Hôm nay,  

Họp Chợ Ngoài Trời

07/06/200400:00:00(Xem: 153439)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 553-1091 VB2310504

Tác giả Nguyễn Lê, cư trú tại Philadelphia , PA, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ nhiều cách ghi nhận khác nhau. Sau đây là bài mới của ông.
*

Năm 1975, chân ướt chân ráo chúng tôi được nhà thờ Methodist bảo lãnh qua ở tỉnh nhỏ phía nam tiểu bang New Jersey. Nơi chúng tôi ở là lầu của văn phòng làm việc của nhà thờ. Ở Việt Nam chúng tôi ở ngay trong thành phố nhộn nhịp xe cộ, người đi qua lại tấp nập. Lần đầu tiên về ở trên một căn nhà nhìn ra đường phố vắng hoe và cô đơn biết bao khi nhìn ra ngoài thấy tuyết rơi lả tả trắng xóa một vùng.
Qua bạn bè, chúng tôi được biết khu chợ Ý tại thành phố Philadelphia tiểu bang Pennsylvnia cách chỗ chúng tôi ở 10 phút lái xe, qua cầu bắc ngang sông là tới.
Khu phố chợ họp ngay ngoài lề đường y hệt chợ Cũ nằm trên đường Hàm Nghi, Saigon. Vào thành phố này lấy Tòa Đô Chính làm trung tâm điểm thì khu chợ Ý Lộ Thiên tọa lạc phía đông nam của thành phố.
Khu họp chợ trải dài trên con đường số 9 phía Nam (S. 9th street) bắt đầu từ đường phố đặt tên Christian, qua đường Carpenter, Washington Ave, Ellsworth và Federal.
Chợ họp dọc theo phố xá, hàng hóa bày trên các quầy hàng chiếm chỗ của vĩa hè và một phần đường xe hơi. Họp chợ từ thứ hai đến sáng chủ nhật. Chiều chủ nhật tan chợ nên vắng lặng như mọi khu phố khác với những dãy quầy bán hàng trơ trụi và rác rưởi xả đầy dọc theo lề đường. Chợ họp liên tục từ năm 1975 tới nay là năm 2004 càng ngày càng phồn thịnh. Chúng tôi không rõ chợ bắt đầu có từ năm nào, có lẽ từ ngày người Ý di dân và tụ tập quanh vùng này.
Người bán hàng khởi đầu toàn là dân Mỹ gốc Ý dần dần xuất hiện những khuôn mặt Á Đông.
Đặc biệt không như các thành phố khác cửa hàng họp chợ ngay tại tầng lầu một, còn lầu 2 và lầu 3 có thể sùng làm nơi cư ngụ.
Hàng hóa bày trên sạp lộ thiên quanh năm bốn mùa. Mùa đông lạnh lẽo cóng tay, rét run vẫn họp chợ như thường lệ. Họ đốt củi trong những thùng đựng dầu cũ, kích thước lớn làm lò sưởi. Trên quầy bán hàng đủ mọi mặt hàng như rau tươi, trái cây, thịt bò, heo, đồ biển như cá, tôm, cua, scallop. Mặt hàng đầy đủ như bày bán trong các siêu thị. Đặc biệt giá cả rẻ từ phân nữa tới 1/3 giá hàng tại siêu thị.
Đây là chỗ tập trung nhộn nhịp, tấp nập khiến cho du khách một cái nhìn đặc biệt về sinh hoạt của thành phố. Các ứng cử viên thành phố, tiểu bang và liên bang mỗi lần có cuộc bầu cử lại, đều đến khu vực chợ Ý này để vận động tranh cử.
Đông người nhất là các ngày thứ sáu, thứ bảy và sáng chủ nhật. Gần những ngày lễ lớn như Lễ Lao Động, Lễ Tạ Ơn, Lễ Phục Sinh, Giáng Sinh vv… du khách và người dân địa phương tràn ngập khu phố chợ đi lại khó khăn, nối nuôi len lỏi vào các tiệm buôn xếp hàng dài chờ đợi. Xe hơi, chở hàng xe bus kẹt cứng phải có cảnh sát lưu thông mới giữ được trật tự.
Sau 1 tuần làm việc mọi người có chỗ sả hơi, đi chơi, đi chợ, coi chợ mua sắm đồ đạc, thức ăn vv… tiếng nói chuyện ồn ào, tiếng la hét rao hàng om sòm cãi cọ y hết quang cảnh chợ tại Saigon.
Lần đầu tiên trong những ngày tháng đầu của năm 1975 được chứng kiến cảnh họp chợ này làm chúng tôi nhớ Việt Nam da diết, nhớ lại từng phố, từng nhà, từng cửa tiệm mà cách đây không lâu mình đã phải rời bỏ.


Với các sinh hoạt hàng ngày gần giống như khung cảnh sống, hoạt động buôn bán tại Việt Nam nên nơi chốn này đã có một số gia đình Việt di chuyển. Về đây hoặc thuê hoặc mua nhà làm nơi cư ngụ, mở cửa hàng buôn bán. Họ đã từ từ cư ngụ dọc theo con đường số 8 phía Nam (S 8th st) song song với khu chợ ý tập trung trên con đường số 9. một số người gọi khu người Việt tập trung trên đường số 8 là khu Việt Nam bên cạnh khu Ý.
Vài năm sau 1975, đã thấy xuất hiện người Việt đứng bán hàng ngay trên các sạp chợ họp ngoài trời. Họ cũng ngày bán hàng, đêm cư ngụ ngay trên lầu. Họ làm việc rất chăm chỉ từ 4, 5 giờ sáng đã đi lấy hàng và 7 giờ sáng trên quầy đã đầy đủ mặt hàng. Những mớ rau xanh, những trái cam, táo, nho, lê, bưởi vv… óng ả phô bày màu sắc thật đẹp mắt. Chợ họp đến 5, 6 giờ chiều thì tan. Mùa đông lạnh lẽo và trời mau tối, họ dẹp hàng từ 4, 5 giờ chiều.
Khu đường số 8 và số 9 từ từ trở nên chật hẹp trong việc kinh doanh một ngày một lớn của một số người Việt. Chỗ đậu xe không đủ có khi phải để xe xa vài khu phố. Đi chợ về phải xách những bịch lớn nặng nề mỏi vai đau tay. Đi mua sắm, đi chợ gặp bạn bè cũ xưa không có nơi họp mặt, nói chuyện hỏi han vv…
Một số thương gia đã bắt đầu những công việc kinh doanh to lớn quy mô hơn nghĩ tới việc tập trung vào một khu vực buôn bán toàn người Việt cho tiện việc thu hút hấp dẫn khách hàng Việt, Mỹ.
Số thương gia Việt Hoa đã phát triển bành trướng qua đường Washington một đại lộ 2 chiều xe lưu thông, cắt ngang qua đường số 8 và số 9 rất tiện cho các xe lớn chuyên chở hàng hóa từ xa lộ đi vào thành phố.
Riêng trên con đường Washington làm cho khu phố này trở nên đắt giá. Giá nhà cửa, cửa hàng buôn bán tăng giá gấp 4, 5 lần giá mua tính từ thời gian bọn khủng bố hồi giáo đem tai họa kinh hoàng vào ngày 911.
Có thể nói cho vui khu vực này là một Bolsa, Little Saigon tại miền đông nước Mỹ.
Người Việt đi đến đâu cũng kinh doanh, mở cửa hàng, họp chợ buôn bán đáp ứng mọi nhu cầu của người Việt. Phòng mạch bác sĩ, nha sĩ, văn phòng bảo hiểm, văn phòng luật sư, văn phòng địa ốc, thẩm mỹ viện, tiệm bán sách báo, băng nhạc, nhà hàng ăn lớn nhỏ đã tập trung vào những nơi có đông người Việt cư ngụ.
Người Việt đi làm việc trong những công ty, hãng xưởng lớn nhỏ trong thành phố và các vùng phụ cận có nơi giải trí, họp mặt bạn bè, ăn uống nhậu nhẹt sau 1 tuần làm việc. Họ nhớ lại, sống lại không khí vui tươi của Saigon trước năm 1975.
Những ngày cuối tuần có những buổi họp mặt lớn nhỏ từ 100 người trở lên có khi tới 6, 7 trăm người tại một số nhà hàng lớn sức chứa rộng rãi. Họ tổ chức đám cưới, họp mặt sinh nhật, tốt nghiệp ra trường và những buổi tổ chức ra mắt các đoàn thể, các hội đoàn.
Không khí Việt, cờ vàng ba sọc đỏ tung bay quanh năm suốt tháng làm cho dân Việt tha hương đỡ nhớ nhà, tìm lại không khí Việt trong khu Việt Nam tụ tập đông đảo. Bước vào khu vực này toàn thấy những mái tóc đen, đầu đen của dân Việt. Tiếng nói Việt nam vang vang bên tai, mình không còn cảm thấy đang sống tại Mỹ.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,989,674
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến