Hôm nay,  

Chuyến Mỹ Du Tình Nghĩa

05/06/200400:00:00(Xem: 118803)
Người viết: BÍCH VÂN
Bài số 551-1089 VB7290504

Tác giả Bích Vân không cho biết tiểu sử. Chỉ biết bà định cư bên Đức Quốc, Âu Châu và vừa có một chuyến Mỹ du gặp các bạn cũ. Sau đây là bài viết của bà. Mong bà sẽ bổ túc tiểu sử, địa chỉ cùng với bài viết mới.
*

Tôi về lại đây, đến bưã nay như thê´, đã được một tuần. Và gió bấc cộng với mưa phùn, ở đây, cũng đã dầm dề rỉ rả suốt một tuần lễ liền, không ngớt, và không biết tự hôm nào thế nhỉ "
Cái cảm giác mát rượi đến gai gai lạnh (ôi sao mà quen thuộc!) thoạt tiên có làm dễ chiụ và sung sướng thật, rên lên được, vả có ai ... " trở về chốn cũ " mà không khỏi thấy lòng nao nao xúc động và bồi hồi" Với một kẻ vốn dĩ "ru rú như gián ngày" như tôi, hơn năm tuần lễ phiêu lưu nơi xứ người là một quãng thời gian quá ư là dài, quá sức là lâu để cứ ngong ngóng cho mau đến ngày được qui về cố quận.
Nhưng năm tuần lễ nghĩ cho cùng lại quá ngắn ngủi để cho tôi ham hố thâu thập những kỷ niệm làm giâù cho ký ức, để tích lũy những kiến thức mới lạ mà bâý lâu chỉ nghe kể hay đọc được ở đâu đó, chứ chưa được chứng kiến tận mắt và cảm nhận sống thực .
Những ngày đầu tiên trên đất Cali, phải thú thật, chao ôi là …Paradise on earth ! Nắng, nắng,.. và nắng!!! Nắng suốt ngày, nắng diụ dàng, nắng mơn man, và dường như chưa đủ để chiêù đãi dân Cali, thỉnh thoảng lại còn có những cơn gió nhẹ nhàng phất phơ để xoa diụ những giọt mồ hôi vừa chớm rịn nữa đấy. Tôi không nhớ cái nước Đức lạnh lẽo của tôi có được bao nhiêu ngày...thần tiên như thế này trong năm, hình như là rất hiếm, chắc đếm được. Rồi cái ăn thức uống ở đây nữa, giời ạ, sao mà phong phú đa dạng đến thế cơ chứ và nhan nhản khắp nơi! Chỗ nào cũng thâý quán Phở, bên cạnh là hiệu bánh ngọt, kế bên là tiệm bán bánh cuốn, sát nách là cưả hàng Food to go, cơm trưa, cơm phần, cơm "chỉ" ... rồi nào là nước miá, nước mát, rau má, café ... sưã đá, chè cháo lung tung thứ, nước ngọt, bia, rượu.... thôi thì hầm bà lằng đủ loại. Ai muốn ăn gì thì có nấy, muốn uống thứ gì cũng có, những món câù kỳ kiểu cọ cách mấy cũng ... có luôn ! Sao mà ông thần khẩu chiêù đãi dân Cali quá thế nà"
Cái xác phàm tôi ăn, tôi nếm, tôi uống, tôi thưởng thức ... quên cả thở! Thở ra khói âý mà! Chỉ riêng cái khoản này thì tôi thấy hơi bất mãn một tí tẹo, đôi lúc cũng hơi bực bực cau cáu vì không được enjoy trọn vẹn. Cái nhu câù sau khi ăn xong, được ngồi yên tại bàn hút một điêú thuốc để cảm thâý bưã ăn vưà rồi sao dường như ngon hơn, khoái khẩu hơn, sẽ thú vị biết là chừng nào !!! Thế mà đành tức tưởi ... nhịn, hoặc là nêú có thèm quá mà nhịn không đặng thì phải vội len lén bước ra khỏi tiệm làm một vài hơi cho đỡ cơn ghiền rồi lại hấp tấp quay vào bàn ngồi. Thật là mất...sướng! Bên Đức tôi thì không đến nỗi vậy. Các tiệm ăn, nhất là các quán café, đa số đêù có chia khu riêng biệt dành cho những người thích hút và không hút, ai muốn ngồi đâu thì ngồi. Sẽ chả có ma nào kiện cáo bạn gì ráo nêú bạn phì phà sát rạt bên cạnh cái bàn kê trong zone no smoking. Mà thôi, đã nhập gia thì đành phải tùy tục vậy.
Nhưng bù lại, tôi đã thâý trong thành phố Las Vegas đỏ đen (huyền) dân tứ xứ đi đứng trong những gian phòng che kín (đánh bạc) với một tay là điêú thuốc lá, tay kia là lon hay chai bia. Thoải mái và tự do đến thế là cùng. TỰ DO ở đây có lẽ nên viết hoa - bravo!!! -
Cô bạn Tường Nga (tôi tá túc cùng) cho tôi có dịp hiêủ biết thêm về nỗi đau khổ và phức tạp của những người đi mua nhà vùng Cali, tìm đỏ con mắt, đi xa tít mù tắp tận ngoại ô hàng mâý chục Miles vẫn chưa lùng được một cän nhà nào vưà ý mà cũng vưà với cái túi tiền. Bỏ công cả chục buổi trời lái xe dong ruổi, dễ có đến cả ngàn cây số chứ không ít, đi hăm hở rồi lại về tiu ngiủ cũng chỉ vì cái thói...lâý thịt đè người của những dân "mót nhà" có nhiêù offer unbelievable mà chủ nhà bán không đành lòng dửng dưng được. Thê´ đâý, cái đất nó lành nên nhiêù chim (to) nó tìm về đậu. Những con chim be bé như cô bạn của tôi, không hiêủ đến hôm nay đã kiếm được cái tổ nho nhỏ nào chưa"
Những người bạn khác, tôi có rất nhiêù, dẫn tôi đi khắp hang cùng ngõ ngách của vùng đông dân Việt Nam trú ngụ nhất, giảng giải từng ly từng tí một những cái hay cái đẹp của nền văn minh xứ người, để tôi so sánh xem có khác lắm không với cái lôí sống bên Âu châu của tôi. Nhiêù ! Kể ra thì cũng nhiêù ! Nhüng sống đâu quen đó mất rôì, tôi chả muốn phân bì hay đánh đổi, cho dù các bạn tôi có... chê tôi là nhà quê, là bà già trâù, là hủ lậu....hay là gì gì đi chăng nữa .
Hơn một tuần lễ trên San Jose ở nhà với gia đình chú thím tôi và các cô em họ, tôi đã hiểu thế nào là "lòng thương tha nhân" . Các em tôi miệt mài với những công tác thiện nguyện phục vụ cho cộng đồng người Việt. Sốt sắng, say mê. Cô em bác sĩ miệt mài trong nhà thương từ tờ mờ sáng đến tôí mịt mới về nhà ăn tối vội vàng qua loa, rôì lại lao đâù đến khuya trờ khuya trật vào chồng thư tín giải quyết những khó khăn của các thương phế binh còn kẹt lại bên nhà. Thỉnh thoảng vẫn còn tìm được đôi chút thời giờ để đi xin chỗ này vài đôi nạng, chỗ kia cái xe lăn, gom góp nhặt nhạnh những thứ cần thiết gửi về cho những người bất hạnh. Vợ chồng cô chị kế thì phục vụ trực tiếp những khốn khó của cộng đồng ta vùng San Jose. Nào là dậy học, nào là giúp đỡ xin việc làm, hướng dẫn về sức khoẻ,.v..v... Kể sao cho xiết những việc làm cao đẹp của các em tôi"


Nêú trong chuyến đi này mà tôi quên không đề cập đến những người bạn học của thời sinh viên, của cái thời mà tôi còn tập tễnh học làm thâỳ thuốc ở trường Y khoa Minh Đức, thì quả là một sự thiêú sót to lớn, to lớn vô cùng. Sau gần 30 năm tản mác mỗi người mỗi hướng, chỉ mâý lúc gần đây liên lạc lại được với nhau qua mail - hoan hô Internet! - âý thế mà khi gặp lại nhau, chẳng những đã không bỡ ngỡ một tí tì ti nào, lại có phần thắm thiết thân thiện hơn xưa nữa.
Cái điều này thì tôi chịu, không tài nào giải thích nổi! Sự tiếp đón niềm nở, cái lòng hiếu khách, những săn sóc chu đáo và tận tình....làm tôi muốn ngộp....
Tôi được chiều đãi đến thế này là cùng, là ...fini l´eau dire rồi, và tôi cảm động. Lắm, ghê lắm .
Sau bữa cơm tối ở San Francisco với vợ chồng Ng. Đ. Hoàng và Sơn Taberd, cười cười nói nói vui như Tết và chụp hình nhiêù đến nỗi lóa cả mắt, sáng hôm sau tôi được vợ chồng DMTuấn chủ nhà mời đi dự thánh lễ (đang mùa Phục Sinh mà lỵ) tại nhà thờ Tin Lành, nơi Tuấn chơi orgue và Tâm hát ca đoàn . Buổi lễ xong xuôi, tôi được tha lôi đi thám hiểm khu phố Nhật Bổn - ông bạn Tuấn của tôi là chuyên viên đã thành lão làng của một công ty Nhật chuyên sản xuất Tofu nên phong tục tập quán của dân xứ mặt trời là rành ghê lắm, hướng dẫn và trình bâỳ cứ vanh vách, và tôi thì cứ ngẩn người ra mà nghe và ... phục lăn !!! Chở đi đến đâu là giải thích tận tường đến đó, khu Hippies này, Museum này, công viên này, Pier 39 này, ...và những gì nữa nhỉ" Tôi được dắt đi xem quá nhiêù nơi, đâù óc gần cạn chất xám không thu thập kịp đành phải ỷ y nhờ cái máy chụp hình ghi nhận hộ. Mấy ngày đại náo tại San Francísco mù mịt sương của tôi được chấm dứt bằng ... một tô bánh canh UDON ú hụ và cành hông !!!
Trên con đường về lại Quận Cam bằng xe đò ViệtNam, tôi nhận thâý phong cảnh đồng quê của xứ cờ hoa này coi bộ hơi khác với xứ tôi (ăn nhờ ở đậu) tí xíu. Khác ở chỗ nào ư" Có lẽ tại đất đai quá rộng, đến mênh mông ngút ngàn, nên ngoại trừ những khu tụ tập làng mạc quây quần dân cư, thật hiếm hoi mà thâý đây đó rải rác vài ba căn nhà lẻ loi như cảnh đồng quê bên Đức. Hay tại lý do an ninh chăng" Tôi không biết. Nhưng phải công nhận, mâù xanh, chỗ nào cũng thâý rậm rạp toàn mâù xanh. Và hoa, ở đâu cũng thâý hoa. Hoa dại ven đường, hoa trồng trước sân, hoa thường thâý, hoa ít thâý ... Sao mà mát con mắt đến thế! Bây giờ thì tôi đã hiểu từ đâu mà có biệt danh "thung lũng hoa vàng" và "phượng tím Cali"....
Nhắc đến vụ đi xe đò, tự dưng tôi liên tưởng đến câu : "không ăn đậu thì không là người Mễ , không đi trễ không phải người Việt Nam". Mễ thì đúng nhưng Việt Nam thì sai. Nói cho chính xác hơn, oan cho xe đò "Hoàng" lắm, họ đúng giờ hơn cả Mỹ nữa cơ. Không những khởi hành đúng giờ y boong, lại còn "vượt chỉ tiêu" về tới bến sớm hơn giờ đã quy định. Tuyệt!!!
Trong suốt gần ba tuần lễ còn lại, tôi chỉ loanh quanh lẩn quẩn vùng "Tiểu Saigon". Bãi biển Santa Cruz hay khu nghỉ mát Carmel trên miền Bắc Cali, Newport-beach hay Flowers-field của miền Nam ... đẹp thì có đẹp nhưng không hấp dẫn tôi bằng những châù café Croissant doré với anh Khoa, ông xã của Thu Vân, một cô bạn học Minh Đức. Hay những buổi sáng lè phè "ngồi chảy thây" tại quán Tài Bửu hoặc Lily´s bakery... Ngồi đâý, lười lĩnh, nhấm nháp café từng ngụm nhỏ một, tìm lại cái thú của một thời đóng đô Pagode, Brodard xa xưa... ôi sao thanh bình và thích thế!
Tôi còn có một cái thú khác nữa, rất mới và hơi lẩn thẩn, là mò ra chỗ mâý ông tượng của khu Phước Lộc Thọ rồi ngồi yên đâý, cả buổi, chả làm gì hết. Có, tuy là ngồi yên thật đâý nhưng mắt tôi mở rõ to để thu nhận cuộc sống đang diễn ra xung quanh, tai tôi vểnh thật lớn để nghe ngóng những mâủ chuyện vui buồn trao đổi của những người tụ tập quanh đó. Và tôi đã học hỏi được rất nhiêù. Những tai nghe mắt thâý này là những kỷ niệm rất đáng ghi nhớ.
Tôi cũng sẽ nhớ mãi buổi họp mặt với các bạn đồng môn tại nhà Hoàng Hưng Los Angeles. Cười đau cả ruột khi nghe Cô Hương thư ký kiêm giám thị (cả hai vợ chồng dược sĩ đêù là học trò của bố Hùng tôi) nhắc lại những mánh khóe "quay phim" trong mùa thi cử của bọn "ma-le" chúng tôi, hay phê bình cách dùng chữ của thời đại "đổi mới" bên nhà....
Nhìn các bạn, khoảng cách gần 30 năm dường như vô nghĩa lý, tôi như sống lại những tháng ngày đẹp nhất trong đời. Những ngày còn là cô sinh viên đâỳ mơ mộng và lúc nào cũng nhìn đời bằng một mâù hồng. Tôi trẻ lại. Mà không trẻ lại sao được, tôi chả vừa ăn gian nhuộm lại mái tóc muối nhiêù hơn tiêu đó sao" Lần đâù tiên đâý nhé. Đã hết đâu, tôi lại còn xí xọn đi Dermatologíst nhờ dâú bớt giùm những vết lấm chấm đồi mồi trên mặt, chứng tích ôi sao tàn nhẫn của thời gian.
Rồi tôi đổi lốt. Bỗng dưng tôi đâm ra yêu đời, tôi yêu các bạn tôi, tôi yêu người, tôi yêu hết thảy mọi người xung quanh tôi...
Vì thế nên tôi gọi đây là chuyến phiêu du tình nghĩa, và bây giờ thì các bạn đã hiêủ tại sao rồi chứ"
Bên tôi se lạnh heo may
Cali hanh nắng từ ngày tôi sang
Tôi về thương nhớ mênh mang
Nghe như hoang vắng dặm ngàn bủa vây....

BÍCH VÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến