Hôm nay,  

Người Bạn Đường

30/06/200400:00:00(Xem: 167345)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 573-1111 VB2280604

Tác giả Nguyễn Lê, cư trú tại Phila, PA, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Tôi may mắn gặp cô bé, sau này là người bạn đường trăm năm của tôi.
Trong một dịp tình cờ khi đến văn phòng quảng cáo thì gặp chị của cô bé và cô bé cùng ở văn phòng.
Lần đầu tiên nhìn cô bé tôi đã có cảm tình ngay. Cô nàng mới 17 tuổi, tuổi học trò. Vẻ e ấp, thẹn thùng, ngây thơ, trong trắng hồn nhiên hiện ra ngay hồi mới gặp. Cô như một bông hoa chớm nở, môi đỏ, da trắng với những đường gân xanh trên khuôn mặt. Mắt xanh, có đuôi với đôi hàng lông mày đậm, nổi bật dưới mái tóc kiểu Sylvie Vartan.
Tôi chinh phục được trái tim cô nàng không bằng hẹn hò đi chơi đây đó mà khuyến khích cô cố gắng học hành thi đậu 2 phần tú tài. Được sự đồng thuận của ba mẹ nàng sau khi trả lời thông suốt các tín điều công giáo.
Sau năm năm chờ đợi, cuối cùng tôi đã đưa nàng về điều khiển một trường chuyên nghiệp dạy nữ công gia chánh. Khi khai trương ngôi trường, tôi có nói đùa với cô nàng mai mốt phát đạt, nàng tậu cho tôi chiếc xe hơi Mazda 1000. Năm 1974 xe hơi Mazda, Toyota Corona là món hàng ưa chuộng tại Việt Nam.
Cô nàng điều khiển ngôi trường dễ dàng, thu hút học viên đông đảo. Hoạt động được gần một năm thì đến ngày 30 tháng 4 năm 75, với cuộc di tản của 100,000 người Việt qua Mỹ. Cô bé và cháu gái của tôi thoát khỏi VN và cuối cùng định cư tại thành phố Philadelphia.
Để cho cô nàng quen thuộc với việc điều hành một nhà hàng, tôi khuyến khích nàng đầu quân tại tiệm Mc Donald. Lần đầu tiên vào tiệm McDonald tôi rất ngỡ ngàng, không quen tên gọi các món hamburger. Tai nghe tiếng Mỹ lạ hoắc mặc dầu đã có căn bản về Anh ngữ.
Đầu quân Mc Donald được vài tháng với số lương tối thiểu 2 dollars 30 cent/1 giờ ngày đực ngày cái. Hôm nào vắng khách, quản lý tiệm (manager) cám ơn và bấm thẻ đi về. Chủ tâm không làm lâu dài trong thời gian tôi chuẩn bị mua nhà, sửa sang ngôi nhà thành một tiệm ăn, bán đồ ăn VN, đem chuông đi đánh xứ người. Hồi mới qua năm 1975, chỉ thấy toàn tiệm ăn Chinese food. Tôi làm cách mạng vẽ bảng mang tên hiệu Việt Nam và dòng chữ dưới tên bảng hiệu đề tên Vietnamese Cuisine.
Sau gần một năm hoạt động thân chủ toàn người Việt tỵ nạn nhớ nhà, nhớ quê, nhớ món ăn Việt Nam, tới tiệm thưởng thức đồ ăn VN 100%: Phở, bún thịt nước, bánh cuốn, hủ tiếu Mỹ Tho, chả giò, gỏi cuốn, bò nướng lá lốt, bò lúc lắc, gà xào xả ớt, nem nướng, cơm tấm bì chả….
Giờ mở cửa từ 10 giờ sáng tới 10 giờ tối. 9 giờ 30 sáng khách đã chờ ở cửa đòi vào uống cà phê phin trong khi chờ đợi tô phở, tô hủ tiếu thơm phức.
Chiều ý khách hàng, lại nữa chân ướt, chân ráo mới lập tiệm, nhà tôi cố gắng hết sức thức khuya, dậy sớm chuẩn bị đồ ăn lúc nào cũng đầy đủ. Khách hàng đến nhà hàng không bao giờ thất vọng vì gọi món ăn mà không được thõa mãn.
Sáu tháng sau ngày khai trương, một số nhà báo Mỹ ẩn danh đến nhà hàng ăn thử và viết bài tường thuật. Báo ra ngày thứ sáu cho khách hàng chuẩn bị cuối tuần đi ăn. Có nhà báo tận tiểu bang Delware, New Jersey, tới ăn và đăng bài. Đài truyền hình số 10 đến phỏng vấn và ăn thử được nhà tôi tiếp đón và biểu diễn cách nấu nướng trên đài truyền hình. Họ vào tận trong bếp quay phim nhà tôi chuẩn bị các món ăn.
Liên tiếp trong gần 25 năm trời, cái thích thú duy nhất của nhà tôi là nấu nướng phục vụ khách hàng. Khách hàng Mỹ, sau khi ăn uống xong đòi vào tận nhà bếp để cám ơn nhà tôi. Họ nói rất khéo léo, xã giao là nhờ có nhà tôi mà họ được thưởng thức các món ăn tuyệt vời như vậy. Họ còn căn dặn thêm là lúc nào cũng phải giữ gìn sức khỏe, đừng quá miệt mài trong công việc.


Nhiều khi nấu nướng xong, nhà tôi ra phòng ăn trò chuyện với khách hàng cả tiếng đồng hồ. Khách hàng một số là bác sĩ, luật sư, dược sĩ… họ tới để thưởng thức món ăn Việt và trò chuyện. Nhiều khi họ hỏi han sức khỏe, công việc. Tiện dịp nhà tôi kể chuyện có một người hàng xóm gần tiệm, thấy tiệm đông khách, tìm cớ kiện nhà hàng viện dẫn lý do té trước tiệm với sự đồng lõa của một luật sư vô lương tâm. Vị luật sư khách hàng của chúng tôi tình nguyện đại diện trước tòa bảo vệ cho chúng tôi. Cuối cùng ông luật sư vô lương tâm bị tù vì âm mưu giết nhân chứng nên đơn kiện chúng tôi trở nên vô hiệu.
Ông anh tôi và bà chị dâu từ Pháp qua chơi và ăn uống tại nhà hàng, thấy nhà tôi tung hoành đánh đông dẹp bắc điều khiển nhà hàng đông nghẹt khách hàng, trong bụng thầm phục.
Nhà tôi nói nhỏ với ông phụ bếp, hồi còn ở Việt Nam bà chị dâu chê là tôi lấy vợ học sinh không biết làm ăn. Ông anh tôi tình cờ ở phòng ăn bên ngoài nghe được câu chuyện nói vọng vào trong bếp: “Nào tôi có biết! Ai ngờ cô hay vậy”. Bà chị dâu của tôi nói thêm: “Tôi nhìn cô làm việc trong bếp mà chóng cả mặt, cả mày”.
Nhà tôi nghe những điều dị nghị, chê bai thật nhiều ngay từ hồi còn ở VN nhưng đều giữ kín trong lòng và lấy phương châm làm việc làm câu trả lời.
Để tưởng thưởng cho sự vất vả của nhà tôi, nên năm nào cũng vậy từ ngày mở cửa nhà hàng tới hiện nay, chúng tôi đều đóng cửa một tháng nhân dịp mùa hè vào tháng 7, chưa kể ngày lễ, ngày Tết đóng cửa xả hơi.
Những dịp nghỉ hè, tôi đưa nhà tôi và 2 cháu đi du lịch khắp 5 châu từ Âu sang Á lên tận Alaska.
Ngoài thú say mê nấu nướng, nhà tôi còn thích cái món các bà các cô đều say mê là kim cương hột xoàn. Nhờ vậy mà chúng tôi thông hiểu phần nào khi mua sắm hột xoàn dựa trên tiêu chuẩn 4C (carat, cut, color, clarity) hơn nữa mỗi viên hột xoàn có giá trị đều mang theo một giấy khai sinh do viện GIA cấp. Trong giấy kê khai đầy đủ lý lịch của viên hột xoàn. Hồi ở còn VN khi mua hột xoàn ta thường chỉ để ý đến viên hột xoàn ly lớn, màu trắng không vàng khè, không bọt, không than.
Trong một dịp đi New York City, nhà tôi vào một tiệm kim hoàn. Ông bà chủ tiệm qua vài câu chuyện đã đưa cho nhà tôi một chiếc nhẫn hột xoàn 7 ly đem về đeo thử mà không cần phải trả một đồng nào. Từ sự tin tưởng đó chúng tôi dễ dàng hùn hạp kinh doanh và cũng từ đó 2 gia đình trở nên thân mật coi nhau như người trong một gia đình.
Hè năm 2003, bà xã tôi tham dự một đám cưới của con một người bạn thân tại quận Cam, bang California. Một ông bạn thấy bà xã tôi còn trẻ nói với mấy người bạn ngồi gần, tôi đi chơi đem bà nhỏ đi theo, còn bà lớn bắt ở nhà nấu nướng trông nom nhà hàng. Nhân tiện trong tiệc cưới tôi mời người bạn phù rể ra làm nhân chứng, trắng đen rõ rệt.
Say mê nấu nướng và đồ trang sức nhưng ưu tiên hàng đầu của nhà tôi là giáo dục con cái. Sinh tại Mỹ mà đấng con trai của tôi nói tiếng Việt không thua gì Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Trong một dịp đi thăm phong cảnh, cậu nhìn các lâu đài và nói với mẹ những tòa nhà “cổ kính” những biệt thự “nguy nga, tráng lệ”…. Con yêu mẹ nhiều như nước trên đại dương, không đếm được như các sợi tóc trên đầu mẹ…. Con có gì xứng đáng đâu mà mẹ đặc biệt với con vậy!
Đích thân nhà tôi chọn trường cho con học. Bậc trung học con trai tôi theo học trường kiểu mẫu, lựa chọn học sinh ưu tú cho vô học. Vô học University of Pern, con trai tôi được học bổng toàn phần.
“Sau lưng, một người thành công, thấp thoáng có bóng dáng một người đàn bà”. Nghe câu nói này của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn trong băng video Thúy Nga, chúng tôi thấy đúng với riêng trường hợp của vợ chồng chúng tôi. Bà xã tôi nghe cũng mỉm cười đồng ý.
Cuối cùng tôi chỉ có một điều luyến tiếc duy nhất là mẹ nàng đã vội vã ra đi quá sớm không được chứng kiến sự trưởng thành và mức thành công vượt bực của cô con gái yêu quý mà bà từng hãnh diện với họ hàng và bạn bè.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,474,077
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến