Hôm nay,  

Bão Tố Trong Tách Trà

12/05/200400:00:00(Xem: 211071)
Người viết: DUY NHÂN
Bài số 539-1077-vb3110504

Tác giả Duy Nhân, hiện sống tại Chicago, đã được trao tặng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm trước và vẫn liên tiếp góp thêm những bài mới, ghi lại nhiều kinh nghiệm và suy nghĩ trên đất Mỹ của một cưu sĩ quan, cựu tù nhân Cộng sản. Bài viết mới nhất của ông lần này là chuyện các cử tri gốc Việt sôi nổi tranh luận về bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ.
*

Gần như là thông lệ, hễ thứ bảy nào sở làm tôi không bắt làm thêm (over time) và ở nhà cũng chẳng bận việc gì thì hai ông, Hai Sơn và Sáu Thủy thường rủ nhau đến nhà tôi chơi. Ông HO và Ông ODP đó mà.
Ngoài chuyện trò, ăn uống, nhậu nhẹt chút đỉnh, hai ông thích đến nhà tôi cũng vì tánh mê đánh cờ. Không phải là cờ tướng mà mấy ông bạn gìa chúng ta thường hay chơi ở tiệm hớt tóc, trong quán cà phê, hay ở vĩa hè, góc phố đâu. Đây là cờ vua, còn gọi là cờ quốc tế, một loại cờ tướng ( chess) của Mỹ. Loại cờ nầy hai ông học được hồi quân đội Mỹ còn ở Việt Nam. Còn tôi thì mới biết sau nầy khi mấy ông '' Cách mạng ''vào họ phổ biến trong giới trẻ. Họ thuộc trường phái cờ Liên Xô. Mà Liên Xô đã nhiều lần vô địch thế giớI với những kỳ thủ nỗI tiếng như Karpov, Kasparov... Mỹ cũng vô địch thế giới một lần vớI Bobby Fischer, lúc đó thắng Boris Spassky của Liên xô năm 1972, một trận đãu đi vào lịch sử thể thao và chánh trị thế giới trong thờI kỳ còn chiến tranh lạnh, một bên là Tư bản, một bên là Cộng sản. Tôi thì xem con tôi thi đãu hoài nên nhập tâm hồi nào cũng không biết.
Cờ tướng đã hấp dẫn, cờ vua còn hấp dẫn hơn vì nước đi của nó rất đa dạng, phong phú mà cơ hộI để ăn thua nhau cũng nhiều hơn, quyết liệt hơn. NộI khai cuộc cũng có vài trăm kiểu, mỗI kiểu có mấy chục thế biến. Nếu ông Tướng trong cờ tướng chỉ có thể né qua né lại trong ô vuông nhỏ hẹp tù túng để tránh nước chiếu của đối phương thì ông Vua trong cờ Vua có thể xuất chinh sang tận đất địch tấn công đối phương. Con chốt có giá trị thấp nhất trong bàn cờ vậy mà khi cờ tàn lại có khả năng biến thành hoàng hậu là quân cờ có gía trị cao nhất, nếu được phong cấp. Hai Sơn và Sáu Thủy cùng là phe ta, vậy mà khi nào sáp trận cũng làm nên bão tố!
Khi hai ông đến, tôi bưng ra một bình trà nóng, mấy cái tách và nói, hai ông cứ ngồi uống trà, nói chuyện, lấy bàn cờ ra chơi đi. Tôi bận việc ở nhà sau một chút. Khi Bà Xã đi chợ về mình sẽ làm cái gì đó nhậu lai rai.
Thời gian yên lặng trôi qua chừng nửa giờ thì tôi nghe có tiếng động lạ, hình như là tiếng đập tay xuống bàn. Tôi chạy lên thì thấy Ông hai Sơn mặt đỏ bừng bừng còn Ông Sáu Thủy thì mặt tái mét. Một tách trà đã uống cạn còn một tách thì đổ tung tóe ra bàn. Vậy là, vì một nước cờ mà bão tố đã nổi lên. Tôi đoán như thế và liếc nhìn bàn cờ : một bên còn hoàng hậu, một bên còn hai xe, chốt thì bằng nhau, mỗi bên còn hai con, tuy một bên có dâng cao hơn, chiếm không gian nhiều hơn nhưng chẳng làm gì được. Ván cờ ở thế hòa, đâu có gì gay cấn đến đổi...Trong lúc tôi ngạc nhiên không biết chuyện gì đã xãy ra thì Hai Sơn lên tiếng :
- Ông Nhân này, không biết nghĩ sao mà Cha Sáu Thủy chả lại đi binh Ông thượng nghị sĩ John Kerry, một tên tai sai Cộng sản và phản chiến có hạng, Ông nghĩ có tức không"

Ông nói mà cái mặt ông hầm hầm, cái đầu ông gật gật chứng tỏ ông còn đang rất nóng nãi. Vậy là đã rõ. Hai ông bạn đãu cờ bất phân thắng bại, bắt tay nhau hòa rồi chuyển sang đãu lý, cãi nhau về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vào ngày 2 tháng 11 năm nay đây mà. Và chính Hai sơn là ngườI đập bàn chứ không phải Sáu Thủy. Còn ai trồng khoai đất nầy!
Vậy là tôi phải ngồi xuống chứng kiến và làm trọng tài bất đắc dĩ cho hai ông đãu lý, cũng như những lần hai ông đãu trí trên bàn cờ, tôi cũng làm trọng tài vậy mà. Ý tôi muốn hạ thấp nhiệt độ, bớt đi sự căng thẳng giữa hai người, bèn nói :
- Ông George W. Bush và John Kerry cùng là phe ta nhưng là hai đối thủ của hai đảng đối lập đang đãu đá, tranh giành nhau làm chủ toà bạch ốc trong bốn năm tớI, còn chúng ta giờ đã trở thành công dân Mỹ, có quyền ủng hộ ứng cử viên mà mình yêu thích bằng lá phiếu của mình. Nếu như không bình tỉnh trong khi bày tỏ lập trường có thể đi tớI chỗ mất đoàn kết, lại làm trò cườI cho thiên hạ thì... không ra làm sao cả.
Sáu Thủy từ hồi nào tới giờ có tiếng là trầm tính, ôn hòa, nghe tôi nói thế, liền phát biểu đồng tình :
- Nói như ông Nhân thì tôi chịu, chứ tôi thấy Hai Sơn sao cực đoan quá. Nếu nói Ông Kerry phản chiến thì tôi đồng ý chứ nói ông ta là tai sai Cộng sản thì khó nghe quá. Mà nghe không lọt lỗ tai thì phải cãi thôi. Ông Kerry đã từng sang Việt Nam chiến đãu chống Cộng sản, sau đó ổng phản chiến thì ổng cũng có cái lý của ổng.
Hai Sơn vẫn gay gắt , khó chịu :
- Đã phản chiến theo cái đám thiểu số dân Mỹ hèn nhác, đám dân còn mang mặc cảm tự ti Việt Nam syndrome đối vớI bè lũ Việt Cộng năm xưa. Đã vậy, còn trơ trẽn đứng chụp hình chung vớI nàng ca sĩ Jane Fonda một con vẹm cái mà các cựu chiến binh Hoa Kỳ không bao giờ tha thứ. Lúc còn chiến tranh Việt Nam, không có trách nhiệm cũng sang tận Paris đi đêm vớI Thị Bình, không chừng cũng dám ngủ đêm vớI y thị lắm. Bây giờ đang làm chủ tịch ngoại giao thựơng viện, ăn tiền chánh phủ, ăn tiền nhân dân, hà cớ gì lại đi tớI đi lui ngoài Hà NộI đến 27 lần" Sau khi đi nhận chỉ thị của kẻ cựu thù, của tập đoàn Bắc bộ phủ quay về Hoa Thịnh Đốn thì ngăn chận, không đưa dự luật nhân quyền HR 2833 ra thảo luận, mặc dầu đã đựơc Hạ viện biểu quyết chấp thuận vớI đa số tuyệt đối 410 trên 1. Như vậy, không là tai sai chứ là gì" Còn vấn đề phản chiến của Kerry, Ông giải thích ra sao" Ông nói tôi nghe coi
Sáu Thủy không thèm nhìn vào cái mặt đang gầm gừ của Hai Sơn, mà nhìn vào bức tường đối diện:
-Theo tôi, sau khi nhập ngủ, làm xong nhiệm vụ ở Việt Nam trở về, thấy cuộc chiến Việt Nam không có lợi cho nước Mỹ nên Kerry xuống đường đòi rút quân, đòi chấm dứt chiến tranh. Cũng như Mc Namara, cựu bộ trưởng quốc phòng, ngườI chỉ huy bộ máy chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, ngườI chủ trương dựng lên hàng rào điện tử để bảo vệ Việt Nam Cộng hòa đó, sau khi chiến tranh chấm dứt cũng nhận thấy rằng đó là cuộc chiến không cần thiết, còn Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng ngoại giao và cố vấn an ninh cho Tổng thống, người chủ trương ném bom nguyên tử cở nhỏ ra Bắc Việt, sau nầy viết hồi ký tự thú cuộc chiến Việt Nam cũng chẳng phải là điều danh dự cho nước Mỹ đó sao"
Hai Sơn lắc đầu :
- Việt cộng mà nghe được lập luận nầy của ông chắc chúng phải ăn năn sám hối về việc đã bắt ông đi học tập cải tạo mút chỉ cà tha sau năm 75, mà phong cho ông chức sứ gỉa hòa hợp hòa giải dân tộc quá. Ông đưa toàn lũ ăn hại ra để biện minh cho Kerry mà nghe được. Sao không đưa Ông Tổng Thống trốn lính Bill Cliton ra luôn cho đủ bộ.. tam sên. Nếu Kerry nói cuộc chiến ở Việt Nam mà ông tham gia là sai lầm thì tại sao ông không vứt hết mẹ nó đi mấy cái huân chương mà ngườI ta đã bừa bãi trao cho ông. Ngược lại ông còn bo bo ôm chặt nó như một thành tích anh hùng để quảng cáo trong cuộc chiến giành ghế Tổng Thống từ tay Ông Bush. Còn nữa, mới đây ông thừa nhận Saddam Hussein là mối đe dọa, ông bỏ thăm chấp thuận cho Ông Bush đánh Iraq nhưng nay ra tranh cử thì lại chống đối, lên án Bush. Điều đó chứng tỏ Kerry chỉ là kẻ mị dân, kẻ tráo trở, kẻ sớm đầu tối đánh, kẻ..kẻ..mà ngườI Mỹ gọI là flip flop, nếu lên làm Tổng Thống thì cũng chỉ đi đến đầu hàng khủng bố sớm thôi, cũng như trước đây đã đầu hàng Việt Cộng vậy.
Sáu Thuỷ cười mai mỉa :
- Nếu nói về chữ tín (credibility ) thì Bush có hơn gì Kerry. Lấy cớ Saddam Hussein tàn trử vũ khí hóa học, vũ khí tàn sát tập thể để tấn công Iraq. Khi chiếm được Iraq rồi tìm đỏ con mắt cũng chẳng thấy đâu. Điều nầy chứng tỏ Ông Bush chỉ có tài nói dối, lừa gạt thế giớI, lừa gạt nhân dân để được việc. Tôi hỏi, Ông Bush muốn chế ngự thế giớI hay muốn kiểm soát tài nguyên Trung Đông mà để cho mỗI ngày, chiến sĩ ta phải hy sinh, đối diện vớI các tay đánh bom quyết tử cực kỳ nguy hiểm. Vậy mà Bush vẫn ngoan cố theo đuổI chính sách sai lầm không lối thoát, mặc cho thế giớI phản đối và nhân dân trong nước lên án...vì nền an ninh thế giớI và trong nước không cải tiến mà còn tồi tệ hơn, không khéo thì lại cũng sa lầy như ở Việt Nam thôi.
Dùng lý do mà Bush nêu ra để đánh Iraq, chống lại Bush, Sáu Thuỷ đã dùng gậy Bush đập lưng Bush, một chiến thuật độc còn hơn thịt vịt, chứng tỏ Sáu Thủy cũng chẳng phải tay vừa ! Nhưng Hai Sơn vẫn tỏ ra không phải là tay mơ :
- Cái bóng ma Việt Cộng mà ông đưa ra chỉ có thể hù dọa những kẻ yếu bóng vía chứ đừng hòng hâm dọa một cowboy miền viễn Tây có tầm cở như Bush. Cứ cho rằng sự đánh giá khả năng chiếm giử vũ khí giết ngườI hàng loạt của Iraq của tình báo Mỹ là dở đi. Vấn đề quan trọng cần phải xác định là việc đánh Iraq để tiêu diệt chế độ độc tài vô luân của Hussein có cần thiết hay không, cũng như tiêu diệt chế độ Taliban ở Afganistan có chánh nghĩa hay không và ảnh hưởng như thế nào đối vớI nền an ninh nước Mỹ và nhân dân Mỹ mà bất cứ một vị Tổng Thống nào khi lên nhậm chức cũng phải tuyên thệ bảo vệ. Ngoài ra cũng cần phải chấm dứt trò khủng bố và sự xung đột của tụi Hồi giáo cực đoan vớI nước Mỹ và thế giớI Tây phương mà phương pháp duy nhất là xử dụng vũ lực. Ngoài Tổng Thống Bush ra, ai có thể làm được điều đó " Chẳng lẽ bầu cho Kerry lên làm Tổng thống để ông đầu hàng tụi Hồi giáo " Ông có biết Kerry trong 18 năm ở thượng viện đã 350 lần biểu quyết cắt ngân sách quốc phòng, cũng chính Kerry đã đệ nạp dự luật cắt giảm ngân sách của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đến 1.5 tỷ đô la giữa lúc Hoa kỳ đang phải đối đầu vớI chiến tranh khủng bố thì hành động đó có nghĩa gì nếu không phải là phản quốc, phản bộI lại các chiến sĩ ngày đên chiến đãu ở các mặt trận chống khủng bố"
Hai Sơn ngừng lại để xem phản ứng của Sáu Thủy ra sao. Sáu Thủy vẫn không nói gì. Tôi rót trà ra tách, nói mấy ông hãy nghỉ giải lao một chút. Xong, Hai Sơn, nói :
- Còn về chánh sách đối ngoại của Hoa kỳ ông không biết hay vả vờ không biết "
- Bây giờ thì ông nhục mạ tôi đó à " Vừa phải thôi chứ ông! Sáu Thủy phản ứng.
Hai Sơn:
- Tôi không nhục mạ ông. Nhưng tôi muốn nhắc lại để ông nhớ cuộc đổ bộ Normandy hồi đệ nhị thế chiến đã hy sinh hàng trăm ngàn thanh niên Mỹ chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ mà tại sao phe dân chủ không tỏ lòng thương tiếc, không đếm xác lính hàng ngày, không mạt sát Tổng Thống Roosevelt như mạt sát Tổng Thống Bush hiện nay. Thế thì công lý để ở đâu " Chế độ khủng bố ở A Phú Hản cũng như chế độ độc tài vô luân ở Iraq đã biến mất không những chỉ đem lại ánh sáng văn minh, Tự do, Dân chủ cho hai nước nầy mà còn gây ảnh hưởng dây chuyền rất tốt cho các nước Hồi giáo xung quanh và trên thế giới. Tên trùm khủng bố Gadhafi của xứ Lybia đâu phải khi không mà lên tiếng xin đầu hàng trước thế lực Mỹ, công khai mờI Mỹ vào kiểm soát, thủ tiêu dùm chương trình chế tạo vũ khí sinh học tập thể. Pakistan trước đây là tay đở đầu ghê gớm của bọn Taliban nay cũng trở thành đồng minh thân thiết nhất của Mỹ và chịu nói chuyện sống chung hòa bình vớI Ấn Độ mà từ trước đến nay là thù địch. Còn xứ Hồi giáo quá khích Iran nằm giữa hai nước A Phú Hản và Iraq trong vòng ảnh hưởng của Mỹ nay cũng rét, bèn mở cửa cho Liên Hiệp Quốc vào điều tra chương trình chế tạo bom nguyên tử. Những điều đó chỉ xãy ra trong vòng ba năm sau biến cố 9-11. Ai có thể làm được điều kỳ diệu đó ngoài tài lảnh đạo anh minh và chiến thuật cứng rắn, preemptive action của Tổng Thống Bush. Buồn cườI thay, lại bị đảng Dân chủ và Kerry phủ nhận, trong khi thế giớI lại hoan nghênh.
Thật là lý thú. Hai Sơn tánh tình bộc trực mà lại sâu sắc. Hắn tỏ ra thuộc lịch sử và nắm vững tình hình thế giớI nữa. Còn Saú Thủy nghĩ gì, tôi không biết. Bất ngờ hắn lên tiếng, chuyển đề tài :
- Văn phòng ngân sách quốc hội đã dự đoán thiếu hụt ngân sách năm 2004 là 521 tỷ đô la và trong mườI năm tớI là 2.750 ngàn tỷ. Trong 3 năm cầm quyền của chánh quyền Bush, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng từ 4 % lên đến điểm cao nhất là 6.4 % vớI khoảng 2.8 triệu job biến mất trên thị trường lao động trong nước và chảy máu ra nước ngoài như Mexico, Trung quốc, Ấn Độ...
Đây mớI là độc chiêu mà Sáu Thủy giáng vào đúng huyệt điểm của Tổng Thống Bush trên mặt trận kinh tế. Vẫn tỏ ra là tay bản lĩnh, Hai Sơn đáp :
- Từ tháng 3 năm 2000, tức một năm trước khi ông Bush lên làm Tổng Thống thì kinh tế đã bắt đầu suy trầm do sự đầu tư vào các ngành kinh tế siêu kỹ thuật bị tan vỡ, kéo theo các ngành khác nhưng từ tháng 7 năm 2003 kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi , chỉ số phát triển GDP có lúc lên đến 8.2 % là con số phát triển cao nhất từ năm 1984. Kinh tế đã phục hồi đáng kể mà thị trường lao động phục hồi chậm nghe thì có vẻ nghịch lý nhưng điều nầy hoàn toàn có thể giải thích được. Thứ nhất, nhờ vào kết quả tiến bộ tin học được sử dụng và khai thác tốt nên số công nhân cần thiết để sản xuất một sản phẩm phải giảm đi. Trước mắt thì tạo nguy cơ thất nghiệp nhưng về lâu dài thì có lợI cho nền kinh tế thôi. Vấn đề nầy có liên hệ đến vấn đề năng suất. Khi năng suất của từng cá nhân tăng thì ngườI ta đâu cần nhiều công nhân. Các nhà nghiên cứu cho biết, khi năng suất tăng 1% có thể làm giảm bớt đi 1.3 triệu việc làm. Hiện nay năng suất tăng từ 3 đến 4% mỗI năm, chúng ta có thể tính được, theo công thức, số lao động dôi ra là bao nhiêu. Trong nền kinh tế mà năng suất tăng là điều đáng mừng chứ không phải đáng lo vì xã hộI thêm lợI nhuận, lạm phát giảm, các nhà tư bản, nhà đầu tư được hưởng lợI trước hết,thực tế cho thấy trong 2 năm gần đây, lợI nhuận của các công ty đã tăng 19 %, chắc chắn họ sẽ đầu tư thêm, thu hút thêm lao động. Tỉ lệ thất nghiệp hiện nay là 5.7%, chắc chắn sẽ giảm trong thờI gian tới. Thống kê cho thấy chi phí các công ty đóng bảo hiểm sức khỏe cho công nhân tăng 10. 5 % là chỉ số tăng cao hơn bất cứ chỉ số nào của ngành kinh tế. Do đó, các công ty có khuynh hướng tận dụng các công nhân hiện hữu, trả thêm giờ phụ trộI để tăng sản lượng chứ không mướn thêm người. Thật ra, công nhân có chế độ bảo hiểm y tế tốt là điều đáng mừng. Chủ xí nghiệp dè dặc trong việc mướn thêm công nhân cũng chỉ là bước đầu của nền kinh tế đang phục hồi. Trong tương lai, khi nền sản xuất đòi hỏi, họ phải tuyển thêm công nhân thôi, hơn nữa, luật lao động cũng không cho phép một công nhân làm vượt mức giờ lao động tối đa nào đó.


Khi Hai Sơn vừa dứt lời thì Sáu Thuỷ nói :
- Còn vấn đề việc làm chạy ra nước ngoài thì công nhân mình đâu có chạy theo được. Ông Kerry hứa khi lên làm Tổng Thống sẽ lấy về 12 tỷ tiền thuế từ các hãng đưa việc làm ra khỏi nước Mỹ.
Hai Sơn phản ứng rất nhanh:
- Kerry chỉ nhìn thấy có một chiều là việc làm chạy ra nước ngoài mà không nhìn thấy những công việc các công ty nước ngoài nhờ Mỹ làm vớI lợI nhuận gấp 10 lần hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Forrester Research Inc thì trong số việc làm bị mất trong 3 năm qua chỉ có 300,000 việc làm bị đưa ra nước ngoài. Hàng hóa sản xuất ở nước ngoài nhờ nhân công rẽ nên khi nhập lại giá bán rẽ, ngườI dân được hưởng lợi. Trong lúc đó, trị giá các dịch vu các công ty nước ngoài mướn các cơ sơ Mỹ làm tại Mỹ lên đến 131tỷ năm 2003, tăng 8 tỷ so vớI năm trước. Đó là các dịch vụ pháp lý, thảo chương cho computer, viễn thông, ngân hàng và cố vấn quản trị. Mỹ luôn luôn hưởng lợI khi trao đổI việc làm vớI nước ngoài. Chủ tịch ngân hàng Trung ương Greenspan, một cố vấn kinh tế tài ba của nhiều đờI Tổng Thống, cũng xác quyết : ''chúng ta phải chấp nhận những gì trong nguyên tắc tự do mậu dịch thế giới. Từ thờI Tổng Thống Herbert Hoover ( 1929-1933) đã từng xác nhận tự do mậu dịch thế giớI là công bằng mậu dịch và tốt cho nền kinh tế Hoa Kỳ chúng ta ''Chính sách bảo hộ mậu dịch có thể cần trong giai đoạn nào đó. Trong dài hạn, ngườI ta phải nhìn nhận chính sách tự do bao giờ cũng có lợi. Xu thế hiện nay chính là kinh tế toàn cầu, vậy mà Kerry thì chủ trương ngược lại, bất chấp quy luật và nguyên tắc kinh tế. Rõ ràng tay nầy thiếu tầm nhìn chiến lược
Bất ngờ, Sáu Thủy chuyển hướng sang mặt trận tài chánh, tiền tệ :
- Nói gì thì nói, tôi vẫn không thích Bush ở chỗ ông quá thiên về giớI nhà giàu, hành động có lợI cho giai cấp tài phiệt hơn là vì lợI ích của đa số nhân dân lao động. Nếu như đợt giảm thuế lợI tức 1.3 ngàn tỷ vừa rồi mang lại cho ngườI giàu một chiếc lexus thì ngườI nghèo không được tớI một cái ống phun khói của chiếc xe đó.
Hai Sơn lý giải :
- Hình ảnh mà ông đưa ra tưởng là sinh động. Thật ra đó là sự mập mờ nhằm đánh lận con đen. GiớI có thu nhập thấp như chúng ta đóng góp cho xã hộI ít thì nhận lại tiền giảm thuế ít sao lại đi so bì vớI giớI nhà giàu đã đóng góp nhiều cho xã hội. Việc giảm thuế lợI tức trên số lãi cổ phần nhằm khuyến khích nhà sản xuất tái đầu tư, phục hồi và mở rộng kinh doanh sản xuất, tạo công ăn việc làm cho ngườI lao động, trong khi đó, ngườI dân thường như chúng ta dùng tiền giảm thuế để đi mua sắm, kích thích nhu cầu tiêu thụ. Ai cũng có đóng góp phần mình cả. Như thế là quá tốt đẹp. Sao ta lại lên án " Tin mớI nhất cho biết trong tháng 3 vừa rồi các công ty đã tạo thêm 308,000 việc làm mớI, nhiều nhất trong 4 năm. Đó là tín hiệu vui, cho thấy thị trường lao động đang hồi phục khá. Mỹ là đất nước Tự do và Tư bản phát triển cao. Chính những nhà tư bản Mỹ đã làm cho đất nước nầy giàu có và hùng mạnh. Vậy mà ông gọI họ một cách mỉa mai là bọn tài phiệt, như là một hình ảnh xấu xa chỉ biết bốc lột, hút máu ngườI lao động theo luận điệu tuyên truyền láo khoét của Cộng sản và Việt Cộng. Khi đọc danh sách 50 ngườI hảo tâm nhất nước Mỹ được tạp chí Business Week công bố mỗI năm hai lần, tôi có thể nói vớI ông là những ngườI giàu nhất hành tinh là những ngườI nhân đạo nhất. Trong 5 năm qua, Bill Gates, Chủ tịch và là kiến trúc sư phần mềm của Microsoft và vợ là Bà Melinda đã bỏ vào viện Gates, một tổ chức do họ sáng lập để hổ trợ y tế và giáo dục đã lên tớI 23 tỷ đô la, chiếm hơn 50 % trị giá tài sản 46 tỷ của họ. Gordon Moore, một sáng lập viên của hảng sản xuất chip Intel và vợ là Betty đã cam kết và thực hiện chi 7 tỷ đô cho các quỹ từ thiện. Còn George Soros, một nhà tỷ phú về đầu tư thì lòng từ thiện của ông được đánh gía bằng 2.4 tỷ đô, con số có vẻ khiêm nhường nhưng đã là 68 % tài sản của ông. Theo tôi, những nhà tài phiệt như thế nầy thì đáng khâm phục quá đi chứ. Giờ tôi mớI hỏi Sáu Thủy rằng Kerry và đồng bọn nói Ông Bush chỉ biết lo cho quyền lợI tư bản, dân nhà giàu Vậy chứ Kerry thương ngườI nghèo như thế nào mà trong thờI gian ở thượng viện đã 22 lần bỏ phiếu chống giảm thuế các cặp vợ chồng, 18 lần phản đối giảm thuế tài trợ trẻ em đi học, ngược lại Kerry ủng hộ tăng thuế hơn 350 lần, kể cả tăng thuế tính trên quyền lợI an sinh xã hộI và tăng thuế xăng 50 cent mỗI gallon " Hiện nay kế hoạch của Kerry là tăng thuế ít nhất 900 triệu Mỹ kim ngay trong 100 ngày đầu tiên nếu được bầu làm Tổng Thống và sẽ tăng lên 1000 tỷ trong 10 năm nhưng chi phi thực hiện các chương trình là 1,700 tỷ, ngân sách vẫn thiếu hụt.
Sáu Thủy ngồi im chẳng nói gì. Hai Sơn cũng im lặng, một lúc hắn tiếp tục. Bây giờ thì giọng hắn trầm xuống :
- Ông có biết, kinh tế Mỹ phục hồi một phần cũng nhờ vào quyết tâm của Ngân Hàng Trung Ương ( Federal Reserve Bank ) vớI Chủ tịch thiên tài Alan Greenspan đã cố gắng kềm giữ lãi suất thấp nhất trong vòng 40 năm qua, do đó mà lạm phát cũng ở mức thấp trong khi phải tiến hành hai cuộc chiến tranh chống khủng bố. Muốn vậy chánh quyền Bush đã phải giảm lãi suất đến 11 lần trong vòng có hai năm. Lãi suất thấp là yếu tố kích thích rất mạnh cho giớI đãu tư sản xuất, sẳn sàng vay nợ làm ăn trong sản xuất cũng như trong kinh doanh dịch vụ xây cất, mua bán nhà cửa. Còn những ngườI nghèo làm công ăn lương như tôi và ông thì thế nào " NộI chuyện vay nợ mớI để trả nợ cũ, danh từ chuyên môn gọI là refinance, là tái tài trợ đó, mỗI tháng tôi tiết kiệm được cho ngân sách gia đình hơn 500 đồng, số tiền nầy là lớn lắm đối vớI những gia đình thu nhập thấp như tôi và ông. Ông có đồng ý không ông Duy Nhân "
Tôi chỉ muốn ngồi nghe, không ngờ Hai Sơn hỏi. Tôi phải lên tiếng, không phải để trả lời mà chỉ gợI ý, thăm dò :
- Việc hạ lãi suất tiền vay có lợI không riêng cho giớI nào mà mọI ngườI đều được hưởng. Đây là một biện pháp tài chánh hiệu quả đang vực dậy được nền kinh tế. Có phải không Sáu Thuỷ " Tôi có ý chuyền quả bóng lại cho Sáu Thủy. Vậy mà hắn cứ làm thinh. Hai Sơn lại nói. Bây giờ thì giọng ông dịu hẳn đi :
- Thời gian qua chánh quyền Bush kiện toàn được nền giáo dục trẻ em và tháng 12 năm 2003 ban hành được đạo luật trợ cấp tiền thuốc cho ngườI gìa đến 500 tỷ trong 10 năm, mà nhiều đờI Tổng Thống không làm được, nhưng Kerry cũng bỏ thăm chống lại. Đến đây thì tôi xin hết ý kiến và giơ hai tay chịu thua Ông Kerry thôi.
Khi Hai Sơn đưa hai tay lên tưởng đâu câu chuyện giữa hai ngườI đã kết thúc. Không ngờ Sáu Thuỷ lại lên tiếng :
- Sở dĩ Kerry bỏ phiếu chống lại phúc lợI thuốc có toa cho ngườI già vì cho là luật đó làm lợI cho các hãng thuốc tây và các tổ chức điều quản y tế HMO. Ông Kerry đã hứa trong nhiệm kỳ đầu ở chức vụ Tổng Thống ông sẽ giảm 50% số 500 tỷ thâm thục ngân sách đồng thờI sẽ chi mỗI năm 72 tỷ giúp bảo hiểm y tế cho 27 triệu ngườI trong số hơn 40 triệu không có bảo hiểm y tế, và sẽ mang lại 10 triệu việc làm trong 4 năm.
Cho tới bây giờ Hai Sơn mớI có một nụ cườI :
- Đó chỉ là lờI hứa suông thôi ông bạn ơi. Kerry đâu có đưa ra được biện pháp nào, và nói rõ bằng cách nào ổng thực hiện được điều đã nói.Thật ra, nếu có phép lạ đưa Kerry lên làm Tổng thống thì nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng rồi, ông cũng chẳng cần hứa hẹn gì cả. Có phải không ông Duy Nhân " Sao ông không có ý kiến gì hết vậy " Bộ ông là kẻ cả, Chúng tôi nói chuyện để ông ngồi đó cườI thôi sao "
Bây giờ đến lược Sáu Thủy:
- Phải rồi đó. Giữa Ông Bush và Kerry thì ông chọn ai " Ông nghĩ gì về cuộc bầu cử quan trọng sắp tớI "Chánh kiến ông thế nào, nói ra cho mọI ngườI biết đi chớ !
Bổng dưng hai ông xúm lại tấn công tôi, lôi tôi vào cuộc tranh chấp chức vụ Tổng Thống Hoa kỳ, điều mà tôi không muốn. Để câu giờ, tôi nói :
- Các ông hãy thư thả, để tôi đi châm tiếp bình trà mang lên rồi chúng ta tiếp tục, cuộc bầu cử còn tớI bảy tám tháng nữa cơ mà.
Khi mọI ngườI uống xong tuần trà, không biết là thứ mấy, tôi mớI phát biểu :
- Theo tôi thấy thì cho đến nay, chưa có gì để chứng tỏ được Kerry là ngườI có khả năng về kinh tế cũng như tư cách để làm Tổng Thống Mỹ, lảnh đạo cả khối Tự do để đương đầu có hiệu quả vớI khủng bố.Tôi không phải là ngườI bảo thủ, cũng không có truyền thống mộ đạo ky tô, nhưng tôi ghét hippi, chống phá thai và không ưa bọn gay, bọn đồng tính. Chỉ riêng quan điểm nầy thì tôi ủng hộ ông Bush. Nhưng còn lý lẽ mà Bush đưa ra để tấn công Iraq vẫn chưa thuyết phục được tôi. Do đó, tôi vẫn còn phân vân...VớI tư cách là ngườI chịu ơn nước Mỹ, là công dân nước Mỹ, tôi hay Hai Sơn, Sáu Thủy đều phải vì nước Mỹ, ủng hộ mọI chánh sách có lợI cho nước Mỹ mà bất cứ ông nào lên làm Thổng Thống cũng phải theo đuổI, vì đó là thế chiến lược lâu dài, trong đó có vấn đề Việt Nam. VớI tư cách là ngườI Việt Nam, ai cũng có nguyện vọng muốn cho ở quê nhà có Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cũng như sớm thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu do Cộng sản gây ra. Chúng ta cần phải phải nêu những tâm tư, nguyện vọng đó ra cho các ứng cử viên Tổng Thống biết. Nhưng nó sẽ được vận dụng như thế nào là tuỳ cái nhìn chiến thuật của từng vị Tổng Thống, nhất thiết nó không thể nào đi ngược lại sách lược chung toàn cầu của Mỹ được, trước đây cũng vậy, mà bây giờ cũng vẫn vậy thôi. Chúng ta không thể nào áp lực lên một Tổng Thống Mỹ phải chống Cộng theo kiểu của ta, phải hành xử như ta mong muốn. Có lẽ vì vậy mà chúng ta đi biểu tình chống tuyên truyền văn hóa vận Cộng sản, chống các ca sĩ bên nhà sang đây trình diễn mà không có ai biểu tình chống Tổng Thống Bush tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Việt cộng cả ! Tôi thì đang suy nghĩ, và có lẽ không ''mặn mà'' lắm vớI những vụ biểu tình nhân danh cộng đồng ngườI Việt để hoan nghênh ứng cử viên nầy, đả đảo ứng cử viên kia. Mặc dầu đó là quyền phát biểu của mọI công dân ở xứ Tự do, Dân chủ, nhưng theo tôi, đó không phải là cách bày tỏ hiệu quả và tế nhị mà rất có thể bị hiểu lầm và bất lợI, chẳng biết phải ăn nói làm sao, nếu như ngườI mà ta đã đảo hôm nay sẽ đắc cử Tổng Thống. Cái khó của ngườI Việt mình ở Mỹ hiện nay là trong một con ngườI mà có hai tính cách. Một là tính cách công dân Mỹ, hai là tính cách ngườI Việt tị nạn yêu nước. Làm thế nào để cho hai tính cách nầy hoà hợp, không mâu thuẩn nhau, nhất là trong cách thể hiện, là một điều chúng ta cần suy nghĩ. Như các ông thấy đó, có những ứng cử viên Tổng Thống và đảng đối lập mị dân, hứa lèo, bất chấp và bóp méo những nguyên tắc kinh tế căn bản, có những kẻ, trong lúc vận động cho gà nhà của mình thì đặt quyền lợI đảng phái lên trên quyền lợI đất nước, sỉ vả chửI bới nhau một cách thậm tệ hàm hồ, biến đối lập thành kẻ thù, làm thương tổn đến uy tín nước Mỹ, kể cả thể hiện hận thù cá nhân một cách điên khùng nhất, chẳng hạn họ nói ''bất cứ tay mơ nào được bầu làm Tổng thống cũng được, ngoại trừ George W. Bush'' (anyone but Bush), kể cả dùng những lờI lẽ của kẻ du côn, thất học ngoài sức tưởng tượng để mắng nhiếc cả một giòng họ đạo đức, tiếng tăm vào bậc nhất nước Mỹ : Bush cha hay Bush con cũng thế, chỉ có một nhiệm kỳ mà thôi (like father like son, only one term) Có ngườI nói, đó chính là mặt yếu của thể chế Tự do, Dân chủ. Tôi thì nghĩ khác, tôi cho đó là sự lạm dụng Tự do, Dân chủ, như người ta thường lạm dụng những gì tốt đẹp nhất mà thôi. Chính chế độ Tự do, Dân chủ mớI cho ta những sinh hoạt sinh động và lý thú (mà trong chế độ Cộng sản, ngườI ta có suốt đờI nằm mơ cũng không bao giờ thấy được) chẳng hạn như khi chúng ta đang nói chuyện như thế nầy đây, vì quá nhiệt tình bảo vệ lý tưởng của mình mà bão tố có thể nổi lên, nhưng đó chỉ là bão tố trong tách nước trà mà thôi!
Khi tôi đang phát biểu thì Bà xã nhà tôi đi chợ cũng vừa về tới. Thấy ba chúng tôi đang quay quần ở chiếc bàn tròn, Bà hỏi chúng tôi bàn chuyện gì mà có vẻ quan trọng vậy. Tôi nói, đang bàn chuyện bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Nhân tiện tôi hỏi Bà sẽ bầu cho ai vào ngày 2 tháng 11 sắp tới. Và đây là câu trả lời của bà:
- Có lẽ giống như đa số giai cấp trung lưu ở Mỹ, em sẽ không đi bầu vì ông nào lên làm Tổng thống, đảng nào cầm quyền thì nước Mỹ cũng vẫn vậy, còn chúng ta thì vẫn tiếp tục đi cày cho đến chết mà thôi. Nếu đến ngày đó mà cảm thấy thích đi bầu thì em sẽ bỏ thăm cho ứng cử viên nào, nếu không còn đẹp trai thì sẽ chọn bộ mặt nào tương đối sáng sủa, có vẻ tự tin, phong độ và tư cách, để cho làm Tổng Thống. OK"

DUY NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,238,431
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến