Hôm nay,  

Xứ Mỹ Quê Chồng

13/07/200400:00:00(Xem: 295629)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 582-1120 VB8110704

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài viết mới của ông có ghi lời đề tặng “Để tặng PT người vợ tuyệt vời của anh.”
+++

- Thiên Hương, dì Tư gọi điện về cho con kìa!
Tôi lật đật bỏ ngay khúc vải đang cắt cho khách chạy vào phòng trong bốc điện thoại lên:
- Con đây dì Tư. Tư bên đó khỏe"
- À, Trang đó hả" Có anh Thành muốn nói chuyện với con đây!
Anh Thành, chồng tôi hiện nay, người mà dì Tư tôi lúc đó muốn giới thiệu để lập gia đình với tôi. Dì có nói sơ với tôi về ảnh "Được lắm con à. quen với dượng Tư con bên này. Đang đi học có chí lắm. Tuy lớn tuổi hơn con nhiều nhưng là người đàng hoàng, chưa có gia đình lần nào. Con có chồng ở bên này có tương lai hơn, không lẽ con sống với mẹ con hoài sao" Con cũng ba mươi rồi đó!"
Cha tôi mất từ hồi tôi còn nhỏ, ông là một sĩ quan tác chiến để lại mẹ tôi với bốn con nhỏ. Tôi là con kế út. Tôi có chị cả, anh lớn và em trai út đang làm nail ở Philadelphia. Mẹ tôi thứ ba, tính theo người Nam chị hai ở Sông Bé, em gái thứ tư hiện ở Olympia cách tôi chừng nữa tiếng lái xe và hai người em nữa ở gần mẹ tôi. Trước khi chồng bảo lãnh đi Mỹ, dì Tư tôi làm chủ một tiệm may nổi tiếng ở thị xã Bến Tre này để lại cho tôi đứng tiệm. Căn nhà lớn ba gian gia đình tôi ở sau 75 chỉ còn lại một gian nơi tôi sống với mẹ tôi người chị Hai và đứa cháu trai con chị tên An. Chuyện kiếm sống của nhà cũng qua ngày, sau này nhờ sự giúp đỡ của dì Tư bên này nên cũng tạm gọi là đủ. Tôi rất nhỏ con hay bệnh vặt và suốt ngày chỉ đứng cắt áo, ít đi chơi và cũng ít có bạn bè. Từ nhỏ đến lớn tôi chỉ biết đi xe đạp mà chưa hề lái chiếc xe Honda ở nhà lần nào. Quan niệm về cuộc đời và tình yêu gia đình của tôi thật là đơn giản. Tôi còn nhớ lúc còn đi học tụi bạn và tôi có đi xem bói về chuyện chồng con của mình. Tôi còn nhớ rõ lời của sư ông đoán rằng:
- Mai mốt con sẽ lấy một người chồng lớn tuổi hơn con nhiều và trước đó chưa hề gặp mặt con lần nào!
Thật đúng số mạng.
Rồi mọi chuyện tiến triển tốt đẹp. Chồng tôi về VN hai lần để lo thủ tục và làm đám cưới. Cuối năm 2002 tôi đáp chuyến máy bay của hãng Eva đến phi trường Sea-Tac tiểu bang Washington, quê chồng. Ngày đi bạn tôi có tặng tôi cái CD với bài ca "Con Chim Đa Đa" trong đó có câu: "chồng gần không lấy, lấy chồng xa" Ôi đó cũng là số mạng của tụi bây à!
Trước khi tôi qua chồng tôi đã mượn tiền mua một căn nhà hai phòng. Sau này tôi mới biết là chồng tôi muốn tránh cho tôi cái cảnh phải ở share phòng hay ở apartment mà ảnh phải chịu từ hồi qua Mỹ cách đây hơn mười một năm. Chừng tháng sau thì chồng tôi và tôi cùng dì dượng đứa em họ và một người bạn Mỹ ra tòa án quận để làm hôn thú. Hôm đó tôi mặc chiếc áo dài vàng do tôi cắt và hồi hộp lẫn ngượng ngùng khi bà quan tòa bắt tôi lặp lại bằng tiếng Mỹ làm thủ tục kết hôn.
Kể từ hôm đó tôi thấy là mình phải bắt đầu một cuộc sống mới với bao nhiêu là thử thách mà đâm ra lo sợ cả ngày lẫn đêm. Đêm thì không ngủ được vì nhớ nhà. Ngày thì ở nhà một mình lúc nào cũng nơm nớp lo sợ và mong chồng đi làm sớm về. Thật tôi thấy đi Mỹ chẳng có gì sung sướng như người ta nói cả. Lúc đầu vì còn đang choáng ngộp vì sự thay đổi quá đột ngột nên tôi thấy được cái may mắn của mình. Đối với bạn bè tôi là quả thật là may mắn đối với gia đình tôi là đứa có phước. Đối với tôi một cô gái ở thị xã chưa hề xa gia đình thì đây là một chuyện quá bất ngờ và cũng làm tôi thật là buồn và lo sợ. Buồn vì phải xa mẹ và người thân, lo sợ vì dù có dì Tư bên này nhưng xứ lạ quê người lời ăn tiếng nói không rành, không biết mình làm được gì và sẽ sinh sống ra sao" Thêm một nỗi lo không nhỏ nữa là tuổi của chồng tôi đã hơn năm mươi. Nếu anh ấy có bề gì thì tôi phải làm sao ở xứ lạ quê người" Đây là điều làm tôi đắn đo nhất khi quyết định theo chồng. Nếu không có sự đốc thúc của gia đình thì chắc tôi đã thay đổi ý kiến. Kế đến là sự xa cách về trình độ học vấn làm tôi thấy thêm...khó hiểu chồng tôi. Có lần tôi dọn dẹp trong phòng và gom đi đổ những sách vở báo chí để từng đống để rồi thật là ngạc nhiên và bất mãn khi thấy chồng tôi nóng giận bảo rằng đó là "thứ tôi đang cần tại sao lại vụt đi". Có lần tôi buồn nản thật sự và muốn đi qua dì tôi ở khi bắt gặp những hình ảnh của bạn gái cũ chồng tôi. Khi tôi hỏi:


- Bộ anh còn thương mấy người đó sao mà còn giữ hình" Chồng tôi bỗng nổi khùng lên.
- Trời đất ơi, nó nằm trong đống sách vở giấy tờ ai mà biết được! Em muốn xé thì cứ xé, chẳng ăn nhằm gì.
Lời nói đó làm tôi càng nổi nóng thêm:
- Tôi biết rồi. Nếu tôi không thấy thì anh vẫn còn giữ chứ gì"
Tôi không biết rằng đối với chồng tôi thì những gì thuộc kỷ niệm đều quý cả dù đó chỉ là một tranh nhật ký nhầu nát.
Mỗi ngày chồng tôi đi làm tôi ở nhà một mình trống vắng và lúc nào cũng lo sợ. Có một lần tôi ra sân đóng cửa lại thì chốt cửa tự động khóa lại làm tôi đứng ngoài trời lạnh cả hai ba tiếng với bộ bà ba mỏng dính. Tôi hoảng quá không biết làm thế nào. May cho tôi nhà kế bên là người Việt nên tôi chạy qua nhờ họ điện thoại qua nhà bà dì và được chở qua bên đó nếu không chắc chết vì lạnh. Dù thường ngày chồng tôi hay gọi về để hỏi thăm nhưng tôi vẫn thấy sợ. Khi chồng tôi về tôi rất mừng nhưng rồi chẳng thấy anh ấy nói năng gì, cứ lầm lì đọc sách hay xem TV làm tôi thêm mấy thêm cô lẻ. Đặc biệt chồng tôi rất ít nghe nhạc Việt và đọc báo Việt nên tôi thấy như mình đang sống ở hành tinh khác làm tôi lại càng thêm nhớ gia đình bên đó. Được cái mỗi tuần chồng tôi mua thẻ phone để tôi gọi về nói chuyện với mẹ tôi bên đó cũng làm tôi an ủi được phần nào.
Giờ đến chuyện mà tôi sợ nhất là học lái xe và thi lái xe.
Từ nhỏ đến lớn tôi chưa hề lái xe Honda giờ đây tập lái xe hơi! Thật chẳng khác nào bắt tôi... ngồi lên lưng cọp. Nhưng cũng phải rán chớ sao. Tôi học rất kỹ quyển thi lái và may mắn thi lần thứ hai thì đậu. Giờ tới cái chuyện kinh khủng là tập lái để thi. Dì tôi mua cho tôi chiếc xe hiệu Chevrolet ở chỗ bán đấu giá để tôi tập chạy. Chiếc xe Mỹ thì lớn như chiếc xe tăng còn tôi thì ngồi vào thì như... con cóc. Chồng tôi viết ra sẵn những câu giám khảo hay nói khi thi bằng tiếng Mỹ rồi âm ra tiếng Việt và đọc cả vào cassette để tôi học. Ngày thường tôi được mấy đứa con bà dì thay phiên nhau tập. Vào cuối tuần thì chồng tôi tập lái cho tôi và đặc biệt là không hề la lối hay nói năng gì, chỉ trừ một lần làm tôi phát khóc và định bỏ đi vì thấy sao mình... ngu quá! Nhưng rồi tôi làm được một chuyện mà ai nấy không ngờ: Tôi chỉ thi một lần là đậu. Đây là lần đầu tiên tôi thấy tự tin vào mình và thấy nước Mỹ này sống cũng... không đến nỗi chán. Sau đó chồng tôi đem sách bằng tiếng Việt về để tôi học thi bằng sử dụng thực phẩm (food handling). Tôi lại thi đậu, tôi bắt đầu thấy vui lên.
Mùa hè năm đó chồng tôi dẫn tôi theo vào làm phụ bếp trong nhà trường cho đỡ buồn và tập cho tôi quen tiếp xúc với người Mỹ. Tính tôi vốn siêng năng, kỹ lưỡng và dịu hiền nên rất được cảm tình. Chỉ có trở ngại lớn nhất của tôi là về tiếng Mỹ cái gì tôi cũng chỉ biết say yes. Chừng tháng sau vì trong bếp có người nghỉ tôi được mướn vào làm trả tiền theo giờ, một giờ tới mười đô! Ôi tôi mừng hết lớn, tôi thấy mình quả thật là may mắn và trong lòng cảm ơn chồng mình thật nhiều mà quên luôn cái tính ù lì, cộc lốc của anh. Tôi bắt đầu đi shopping chút chút và gởi ít tiền về cho mẹ mình. Tuy khi làm việc nhiều lúc tôi muốn phát khóc vì cái vốn tiếng Mỹ của mình quá ít ỏi nên phải chịu nhiều thiệt thòi lẫn bị chèn ép nhưng tôi nghĩ trong lòng "Thôi kệ miễn mình có tiền phụ trả tiền nhà với chồng và để dành mua vé về thăm mẹ thì cũng cam". Và tôi đã thực hiện được ước nguyện đo.ù
Sang niên học tới tôi bị layoff vì trường không cho vợ chồng làm chung với nhau. Khi hay tin đó tôi khóc suốt đêm. Chồng tôi an ủi rằng chuyện bị layoff là thường ở bên này. Nhiều dự tính của tôi bị tan vỡ nhưng dù sao tôi vẫn để dành được đủ tiền mua vé máy bay về trong tháng sáu này. Ngày làm cuối của tôi ông hiệu trưởng rất tốt và tế nhị đã tổ chức làm lễ cả trường tiễn tôi thật làm tôi cảm động đến rơi nước mắt.
Thứ bảy tới là tôi lên máy bay về thăm nhà. Gần hai năm theo chồng qua Mỹ để sống tôi thấy mình từ nỗi buồn chán thất vọng ban đầu giờ thì đã quen nhiều với cuộc sống mới cả về mặt tình cảm lẫn môi trường sống quanh mình. Tôi còn một ước mơ lớn nhất đó là được có đứa con để trong nhà đỡ trống vắng hơn vì chồng tôi tính ít nói mà tôi cũng lại ít giao thiệp nhiều nên trong nhà "lạnh" quá. Chừng đó thì tôi chắc là cái câu "thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi" chẳng phải là câu nói suông đối với tôi nữa và nếu thêm một mụn con nữa thì nhà cửa và cuộc đời của tôi chắc chắn sẽ vui hẳn lên. Chắc chắn là vậy.
TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến