Hôm nay,  

Lái Xe

23/06/200400:00:00(Xem: 133235)
  • Tác giả :
Người viết: LL.
Bài số 568-1106 VB3220604

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Marykate Lưu, qua Mỹ gần 6 năm theo chương trình ROVR, đang sống ở Minnesota và hiện làm nghề Nails.
*

“Lạy Chúa, con phó thác linh hồn và xác con trong tay Chúa và Đức Mẹ. Xin Chúa và Đức Mẹ gìn giữ con”. Đó là lời nguyện mỗi khi tôi bắt đầu lái xe.
Đi làm mỗi bận tôi phải lái 25 miles. Nếu thời tiết tốt, đường không bị kẹt xe chỉ mất 30 phút trên freeway. Tôi vận dụng thời gian lái xe để học thêm Anh ngữ. Mấy tháng qua tôi phải nghe đi, nghe lại 100 câu hỏi và đáp của bài thi quốc tịch. Hôm nay, ngày cuối tuần tôi dọn dẹp hút bụi. Nhìn lại cuốn băng. Từ nay nó trở thành một vật kỷ niệm mà tôi sẽ giữ mãi trong đời để nhớ đến Kathy…bà giáo già ở Austin. Cũng như nhớ mãi giọng nói ấm áp, rõ ràng ở cuối cuộn băng: “Good luck to you. I love you Kathy”.
Đây là chiếc xe thứ hai với bằng lái năm năm ở Mỹ. Tôi vẫn còn nhớ mãi ngày nào mới đặt chân tới đất Mỹ. Hai vợ chồng đi học ESL lãnh được tiền học $580 mỗi người. Vừa có bằng viết anh Quới dẫn vợ chồng tôi đi mua xe. Chiếc xe Ford màu trắng chỉ có $1000. Rồi cũng chính anh đứng tên mua bảo hiểm cho tôi. Nhưng anh lại bảo tôi:
- Anh nóng tính hay la lắm. Nên không thể dạy em lái được. Em gọi cô Hoài nhờ cô ấy dạy cho.
Đang vui vì mới mua được xe bỗng cụt hứng vì câu nói của anh. Buồn buồn cúi đầu không nói. Nhưng tôi chợt hiểu và thầm cảm ơn anh, bởi vì anh đã cứu nguy tôi một màn rõ rệt: khỏi bị chồng ghen. Tôi mỉm cười cười:
- Dạ, cảm ơn anh.
Cô Hoài người Việt sang Mỹ gần 10 năm. Cô có con nhỏ và một đứa bị bệnh. Vì thế cô không đi làm. Giọng Huế của cô cũng dễ nghe. Cô rất siêng học. Nên cô nói tiếng Anh rất khá. Cô lại tốt bụng, giúp nhiều người Việt trong vấn đề thông dịch và dạy lái xe.
- Nhìn em lẹ làng. Tôi nghĩ em học rất nhanh. Cô mỉm cười bảo tôi.
- Em sẽ cố gắng. Tôi đáp
- Ngày mai bắt đầu được không cô"
- Ngày mai" Cô nhắc lại. Sao gấp vậy" Cô trầm ngâm. Ô hôm nay mồng 9. nếu muốn chiều nay mình bắt đầu. Nhưng chỉ lấy ngày thôi nha. Chừng một tiếng.
- Dạ được. Tôi mừng rỡ.
Chiếc xe tuy chẳng mới mẻ gì. Nhưng tôi vui lắm. Lau chùi, ngắm nghía. Rồi mỉm cười với bao suy nghĩ. Anh Quới đến bên lúc nào tôi chẳng hay, giật mình khi nghe anh hỏi:
- Cô Hoài chịu nhận học trò rồi phải không" Chừng nào bắt đầu"
- Dạ chiều nay. Tôi đáp.
- Chiều nay" Anh ngạc nhiên. Hèn gì lo chuẩn bị đủ thứ nha.
Nắng tháng 9 thật oi bức. Thỉnh thoảng một làn gió nhẹ thổi qua. Lòng tôi lâng lâng với bao ý nghĩa miên man. Chiều nay, buổi đầu tiên, học lái xe. Tôi như đứa trẻ được mẹ hứa dẫn đi chơi xa. Với tâm trạng náo nức, sẵn sàng. Chỉ mong đến giờ khởi hành.
Rồi giờ ấy đã đến! Cô Hoài lái chiếc xe Honda màu đen tới.
- Chào cô, tôi vui mừng.
- Hello! Chú Quới, chú Tâm khỏe không" Cô lên tiếng. Chà, tiếng xe cũng còn ngon lắm chứ, màu cũng đẹp đấy! Mua bao nhiêu vậy"
- Chỉ có $1000 thôi cô ạ. Anh Quới dẫn tụi cháu đi mua. Chồng tôi đáp.
- Mới qua như vậy là giỏi lắm rồi, chỉ hơn một tháng đã có bằng viết mua được xe. Thấy Hương nó ham học, tôi nghĩ nó học rất nhanh.
- Dạ, cháu cũng nghĩ vậy. Ở VN nó chạy xe Honda giỏi lắm. Đường nào ở Saigon mà nó không biết.
Mặt trời còn khá cao. Ánh nắng chiều vẫn còn gay gắt. Những bãi cỏ xanh tươi những khóm hoa đủ màu, cảnh trí thật đẹp. Đôi chim líu lo hót trên cành như muốn chia xẻ niềm vui, với người con gái VN, bước đầu hòa nhập vào cuộc sống mới.
Chẳng mấy chốc cô Hoài đã chở tôi đến trường học, phía sau trường có parking rộng. Buổi chiều thật vắng vẻ, thuận tiện cho việc tập lái xe. Cô dừng xe lại rồi chỉ cho tôi từng chi tiết, những bộ phận cần biết trong xe. Cô nói:
- Quan trọng nhất là chân ga và chân thắng. Cẩn thật đừng để nhầm là khổ đó nhe!
Tôi chú ý và nhìn những động tác của cô. Tôi bắt đầu ngồi vào chỗ lái.
- Được rồi bắt đầu nhe. Cô bảo.
Đôi tay tôi run run, xe từ từ chuyển bánh. Mới đầu rất chậm rồi nhanh hơn. Chỉ 10 phút sau tôi có thể chủ động. Cảm giác run sợ mất dần. Nhưng bất ngờ, cô Hoài la lên:
- Chậm chậm lại, 20 miles thôi, đừng chạy nhanh quá!
Một giờ trôi qua. Tôi cảm thấy thoải mái và thích thú. Thật ra lái xe không khó lắm. Tập lái xe đạp, xe Honda còn khó hơn nhiều, xe hơi 4 bánh có ngã đâu mà sợ. Tôi nghĩ thầm.
- Hôm nay bao nhiêu đó đủ rồi, em khá lắm, dạn dĩ và lẹ làng. Cô mỉm cười vẻ hài lòng.
Nhưng tôi chẳng hài lòng tí nào. Bởi vì buổi tập quá ngắn ngủi.
Sau 3 ngày tập lái tôi đã tiến bộ nhiều. Hôm cuối tuần, cô Hoài chở tôi đến bãi tập sớm hơn. Sau khi dời chỗ, cô Hoài mở nhạc, cô hát theo nho nhỏ. Tôi vẫn chú tâm vào việc lái xe, nên không để ý. Bài hát trữ tình, giọng ca ngọt ngào, đã vô tình đưa cô Hoài vào giấc mộng đẹp. Lái vòng quanh khung viên nhà trường, tôi đâm chán, chợt ý nghĩa táo bạo nảy sinh trong đầu óc tôi: thử lái về nhà. Nghĩ là làm. Tuần trước mấy lần chở tôi về tôi đã quan sát kỹ, từng con đường, những cua quẹo từ trường về nhà. Vả lại, hôm nay weekend xe không đông lắm. Thế là tôi thử. Liếc mắt nhìn sang cô một lần nữa, đầu cô nghiêng qua một bên, mắt nhắm nghiền, miệng há ra, âm thanh đều đều với tiếng ngáy phò phò. Tôi mỉm cười với ý nghĩ: “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm”.
Qua mấy bảng stop, tôi đã đến đường Main St, con đường có 2 lane. Tôi cẩn thận hơn dừng lại ở đèn đỏ. Nhìn sang cô với nỗi lo phập phồng. Bởi vì, khi tôi thắng xe lại chiếc xe dừng không êm. Nhưng cô vẫn ngủ ngon, may quá.
Sau 20 phút, tôi đã về đến nhà
Tắt máy xe. Tiếng nhạc và tiếng động cơ không còn. Cô giật mình. Sau vài giây ngơ ngác. Cô nhướng mày:
- Em, em lái về nhà" Cô dằn từng tiếng. Oh, my god! Cô thở ra và lắc đầu.
Tôi biết, tôi đã làm cho cô một phen hú vía. Nhưng cô chẳng nói gì thêm, bởi vì cô và tôi đã về tới nơi an toàn. Chắc chắn cô thầm nghĩ “Chưa có cô học trò nào táo bạo như tôi”.
- Cô vào nhà uống nước. Tôi mời.
Thả người trên sofa. Cô Hoài đón ly nước từ tay anh Quới:
- Sao về sớm vậy cô" Chồng tôi bấm nhỏ TV, quay sang hỏi.
- Hương nó học ra sao" Chắc lười học, đòi về sớm chứ gì" Anh Quới tiếp.
Cô Hoài lắc đầu:
- Tôi như nằm mơ, giật mình đã thấy ở nhà anh đây rồi!
Rồi cô kể lại sự việc. Anh Quới và Tâm trố mắt nhìn tôi.
Sắp đến ngày thi, tôi năn nỉ cô Hoài:
- Cô ơi! Cô chở em tới chỗ thi, em muốn nhìn xem cách thức người ta thi như thế nào.
Cô chỉ cho tôi rất kỹ:
- Đoạn đường này dễ nhầm lắm, coi chừng wrong way đó nha! Từ đường 1 chiều quẹo sang 2 chiều. Đến đoạn đường phía trước từ 2 chiều đổi sang một chiều. Cẩn thận nha. Nhiều người bị rớt trên đoạn đường này.
Ngày thi đã đến. Tôi nôn nao, lo lắng. Sáng ngày thi, tôi dậy sớm, chuẩn bị các thứ. Một mình lấy cọc, làm cờ, tập lái những cách vào parking. Không hiểu tôi bị chi phối bởi đâu" Thay vì gài số chạy D4, tôi lại cài số de R. nhưng lại đạp ga, thế là: Rầm! Xe tôi đụng phải xe truck của anh Quới, xe ấy lùi lại khoảng 3 feet. Tôi cuống cuồng, may thay anh Quới đi làm về khuya đang ngủ ngon nên không hề hay biết. Chồng tôi, vội vã chạy ra. Tôi vẫn còn hốt hoảng:


- Đừng nói với anh Quới bây giờ. Để em đi thi trước đã. Về rồi cho anh ấy biết sau. Tâm an ủi.
- Bình tĩnh đi em, để anh liệu bề nói với anh ấy. Yên tâm, đi thi đi. Cẩn thận nhe.
Tới nhà cô Hoài rồi mà tôi vẫn chưa hoàn hồn. Thấy mặt mày nhợt nhạt của tôi, cô chưa kịp hỏi gì thì điện thoại reo. Cô quay sang tôi:
- Chú Quới muốn nói chuyện với em. Tôi giật thót người. Không đợi anh ấy nói gì, tôi nói một tràng:
- Anh Quới! Em…em xin lỗi. Em sợ quá, nên không dám nói với anh. Em định đi thi xong rồi về nhà, em…. Tôi rưng rưng nước mắt.
- OK, nghe anh nói nè. Bình tĩnh đi. Người nhà cả mà. Lo lắng và giúp đỡ em không hết. Anh chỉ gọi cho em yên lòng thôi. Cố gắng đi nhe, good luck. OK.
Tôi thở phào. Cô Hoài chở tôi đến chỗ thi. Tôi không còn cảm giác náo nức của mấy ngày qua.
- Hay là mình dời ngày thi được không cô" Tôi hỏi
- Đến đây rồi, cứ thi di. Đậu rớt có ăn nhằm gì đâu. Nhưng mà hãy bình tĩnh tập trung tinh thần thi đi. Mọi việc rồi sẽ tính.
Sau khi kiểm tra các bộ phận xe, đèn, dầu, thắng và bảo hiểm xe. Qua những câu hỏi lý thuyết đến phần thực hành. Mới đầu tôi run quá, không tự chủ được. Tôi cố giữ bình tĩnh và rồi chỉ vài phút thôi. Tôi cảm thấy thật bình thường, không còn khiếp sợ ông ta nữa. Những phần test, tôi thực hiện rất đẹp mắt, 20 phút sau tôi đã hoàn tất. Về đến bãi đậu, cô Hoài đi nhanh tới:
- How is she doing" Cô hỏi.
- She is doing very well. Ông ấy trả lời.
- Does she pass"
- No.
- Why" Tôi nóng ruột chen vào.
- Because, the first time. If I give you pass. You”ll think that you are very good driver. So, you won’t be careful when you are driving the car. You’ll see me next time OK.
Tôi đỏ mặt, thầm nghĩ: “Vậy là lần sau nếu gặp ông ấy tôi đâu cần phải thi” nhưng tôi đâu dám nói. Tôi thất vọng lầm bầm: “Thật xui xẻo gặp ông già này”.
Một tháng trôi qua. Tôi không cần học lái xe nữa, nhưng cuối tuần cô Hoài chở tôi đến bãi thi, để dợt lại. Đúng như dự đoán, lần hai tôi thi rất dễ dàng. Tôi không gặp lại ông ấy, nhưng lần này là một cô gái dễ thương với khuôn mặt xinh xắn, nụ cười duyên dáng. Cô tỏ vẻ rất hài lòng, sau 20” cùng tôi trên đoạn đường test. Cô nói ngay, khi tôi vừa đậu xe ở bãi:
- You pass. My congratulations to you.
- Thank you so much.
Cô bắt tay tôi thật lâu. Cô vẫn giữ nụ cười trên môi. Từ giã cô, tôi vào phòng hoàn tất thủ tục: điền form, kiểm tra mắt, chụp hình, đóng tiền, nhận bằng tạm và về.
Ở trường ESL, mọi người vây quanh tôi. Họ biết tôi đi thi về, vì hôm nay tôi đi học trễ gần 1 giờ. Mỗi người hỏi một câu, làm cả phòng ồn ào hẳn lên.
- Đậu rồi à"
- Lần thứ mấy"
- Run không"
- Giỏi thiệt!
- Gặp người nào vậy"
Tiếng chuông reng, tiết học thứ 2 bắt đầu. Mọi người vẫn còn xôn xao, nhưng chợt im bặt. Bà Kathy bước vào:
- Good morning! Bà chào mọi người.
- Good morning teacher! Mọi người chào đón lại.
- Sit down. Bà giơ tay ra hiệu rồi đi thẳng tới bên tôi.
- My congratulations to you. Good girl. Bà ôm tôi, hôn tôi.
Niềm vui dâng tràn trong tôi. Tôi ôm lấy bà để chia xẻ cái hạnh phúc nho nhỏ, sự thành công đầu tiên mà tôi mới đạt được. Nước mắt tôi tuôn trào, rơi chả lã trên vai bà. Như một người mẹ hiền bà vuốt má đầy nước mắt của tôi, vén tóc lù xù trên trán tôi, bà gật đầu nhìn tôi với nụ cười chan chứa yêu thương.
Mùa đông đã đến, tuyết bắt đầu rơi. Lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy tuyết. Thật là tuyệt. Mới đầu tuyết rơi và tan đi. Nhưng vài giờ sau tuyết nhiều hơn và nhiều hơn. Lớp tuyết đọng lại trên mặt đường, trên sân cỏ. Cả vùng trắng xóa. Hôm nay lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy tuyết và lái xe trên tuyết.
Anh Quới bảo tôi:
- Cẩn thận nha, đường trơn đấy! Chỗ thắng gấp nguy hiểm lắm! Thắng rồi nhả rồi thắng lại. Chớ có dại chạy sát đít xe họ.
Mới đầu cũng hơi sợ, rồi cũng quen.
Mùa đông qua đi. Tôi đã vững vàng hơn. Từ ngày có bằng lái. Bởi vì tôi chưa đi làm nên có thể giúp được rất nhiều người. Chở họ đi học, đi làm, đi nhà thờ, tới bệnh viện kể cả tập lái cho họ.
Cuộc sống đang bình yên. Bỗng đâu sóng gió lại đến, chiến tranh nổi lên trong gia đình. Hòa bình trở lại nhưng không khí trở nên nặng nề. Thế là “chiến tranh lạnh” xảy ra kéo dài gần 3 tháng. Không chịu nổi. Cuối cùng tôi là người lên tiếng và bước chân ra đi. Mẹ con chỉ mang theo quần áo, đồ chơi của con, những giấy tờ cần thiết.
Trên xe ba mẹ con, chúng tôi đi về một thành phố khác hoàn toàn xa lạ không người thân, không bạn bè. Chỉ cầm trong tay bản đồ MN và địa chỉ của cơ quan xã hội.
Giờ đây tôi mới thấy rõ: bằng lái xe quả thật vô cùng quan trọng. Tuy chưa có thẻ xanh, chưa có bằng quốc tịch. Nhưng tôi nghĩ rằng bằng lái còn quan trọng hơn nhiều.
Lần đầu tôi đổi vì bằng lái hết hạn. Nhưng lần này tôi đổi bằng vì tôi đổi tên. Năm năm cũng may mắn tôi chưa hề bị ticket nào. Một hôm nọ, đọc bài báo có một câu chuyện vui về người lái xe quá tốc độ trên freeway. Nên police giữ lại:
- Anh lái over miles. Police nói với anh. Anh vừa sợ, vừa tức.
- Có biết bao nhiêu người lái cùng tốc độ như tôi. Sao anh chỉ bắt một mình tôi"
- Anh có bao giờ đi câu cá chưa" Police hỏi.
- Có. Anh trả lời
- Vậy mỗi lần anh câu dính cá. Anh bắt được mấy con"
.....anh lái xe ngơ ngác. Police man nói tiếp:
- Tôi giống như người đi câu cá. Còn anh giống như những con cá. Lần lượt hết con cá này tới con cá khác.
Hôm đó thứ 7. Tôi đi làm về ghé sang chợ Việt Nam lúc đó đã gần 6 giờ chiều, chợ VN sẽ đóng cửa lúc 7 giờ. Tôi tranh thủ chạy khá nhanh. Trong phố đoạn đường tốc độ chỉ có 30 miles vậy mà tôi lái đến 45 miles vì thấy đường vắng. Dừng lại ở bảng stop all way. Chết rồi, chiếc xe police ở bên kia đường. Và chết thật. Tôi bị chộp ngay khi vừa qua khỏi bảng stop. Hai tướng đứng hai bên cửa. Tôi kéo kiếng cửa sổ xuống.
- Do you know how many miles you can drive on this street" Một tướng đứng bên tôi hỏi.
- Yes, I known. Tôi lí nhí, but I” so sorry. Please, forgive me one time. Because, I need to come to bathroom quickly. Hai người nhìn nhau và quay mặt mỉm cười.
- Let me see your ID.
Hắn nói mà không nhìn thẳng tôi. Tôi móc bằng lái và cả bảo hiểm xe đưa cho hắn.
- Where are you going" Hắn tiếp tục.
- I’m going to the Vietnamese Market on Nicolet Ave S. tôi trả lời.
Hắn nhìn tôi, gật đầu tỏ vẻ tin tưởng rằng tôi nói sự thật.
- OK, you can go.
- Thanks.
Hú vía. Từ đó tôi không bao giờ dám ẩu nữa. Tôi rất cẩn thận trong phố. Trên freeway, đôi lúc tôi cũng bị overmiles. Nhưng lúc nào tôi cũng nhớ lời dặn của anh Sơn, share phòng cạnh phòng tôi:
- Em muốn lái nhanh và an toàn ở lane ngoài, chỉ khi nào có xe ở trước và sau em. Anh còn dạy tôi chỉnh 2 kiếng hông sao cho dễ nhìn thấy xe đằng sau của 2 lane, 2 bên dễ dàng. Kể cả chỉnh kiếng hậu cho ban ngày và ban đêm, cả nút an toàn ở cửa sau. Vì tôi có con nhỏ, để cháu không thể tự mở được.
Năm năm tuy chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng đối với tôi lái xe cũng là cái thú, là niềm vui. Minnesota, mỗi độ thu về, lá cây lần lượt đổi màu. Nếu các bạn có dịp đến Minnesota vào đầu mùa thu. Tôi tin chắc rằng các bạn sẽ thích thú nhìn cảnh hoàng hôn buông xuống. Lái xe chầm chậm, nghe nhạc, hứng gió và thưởng cảnh.

LL

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến