Hôm nay,  

Bệnh Mắt Và Chất Kỳ Diệu Lutein

01/07/200400:00:00(Xem: 114878)
Người viết: PHÚ LÊ
Bài số 575-1113 VB4300604

Tác giả Phú Lê cho biết ông tới Mỹ năm 47 tuổi, đi học rồi “đi làm mút chỉ” không hề để ý đến ăn uống. Năm nay, ông Lê đã 62 tuổi, cư trú tại Anaheim, Nam California, hiện làm việc trong nhà thương. Ông kể thêm “Lần đầu tiên tôi để ý trong giờ ăn lunch, có những cô y tá Hoa Kỳ nhấm gậm cây celery hoặc củ cà rốt, hoặc ăn rau xà lách với cá tuna, thậm chí có người còn ăn trứng gà và chỉ lấy lòng trắng thôi bỏ lòng đỏ, ăn bánh bagel, tôi lấy làm lạ về thức ăn của họ. Tại sao họ ăn uống khác chúng ta vậy" Thắc mắc này giúp tôi để ý tới dinh dưỡng từ đó.” Lần đầu viết về nước Mỹ, ông chọn đề tài “bàn góp về việc chống lại bệnh tật và tuổi già để sống lâu, sống khoẻ.” Vẫn với sự quan tâm kể trên, lần này ông gòùp thêm một bài viết hô hào mọi người lưu ý hơn tới sự thần diệu của chất Lutein nhằm chống lại các bệnh về mắt.
*

Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn, điều này ai cũng biết nhưng không ai để ý. Cho đến khi đôi mắt bị mờ, mới vội vã đi tìm Bác sĩ Nhãn khoa.
Thông thường người ta hay nghĩ mắt mờ chỉ cần thay gọng kính là xong ngay. Nghĩ như thế là lầm. Năm 1997 thống kê Hoa Kỳ cho biết là số người đi tune up xe hơi nhiều hơn là đi khám mắt. Trong ngũ giác, mắt -thị giác - là điều đáng sợ nhất vì nếu như đời đen tối thì còn gì là lẽ sống nữa.
Có 3 căn bệnh đưa đến sự mù mắt là mắt cườm, áp xuất trong mắt cao (glaucoma) và bệnh suy thoái của võng mạc (age related macular degeneration viết tắt là A.M.D)
Có 2 chất lutein và zeaxanthin là chất carotenoids giúp chốùng lại các bệnh về mắt khi ta về già. Hai chất này không có ở trong cơ thể mà phải do thức ăn và dinh dưỡng đem đến.
Chất Lutein tạo thành màu vàng của trái bắp và lòng đỏ trứng gà. So với 2 năm trước đây chỉ có 40% người Mỹ là biết đến chất này mà thôi, ngày nay con số đó lên tới 60%. Ngoài sự bảo vệ đôi mắt, 2 chất này còn giúp trợ tim và bộ óc làm việc đắc lực thêm nữa. Đó là 2 chất antioxidants chống free radicals hay tàn phá tế bào các mô.

1.Mắt Cườm (Cataract)
Người tuổi già từ 65-74 thì 23% sẽ bị mắt cườm và nếu từ 75 trở lên, con số là 50%. Mắt cườm là khi thủy tinh thể của con mắt bị mờ dần cho đến khi trắng xóa, gây mù mắt. Cũng giống như lòng trắng trứng gà, nếu đun sôi thì từ từ sẽ biến từ thể lỏng sang thể đặc, ánh sáng làm sao xuyên qua được.
Thủy tinh thể được cấu tạo bằng chất đạm (protein) trong đó chứa lutein và zeaxanthin, tuy rằng không nhiều bằng ở trong võng mạc.
Bịnh mắt cườm là so sự hấp thụ tia hồng tuyến ngoại (ultra violet) của ánh mặt trời, do đó nên đeo kính mát là cách để ngăn chận sự hấp thụ này. Bịnh mắt cườm còn là bệnh của tuổi già, nhưng nguyên nhân chính là do “free radicals” mà ra. Người ta khám phá ra rằng có từ 40 đến 50 căn bệnh con người đều do free radicals gây nên. Người nào thường xuyên tiếp thu 2 chất này sẽ giảm được bệnh mắt cườm và sẽ không bị giải phẫu mắt nữa. Bác sĩ nhãn khoa sẽ làm lỏng thủy tinh thể bằng lutein vibration, sau đó hút hết ra và thay thế bằng một contact lens. Lutein có ở trong rau dền (spinach) mà có mấy ai ăn rau này hàng ngày đâu"


Nên cử hút thuốc, uống rượu, tránh tia X rays khi chiếu điện, người nào bị bệnh tiểu đường có cơ nguy bị bệnh mắt cườm sớm hơn là người thường.
Sau đây là những sinh tố giúp chống bệnh mắt cườm:
- Sinh tố A (cần từ 25.000 đến 50.000 U)
- B1, B2, B5 tức B complex 50mg mỗi ngày,
-Sinh tố C 3000mg uống 4 lần một ngày,
- Sinh tố E400 I.U cần chất zinc 50mg không quá 100mg.
Ngoài công hiệu bảo vệ đôi mắt, chất lutein còn ngăn lượng LDL tức là chất cholesterol xấu tăng và bám vào thành mạch máu, giảm sự lưu thông của máu dẫn đến bệnh tim và stroke. Lượng lutein còn giúp tăng sự hoạt động của não bộ. Còn chống được sự tàn phá của ánh nắng mặt trời trên làn da và ung thư da.

2.Bệnh A.M.D age related macular degeneration
Trên võng mạc có một điểm giúp ta nhìn thật rõ chi tiết đó là điểm macula. Điểm này khi ta về già thường bị suy thoái dẫn đến mù mắt. Do free radicals tàn phá, điểm macula chứa đựng rất nhiều 2 chất lutein và zeaxanthin, nên càng về già phải cung cấp 2 chất này cho đầy đủ.
Thí nghiệm cho thấy những người già dùng 10mg lutein mỗi ngày giảm bệnh này rất nhiều. Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh như rau dền (spinach), rau broccoli, rau cải (bok choy).

3. Bệnh Glaucoma
Bịnh này do áp xuất trong con mắt từ từ tăng lên làm hư hại dây thần kinh mắt gây sự mù lòa, nếu không chữa kịp thời. Đó là nguyên nhân thứ nhì gây sự mù mắt bịnh mắt cườm. Xảy ra sau tuổi 60 có thể sớm hơn từ 40 tuổi, do thiếu dinh dưỡng, stress và bệnh tiểu đường.
Aùp xuất trong con mắt khác với áp xuất trong mạch máu. Có thể xảy ra từ từ gọi là kinh niên hoặc cấp tính. Triệu chứng gồm có mắt mờ, mắt nhìn hạn hẹp (tunnel vision), nhức mắt, buồn nôn, mắt đỏ. Chỉ có BS nhãn khoa mới định được bệnh này. Cách chữa dùng thuốc nhỏ mắt như timolol maleate làm giảm áp xuất, có người phải nhỏ suốt đời. Nếu không thuyên giảm một ngày nào đó bệnh trở thành cấp tính, áp xuất tăng quá cao, nước trong mắt không có lối thoát phải đưa đi nhà thương cấp cứu liền để chữa trị bằng tia laser nếu không sẽ bị mù tức khắc.
Cách ngăn ngừa: Nên ăn rau trái ăn nhiều hạt nguyên chất như bánh mì nấu, ít dùng chất béo, tránh uống cà phê, rượu, thuốc lá. Dùng thêm sinh tố A, B1, C alpha lipoid acid, khoáng chất như chromium, magnesium, lecithin fatty acids, ginkgo biloba, bilberry chống quáng gà lúc chập tối (các phi công thời đệ nhị thế chiến hay dùng bilberry để nhìn rõ lúc bay phi vụ ban đêm). Ngoài ra có chất pycnogenol lấy từ vỏ cây thông bổ sung mạch máu nuôi con mắt là một chất antioxidant chống free radicals cần chất Zinc.
Tóm lại, phòng bệnh hơn trị bệnh, các cụ có thể ngăn ngừa các bệnh về mắt nếu dùng thêm Lutein và zeazanthin cùng các sinh tố kể trên. Tất cả đều tìm thấy ở trong bột gạo lức mà giờ đây tôi mới được biết chưa có thức ăn thiên nhiên nào sánh bằng.

Phú Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,031,661
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến