Hôm nay,  

Chiếc Quạt Máy

01/06/200400:00:00(Xem: 127705)
Người Viết: HOÀNG TRƯƠNG
Bài số 548-1086-vb224504

Tác giả cư trú tại Garden Grove, trong khi đi tập thể dục tại một trung tâm thể dục, bị vấp té phải vào bệnh viện cấp cứu. Và từ tai nạn kể trên, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên để kể một chuyện tình cuối đời.
*

Vợ chồng chúng tôi là member của trung tâm thể dục Bally một trung tâm thể dục rộng lớn tại quận Cam, mà 2/3 khách hàng là người Việt chúng ta vào tập hàng ngày.
Một buổi tối thứ tư tôi rủ người anh cùng đi vào tập cho vui, chẳng may vấp té đập lưng vào phòng tắm phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Fountain Valley, sau khi chụp quang tuyến X thì xương sườn số 7 bị gãy. Bác sĩ cấp cho tôi một cái băng ngực để giữ cho chỗ bị gãy không di chuyển được, sẽ mau lành hơn.
Sự việc xảy ra tại trung tâm thể dục Bally cho bản thân tôi, nên tôi muốn nhắn gởi đến quý vị đồng hương hiện đang tập thể dục tại đó phải lưu ý để cẩn thận hơn trong việc sử dụng tại trung tâm này, vì khi xảy ra tai nạn dù bất cứ lý do gì trung tâm thể dục Bally sẽ không chịu trách nhiệm như điều khoản số 10 ở trong hợp đồng membership ghi sẵn là họ không chịu trách nhiệm bất cứ điều gì xảy ra cho mình. Vì có nhiều người khi ký hợp đồng không bao giờ để ý đến điều khoản số 10 nằm ở đằng sau tờ hợp đồng.
Sau hơn một tháng nằm nhà, nhờ vợ tôi săn sóc tận tình ngày đêm cộng với những động viên của anh Thuần chị Cung cùng với những bữa ăn mà anh chị nấu ăn nên tôi bình phục mau chóng để trở lại làm việc.
Dù sao, đây không phải là bài viết về Bally mà là một... chuyện tình cuối đời.
*
Ngược thời gian. Một ngày cuối Thu, tôi đang ngồi suy tính chuyến trở về Việt Nam sắp tới thì ngoài sân nhà bên cạnh xuất hiện một cô gái còn khá trẻ, đây là lần đầu tiên tôi thấy một cô hàng xóm xinh như vậy, đang dọn đồ từ trong chiếc xe đem vào nhà kế cận. Thoạt nhìn tôi tự hỏi "người đâu mà đẹp thế ni hỉ" nhìn gương mặt thật dễ thương tôi lân ra làm quen.
-Cô mới dọn tới đây hả"
-Dạ em mới dọn tới thưa anh.
Bản tính hiếu khách, tôi thêm:
-Nếu cô cảm thấy cần điều gì giúp thì cô cứ cho biết tôi sẵn sàng.
Thế rồi tôi phụ với cô một tay đưa đồ đạc vào trong nhà. Nhìn căn phòng mới dọn còn bề bộn, tôi thấy trong góc phòng một chiếc quạt máy nên lên tiếng:
-Trời nóng thế này sao cô không mở quạt cho mát.
-Dạ quạt hư chưa sửa được đó anh.
-Nếu cô không ngại tôi có thể đem ra xem thử có sửa được không nhé"
-Chỉ sợ phiền anh thôi.
-Có gì đâu mà phiền, hàng xóm với nhau ban đêm ban hôm tối lửa tắt đèn giúp nhau có gì mà cô ngại.
Nhưng trong thâm tâm tôi nghĩ: Ban đêm ban hôm tối lửa tắt đèn có ta có mình thì vui chứ sao" Nhưng tôi không dám nói ra.
Chiếc quạt máy cũng được tháo ra lau chùi và ráp lại chạy tốt ngay, không khí trong phòng mát mẻ ra. Cô hàng xóm vui vẻ ra mặt và cám ơn rối rít.
-Chà tay anh mát mà lại sửa giỏi ghê, từ lâu rồi em không dám nhờ ai cả.
Trước khi về tôi nói thêm:
- Nếu cô có cần gì cứ gọi cho tôi, đây số điện thoại của tôi. Tôi tên là Hoàng, còn cô tên gì nhỉ" Dạ thưa, em tên là Nancy.
Trở lại nhà ăn cơm xong tôi định làm một giấc ngủ trưa, thì hình ảnh Nancy lại xuất hiện một lần nữa, lần này cô cũng mang đồ đạc từ trong xe vào nhà, nhưng có vẻ mệt nhọc lắm tôi định ra phụ một tay nhưng nghĩ lại. Không được, cô này không thể nào là người bạn của mình được, cô ta xinh thế kia ai lại làm bạn với một người đã lớn tuổi lại xấu trai như chung vô diệm như mình bao giờ, nếu mình ra giúp thì e rằng cô ta tưởng mình lợi dụng rồi thả dê thì nguy mất.
Nghĩ vậy nên tôi không ra gặp nữa, vả lại mình đang có quyết định trở về Việt Nam sống kia mà. Nếu lỡ duyên nợ an bài thì có phiền lắm không đây" Tôi ngồi trầm ngâm một lúc rồi than:
Người ơi gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không"
Tôi lên giường và thiếp đi, chuông điện thoại reo tôi trở dậy:
-Hello, anh Hoàng hả. Em là Nancy đây, anh Hoàng có rảnh không" Một giọng nói ngọt hơn cả múa lùi nữa! Làm sao có thể từ chối được đây, rồi tôi trả lời.
-Dạ rảnh cô có cần gì không"
-Dạ em dọn nhà mà trên cửa sổ chung cư có mấy tấm bạt cao quá em không tháo được, nếu anh không bận gì thì có thể lên giúp em được không"
-Dạ được, tôi lên ngay.
Thế là tôi thay đồ mang theo thùng đồ nghề đến tận nơi địa chỉ đã cho. Bước vào căn chung cư đang dọn dẹp khá bừa bộn tôi gặp một người đàn bà hao hao giống Nancy tôi đoán chắc là chị em, thấy tôi bước vào Nancy giới thiệu:
-Đây là anh Hoàng, còn đây là chị Nhung, chị ruột của em.
-Hân hạnh được gặp chị.


Sau vài câu xã giao, tôi bắt tay vào tháo những tấm bạt trên cửa sổ cho Nancy, xếp lại gọn gàng sau đó phụ một vài việc rồi từ giã ra về. Trên đường lái xe về nhà tôi miên man suy nghĩ. Cuối đời mà có một mối tình thì ra sao đây nhỉ"
Sau khi từ phòng tập thể dục trở về, nhìn chiếc điện thoại rồi tự hỏi" Mình có nên gọi điện thoại mời Nancy đi dùng cơm tối không nhỉ" Có sớm lắm không, mình chỉ mới quen cô em hồi sáng nay thôi mà, nếu đường đột quá có hại không" Nếu người ta nhận lời thì không nói làm gì" Nếu từ chối thì quê một cục to tướng. Chần chờ mãi rồi cũng cầm điện thoại lên và gọi:
-Hello Nancy phải không" Ngày này dọn nhà có mệt lắm không"
-Dạ khá mệt, dọn nhà mà anh"
-Chiều nay anh muốn mời em đi dùng cơm tối với anh được không"
-Em chỉ sợ phiền anh thôi, sáng nay anh đã giúp em nhiều rồi, lại còn sửa chiếc quạt máy nữa. Đáng lẽ em phải mời anh ăn cơm để cám ơn anh chứ!
-Thôi để lần khác, lần này anh mời em trước đã và để cho cô nàng không có lý do từ chối tôi liên tiếp luôn. Thôi sửa soạn đi 5 giờ anh đón em.
-Dạ cám ơn anh.
Chiều hôm đó chúng tôi ra biển Seal Beach hứng gió sau một ngày làm việc, gió biển làm mát cả lòng người mà mát cả tâm tư của cả hai người, thế rồi chúng tôi vào một tiệm ăn ở đó dùng cơm tối.
Sau một thời gian tìm hiểu, những bữa cơm tối hẹn hò, những lần đi chơi xa, chúng tôi càng gắn bó nhau hơn, vạch cho nhau một hướng đi trong tương lai. Từ đó cuộc đời tôi như trẻ lại tuổi thanh xuân như khi mới biết yêu lần đầu. Một tâm hồn cô đơn trống vắng gặp một mảnh đời trống vắng cô đơn. Thế là chúng tôi quyết định sống bên nhau cho đến ngày cuối đời.
Nancy có một đứa con gái hiện đang học tại đại học Long Beach tên là Ngọc hiện đang làm cho một nhà Bank ở quận Cam. Sau khi chúng tôi quyết định chính thức sống bên nhau, Nancy gọi điện thoại báo cho Ngọc hay và nói:
-Ngọc ơi, mẹ báo cho con một tin mừng, mẹ bây giờ đã có người chăm sóc lo lắng cho mẹ đủ điều, con yên tâm mà học hành. Mẹ muốn con sẽ gặp người đó vào tuần tới.
Chúng tôi cùng anh chị Thuần Chung đến dự một bữa cơm tối tại nhà hàng Seafood World để gặp Ngọc.
Ngọc thật dễ thương, theo lời chị Chung, Ngọc giống mẹ hồi nhỏ. Gặp tôi Ngọc nói ngay:
- Bố mẹ khỏe không"
Tôi trả lời
- Bố mẹ vẫn khỏe, còn con.
- Dạ, con khỏe.
Mọi chuyện đều trở thành giản dị. Ngọc sinh ra trên đất Mỹ nhưng được sự giáo dục của mẹ nên rất ngoan và nói tiếng Việt rất rành rẻ như những đứa trẻ Việt Nam mới qua vậy. Sau này, mỗi lần gọi điện thoại cho mẹ Ngọc không quên nói chuyện với tôi và lúc nào cũng gọi bố xưng con thật ngọt ngào.
Cuộc sống thường nhật của chúng tôi vẫn cũng đi làm thường, nghỉ cuối tuần thì đi ăn chơi đâu cũng có anh chị Thuần Chung rất vui vẻ.
Nhiều đêm nằm bên cạnh, Nancy thường hỏi tôi: Hồi ở VN trước năm 1975 anh ở đâu sao không đi tìm em. Tôi trả lời: hồi đó anh bận chiến đấu nơi sa trường để cho hậu phương yên tâm mới sinh ra được một Nancy đẹp và dễ thương như vầy nè" Vả lại hồi đó em mà gặp anh chưa chắc gì em tiếp, giống như bài ca "năm anh hai mươi, em mới sinh ra đời, ngày anh 40 em mới vừa đôi mươi".
Một hôm dọn dẹp trong phòng, Nancy đụng phải chiếc quạt máy, nàng lấy ra lau chùi và âu yếm nói "Ai xin gì em cũng cho, ai mua gì em cũng bán, nhưng với cái quạt máy này ai hỏi mua em cũng không bán dù bất cứ giá nào" Đây là đầu dây mối nhợ của mối tình chúng ta và em sẽ giữ mãi tới cuối đời".
*
Chính tai nạn tại Bally đã khiến tôi nhớ chuyện tình “Cái quạt máy”. Nếu tôi không gặp Nancy mà sau khi tai nạn xảy ra chắc tôi sẽ buồn và cô đơn vô cùng. Tới mức có lúc tôi tính chuyện về sống tại Việt Nam. Bây giờ, tôi quyết định không trở về Việt Nam nữa sau khi đọc và thấy những sự việc mới xảy ra trên quê hương gần đây.
Viết những giòng này kính gởi đến Việt Báo để nói lên cho bà con đồng hương mình biết để mà tránh trong thời gian tập thể dục tại trung tâm thể dục Bally và cũng để nói lên lời cám ơn chân thành đối với người vợ trẻ đã lo lắng săn sóc hết mình cho tôi trong thời gian tôi gặp tai nạn.
Cám ơn đến các bác sĩ Nguyễn Hùng, Lê Đình Ái, Lê Anh Thư và Dr Stephen M. Shapiro đã lo lắng săn sóc cho tôi, cám ơn anh chị Thuần Chung cũng như bạn bè đã thương mến thăm hỏi chia sẻ với tôi trong tai nạn vừa qua và sau cùng cám ơn đất nước tạm dung Hoa Kỳ mới chỉ có hơn 200 năm lịch sử mà giới y khoa đã tiến bộ vượt bực, cứu được biết bao nhiêu người thoát khỏi tay tử thần.
Ước ao đất nước thân yêu Việt Nam chúng ta sớm thoát khỏi ách độc tài cộng sản, ngõ hầu vươn lên cùng các nước tiên tiến trên thế giới cho người dân Việt Nam chúng ta được nhờ như những nước khác trên thế giới.

Hoàng Trương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,317,326
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.