Hôm nay,  

Bóng Mát Của Chúng Tôi

23/06/200400:00:00(Xem: 120386)
Người viết: Nguyễn Đại Toàn
Bài tham dự: 567-1105 VB2210604

Bài của bạn Nguyễn Đại Toàn lần đầu được chuyển tới Việt Báo, viết với những tưởng nhớ nhân lễ Father’s Day vừa qua. Bài viết cho thấy vị trí của người cha trong nền nếp gia đình Việt tại Mỹ và được viết với lời ghi trân trọng "Để tưởng nhớ đến ba kính yêu của mẹ và chúng con."
*

Năm nay, gia đình chúng tôi có một Father’s day buồn nhất trong đời, vì ba vừa bỏ mẹ, bỏ con cháu về với “hạc nội mây ngàn” chỉ vài tuần trước. Chúng tôi, ngay cả con út của ba cũng đã vượt qua tuổi trưởng thành, đủ để đứng vững giữa đời sống không phải lúc nào cũng phẳng lặng bình yên, nhưng trong lòng mỗi chúng tôi vẫn có một khoảng trống không bao giờ lấp đầy.
Ngày ba còn sinh tiền, từ lúc chúng tôi còn nhỏ ở trong nước, ba dạy chúng tôi theo kỹ luật quân đội mà ba là vị tổng tư lệnh đầy uy quyền. Nhà đông anh chị em, bộ bàn ăn mười hai chỗ ngồi được ba sắp xếp vị trí cho từng đứa trong anh chị em chúng tôi theo thứ tự từ phải sang trái, từ lớn đến nhỏ. Lâu lâu, có một đứa phạm sai lầm cái ghế ở bàn ăn bỏ trống, ba bắt đứa phạm tội ngồi ăn dưới bếp để có thì giờ suy nghĩ và “ăn năn sám hối” lần sau không tái phạm lỗi của mình. Trời ở Huế, có những ngày mưa dầm lê thê, có lần tôi bị phạt, ngồi ăn dưới bếp, ngoài trời mưa, trên mặt tôi cũng mưa. Khỏi nói, chúng tôi sợ ba một phép nhưng cũng rất thương ba vì ba thưởng, phạt rất công minh, đứa nào ngoan, học giỏi luôn luôn được thưởng.
Lớn lên, bên đời lưu vong, ở Mỹ xa cách quê nhà cả một đại dương, ba vẫn giữ nề nếp cũ, chúng tôi lớn lên với giáo dục hết sức nghiêm khắc cùng lòng thương yêu vô bờ của ba mẹ. Một trong những kỹ luật của ba là không đứa nào được lái xe trước khi tốt nghiệp đại học. Con đông, nhưng ba mẹ vẫn thay phiên nhau đưa đón chúng tôi theo trình tự nhỏ trước lớn sau, vì “để em chờ lâu, tội”. Tan học, trong nhiều năm dài, tôi lần lượt chờ ba ở cổng trường trung học, rồi cổng trường đại học. Hồi đó, chưa có mobile phone, vả chăng ba còn phải đi làm, nên mỗi lần thầy bị bệnh được về sớm ba không thể đón sớm tôi vào thư viện ngồi làm bài tập, chờ đúng giờ ba đến đón.


Khi vào đại học, anh cả đã học hành xong xuôi, ba chuyển bớt quyền hành “tổng tư lệnh” qua cho anh, anh bắt đầu thay ba kiểm soát bài vở cho tôi, nhưng ba vẫn đưa đón tôi trong bốn năm đầu ở USC. Lúc đầu, tôi học pre-med theo yêu cầu của ba, vì “nhà đông, phải có một đứa học y khoa để có thể săn sóc được ba mẹ ở tuổi về chiều, sức khỏe yếu kém”. Nhưng học được ba quarters tôi chuyển qua ngành khác vì tự thấy năng khiếu của mình về y khoa kém hơn về khoa học kỹ thuật nhiều.
Khi chúng tôi trưởng thành, ba không còn phải dùng đến roi vọt nữa, nhưng cứ nhìn vẻ mặt của ba, chúng tôi hiểu là mình làm đúng hay sai, đi đúng đường, hay lệch hướng. Ở tuổi về chiều vị tổng tư lệnh của gia đình đã về hưu, nhưng uy quyền vẫn còn đó, và chúng tôi vẫn thương và sợ ba như thuở nào.
Ngày tháng càng qua đi, nỗi sợ bị phạt lúc nhỏ chuyển qua nỗi sợ mất ba. Như quy luật “tre tàn măng mọc” chúng tôi càng trưởng thành ba càng yếu đi. Khi ba trở bệnh nặng, mẹ vẫn vào ở cạnh ba mỗi đêm ở bệnh viện. Tôi vẫn ao ước, và sẽ cố gắng sống như ba để có một người bạn đời hết lòng với mình như mẹ đối với ba. Có lúc mẹ bệnh tôi vào ngủ đêm ở bệnh viện nhìn ba nằm thiêm thiếp, tôi vẫn ân hận tại sao mình không nổ lực thêm để hoàn thành học trình về y khoa như ba ao ước. Biết đâu, ba vui sống lâu thêm được với chúng tôi vài năm nữa.
Ngày ba đi hết vòng tròn sinh tử, bầu trời cuối xuân đầu hè của Los Angeles lẽ ra phải xanh ngát, lại kéo đầy mây đen như cùng chia xẻ nỗi mất mát lớn lao của mẹ và chúng tôi. Lần đầu tiên tôi cảm nhận được cảm giác mồ côi cha. Thì ra dù có lớn, có già đi nữa, mất cha hay mất mẹ vẫn là mất một nửa bầu trời. Là phái nam, tôi không khóc đến sưng mắt như các chị hay em gái nhưng tôi đã hiểu thế nào là nỗi đau mất người thân, nhất là người đó là một bóng mát lớn của gia đình.
Tôi sẽ cố làm hết sức để ba vui, mặc dù bây giờ tôi không bao giờ còn được thấy ánh mắt nghiêm khắc của ba sáng lên khi chúng tôi thành công hay làm điều dúng. Trái lại ánh mắt ba đầy trách móc, buồn vời vợi khi chúng tôi làm điều không phải. Nhưng ánh mắt đó, cùng với tấm lòng và sự chu đáo của ba sẽ ở trong tôi mãi mãi không nhòa.

Nguyễn Đại Toàn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến