Hôm nay,  

Viết Nhân Father’s Day: Tình Cha

16/06/200400:00:00(Xem: 113967)

Người viết: PHAN CHIẾN
Bài số 564-1102 VB3150604

Tác giả Phan Chiến hiện đang sống ở Memphis Tennesse, làm việc cho hãng Fedex. Có vợ một con gái tên Khả Aùi. Sau đây là bài viết của ông nhân ngày lễ Father ‘s Day sắp tới.
*

Nhân dịp về California thăm cha tôi trong mùa lễ Father Day tôi muốn viết lên đây để tưởng nhớ 15 năm ngày nội tôi đã ra đi và cám ơn sự hy sinh vô cùng lớn lao của cha tôi dành cho chúng tôi.
Ngày anh Ba tôi và tôi vượt biên bằng đường bộ, chúng tôi đi từ Sàigòn lên Cam Bốt và thuê ghe để nhờ chở qua bên Thái Lan. Sau chặng đường bộ đầy bất trắc là tới bờ sông biên giới giữa Thái Lan-Cam Bốt. Chủ ghe bắt chờ trời tối họ mới chở đi, ban ngày sợ Hải quân Thái Lan biết được.
Khoảng 7 giờ tối, ghe vừa ra giữa dòng sông thì tàu Hải quân Thái Lan chạy tới. Ghe chúng tôi phải trở lại tìm đường trốn, chờ tàu Hải quân đi qua. Sau đó chủ ghe cho chúng tôi mỗi người một bình sữa để làm phao. Ghe vừa ra giữa dòng sông thì họ xô chúng tôi xuống và trở về. Chúng tôi bắt buộc phải lội qua bên phía Thái Lan.
Khi lính Thái bắt gặp chúng tôi, họ cho chúng tôi ăn uống và bắt chúng tôi phải bơi về Cam Bốt. Ngôn ngữ bất đồng chúng tôi lại không biết tiếng Anh, lính Thái bắn doạ chúng tôi, nên chúng tôi phải bơi ra giữa dòng sông. Thay vì bơi về chúng tôi bơi ngược hướng Bắc và tấp vào một ngôi làng của người Thái Lan. Gặp dân Thái, trời tối lại ướt lạnh nên họ cho chúng tôi ở tạm. Từ sáng hôm sau, mỗi ngày họ bắt chúng tôi theo họ lên rừng đốn cây chặt tre đem về và họ chỉ cho một phần ăn trưa bằng một chén cơm trắng và muối. Sau hai tháng họ đem chúng tôi trao trả cho Cộng sản Việt Nam ở biên giới. Cộng sản VN đem chúng tôi về nhốt trong khám Chí Hoà. Từ nhà tù, hai anh em tôi liên lạc được với anh Hai tôi và anh Hai tôi phải hối lộ hai lượng vàng họ mới thả ra. Con đường vượt biên đường bộ vậy là hết hy vọng.
Sau chuyến đi ấy cha tôi ở Mỹ biết được nên mượn tiền gởi về cho chúng tôi đóng ghe vượt biên. Năm 1988 chúng tôi đến Mã Lai và sau đó đoàn tụ với cha tôi năm 1989. Chúng tôi cũng được cho cắp sách đến trường, sau khi tốt nghiệp trung học, nhận thấy cha tôi quá cực khổ với chúng tôi nên tôi đi làm.
Trong thời gian đi làm tôi quen được một cô gái tên Mai. Mối tình của chúng tôi được sự chấp thuận của cha tôi và bên phiá nhà gái. Bạn gái tôi là người theo đạo Công giáo nên khuyên tôi tin Chúa. Tôi về xin phép cha tôi để rửa tội cùng người yêu, hầu có thể sống được lâu dài hạnh phúc. Lời xin của tôi được cha tôi chấp thuận ngay, dù ông là người Phật giáo.
Khi từ California về Memphis để dự đám cưới chúng tôi, cha tôi gọi hai chúng tôi lại và kể cho biết ngày cha mới về thành phố nhỏ ở Tiểu bang Arkansas, ở đó không có Chùa nên mỗi Chúa nhật cha vẫn đi lễ nhà thờ Công giáo để cầu nguyện cho chúng tôi.
Theo lời ông kể, một hôm đến chơi nhà một người bạn cha tôi trông thấy bức tượng Chúa nằm nơi garage, cha tôi ngỏ lời xin người bạn thỉnh về để thờ. Người bạn bằng lòng, cha tôi đem tượng chúa về sơn lại khung ảnh, cắt kiếng mới, thay bóng đèn trên đầu tượng Chúa và trịnh trọng treo lên trước phòng khách hướng ra ngoài. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, trong nỗi cô đơn tuyệt vọng và nhớ đàn con còn đang sống trong gông cùm Cộng sản, cha tôi đã cầu nguyện một mình với bức tượng Chúa.


Sau đó cha tôi đã gặp người mẹ nuôi người Mỹ bán cho ông căn nhà nên sau này khi qua chúng tôi mới có nơi cư ngụ. Bà mẹ nuôi người Mỹ còn đứng ra bảo lãnh cho cha tôi mượn tiền của ngân hàng Mỹ để gởi về cho chúng tôi đóng ghe vượt biển. Nhờ vậy, chúng tôi mới đến được nước Mỹ đoàn tụ với cha tôi năm 1989.
Sau khi kểvề hành trình của bức tượng Chúa từ garage nhà người bạn tới phòng khách nhà chúng tôi, cha mới khuyên nhủ: Hai con bây giờ đã tin Chúa, hai con phải trở về căn nhà cũ của cha nơi anh Hai con đang ở mà thỉnh tượng Chuá đó về mà thờ. Điều cha lưu ý các con là hãy để tượng Chúa vào một nơi tôn nghiêm và tuyệt đối ngọn đèn trên đầu tượng không bao giờ được tắt. Hằng đêm trước khi đi ngủ các con hãy cầu nguyện như cha đã cầu nguyện. Sự thành tâm ấy sẽ được ơn trên phù hộ cho mọi điều đều được như ý và mãn nguyện.
Mặc dù có lời cha, sau đám cưới chúng tôi bận đủ thứ chuyện, không thực hiện được việc trở về ngôi nhà cũ ở tiểu bang Arkansas để thỉnh tượng Chúa. Công việc chúng tôi làm ăn thật khó khăn. Đời sống thấy ngày càng buồn chán, đưa tới cảnh ham mê cờ bạc nên nợ nần chồng chất. Cứ vậy cho tới khi chúng tôi có dịp thực hiện lời cha khuyên bảo.
Từ khi thỉnh được tượng Chuá về, ngôi nhà chúng tôi đang sống buồn chán bỗng như có một cái gì thiêng liêng làm cho chúng tôi tin tưởng và cầu nguyện. Đời sống an bình lại. Công việc thuận lợi hơn. Từ đó chúng tôi sinh được một bé gái đặt tên là Khả Aùi, rồi chúng tôi mua được căn nhà, rồi mua được một tiệm nữa.
Thời gian này tôi xin chuyển về làm ca đêm để ban ngày phụ với vợ tôi trông coi cửa tiệm, chúng tôi mới mua thêm được một căn nhà, căn nhà cũ chúng tôi cho thuê. Nhân dịp dọn đi một tiểu bang khác người bạn lại sang cho tôi một nhà hàng kế bên tiệm Beauty Salon.
Cuộc sống của vợ chồng tôi bây giờ đã ổn định, con gái tôi Khả Aùi đã lớn vào trường. Nhìn lại bao năm qua với sự hy sinh vô cùng lớn lao của cha tôi, cùng sự chỉ dạy của cha tôi hãy tin vào niềm tin mà mình đang có thì mọi điều sẽ tốt đẹp, ngọn đèn trên đầu tượng Chúa vẫn sáng thường xuyên, và những cầu xin của chúng tôi đã thoả mãn.
Nhớ lại tuổi thơ khi cha tôi ra đi để lại anh em tôi, lúc đó tôi vừa tròn 4 tuổi, phải ra đồng phụ với nội tôi để làm ruộng. Giờ đây sau 15 năm nội tôi đã mất, cuộc sống của chúng tôi không còn lo lắng thì nội không còn nữa. Riêng cha tôi thì đã về California sống cùng với bà con và bạn bè vui hưởng miền nắng ấm Cali để an hưởng tuổi già sau bao nhiêu năm vất vả vì chúng tôi.
Bây giờ chúng tôi mới tin những lời chỉ dạy của cha tôi mới là đúng. Phải tin vào đức tin mình có sẵn, thượng đế sẽ ban nhiều ân sủng cho bạn nếu bạn cầu xin và tuyệt đối đừng bao giờ làm một điều gì phạm đến đức tin của bạn đang có và phải biết yêu thương mọi người như chính yêu thương bạn vậy, thì bạn sẽ có một cuộc sống và một niềm hạnh phúc vĩnh cửu.
Nhân ngày Father Day, tôi muốn viết những dòng chữ nầy để kính nhớ đến nội tôi đã 15 năm ra đi bỏ chúng tôi, và nói lên lòng biết ơn của chúng tôi với người cha kính yêu.
Con xin cám ơn cha đã cho chúng con tất cả cùng với sự hy sinh quá lớn lao mà chúng con không thể nghĩ tới được ngày hôm nay. Cám ơn đất nước và nhân dân Hoa Kỳ đã rộng vòng tay cưu mang và nuôi dưỡng chúng tôi, cho chúng tôi có được ngày hôm nay. Xin Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ cùng tất cả quý vị.

Memphis nhân mùa Father Day
Chiến Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến