Hôm nay,  

Người Quản Lý Khu Chung Cư

12/07/200400:00:00(Xem: 160670)


Người viết: HẠO NHIÊN
Bài số 581-1119 VB6090704

Tác giả Hạo Nhiên tên thật Nguyễn Tấn Ích, 61 tuổi, hiện cư trú tại San Jose. Ông đã góp nhiều bài viết và là một trong những tác giả được trao tặng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba. Sau đây là bài viết mới của ông.
*
Còn hai mươi ngày nữa là phải trả lại nhà cho ông chủ họ Trần, chúng tôi bắt đầu dò tìm nhà cho thuê trong các báo Mỹ, báo Việt. Rồi mất cả tuần lễ đi quan sát nhiều nơi, cha con tôi mới chọn được một căn nhà tương đối ưng ý nằm trong khu vực yên tĩnh và an ninh. Chưa đầy hai năm rưỡi định cư trên xứ người mà chúng tôi đã phải thay đổi năm lần chỗ ở. Căn nhà thuê thứ năm trong đời tỵ nạn của gia đình tôi là một townhouse. Tầng trên có ba phòng ngủ, một phòng tắm. Tầng dưới gồm phòng khách, phòng ăn, bếp và toa-lét.
Khu chung cư tọa lạc trên một triền đồi thấp chia ra làm nhiều dãy có hàng rào sắt vây quanh. Nhà tôi thuộc dãy A cách dảy B một khoảng sân xi-măng dài rộng. Dọc hai bên lề sân được sơn màu đỏ, dấu hiệu cấm đậu xe. Cuối sân có parking dành riêng cho khách thăm viếng. Trên bức tường gỗ nổi bật tấm bảng Warning: “Xe đậu quá 24 giờ sẽ bị kéo đi”.
Gia đình tôi dọn đến căn nhà mới thuê vào ngày đầu tháng. Bạn học của con tôi mang xe truck đến chở giúp bàn ghế, tủ giường và TV. Những đồ dùng còn lại giao cho hai chiếc xe bốn cửa lai rai chở dần. Chiếc truck đậu ngay cửa chính để khiêng bộ sôâ-pha vào phòng khách. Xong, chúng tôi mời mọi người dùng điểm tâm trước khi chạy thêm chuyến khác.
Sau hai mươi phút giải lao, mọi người ra xe tiếp tục công việc, chợt thấy một chiếc xe towing đâïu sau chiếc truck tự bao giờ. Tài xế đang chuẩn bị móc xích vào chiếc truck kéo đi. Bạn con tôi tri hô lên, cả nhà ùa ra ngăn cản. Đứa đứng trước đầu xe towing, đứa leo lên xe pick-up ngồi, con trai tôi đẩy tay người tài xế không cho móc dây xích vào xe truck. Tôi yêu cầu tài xế cho biết ai đã gọi xe towing tới. Hắn xác định là manager của khu chung cư. Tôi gõ cửa văn phòng chung cư nhưng không có người trực. Tài xế xe towing lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Hai bên giằng co, tiếng qua tiếng lại. Thình lình một người đàn ông Việt Nam từ trong căn nhà đối diện bước ra. Anh tự giới thiệu tên là Đoàn Văn Thung cùng ở trong chung cư, chủ căn nhà 5B. Anh đề nghị để anh giúp đỡ. Việc đầu tiên là anh tiếp xúc với văn phòng công ty qua điện thọai về trường hợp chiếc xe bị kéo đang làm công việc “mu” nhà. Người quản lý của chung cư nầy quá hấp tấp đã gọi xe đến kéo không hợp lý. Cuối cùng, anh đề nghị tôi trả tiền công cho xe towing, hai bên đồng ý. Cuộc tranh chấp tạm thời được giải quyết. Xe towing ra về, bầu đoàn thê tử gia đình tôi tiếp tục lên đường dọn nhà.
Tôi ngỏ lời cảm ơn và mời Thung vào nhà dùng nước. Nhân dịp nầy Thung cho tôi biết người quản lý khu chung cư là một phụ nữ gốc Spanish tên Jennifer. Trong những ngày qua chúng tôi chỉ tiếp xúc với người phụ tá nên chưa được hân hạnh trông thấy mặt mũi bà ấy ra sao. Thung cho biết hơn một năm nay, bỗng dưng bà ta trở chứng căm ghét người Việt hết mực. Sự kỳ thị nầy không phải là không có nguyên do.
Thung kể :
“Chúng tôi mua căn nhà bên dãy số lẻ đối diện với văn phòng chung cư. Ngày ấy, cô nàng vừa mới được tuyển giữ chân quản lý. Không chồng, chỉ thấy đứa con gái cỡ tuổi lên sáu sống với bà ta. Thân thể đẫy đà nhưng nhan sắc mặn mà trông nàng còn hấp dẫn lắm. Cặp đùi nân nẩn dưới chiếc váy cũn cỡn cùng với bộ ngực núng nính đã khiến cho đám đàn ông trong chung cư nhìn hau háu mỗi khi nàng xuất hiện. Thỉnh thoảng, một chàng Mễ tướng tá bậm trợn đến nhà nàng ở lại qua đêm rồi ra về lúc trời chưa sáng.
Thời gian sau, nàng dắt về một thanh niên Việt Nam. Thằng bé mang hai dòng máu Mỹ Việt trông khá bảnh trai, cao ráo, vặm vỡ, trắng trẻo. Tuổi đời chắc chắn là không cao hơn tuổi ả, nhưng sức dẻo dai chạy đua trên đường tình có lẽ hắn vượt trội hẳn. Cô nàng chiều chuộng thằng bé hết cỡ. Chiếc xe mới của mình nhường cho hắn đi, còn ả chịu khó chạy chiếc xe cà rịch cà tang của hắn.
Mối tình của hai người coi bộ gắn bó lắm. Những lúc hắn đi đâu đó vắng nhà vài ngày là khuôn mặt cô nàng trông úa xèo, chì bì, đi ra đi vào mong ngóng tưởng chừng trái tim của ả bị hắn mang theo. Khi trở về, hắn vừa bước ra khỏi xe là ả đã vội vàng chạy đến ôm riết đầu thằng bé vào ngực, áp khuôn mặt bơ phờ của hắn giữa hai “quả đồi” sực nức mùi nước hoa. Nàng vuốt ve, âu yếm, rên rỉ, vò đầu thằng bồ nhí như nựng một đứa trẻ lên ba. Rồi đôi môi dày ươn ướt đầy nhục cảm của ả quyện lấy chiếc miệng nhỏ nhắn thư sinh của hắn như loài gấu ôm bộng ong mật say sưa uống. Đã lắm phen những kẻ đối diện với nhà cô ả phải chứng kiến cái cảnh “lên đồng” đó.
Rồi một hôm, mẹ con cô nàng về thăm xứ Mễ để chàng bồ nhí giữ nhà. “Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm”, hắn dẫn về một cô gái Việt cũng tình tứ lắm, sống êm đềm trong căn nhà. Những tưởng mẹ con vui hưởng trọn hai tuần lễ vacations tại đồng quê Mễ-Tây-Cơ, nào ngờ cô nàngï quay về sớm hơn bốn ngày. Ả âm thầm đột nhập vào nhà bắt quả tang cặp “gian phu dâm phụ” đang ôm nhau ngủ ngay trên chiếc giường còn đầy hương kỷ niệm của mình và nhãi ranh bạc tình. Cơn điên tiết khiến ả lóng cóng cả chân tay, chưa kịp hành động gì thì cặp tình nhân đã quơ vội áo quần tuông cửa thoát thân.
Giữa đêm khuya, nghe tiếng bà quản lý tru tréo hô hoán có cướp đột nhập vào nhà, hàng xóm hốt hoảng, giật mình tỉnh giấc nhìn qua cửa sổ. Cướp đâu chẳng thấy, chỉ thấy hai bóng người trần truồng phóng từ nhà ả băng qua đường chui vào bóng tối của khu vườn cây rậm rạp bên kia dòng suối cạn.
Sáng hôm sau, người ta thấy chiếc xe cà khổ của thằng “sở khanh” đậu trong parking lot dành riêng cho khách không một cửa kiếng nào còn nguyên vẹn. Nổi cơn tam bành, ả đã đập tan nát “đời” xe chàng cho bõ công “xúc tép nuôi cò” suốt năm liền. Và chẳng chần chừ, ả gọi xe towing kéo đi chiếc xe dơ dáng của thằng bạc tình cho khuất mắt ngay trong buổi sáng trên bầu trời đang vần vũ mây đen”
Thung ngừng kể, uống cạn chén nước trà vừa mới được châm thêm, rồi tiếp :
- Kể từ hôm đó, hễ gặp mặt người Á Châu, bất luận nam hay nữ là ả ngoảnh mặt làm ngơ. Thái độ rất hằn học mỗi lần bất đắc dĩ phải tiếp xúc với người thuê nhà có mang giòng máu “da vàng mũi tẹt”.
Nạn nhân đầu tiên là gia đình người mẹ có con lai. Họ ở chưa đầy sáu tháng là phải dọn đi bởi văn phòng chung cư liên tiếp gởi thơ cảnh cáo, khi thì đổ nước trước sân, rửa xe vung vãi nhớt và xà phòng, lúc mở nhạc ồn ào hoặc cuối tuần xe bạn bè đậu chiếm cả parking của khách...
Nạn nhân kế tiếp là một gia đình “HO”. Bà vợ của người tù cải tạo nầy khéo tay và thơm thảo với bà con láng giềng. Những chiếc bánh bông lan đủ màu sắc của bà làm ra vừa thơm ngon lại vừa nghệ thuật, trông rất đẹp mắt. Để gọi là lễ ra mắt hàng xóm, bà sai người con gái rành rõi tiếng Anh bưng từng đĩa bánh đến biếu tận nhà. Người quản lý của chung cư, bà xem như chức sắc trong làng trong xóm , nên bà đặt trọng cái lễ nghĩa trước tiên. Vì vậy đĩa bánh đầu tiên được con gái bà bưng đến văn phòng chung cư.
Sinh trưởng từ đất thần kinh, người con gái của ông bà “HO” có mái tóc dài mượt mà, đài các. Cô có đầy đủ dáng nét dịu dàng, thâm trầm mà lịch sự của người con gái Huế. Thân hình thon gọn duyên dáng, thêm nước da nõn nà tươi mát của đôi vai trần cùng chiếc áo đầm màu cánh sen đập ngay vào mắt cô nàng quản lý Jennifer. Ả sững sờ, trí nhớ chợt hiện ra hình ảnh của cặp “gian phu dâm phụ” đêm nào. Cũng mái tóc xõa đen tuyền, cũng dáng người mảnh khảnh và màu da sáng trưng trong cái đêm mụ bắt gặp trên giường ngủ. Ả gầm gừ trong cổ họng: “Con hồ ly tinh đây rồi, dám dẫn xác tới đây trêu bà”!
Gái Việt, gái Tàu, gái Nhật ả không tài nào phân biệt huống hồ là gái Việt với nhau. Một lầm lẫn tai hại mang họa đến với ông bố thuê nhà. Đêm hôm đóù ả gọi xe cấp cứu chở đến bệnh viện xin được súc ruột vì bị trúng độc do ăn bánh bông lan. Sáng hôm sau, cảnh sát đến nhà ông bố có giọng nói miền sông Hương núi Ngự làm biên bản có kèm theo giấy chứng nhận của bác sĩ. Họa vô đơn chí, gia đình ông “HO” phải thương lượng với cô nàng quản lý Jennifer xin được bãi nại và đền bù tiền thuốc, kèm theo lời xin lỗi.
Vào ngày giữa tuần, bà mẹ cô gái Huế dọn rác, bất ngờ bắt gặp trong thùng rác công cộng một đĩa bánh bông lan còn nguyên vẹn mười cái được bọc trong lớp giấy kiếng chưa hề bóc ra. Bà mang đĩa bánh vào nhà cho chồng con xem đây có phải là một âm mưu vu oan giá họa. Việc đã trễ rồi. Ông chồng chỉ biết xin lỗi vợ vì đã trút cơn thịnh nộ lên bà trong mấy đêm liền.
Vào ngày đầu tháng, gia đình ông “HO” nhận được giấy báo của chung cư yêu cầu phải dọn nhà đi trong vòng ba mươi ngày. Lý do, người thuê nhà đã cố tình phân phát thức ăn quá hạn cho hàng xóm”.
Nghe Thung kể đến đây, tôi giật mình nhớ lại hồi thuê căn nhà của ông chủ họ Trần ở downtown, thỉnh thoảng vợ tôi làm nem chua (món ăn đặc biệt nổi tiếng của bà ấy ở quê nhà) mang biếu cho mấy bà láng giềng. Bà Mỹ trắng nhà kế bên nhận quà và cảm ơn rối rít. Bà bắt tay vợ tôi và bằng một giọng rất ngọt ngào ba bảo rằng bà rất thích món ăn nầy. Vợ tôi khoái chí cười rạng rỡ. Được người ta đón nhận món ăn đặc sản quê hương do chính tay mình làm ra thì còn gì sung sướng bằng.
Một hôm, bất ngờ vợ tôi nhìn thấy cây nem chua của nàng nằm lăn lóc trong đống rác bị chó lật đổ ra từ thùng rác của nhà bà Mỹ trắng. Bàng hoàng trước sự thực phũ phàng, vợ tôi lòng đau tê tái. Kể từ đó, nàng cạch luôn đến bây giờ cái thói quen biếu quà lấy lòng hàng xóm láng giềng.
*
Mới ngày đầu mà tôi đã cảm thấy chán ngán trong cái khu tập thể đầy kỳ thị nầy. Tôi dặn dò vợ con cố gắng giữ gìn ý tứ, sống an phận, hòa nhã với mọi người chung quanh, nhất là phải tuân thủ triệt để những quy định của chung cư.
Bốn tháng trôi qua, gia đình tôi hồi hộp đợi chờ những sự cố bất ngờ ngoài ý muốn có thể xảy ra. “Cây muốn lặng gió chẳng dừng” thì biết làm sao bây giờ ! Tuy nhiên, tình hình có vẻ yên tĩnh mặc dù cặp mắt “phù thủy” của mụ quản lý vẫn còn liên tục phóng ra những luồng “ám khí”.
Một hôm, thằng con trai lớn của tôi dẫn về một cô gái Mễ. Nó giới thiệu với vợ chồng tôi là bạn gái của nó tên Diana, học cùng lớp và cùng trường đại học. Con bé khá xinh xắn. Cặp mắt to tròn với hàng mi cong tự nhiên. Chân mày dài đậm cùng mái tóc đen tuyền cắt ngắn úp quanh khuôn mặt đầy đặn, hồn nhiên. Tôi nghĩ thầm: “mình đã hãi sợ cái tiếng tăm dữ dằn của mụ “sư tử cái” bên cạnh nhà đang phóng mắt rình rập chờ chực cơ hội trả thù dân tóc đen da vàng, giờ đây thằng con lại mang vào tận trong nhà con “sư tử con”.


Con bé chào hỏi và bắt tay tôi rất lịch sự. Tôi cũng không quên chào lại: “Rất vui mừng được gặp cô”. Xong, nó nhí nhảnh nhảy chân sáo theo con tôi lên lầu cùng vào phòng riêng đóng cửa lại. Tôi ngẩn người. Đây là lần đầu tiên con trai tôi có bạn gái trên xứ người.
Tôi nhớ những ngày còn trai trẻ ở quê nhà, vào mùa mận chín, tôi thường dẫn lũ bạn học đến vườn nhà leo trèo hái quả. Chẳng đứa nào dám đường đột vào nhà khi có sự hiện diện của cha tôi. Ngay cả vợ tôi đã làm lễ hỏi, nàng cũng không dám đến nhà cha mẹ chồng trước ngày lễ cưới. Hành động của con bé tự tiện vào phòng ngủ của con tôi mà không xin phép, tôi có cảm tưởng như bị xúc phạm. Đây là cú sốc đầu tiên của vai trò làm cha trên đất Mỹ. Tôi than phiền ngay ý nghĩ nầy với vợ.
Nàng ôn tồn bảo:
“Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc” hơi đâu ông suy nghĩ cho nhức đầu nhức óc.
Tôi lại than phiền với con trai tôi. Nó cười bảo :
- Ba à, Cái xứ sở hợp chủng nầy mới lập quốc hơn hai trăm năm. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, một phong tục tập quán riêng. Ta không thể nào bắt họ theo ý mình được. Chúng nó sống rất thoải mái, cởi mở, không khép nép như người Á Đông. Theo con, người Mỹ sống rất thực không như các bậc nho học của ta ngày xưa, cứ đả kích Hồng Lâu Mộng là dâm thư nhưng lại có kẻ gối sách đầu giường làm của cấm. Con biết cử chỉ tự nhiên của con nhỏ bạn làm ba không vui. Nhưng thử hỏi được mấy người con gái Á Đông sống lâu trên đất Mỹ mà giữ được nề nếp như thế hệ của Mẹ con" Biết đâu sau nầy, hai đứa em gái của con lại chẳng nhiễm ít nhiều cái phong cách của người Mỹ, chừng đó chẳng lẽ ba theo gương ông nội khăn đen áo dài xách guốc chạy theo giữ gìn bầy con gái!
Tôi xùng máu lớn tiếng :
- Nầy, mầy ăn nói như thế mà nghe được sao" Chẳng lẽ tụi bay bỏ cả “Tam Tòng Tứ Đức” của Thánh Hiền đấy à "
Thằng nhỏ sửa lại thế ngồi, lễ phép trả lời :
- Ba ơi, lễ nghĩa của Thánh Hiền ngày xưa sao mà bó buộc người phụ nữ quá vậy! Khổng Tử dạy: “Tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử”. Ở nhà thì theo cha, có chồng rồi theo chồng, chồng chết theo con. Người con gái lý tưởng của ông Khổng Khâu sinh ra, lớn lên chỉ biết tùng phục mà chẳng có tư tưởng độc lâp, không có ý chí vươn lên, chỉ ỷ lại và suốt đời chịu phụ thuộc vào người đàn ông. Đối lại, cái xã hội chiếm ưu thế về khoa học kỹ thuật nầy, người phụ nữ họ làm chủ lấy bản thân, trau dồi tài năng ngang tầm với nam giới. Ba thử xem bộ đi của đàn bà Mỹ có khoan thai đài các theo nghĩa chữ “Dung” như thục nữ Việt Nam ngày xưa đâu. Thế mà có lắm bà leo tới đỉnh cao uy quyền trong mọi lãnh vực của xã hội. Hoa hậu là mẫu người đẹp của quốc tế. Người ta tuyển chọn dựa trên tiêu chuẩn sắc đẹp, khỏe mạnh và thông minh. Ngài “Vạn Thế Sư Biểu” của ba có sốâng dậy cũng đành sửa lại cái khoảng “Công Dung Ngôn Hạnh” đấy thôi .
Thằng nhỏ nói một hơi. Tôi không thể để nó đi xa hơn nên lên tiếng :
- Tất nhiên thời đại ngày nay khác xa với ngày xưa. Âu Mỹ thực dụng có nền kỹ thuật cao. Đất nước ta còn chậm tiến, xã hội phụ thuộc vào nông nghiệp. Nề nếp sinh hoạt gia đình cũng chịu ảnh hưởng và do đó, cách sống cũng chiều theo thời, theo thế.
Cuộc sống của xã hội tự do mở rộng tại Tây phương tạo nhiều cơ hội thăng tiến nhưng cũng tạo ra cơ hội phóng túng, nhất là về bổn phận làm chồng làm vợ. Mỗi người không chịu ghép mình vào những “tục lệ bất thành văn” sống buông thả như Tây phương tránh sao khỏi sự đổ vỡ hạnh phúc. Con đừng nghĩ cạn cợt về bốn chữ Công Dung Ngôn Hạnh.
Khổng Tử đã chẳng đề cập đến nghề nghiệp sinh nhai trong chữ Công, trau dồi kiến thức trong chữ Ngôn, giữ gìn sắc đẹp trong chữ Dung đó sao" Riêng chữ Hạnh là nét đẹp cao quý tìm ẩn, là phẩm chất toàn bị của người phụ nữ. Hẵn con không quên câu thành ngữ : “Cái nết đánh chết cái đẹp” đấy ư" Hoa hậu thế giới mà vi phạm thuần phong mỹ tục, đánh mất phẩm hạnh cũng bị tước vương miện ngay chứ con.
Thằng nhỏ đang lặng lẽ nghe tôi nói, chợt nó lên tiếng:
- Con còn nhớ hồi ở quê nhà, có lần Ba kể cho con nghe về bà Tổ Cô của dòng họ nhà mình được vua Tự Đức sắc phong “Tiết Hạnh Khả Phong”. Chồng chết lúc bà hai mươi tuổi, không tái giá, ở vậy cho đến cuối đời, mặc dầu có rất nhiều đám tiếng tăm đến dạm hỏi. Cả giòng họ nhà ta hãnh diện với tấm bảng gỗ chữ vàng vô tri ấy, nhưng có ai biết được rằng bà Tổ Cô đã gánh chịu bao nỗi cô đơn dày vò bứt rứt. Không con không cháu, sống cô quạnh giữ từ đường họ nhà chồng. Cuối cùng, bà nhảy sông trầm mình mang theo căn bệnh tâm thần. Đó là hậu quả của những tháng năm dài bị ức chế về tâm-sinh-lý.
Thằng con tôi nói ra những điều rất thực, khiến lòng tôi ngùi ngùi. Và dù có đôi phần trái ý, nhưng tôi vẫn cảm thấy hãnh diện về sự trưởng thành của nó. Nhờ cuộc đối thoại nầy mà hình ảnh thằng Cu Nhè mũi dãi nhớt nhát của nó mới thật sự biến mất trong ý tưởng của tôi, thay vào đó là một thanh niên trí thức đường bệ.
Lòng rộn ràng, nhìn thằng con đang châm thêm nước sôi vào bình trà, tôi xởi lởi :
- Doãn à, những điều con nói không hẳn là hoàn toàn sai. Nhưng phải đứng từ quan điểm bảo tồn nền văn hóa của dân tộc mà lý luận. Không cố chấp mà cũng không buông lơi. Gắng công lưu giữ những tập quán nào tốt đẹp của cha ông. Phong tục nào, kỷ cương đó. Con nên nhớ rằng mình có cái đẹp của mình. Mỹ, nó có cái không đẹp của nó. Luân lý của dân tộc ta là giới hạn sự giao tiếp gần gũi giữa nam và nữ phái. Cái giới hạn đó phong kín vẻ đẹp của người đàn bà Việt Nam. Nó kích thích sự đam mê để nồng độ tình yêu càng đậm đà hơn trong lòng người đàn ông. Thái độ e ấp của mẹ con đã làm tăng thêm tình nồng nàn của ba mẹ đến tận ngày nay. Sự buông thả, dễ dãi của đôi lứa thường gây chán nản về sau.
Tôi ngưng nói, uốâng cạn ly trà rồi tiếp:
- Con nghĩ sao về quan niệm đó "
Sau khi chế trà vào tách cho tôi, Doãn chậm rãi thưa:
- Con đồng ý với ba điều đó. Bọn con chỉ mong bậc trưởng thượng nơi hải ngoại nầy cảm thông và tha thứ. Đừng lấy sách Thánh Hiền làm thước đo quá khắt khe về đạo đức của giới trẻ ngày nay.
Kể từ hôm đó, tôi không còn giữ vẻ mặt nghiêm nghị, đăm chiêu mỗi khi con bé Diana đến nhà. Cơm Việt nó không ăn được thì con tôi chạy mua McDonald cùng nhau ăn trong phòng. Những ngày cuối tuần vợ tôi làm chả giò, thịt nướng là món ăn con nhỏ Mễ ưa thích.
Một hôm, Diana mang bịch giấy lộn ra thùng rác công cộng, mụ quản lý Jennifer giữ con bé ở lại nói chuyện khá lâu. Tò mò muốn biết mụ ấy nói gì với nó, nhà tôi khều thằng con tìm hiểu. Con bé thật thà kể lại:
Bà ấy hỏi:
- Mầy thân với gia đình Việt Nam đấy à"
- Vâng.
- Thế thằng boy đó là bạn trai của mày"
- Vừa là người yêu vừa là thầy kèm toán của tôi đấy.
- Mầy có biết bọn đàn ông Việt Nam đểu cáng lắm không"
- Tôi không nghĩ như thế, bởi biết nhau gần một năm rồi nên tôi hiểu anh ấy. Doãn là một sinh viên xuất sắc, có năng lực và chân thành. Còn cha mẹ anh ấy thì thân thiện với mọi người.
Diana hỏi lại con tôi :
- Thế anh có nhận xét gì về bà Jennifer không "
- Anh không quan tâm. Nhưng có lẽ bà ấy có tấm lòng bao dung, giúp đỡ tận tình cho những gia đình mới đến thuê nhà.
Doãn không câu mâu, nó trả lời với tấm lòng thành.
Sau đó, thỉnh thoảng con bé Diana ghé nhà Jennifer chơi. Vợ tôi lo lắng thầm hỏi: Chẳng biết con bé có bị mụ ta mua chuộc phá bĩnh gia đình mình không" Thằng con tôi cũng không thể ngăn cản bạn gái nó giao thiệp với người đồng hương.
Một đêm, vợ tôi trằn trọc không ngủ được. Nàng đánh thức tôi dậy thì thầm :
- Nầy, ông có nghĩ là con bạn gái thằng Doãn bị mụ quản lý “gài kíp nổ” để trở thành quả mìn trong nhà mình không"
- Bà lo toàn chuyện viển vông. Gia đình mình chẳng làm điều gì bất hợp pháp, nó có gài cũng không “nổ” được đâu. Tôi trấn an vợ rồi xoay mình ngủ tiếp.
Riêng thái độ của Jennifer vẫn không có gì thay đổi mỗi khi gặp tôi trong những buổi sinh hoạt của cảnh sát khu phố. Có một lần, Doãn cùng tôi tham dự buổi mít-tinh. Khi nó đóng góp vài sáng kiến về ngăn ngừa băng đảng, cô nàng cứ nhìn chăm chăm thằng bé với ánh mắt vừa nghi ngờ vừa dò xét.
Thời gian thấm thoát trôi, mới đó mà chúng tôi đã đóng đủ hai mươi bốn lần bills trả tiền mướn nhà. Đã hai năm nơm nớp chờ đợi nhưng chưa thấy điều gì rắc rối tái diễn với gia đình tôi!
Nhân ngày tốt nghiệp đại học của Doãn và bạn gái của nó, gia đình tôi tổ chức một bữa tiệc mừng tại gia. Khách tham dự chủ yếu là bạn bè của hai đứa. Riêng thân hữu của vợ chồng tôi thì rất giới hạn.
Tiệc vừa khởi đầu, thằng con út đến thì thầm vào tai tôi:
“Bà Mễ quản lý đến nhà”.
Tôi giật thót người, nghĩ: “Lại đụng chuyện rồi, xui xẻo trúng giữa tiệc vui”! Tôi đã kiểm soát mọi chuyện trước khi vào tiệc. Xe cộ của khách mời đều đậu ngoài đường, parking trong sân chỉ dành cho xe của vài người bạn lớn tuổi. Chẳng lẽ tụ họp đông người cũng bị cấm hay là phải xin phép trước khi tổ chức tiệc tùng Nếu vậy thì sống trong khu chung cư nầy có khác gì sốâng với bạo quyền Cộng sản Việt Nam! Hiến pháp Hoa Kỳ tôn trọng quyền tự do tuyệt đối mà. Điều khoản Tự do Hội họp là một trong những quyền căn bản của người dân. Tôi vừa tự hỏi vừa rời bàn tiệc, lách mình qua từng chiếc ghế đến mở cửa. Cô nàng quản lý Jennifer đứng lù lù trước sân. Nàng nở nụ cười tươi rói, nụ cười đầu tiên mà suốt hai năm nay tôi mới được nàng ban phát!
- Hi, Jennifer, tôi rất vui mừng được tiếp đón cô. Vừa chào, tôi vừa bước ra sân bắt tay nàng. Bé gái đứng bên mẹ, hai tay bưng quả bánh kem.
Sau khi bắt tay tôi, Jennifer dõng dạc nói:
- Thưa ông Nguyễn, tôi đến chúc mừng ông bà và cô cậu Diana-Doan. Chúng tôi rất hãnh diện được gần gũi một gia đình Việt Nam tốt như ông bà.
Bữa tiệc không có nhạc sống mà lòng tôi như trống đánh. Những hồi trống thúc quân vang lừng chiến thắng! Vừa khi đó, bạn gái của con tôi, Diana chạy ra mừng rỡ nắm tay Jennifer kéo vào nhà. Chiếc bánh kem có chữ Congratulations kèm theo tên Diana và Doan được con trai tôi trịnh trọng đặt giữa bàn tiệc.
Vợ chồng tôi nhìn nhau thở phào nhẹ nhõm. Tôi ghé vào tai vợ nói nhỏ: Hoá ra “Tiền hung hậu kiết”. Những tưởng con bé Diana là “gián điệp” nào dè nó là “sứ giả hòa bình”. Chính nó đã xóa bỏ sự ngộ nhận, đem lại sự cảm thông giữa hai dân tộc Việt-Mễ mà biểu trưng là gia đình tôi và cô nàng quản lý Jennifer. Con bé xứng đáng được lãnh giải Nobel Hòa Bình còn hơn là tay trùm cộng sản Lê Đức Thọ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến