Hôm nay,  

Geoduck, Hải Sản Độc Đáo Vùng Tây Bắc

27/06/200400:00:00(Xem: 272026)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 570-1108 VB6250604

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài viết mới của ông có ghi lời đề tặng “Để tưởng nhớ những ngày sống gần anh Phan Văn Khánh.”

Trước tiên xin được thưa cùng các bạn là tên “Geoduck” không có dính dáng gì tới các chú vịt nhà ta cả vì nó không có lông, không có hai cẳng mà cũng không biết kêu “cạp cạp”. Nó là một giống sò mà cũng không phải là sò có…lông! Nó là một giống sò mà mấy bà, mấy cô thấy thì bỗng tía tai, đỏ mặt (nói thật, không phải đùa). Từ một vô danh tiểu tốt, nay geoduck đã được nâng lên hàng hải sản có giá trị kinh tế tầm cỡ tiếng tăm quốc tế mà chỉ đặc biệt ở vùng Tây Bắc nước Mỹ mới có thứ sò này. Dân Nhật vốn thích ăn seafood, sẵn sàng trả tới $30 một pound (0.38kilo) để được ăn sò này đấy các bạn à.
Tên khoa học của sò geoduck là Panopea abrupta, người da đỏ ở vùng Nisqually gọi là “gwe-duk” có nghĩa là “đào sâu” do theo âm đó mà người Mỹ viết thành Geoduck (theo âm tiếng Việt thì đọc là “ghui-đất). Kích cỡ của sò này thường được dân miền Tây Bắc khoa trương không sai là loại sò lớn nhất thế giới. Sò này có thể sống lâu tới 150 năm và sẽ thành một “quái vật” nặng tới cỡ 20 pounds! Kích cỡ của "ghui đất" rất đáng kể vì theo George Gordon nhà thiên nhiên học, tác giả cuốn hướng dẫn về sò “Field Guide to the Geoduck” thì nếu cộng cả thịt lẫn vỏ thì sò này sẽ là một “sinh khối” (biomass) lớn nhất trong các chủng loại trong vùng Puget Sound. Ông nói “Nếu bạn chất đống tất cả số cá salmon, hải cẩu, cá voi orca và tất cả mọi loại trong vùng thì Geoduck sẽ là đống to nhất”.
Có khoảng 130 triệu sò này ở kích thước trưởng thành (khoảng 2 pounds hay lớn hơn) theo định nghĩa của TB Washington, trong vùng được cho phép đào ở độ sâu giữa 18 và 70 feet (1foot=3.8cm). Có tất cả khoảng từ 300 tới 400 triệu sò trưởng thành ở Washington, theo sự ước lượng của Ron Teissere, giám đốc sở Geoduck của Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên tiểu bang. Có thể nói số sò này còn đông hơn là dân số của Mỹ! Kích cở của sò này là đáng nói vì ngoài khẩu vị, sự đông đảo và giá trị cao về kinh tế, chính cái hình thù của nó mới làm cho ta phải ….hết hồn! Hết hồn rồi tuy thấy sợ nhưng vẫn…phải dòm! Đàn ông thì há hốc miệng. Còn mấy bà mấy cô thì gần... quay đi! Vì sao" Vì sò geoduck có hình dạng quái ác giống như…cái của quý của tụi đàn ông! Chính trường đại học hippie của tiểu bang, nơi tôi tốt nghiệp --The evergreen State College ở Olymopia-- đã lấy con sò geoduck làm biểu tượng cho trường và dám dùng cả châm ngôn bằng tiếng La tinh ghi bên dưới là: Ommi Extaris, có nghĩa là “để cho nó lòng thòng ra ngoài” nữa mới là chịu chơi chứ!
Trước đây dân miền Tây Bắc chào thua vì không tài nào đào được sò này ở độ sâu hai ba feet trong cát hay bùn. Nhưng giữa những năm 1960, một anh người nhái tên là Bob Sheats trong khi lặn tìm thủy lôi bị lạc hướng trong vùng của Benbridge Island thì thấy sò geoduck, những con sò trưởng thành có thể tụ tập dầy đặc, cứ hai feet vuông là một chú. Bộ ngư nghiệp công nhận khám phá này và bộ tài nguyên thiên nhiên tuyên bố quyền sở hữu vùng đất bùn có geoducks. Sau đó hai bộ tìm cách thương mại hóa sò này. Mới đầu mấy tiệm ăn chỉ trả có 10 xu một pound. Sau đó công ty King Clam ở Tacoma bắt đầu gởi qua bán ở Á Châu và tới năm 1980 thì bán được tới 95% số đào được. Từ món súp chowder bị chê, giờ geoduck lại thành món sashimi được ưa chuộng ở Nhật!


Đến cuối 1980 giá một pound sò lên tới 8 hay 10 đô một pound. Khi qua tới nhà hàng ở Châu Á thì giá sò lên gấp ba lần. Giờ thì mấy tay đào geoducks không thèm đào nữa mà dùng súng bắn hơi để bắn bật tung mấy chú sò vắng lên khỏi đáy bùn nỗi lơ lửng như tờ giấy 50 đô! Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Á Châu, giá sò cũng được từ 6-7 đô một pound. Mấy tay đào sò trả cho tiểu bang 3 đô một pound sò họ đào được, nhờ đó tiểu bang thu được 6 triệu đôla hằng năm.
Giờ xin được nói về sinh thái của geoduck,
Geoduck là loài nhuyễn thể và có hai vỏ cứng để che chở thân mềm. Nó có một cái cổ dài có hai ống để thở bằng cách hút và phun nước. Cái cổ cứng này thực tế là cái đuôi của nó, cho nên ta có thể nói là nó sống…. chổng ngược lên trời. Nó ăn và thở bằng cách thò cái vòi lên khỏi cát và hút nước qua cái ống đó để ăn rong tảo và dưỡng khí rồi phun nước ra ở ống kia. Khi gặp đám tảo dày, sò đực ta liền phun ra một đám mây tinh trùng trắng đục như sữa còn con cái đẻ ra một đám trứng, mỗi trứng nhỏ bằng hạt gạo. Nó phụt trứng ra nhịp nhàng như các giếng phun nước vậy. Sự thụ tinh của sò còn tùy thuộc vào sóng biển đưa đẩy và số mạng. Sinh thái này giống như cách các hỏa sơn phun các chất di truyền vào nước. Sò cái đẻ nhiều đến mười vềø trứng một năm, mỗi về có tới 50 triệu trứng. Như vậy trong một trăm năm, sò cái có thể đẻ tới 5 tỷ trứng suốt cuộc đời mình! Trứng thụ tinh sẽ thành những ấu sò di động bởi những chân nhỏ có công dụng như cái bơi chèo. Cho tới bốn tuần thì ấu sò trôi nỗi bền bồng ăn rong và… bị cá ăn. Những con còn sống sót sẽ lớn bằng hạt gạo lắng xuống đáy cát để tượng hai vỏ cứng che thân.
Sò con bắt đầu có chân nhỏ như sợi chỉ bám vào cát để đẩy thân đi tới. Nếu nó muốn nổi theo sóng những sợi chỉ này sẽ tụ lại như cái dù để đưa sò đi. Tới năm thứ hai thì số sò còn sống sót còn lại không là bao. Số còn lại đã đủ lớn để đào sâu xuống cát để tránh bị cá ăn. Cứ nằm như vậy, sò từ từ lớn lên cho tới lúc cái vỏ không còn chứa được thân mình của nó. Chân nó teo lại, rồi chừng năm mười năm sau sò ta cứ nằm chình ình bất động như vậy. Đến năm thứ tư thì sò to cân được hai pounds. Đến năm thứ 15 thì nó lớn tới cở tối đa. Sò ta nằm sâu nên không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ và vì nằm yên nên không bị mất sức mà vẫn lớn. Sò ăn rất ít mà vẫn không yếu sức.
Người ta không biết geoduck sống được bao lâu nhưng những cổ thạch tìm được ở vùng Vancouver island cho ta biết có con sống tới 146 năm. Vì giá thị trường của geoduck tăng hơn 100 lần trong hơn 20 năm cho nên tiểu bang và các hãng thương mại tìm cách nuôi geoduck nhân tạo.
Trong thiên nhiên muốn tạo một bãi sò phải mất từ 35 tới 50 năm trong khi cấy sò nhân tạo chỉ cần có 5 năm. Nhưng làm sao cho trứng sò nở" Bí quyết là: phòng tối, thức ăn tốt và âm nhạc nhẹ. Amilee Caffey, giám đốc cơ sở ấp sò của tiểu bang nói “chúng rất nhạy cảm đối với ánh sáng, nhiệt độ và phẩm chất của nước”. Để có được trứng và tinh trùng của sò, họ đặt sò trưởng thành vào một hồ trong phòng tối, cho ăn thứ rong tảo tối hảo và cho nghe nhạc trữ tình của đảo Hawaii!
Một anh bạn của tôi đã ăn geoduck nói với tôi là sau khi được trụng nước sôi để lột da và cạo sạch, ta xắt mỏng con geoduck ra rồi xào lăn với cari và bún tàu ăn vào thì ngon không khác gì cầy tơ mà tối đó bà xã lại hài lòng nữa mới là khoái chứ! Vậy bạn và tôi hãy mua vài con về ăn chắc thế nào cũng được bà xã khen và biết đâu lại cho thêm tiền mua tiếp!.

(Viết theo bài của Williams Dietrich “Our Northwest”)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến