới biết là Liên gọi phá. Dã liền đổi số điện thoại và để "unlisted" thì hai tuần sau Dã nhận được cái thơ của Liên đầy những lời lẽ hăm dọa lại kèm theo một miếng giấy tissue nhuộm đầy mực đỏ hay máu. Dã biết lần này Liên đã hết thuốc chữa rồi! Ở Mỹ mà hăm dọa người khác hay "sexual harassment" là tội hình chứ không phải chuyện đùa nếu nạn nhân đưa ra tòa thì kẻ hăm dọa không thể nào tránh khỏi tù tội Dã không nỡ làm vậy đối với Liên.
Mấy tuần sau đó Dã bàn với vợ chàng "quit job' và âm thầm thu xếp chuyện dời nhà và cùng Giáng Tiên dọn đi về một tiểu bang khác không rõ ở đâu trong cái nước Mỹ mênh mông rộng lớn này còn các con thì đã tốt nghiệp và mỗi đứa đều có công việc làm ở tận đâu đâu....

Nguyễn Hữu Thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến