Hôm nay,  

Mẹ Tôi

10/05/200400:00:00(Xem: 123307)
Người viết: MAI NGUYỄN
Bài số: 535-1073-vb7080504

Tác giả Mai Nguyễn, cư trú tại Garden Grove, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Nhân ngày lễ Mẹ đang tới, bà góp thêm một bài viết ngắn.
*

Khi còn bé tôi rất nao nức mong chờ Tết đến để được nghỉ học, được mặc quần áo đẹp, được tiền lì xì. Nhưng từ khi nhìn thấy vết nhăn hằn trên trán mẹ ngày càng nhiều thì tôi không mong đến Tết nữa.
Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang, ngày tôi xa mẹ tôi càng gần.
Tiếng hát trầm ấm thiết tha của ca sĩ Chung Tử Lưu làm tôi rưng rưng nước mắt, tôi không dám nghĩ đến một ngày nào đó mẹ tôi không còn ở bên cạnh tôi nữa. Mẹ là tất cả của đời tôi.
Mẹ sanh ra tôi nuôi tôi lớn khôn. Khi tôi còn là em bé mẹ chăm chút mớm cơm cho tôi ăn, dỗ giấc ngủ cho tôi. Mẹ sung sướng mỉm cười khi thấy tôi khỏe mạnh. Mẹ buồn bã chăm lo thuốc thang ngày đêm cho tôi khi tôi bị bệnh. Khi tôi đã lớn khôn mẹ răn bảo, chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho tôi hiểu.
Hồi ở quê nhà mẹ tôi chỉ biết thêu thùa, may vá, nội trợ và chăm lo dạy dỗ tôi nhưng sau cuộc chiến mẹ phải tảo tần buôn bán ngược xuôi , Kếm sống để nuôi gia đình và lo tròn bổn phận con dâu.Lao lực trong suốt mấy chục năm dài đã làm mẹ càng ngày càng gầy guộc. Biết vất vả, gian nan, cực khổ nhưng mẹ không một lời than thân.


Qua đến được bên này, mẹ tôi phải cố gắng khó khăn biết bao mới hội nhập được vào dòng chính của xã hội này và bà phải đi làm đủ các việc để lo cho em tôi ăn học sắp ra trường, ngay cả việc chăm sóc dạy dỗ các cháu, không ai hiểu và biết lo lắng cho con mình bằng mẹ cả. Chúng tôi có như hôm nay cũng là nhờ công lao của mẹ. Nguồn sức mạnh đã giúp cho mẹ tôi vượt qua nhiều gian nan thử thách là do nền tảng đạo đức về nhân phẩm và tâm linh mà mẹ tôi đã được hấp thụ.
Giờ đây nhìn mẹ càng ngày càng già thêm tôi rất thương và thương mẹ nhiều hơn. Những ai đã làm mẹ, đang làm mẹ và những ai có mang nặng đẻ đau, có nuôi nấng dạy dỗ con mình, có thức khuya dậy sớm, lúc trái gió trở trời thì mới thấy được lòng mẹ bao la và cao cả.
Bây giờ tâm nguyện lớn nhất của tôi chỉ mong mẹ tôi luôn luôn mạnh khỏe để ở mãi mãi với con cháu và để tôi có cơ hội đền ơn trả hiếu cho mẹ, dù cho tôi có trả suốt đời cũng không bao giờ trả hết công lao đã nuôi nấng và dưỡng dục của người.
Những ai cảm thấy mình chưa làm tròn bổn phận làm con của mình thì hãy nhớ lấy câu:
Khi mẹ còn thì không biết quý
Khi mẹ mất đi, hối đã muộn màng.

Mai Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến