Hôm nay,  

Geoduck, Hải Sản Độc Đáo Vùng Tây Bắc

27/06/200400:00:00(Xem: 271995)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 570-1108 VB6250604

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài viết mới của ông có ghi lời đề tặng “Để tưởng nhớ những ngày sống gần anh Phan Văn Khánh.”

Trước tiên xin được thưa cùng các bạn là tên “Geoduck” không có dính dáng gì tới các chú vịt nhà ta cả vì nó không có lông, không có hai cẳng mà cũng không biết kêu “cạp cạp”. Nó là một giống sò mà cũng không phải là sò có…lông! Nó là một giống sò mà mấy bà, mấy cô thấy thì bỗng tía tai, đỏ mặt (nói thật, không phải đùa). Từ một vô danh tiểu tốt, nay geoduck đã được nâng lên hàng hải sản có giá trị kinh tế tầm cỡ tiếng tăm quốc tế mà chỉ đặc biệt ở vùng Tây Bắc nước Mỹ mới có thứ sò này. Dân Nhật vốn thích ăn seafood, sẵn sàng trả tới $30 một pound (0.38kilo) để được ăn sò này đấy các bạn à.
Tên khoa học của sò geoduck là Panopea abrupta, người da đỏ ở vùng Nisqually gọi là “gwe-duk” có nghĩa là “đào sâu” do theo âm đó mà người Mỹ viết thành Geoduck (theo âm tiếng Việt thì đọc là “ghui-đất). Kích cỡ của sò này thường được dân miền Tây Bắc khoa trương không sai là loại sò lớn nhất thế giới. Sò này có thể sống lâu tới 150 năm và sẽ thành một “quái vật” nặng tới cỡ 20 pounds! Kích cỡ của "ghui đất" rất đáng kể vì theo George Gordon nhà thiên nhiên học, tác giả cuốn hướng dẫn về sò “Field Guide to the Geoduck” thì nếu cộng cả thịt lẫn vỏ thì sò này sẽ là một “sinh khối” (biomass) lớn nhất trong các chủng loại trong vùng Puget Sound. Ông nói “Nếu bạn chất đống tất cả số cá salmon, hải cẩu, cá voi orca và tất cả mọi loại trong vùng thì Geoduck sẽ là đống to nhất”.
Có khoảng 130 triệu sò này ở kích thước trưởng thành (khoảng 2 pounds hay lớn hơn) theo định nghĩa của TB Washington, trong vùng được cho phép đào ở độ sâu giữa 18 và 70 feet (1foot=3.8cm). Có tất cả khoảng từ 300 tới 400 triệu sò trưởng thành ở Washington, theo sự ước lượng của Ron Teissere, giám đốc sở Geoduck của Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên tiểu bang. Có thể nói số sò này còn đông hơn là dân số của Mỹ! Kích cở của sò này là đáng nói vì ngoài khẩu vị, sự đông đảo và giá trị cao về kinh tế, chính cái hình thù của nó mới làm cho ta phải ….hết hồn! Hết hồn rồi tuy thấy sợ nhưng vẫn…phải dòm! Đàn ông thì há hốc miệng. Còn mấy bà mấy cô thì gần... quay đi! Vì sao" Vì sò geoduck có hình dạng quái ác giống như…cái của quý của tụi đàn ông! Chính trường đại học hippie của tiểu bang, nơi tôi tốt nghiệp --The evergreen State College ở Olymopia-- đã lấy con sò geoduck làm biểu tượng cho trường và dám dùng cả châm ngôn bằng tiếng La tinh ghi bên dưới là: Ommi Extaris, có nghĩa là “để cho nó lòng thòng ra ngoài” nữa mới là chịu chơi chứ!
Trước đây dân miền Tây Bắc chào thua vì không tài nào đào được sò này ở độ sâu hai ba feet trong cát hay bùn. Nhưng giữa những năm 1960, một anh người nhái tên là Bob Sheats trong khi lặn tìm thủy lôi bị lạc hướng trong vùng của Benbridge Island thì thấy sò geoduck, những con sò trưởng thành có thể tụ tập dầy đặc, cứ hai feet vuông là một chú. Bộ ngư nghiệp công nhận khám phá này và bộ tài nguyên thiên nhiên tuyên bố quyền sở hữu vùng đất bùn có geoducks. Sau đó hai bộ tìm cách thương mại hóa sò này. Mới đầu mấy tiệm ăn chỉ trả có 10 xu một pound. Sau đó công ty King Clam ở Tacoma bắt đầu gởi qua bán ở Á Châu và tới năm 1980 thì bán được tới 95% số đào được. Từ món súp chowder bị chê, giờ geoduck lại thành món sashimi được ưa chuộng ở Nhật!


Đến cuối 1980 giá một pound sò lên tới 8 hay 10 đô một pound. Khi qua tới nhà hàng ở Châu Á thì giá sò lên gấp ba lần. Giờ thì mấy tay đào geoducks không thèm đào nữa mà dùng súng bắn hơi để bắn bật tung mấy chú sò vắng lên khỏi đáy bùn nỗi lơ lửng như tờ giấy 50 đô! Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Á Châu, giá sò cũng được từ 6-7 đô một pound. Mấy tay đào sò trả cho tiểu bang 3 đô một pound sò họ đào được, nhờ đó tiểu bang thu được 6 triệu đôla hằng năm.
Giờ xin được nói về sinh thái của geoduck,
Geoduck là loài nhuyễn thể và có hai vỏ cứng để che chở thân mềm. Nó có một cái cổ dài có hai ống để thở bằng cách hút và phun nước. Cái cổ cứng này thực tế là cái đuôi của nó, cho nên ta có thể nói là nó sống…. chổng ngược lên trời. Nó ăn và thở bằng cách thò cái vòi lên khỏi cát và hút nước qua cái ống đó để ăn rong tảo và dưỡng khí rồi phun nước ra ở ống kia. Khi gặp đám tảo dày, sò đực ta liền phun ra một đám mây tinh trùng trắng đục như sữa còn con cái đẻ ra một đám trứng, mỗi trứng nhỏ bằng hạt gạo. Nó phụt trứng ra nhịp nhàng như các giếng phun nước vậy. Sự thụ tinh của sò còn tùy thuộc vào sóng biển đưa đẩy và số mạng. Sinh thái này giống như cách các hỏa sơn phun các chất di truyền vào nước. Sò cái đẻ nhiều đến mười vềø trứng một năm, mỗi về có tới 50 triệu trứng. Như vậy trong một trăm năm, sò cái có thể đẻ tới 5 tỷ trứng suốt cuộc đời mình! Trứng thụ tinh sẽ thành những ấu sò di động bởi những chân nhỏ có công dụng như cái bơi chèo. Cho tới bốn tuần thì ấu sò trôi nỗi bền bồng ăn rong và… bị cá ăn. Những con còn sống sót sẽ lớn bằng hạt gạo lắng xuống đáy cát để tượng hai vỏ cứng che thân.
Sò con bắt đầu có chân nhỏ như sợi chỉ bám vào cát để đẩy thân đi tới. Nếu nó muốn nổi theo sóng những sợi chỉ này sẽ tụ lại như cái dù để đưa sò đi. Tới năm thứ hai thì số sò còn sống sót còn lại không là bao. Số còn lại đã đủ lớn để đào sâu xuống cát để tránh bị cá ăn. Cứ nằm như vậy, sò từ từ lớn lên cho tới lúc cái vỏ không còn chứa được thân mình của nó. Chân nó teo lại, rồi chừng năm mười năm sau sò ta cứ nằm chình ình bất động như vậy. Đến năm thứ tư thì sò to cân được hai pounds. Đến năm thứ 15 thì nó lớn tới cở tối đa. Sò ta nằm sâu nên không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ và vì nằm yên nên không bị mất sức mà vẫn lớn. Sò ăn rất ít mà vẫn không yếu sức.
Người ta không biết geoduck sống được bao lâu nhưng những cổ thạch tìm được ở vùng Vancouver island cho ta biết có con sống tới 146 năm. Vì giá thị trường của geoduck tăng hơn 100 lần trong hơn 20 năm cho nên tiểu bang và các hãng thương mại tìm cách nuôi geoduck nhân tạo.
Trong thiên nhiên muốn tạo một bãi sò phải mất từ 35 tới 50 năm trong khi cấy sò nhân tạo chỉ cần có 5 năm. Nhưng làm sao cho trứng sò nở" Bí quyết là: phòng tối, thức ăn tốt và âm nhạc nhẹ. Amilee Caffey, giám đốc cơ sở ấp sò của tiểu bang nói “chúng rất nhạy cảm đối với ánh sáng, nhiệt độ và phẩm chất của nước”. Để có được trứng và tinh trùng của sò, họ đặt sò trưởng thành vào một hồ trong phòng tối, cho ăn thứ rong tảo tối hảo và cho nghe nhạc trữ tình của đảo Hawaii!
Một anh bạn của tôi đã ăn geoduck nói với tôi là sau khi được trụng nước sôi để lột da và cạo sạch, ta xắt mỏng con geoduck ra rồi xào lăn với cari và bún tàu ăn vào thì ngon không khác gì cầy tơ mà tối đó bà xã lại hài lòng nữa mới là khoái chứ! Vậy bạn và tôi hãy mua vài con về ăn chắc thế nào cũng được bà xã khen và biết đâu lại cho thêm tiền mua tiếp!.

(Viết theo bài của Williams Dietrich “Our Northwest”)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến