Hôm nay,  

Ba Mươi Năm Sau

01/06/200400:00:00(Xem: 172450)
Người viết: HẠO NHIÊN
Bài số 549-1087 VB4260504

Tác giả Hạo Nhiên tên thật Nguyễn Tấn Ích, 61 tuổi, hiện cư trú tại San Jose. Với bài viết “Một góc đời tị nạn”,
ông là một trong những tác giả được trao tặng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba, 2003. Bài viết mới của ông lần này là một truyện tình.

Chuông điện thoại reo vang, Hào vội vàng bắt phôn:
- Alô, tôi nghe "
- Xin cho gặp ông Trần Thái Hào.
- Vâng, tôi là Hào, xin lỗi ai đầu dây "
- Anh Hào, em đây !
Tiếng người phụ nữ bên kia đầu dây khựng lại, hình như vì xúc động. Một khắc yên lặng, giọng nói run run lại cất lên:
- Anh không nhận ra tiếng em sao, Hào" Mộc Linh đây mà. Em gọi từ Canada.
Hào thật sự sửng sốt trước sự việc xảy ra quá bất ngờ. Chàng mất hẳn tin tức về Mộc Linh đã hai mươi mấy năm rồi. Nàng qua bên ấy bao giờ và đi theo diện gì. Hào vừa hồi họp cũng vừa nôn nóng, vội bảo nàng cho số phôn rồi cúp máy để chàng gọi lại.
- Alô, em nghe.
- Linh khỏe không, qua bên đó hồi nào vậy "
- Cảm ơn anh, em vẫn mạnh. Em đến đây vừa đúng hai tuần, theo diện hợp đồng giữ trẻ. Hiện giờ em sống với một gia đình người Việt. Họ mướn em chăm sóc hai đứa nhỏ, một lên bốn và đứa kia chưa đầy một tuổi, thời hạn từng năm một.
- Thế chồng và con em"
- Bọn em đã ly dị mấy năm rồi. Ông ấy càng ngày càng hư đốn, hủ hóa, bỏ bê gia đình. Nền đạo đức học đường mỗi ngày mỗi xuống cấp. Thầy giáo nhậu nhẹt với học sinh, thầy trò say xỉn ôm nhau ngủ dưới gốc cây giữa ban ngày ban mặt. Nhà trường phê bình, kiểm điểm mãi mà vẫn chứng nào tật nấy, cuối cùng ông ấy bị đẩy lên tận miền núi dạy đám học sinh vùng kinh tế mới. Con em, đứa lớn đã đi làm có thể lo cho em nó mới năm đầu đại học. À, còn phần anh thế nào " Chị và mấy cháu ra sao "
- Các con anh đều lớn cả rồi, đứa út đang học đại học, thằng lớn sắp ra trường. Còn mẹ chúng nó... Hào ngập ngừng chẳng biết nói với Mộc Linh thế nào đây, bởi từ khi đến Mỹ, hai người chỉ gặp nhau trên phôn chỉ vài ba bận. Hào đành trả lời qua loa:
- Ừ thì bà ấy vẫn khỏe Linh à.
- Còn phần anh có vất vả lắm không " Muốn em viết thư cho anh không hả Hào"
- Cảm ơn em, phần anh thì sáng đi làm, chiều vào lớp học ngồi cho hết ngày, cuộc sống phẳng lặng chai lỳ. Anh có bao giờ chán đọc thư em đâu, cho anh địa chỉ được không "
- Chưa được anh ạ, lát nữa em hỏi chủ nhà rồi gọi lại anh sau.
- Thôi nhé, đã đến giờ anh phải đi làm. Tạm biệt em. Hẹn gặp sau.
Hào gác phôn, nhanh chân vào phòng tắm làm vệ sinh sơ sài rồi vội vã thay quần áo lái xe đi làm.
* * *
Mộc Linh và Thái Hào yêu nhau từ lúc còn trung học. Hai người học cùng trường, nhưng nàng học dưới chàng hai lớp. Ngày Hào thi đậu tú tài toàn phần thì Mộc Linh vừa lên lớp đệ nhị. Chàng nộp đơn thi tuyển vào đại học sư phạm tại Sài Gòn nhưng tranh không nổi với đám thí sinh lớn lên và ăn học ở giữa lòng thủ đô, nơi quy tụ các trường nổi tiếng nhất miền Nam. Phần lớn trong số họ rất giỏi sinh ngữ và toán, còn Hào là dân miền Trung chân ướt chân ráo mà đã vội vàng muốn đi "hia bảy dặm" nên thất bại là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, Hào lại trúng tuyển vào khóa Giáo Học Bổ Túc hai năm của trường Sư phạm Sài Gòn. Mỗi khóa tuyển chừng 400 giáo sinh mà thí sinh nạïp đơn vượt lên trên số 7000. Họ tranh nhau không phải muốn trở thành một giáo viên tiểu học mà thực tế trước mắt là khỏi vào quân trường. Với Hào, chàng rất trân trọng nghề dạy học, không phải là hạng người mượn mái trường để che chắn tấm thân.
Cùng trong ngành, nhưng các thầy dạy trung học cũng phân biệt triệt để "chiếu trên chiếu dưới". Vì vậy giáo viên tiểu học luôn bị mặc cảm nằm cấp thấp nhất của ngành giáo dục. Có ai nhận chân được tầm quan trọng của những cô thầy có trách nhiệm khai mở trí tuệ của tuổi măng non. Hình ảnh của các thầy cô giáo tiểu học sẽ khắc sâu trong tâm hồn trong trắng của các em. Vì vậy, mẫu mực của một giáo viên luôn luôn đi đôi với câu châm ngôn "Tiên học lễ hậu học văn".
Ngày Thái Hào tốt nghiệp ra trường thì Mộc Linh cũng vừa lấy xong bằng tú tài và nàng theo gia đình vào sinh sống luôn ở Sài Gòn vì ba nàng, Giáo sư Dung được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Thứ trưởng bộ Giáo dục. Hào về giữ chức Hiệu phó tại một trường tiểu học ngay tỉnh lỵ Gia Định. Linh theo học một khóa luyện thi đặc biệt để thi vào đại học sư phạm và năm sau nàng trúng tuyển một cách dễ dàng. Tình yêu của Hào và Linh mỗi ngày mỗi thắm thi"t. Họ đã cùng nhau phác họa một mái ấm gia đình sau khi nàng tốt nghiệp. Tuy nhiên, cái viễn tượng tương lai "chiếu trên chiếu dưới" vợ giáo sư, chồng giáo viên nên Hào đã ghi tên vào đại học Văn khoa và quyết tâm lấy cho xong bằng cử nhân văn chương để chuyển lên bậc trung học. Nhưng trời không chiều lòng kẻ có chí, vừa lấy được hai chứng chỉ thì Hào bị động viên khóa Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
Thời gian huấn nhục, Chủ nhật nào Linh cũng vào quân trường thăm Hào. Sau ngày gắn alpha, sinh viên sĩ quan được đi phép cuối tuần nên hai người lại gặp nhau ở Sài Gòn. Lúc dạo sở thú, khi vườn Tao Đàn rồi dắt nhau vào rạp chiếu bóng hoặc tiệm kem. Những ngày tháng đó tình của hai người thật thơ mộng.
Gặp thời điểm chiến trường Trị Thiên đang sôi động, Bộ Tổng Tham Mưu ưu tiên bổ sung quân số cho Quân đòan 1 Vùng 1 Chiến thuật, nên Hào cùng với số đông tân sĩ quan vừa mãn khóa được điều động ra tận vùng giới tuyến.
Những tháng ngày cách trở, Hào và Linh vẫn gởi thư cho nhau đều đặn. Bất hạnh thay, trận Tết Mậu Thân, Hào bị địch bắt sống và đơn vị báo tin về gia đình chàng mất tích.
Năm 1973, hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực, Hào được trao trả tù binh trở về quân ngũ. Mộc Linh đã lập gia đình. Cam chịu số mệnh, Hào âm thầm ôm nỗi đau của mối tình đầu dang dở. Để khỏi buồn lòng cha mẹ, chàng lấy vợ theo mong ước của ông bà muốn có cháu đích tôn nối dõi tông đường...
*
Có được địa chỉ chính xác, Thái Hào lợi dụng giờ nghỉ ăn trưa ở sở làm, vội vàng viết thư cho Mộc Linh và kèm theo cái séc 200 đô-la để nàng tiêu dùng. Thư đi trên mười ngày, hôm nay Hào mới nhận được thư hồi âm của Mộc Linh gởi đến :
Vancouver, ngày...
Anh yêu thương,
Cảm ơn anh đã gởi thư và tiền cho em. Đọc thư anh mà nước mắt em chảy ràn rụa làm ướt đẫm cả bức thư. Ký ức gợi nhớ những cánh thư của anh gởi cho em từ chiến trường Trị Thiên năm nào giờ đây như lặp lại trước mắt em. Thuở ấy, cách nay đã gần ba mươi năm mà em thấy gần gũi thân thương quá. Em nuốt từng chữ từng lời cho niềm rung cảm tràn ngập trái tim em. Em yêu anh, yêu biết chừng nào Hào ơi. Lời yêu thương nầy em viết cho anh, nó hoàn toàn không phù hợp với hiện tại bởi anh đã có vợ con kề bên. Nhưng biết làm sao hở Hào, khi mà trái tim em đập rộn ràng như thuở ban đầu hai đứa mình yêu nhau.
Những ngày mất anh, từng đêm trong giấc ngủ em luôn mơ thấy anh. Ngày em nhận được tin anh mất tích, nỗi đau đớn như bóp nát trái tim em. Em đã ngất lịm bao nhiêu lần khiến má cũng phải đau lòng. Người đã phải gượng gạo an ủi con gái mình rằng định mệnh đã an bài. Nhưng định mênh nào lại tàn nhẫn cướp mất của em nguồn sống. Em thẫn thờ như người mất trí. Hình ảnh anh cứ chờn vờn mãi trong tâm trí em. Từ đó, em cứ ngỡ anh đã bỏ em mà đi, miên viễn rời khỏi cuộc đời nầy.
Cách đây hai năm, em tình cờ đọc trong tuyển tập thơ “Cụm Hoa Tình Yêu” của một người bạn gái mang về từ Canada. Em nhìn thấy tên anh và cả hình anh nữa. Ôi, em có cảm tưởng như mình đang nằm mơ. Em đọc bài thơ anh viết mà nước mắt rơi lã chã. Bạn em ngạc nhiên hỏi có tâm sự gì thế " Em bảo: "Tác giả bài thơ nầy có tâm trạng giống mình quá." Hào ơi, em không ngờ anh vẫn còn ấp ủ hình bóng em và những kỷ niệm mối tình của hai ta. Anh có biết không, ngay trong giờ phút đó, con tim đã bắt đầu thôi thúc em phải tìm mọi cách để gặp anh. Em vẫn biết ý định ấy thật ngông cuồng, nhưng con tim thì có lý lẽ của nó. Và em cũng rất giận anh, tại sao không một lần tìm đến em sau khi sống sót trở về với gia đình. Có thể anh không đủ can đảm nhìn thấy hạnh phúc của em hoặc là anh không chịu đựng nổi cơn đau vò xé khi mất em. Nhưng như thế là nhẫn tâm với em bởi anh cứ để cho nỗi tiếc thương âm ỉ cắn rứt trong lòng em.
Hào ơi, em muốn được một lần gặp anh. Em đã tìm đến với anh đây rồi nhưng hoàn cảnh của em bây giờ như con tàu mắc cạn... Xin hãy đẩy thuyền em đến dòng sâu may ra vượt qua bên kia tìm được bến bờ hạnh phúc. Thôi nhé, đêm đã quá khuya rồi em tạm ngừng, hẹn anh thư sau.
Hôn anh,
em Mộc Linh.

Canada, ngày...
Anh yêu,
Lẽ ra em không nên viết cho anh, tuy nhiên, những điều anh nói qua điện thoại đã làm cho em buồn lắm. Anh bảo sẽ tìm cho em một người đàn ông đã có quốc tịch Hoa Kỳ. Người ấy phải có tấm lòng, có nghĩa khí sẵn sàng bao bọc chở che em suốt quãng đời còn lại. Người ấy sẽ đứng ra làm hôn thú hợp pháp để bảo lãnh em qua sống trên mảnh đất trù phú và đầy cơ hội nầy.
Hào ơi, Em vượt trùng dương qua đây, điều cốt yếu là em muốn gặïp lại anh, dù chỉ để nhìn anh mà đau. Em không cần một người chồng để yên ấm tấm thân em. Vẫn biết giờ đây anh không còn vòng tay nào nữa dành cho em. Như anh đã từng nói: "Vòng tay anh bây giờ chật hẹp quá, mong manh quá. Vòng tay anh ngày xưa, thời trai trẻ đầy sinh lực đã dành cho em với bao tháng năm đợi chờ cô đơn khắc khoải. Vòng tay anh bây giờ hụt hẫng cả tình yêu lẫn hôn nhân. Con tim và lý trí ít khi nào hòa thuận. Con tim muốn chiếm giữ tình yêu độc quyền nhưng lý trí lại đòi hỏi thực tế bởi hoàn cảnh anh hiện tại vượt ngoài tầm tay với". Em thật sự hiểu anh muốn nói gì. Em cảm thông và càng thương anh điều đó. Em đã đi hết nửa cuộc đời đầy đắng cay và bất hạnh, có lẽ em không còn đủ can đảm để bước thêm bước nữa nhưng em sẵn sàng đi bên lề cuộc đời của anh.
Hào ơi, em van anh đừng bao giờ nhắc đến chuyện ấy nữa, bởi em có cảm tưởng rằng anh xem rất nhẹ tình yêu của em dành cho anh. Lòng em xốn xang không chịu được mỗi lần nghĩ đến cái "giải pháp" hoàn toàn nghịch lý với con tim.

Canada, ngày...
Hào yêu dấu,
Em đã nhận được thư anh. Xin cảm ơn những điều anh viết, nhưng xin lỗi anh, em không thể nghe theo lời khuyên của anh được dù anh có trách em là người cố chấp. Và em cũng xin được tỏ bày cùng anh, rằng đời em đã trải qua bao nỗi thăng trầm trái ngang, dù rằng đối với anh, em không có sự lựa chọn nào ngoài nỗi đơn độc thiệt thòi, em vẫn thấy bình yên khi biết rằng tình yêu của anh vẫn còn dành cho em ngọt ngào và sâu đậm. Không một ai có thể thay thế được mối tình đã kết đọng suốt ba mươi năm. Thì anh ơi, tại sao em lại không chọn lấy sự bình an dưới bóng mát tình anh. Em vẫn tự nguyện làm chiếc bóng đi bên anh của phần đời còn lại. Em không thể dối lòng em để sống với một người mà em không hề yêu. Như thế đấy. Những điều quyết liệt em viết từ trái tim em, mong anh hiểu cho.
Những bức thư liên tiếp của Linh khiến cho Hào nhiều đêm trăn trở. Nàng đã dành cho chàng những tình cảm cháy bỏng, đam mê suốt một thời thanh xuân cho đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn tình nồng thắm, thiết tha. Hào không ngờ qua bao nhiêu trái ngang, sóng gió cuộc đời mà tình của nàng vẫn còn bền chặt như xưa.


Những ngày lịch sử đen tốâi của đất nước hằn sâu trong tâm thức chàng mang những vết sẹo của nỗi đau chung và những mất mát riêng tư. Mậu Thân Sáu Tám, chiến trường khốc liệt đã đẩy chàng mất Linh. Rồi tháng Tư Bảy Lăm, tàn cuộc chiến đã đẩy Thụy xa chàng. Giờ đây Thụy, vợ chàng đang sống chung với mộït người đàn ông tại một thành phố nào đó ngoài tiểu bang California. Hàng tháng nàng dành vài ngày về nhà gần gũi vơí các con và quét dọn nhà cửa, vườn tược.
- Ngày chàng đến Mỹ theo diện HO, Thụy và con đến đón tại phi trường. Nàng đi xe riêng còn chàng lên xe cùng với hai đứa con về tại căn chung cư một phòng do Thụy mướn dành riêng cho Hào. Con chàng vẫn thản nhiên trước cảnh người cha bị tách rời khỏi cái tổ ấm mà họ đã tạo dựng từ mười mấy năm nay trên đất Mỹ. Lúc chia tay nàng chỉ nói với chàng một câu vắn tắt : "Hãy cố gắng thích ứng với hoàn cảnh mới, sẽ thảo luận với anh sau".
Trước ngày miền Trung mất, Hào gởi vợ và hai con vào Sài Gòn rất sớm. Sau đó, nàng đã lên được tàu của hải quân VNCH đến Phi Luật Tân. Hai mươi năm trên xứ người, nàng vừa đi học vừa đi làm nuôi con còn nhỏ dại, gi" tròn bổn phận của một người mẹ là điều cao quý. Hào không có lý do nào để trách cứ nàng. Ngược lại, chàng rất thông cảm với nỗi cô đơn của người đàn bà sống vò võ xa chồng. Thụy có yêu, có lấy một người đàn ông khác cũng là điều tất yếu. Những ngày đầu mới đến, Hào cảm thấy đôi chút cô đơn và buồn tủi trước thái độ dửng dưng của Thụy đối với chàng. Hào nghĩ : "Cho dù hai mươi năm xa cách nhưng tình nghĩa vợ chồng đã đầu ấp tay gối có với nhau hai mặt con thì làm sao tình cảm đó mau phai đến thế." Nhưng rồi dần dà công việc cuốn hút, tâm tư phiền muộn của Hào cũng lắng dịu dần. Chàng đã tìm lại sự bình thản khi đối diện với Thụy. Trái tim chàng không còn thấy nhức nhối, xốn xang. Phải chăng, tình vợ chồng đã chuyển đổi qua tình bạn mà chính Hào không để ý. Hình như đó là diễn tiến tất yếu của cuộc hôn nhân không trải qua tình yêu. Cũng có thể là mối tình đầu của chàng và Linh đã làm thương tổn đến tình vợ chồng giữa hai người.
Con chàng, Thái Tú và Thái Bình xa cha từ thuở bé, lớn lên trong tình thương của mẹ và ảnh hưởng nếp sống của nền văn hóa đa chủng. Vì vậy, tình phụ tử của chúng đối với chàng cũng không lấy gì mặn nồng cho lắm. Mới đầu, mỗi tuần chúng đến thăm cha một lần. Thời gian sau nầy những lần thăm viếng ấy cũng thưa đi. Riêng Hào lại năng lui tới thăm con trong những ngày nghỉ học. Phần Thụy, năm thì mười họa mới gặp chàng trên phôn. * * *
Hào lấy một tuần lễ vacation đi Vancouver. Mộc Linh rất muốn qua Mỹ nhưng nhất định từ chối giải pháp kết hôn với người khác. Chuyến đi nầy Hào muốn gặp lại người yêu cũ để cố gắng thuyết phục nàng. Hào thật sự bối rối trước hoàn cảnh nan giải nầy. Chàng mới định cư ở Hoa Kỳ chưa đủ thời gian thi quốc tịch, vả lại tình trạng hôn nhân giữa chàng và Thụy chẳng biết như thế nào. Đã mấy năm rồi mà nàng không hề đề cập tới.
Hào lấy vé máy bay đi Vancouver vào sáng thứ Bảy, trưa Chúa Nhật tuần sau sẽ về lại California. Còn năm ngày nữa, chờ đặt được phòng của khách sạn gần khu Linh ở, chàng sẽ gọi thông báo cho nàng hay để sắp xếp thời gian hai người có thể gặp nhau.
Như thường lệ, trên đường đi làm về, Hào ghé thăm hộp thư. Hôm nay lại có thư của Mộc Linh. Chàng sững sờ khi trông thấy địa chỉ ghi ngoài bì thư không còn là Vancouver ở Canada nữa mà là một địa chỉ khác thuộc tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ. Vào trong xe, chàng vội vàng mở thư đọc :

Portland, ngày...
Anh yêu,
Em ngồi đây viết cho anh với tất cả niềm hạnh phúc. Anh không thể biết được em vui sướng đến độ nào khi em được đặt chân trên vùng đất mơ ước nầy. Thế là từ nay em được gần anh hơn, gần anh trong khoảng cách không gian nhưng với thời gian có rút ngắn được thêm chút nào chưa biết được.
Hào ơi, suýt nữa là em xa anh vĩnh viễn rồi. Giờ phút xe ngừng kiểm soát nơi cột mốc biên giới CANADA - THE UNITED STATES OF AMERICA, em nằm khoanh tròn trong thùng sau xe thay chỗ đặt chiếc lốp xơ-cua. Tim em như ngưng đập vì lo sợ. Hơi thở em khò khè vì thiếu dưỡng khí. Nếu thời gian kiểm tra kéo dài thêm mười phút có lẽ em chết mất. Anh biết không, lúc ấy em chỉ nghĩ về anh, nghĩ đến tình yêu của chúng ta, nghĩ đến giờ phút được gặp anh, được anh ôm em vào lòng sau bao nhiêu năm chờ đợi. Lúc bấy giờ em chỉ còn biết van vái, nguyện cầu đấng thiêng liêng phò hộ cho em tai qua nạn khỏi. Em nhủ thầm : "Mộc Linh ơi, hãy kiên trì và phấn đấu như những tháng năm ở quê nhà mầy sắp quỵ ngã vì những khổ đau dồn dập để đứng dậy vững vàng cho đến ngày hôm nay. Mộc Linh ơi, hãy gắng gượng thêm chút nữa, chẳng còn bao lâu mầy sẽ được thỏa lòng vì ước mơ đã thành tựu. Thái Hào ơi hãy tiếp hơi thở cho em" ! Đó là ý nghĩ của em trong giờ phút cực kỳ nguy khốn.
Mạnh, người em họ của em đã vực em dậy trong trạng thái bất tỉnh khi xe đã qua được bên nầy biên giới thuộc tiểu bang Washington. Mồ hôi ướt đẫm cả người em mặc dù thời tiết lạnh dưới không độ. Tuyết đổ trắng xoá trên mọi nẻo đường của dải đất Bắc Mỹ nầy.
Mạnh đã đưa em về tiểu bang Oregon trong ngày Chúa nhật vừa qua. Giờ nầy, mọi người đã đi làm hết cả rồi, còn mình em ngồi co ro trong phòng. Cây cối run rẩy dưới mưa. Mưa vờn trên mặt cỏ. Mưa tạt trên luống bông hồng làm tơi tả những cánh hoa sắp tàn. Và anh ơi, mưa cũng làm tê lạnh hồn em. Ước gì giờ nầy có anh bên cạnh, có chết trong vòng tay anh em cũng thấy thỏa nguyền. Anh đừng cho em là cường điệu. Nếu một ai có cùng chung tâm trạng của em trong giờ phút nầy thì sẽ thấy điều em viết không ngoa chút nào. Em nhớ anh đến cồn cào ruột gan. Hào ơi, đừng để em cô đơn trong những năm tháng sống bất hợp pháp thế nầy nhé. Em cảm thấy hụt hẫng và vô cùng lo âu. Em đợi anh cho em những lời khuyên thiết thực...

Hào hết sức bối rối trước sự việc đã rồi. Mộc Linh ở Canada trong tình trạng hợp pháp, đã vội vàng trốn qua Mỹ để trở thành di dân bất hợp pháp. Do đó, không có cách nào giải quyết ổn thỏa ngoại trừ quay về lại Canada hoặïc trốn chui trốn nhủi trên đất Mỹ. Nàng không thể thi lấy bằng lái xe, không thể xin việc làm hợp lệ trong các hãng xưởng và chẳng có quyền lập hôn thú kết hôn với một ai trên đất Mỹ. Người em họ đưa nàng qua đây không biết anh ta có nghĩ đến những điều bất lợi đó không. Kế hoạch của chàng bỗng dưng đổ vỡ. Có lẽ Mộc Linh quá nôn nóng muốn gặp chàng. Tình yêu tăng thêm sức mạnh nhưng sự liều lĩnh làm rối rắm mọi tính toán cho tương lai.
Thái Hào đành bỏ chuyến máy bay đi Vancouver, thay vào đó chàng quyết định thuê xe và tự lái đi Portland, thủ phủ tiểu bang Oregon.
*
Trời chưa hừng sáng, Hào đã lên xe trực chỉ xa lộ A5. Sau mười hai tiếng đồng hồ mò mẫm trên bản đồ, Thái Hào đến được thành phố Portland. Chàng tìm đến địa chỉ ghi trong thư của Mộc Linh gởi cho chàng mà quên ghi số điện thoại. Một chuyến đi đột xuất ngoài dự kiến, Mộc Linh không hề được thông báo và Hào chỉ được bảy ngày phép nên không thể đợi chờ.
Nhà của Mạnh, em họ Linh nằm trong khu biệt thự khá sang trọng.Vách tường màu trắng, chung quanh là bãi cỏ xanh rờn. Một luống hoa hồng khoe màu rực rỡ làm nổi bật những khung cửa sổ có treo rèm màu xanh lá chuối non. Đậu xe bên lề đường trước mặt nhà, chàng nhìn lại địa chỉ một lần nữa rồi mở cửa xe bước ra. Hào tiến thẳng đến khung cửa chính đưa tay bấm vào nút chuông, hồi hộp đợi chờ.
Cánh cửa từ từ hé mở, một người đàn bà cỡ tuổi trung niên đứng trong khung cửa nhìn ra. Một khuôn mặt trái soan, màu da trắng mịn nhưng tiều tụy xanh xao. Dù tuổi đời không còn non trẻ và ánh mắt thoáng gợn chút u buồn nhưng vẫn ngời lên ánh tự tin của một tâm hồn cứng cỏi.
- Thưa, ông tìm ai " Nàng lên tiếng.
- Thưa bà, có phải đây là nhà ông Mạnh không ạ " Hào ngập ngừng hỏi.
Người phụ nữ mở rộng cửa tiến về phía Hào đang đứng chờ. Bất chợt nàng nhào tới ôm chầm lấy Hào thốt lên : "Ôi, Thái Hào, em Mộc Linh đây mà ! Có phải em nằøm mơ không nhỉ" Dù đã ba mươi năm em vẫn nhận ra anh mà".
Hào bỏ chiếc cặp xuống bên chân, một tay ôm vai Linh tay kia vuốt mái tóc nàng rồi nâng đầu nàng ra khỏi vai chàng. Nước mắt ướt đẫm khuôn mặt vàng vọt. Chàng đặt môi hôn trên cặp mắt đầy lệ, đôi mắt đen tuyền long lanh đã bám riết cả cuộc đời chàng.
- "Kìa, sao lại có chuyện lạ lùng như thế ông Hào, bà Linh""!
Một phụ nữ ăn mặc sang trọng đột ngột xuất hiện bên trong khung cửa. Bà ta kinh ngạc khi nhìn thấy hai người ôm nhau.
Vừa khi đó một chiếc xe hiệu Lexus bóng loáng chạy từ từ vào garage lúc cửa tự động đang cuốn lên. Người đàn ông trong xe bước ra vồn vã hỏi :
- Ai đó chị Linh "
- Mạnh à, đây là anh Hào người yêu của chị đã thất lạc nhau gần ba mươi năm mà chị đã tâm sự với em từ Canada, anh tìm đến đây thăm chị.
Mạnh lịch sự tiến đến bắt tay Hào :
- Hân hạnh gặp anh.
Hào xiết chặt tay Mạnh và tự giới thiệu. Mạnh bước vào tươi cười bảo bà vợ.
- Thụy, em mời khách vào nhà đi chứ.
Vừa nói Mạnh vừa ôm hôn vợ rồi vui vẻ mời Hào vào phòng khách. Câu chuyện vui vẻ bên khay trà nóng. Mạnh kể:
- Vừa rồi tôi qua Vancouver thăm đứa con trai. Bất ngờ gặp chị Linh là con bà dì của tôi. Chị Linh có tâm sự với tôi là chị mong muốn được qua Mỹ và có ý hướng tìm anh. Hôm nay, vơ chồng tôi rất lấy làm vui mừng trong cuộc tái hợp ngày hôm nay của anh Hào và chị Linh. Tôi hy vọng chúng ta sẽ trở thành là người thân trong gia đình.
Hào đưa mắt nhìn Linh khi nàng đang cúi xuống để dấu những giọt lệ trên má. Một khoảng thời gian yên lặng nghe rõ mồn một tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo trên tường. Bất chợt Mạnh dõng dạc lên tiếng :
- "OK, ngay bây giờ chị Linh và Thụy vào phòng sửa sọan, tôi mời mọi người đi nhà hàng. Chúng ta dự một bữa cơm thân mật xem như bữa tiệc mừng anh chị Thái Hào - Mộc Linh đoàn tụ...".
*
Trong một quán kem giữa thành phố Portland, Hào và Linh ngồi kể cho nhau nghe những khổ lụy cuộc đời mà hai người đã trải qua. Nỗi nhớ nhung và đau khổ của mối tình kéo dài 30 năm. Trong dịp nầy, Hào đã thuyết phục được Mộc Linh đồng ý trở lại Canada. Hai người hẹn nhau cùng về Việt Nam làm thủ tục kết hôn. Sau đó Hào sẽ nộp hồ sơ bảo lãnh nàng qua Mỹ theo diện đoàn tụ. Nhưng trước khi quay về Vancouver, Mộc Linh nằn nì Thái Hào cho nàng cùng về tiểu bang California để tham quan vài thắng cảnh, đồng thời được gần gũi chàng một thời gian ngắn cho thỏa lòng nhớ thương. Mặc dầu Hào lo ngại có thể gặp rủi ro cho nàng nhưng không thể chối từ trước niềm thiết tha mong đợi mà nàng đã ấp ủ trong mấy năm qua.
Hào lái xe quay về tiểu bang California ngay trong đêm. Chuyến đi nầy chàng không còn cô đơn nữa, kế bên là Mộc Linh đăm đăm nhìn chàng âu yếm. Chiếc xe phóng nhanh dưới bầu trời lấp lánh sao đêm. Ánh đèn đường chiếu sáng nền lá cây xanh dọc hai bên xa lộ khiến Linh nhớ đến lần hẹn hò đầu tiên thuở nàng vừa tròn mười sáu, Hào mười tám. Chợt nàng cất tiếng hỏi :
- "Anh còn nhớ cái đêm lửa trại do Liên trường tổ chức trên đồi thông Hạnh Phước""
Hào nắm tay nàng thì thầm :
- "Nụ hôn đầu tiên cách đây đã ba mươi năm mà tưởng chừng như mới ngày hôm qua"!
Linh xúc động nhìn Hào rồi ngả đầu lên vai chàng.
Chiếc xe phóng đi trên đường đêm hun hút, bóng tối mịt mùng.

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,793,256
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Nhạc sĩ Cung Tiến