Hôm nay,  

Học Sinh Trường Hùng Vương Và Ngày Giỗ Tổ

28/04/200400:00:00(Xem: 121038)
Người viết: BÙI ÁNH TUYẾT
Bài số: 526-1064-vb3270404

Người viết: Bùi Aùnh Tuyết, 47 tuổi, cựu học sinh Trường Trung Học Hùng Vương Sài Gòn; Hiện định cư tại thành phố Milpitas, bắc California; Nghề nghiệp: Document Control Specialist, Bentek Co. Ltd. Là độc giả Việt Báo từ năm 2000, bà Tuyết đã có một số bài tham dự Viết Về Nước Mỹ các năm trước. Sau đây là bài viết mới của bà nhân mùa giỗ tổ Hùng Hương.
*

Bây giờ tôi mới có dịp nhìn lại khoảng thời gian dài đã qua; trong đó, bao nhiêu băn khoăn trước ngày giỗ tổ Hùng Vương, nay đã trở thành những kỷ niệm đẹp nhất của đời người.
Nhớ lại 13 năm về trước, tháng 4 năm 1990 ở Sài Gòn. Lúc ấy, dù thật khó khăn, nhưng số bạn bè còn giữ liên lạc đã tổ chức được cuộc họp mặt vào đúng ngày giỗ tổ Hùng Vương. Đó là lần đầu tiên được ngồi với nhau sau biến cố tháng 4 năm 1975. Tôi tin rằng những bạn bè hôm đó đều có chung suy nghĩ, ngoài ý nghĩa kỷ niệm một thời đèn sách dưới mái trường thân yêu, buổi tiệc đơn sơ ấy còn là sự trở lại của những điều tốt đẹp trong chúng tôi: Tôn sư trọng đạo và luôn nhớ ngày giỗ tổ.
Bồi hồi nhớ lại khung cảnh hôm đó; đa số khách mời đến rất sớm. Mấy đứa con trai xăng xái phụ lặt rau, dọn dẹp, chuẩn bị chỗ ngồi dưới đất. Mấy đứa con gái trổ tài nấu ăn, trang trí. Thực đơn gồm ba hay bốn món đặc sản gì đó: gỏi ngó sen, tôm lăn bột chiên...
Tiệc dọn xuống, gần ba chục đứa cùng ngồi xuống hai bên. Buổi hôm ấy còn có cô Thủy, có cả Quyền ở Mỹ về. Chính tới lúc đó, tình cảm bên nhau thật sự lắng đọng trong từng người. Tôi được dịp ngắm những khuôn mặt còn ở lại, tôi nhớ đến những khuôn mặt đã ra đi, nhớ thầy cô cũ, và nhớ. Cảm động quá, mắt nhiều đứa đỏ hoe. Rồi cầm đũa mời nhau thưởng thức cây nhà lá vườn, rồi chuyện trò nở ra như ngày nào, rồi hẹn nhau sẽ lại gặp mặt vào năm tới cũng ngày nầy.
Trong tôi dường như đã có lại sự ấm áp ngày nào; sợi dây thân ái giữa thầy trò giữa bạn bè như được thắt thêm vào một mắt gút thân ái. Tin về buổi họp mặt được những người có mặt buổi ấy thuật lại cho các thầy cô bạn hữu gần xa. Hai chữ truyền thống dường như đang được nhiều bàn tay tô đậm lại từng ngày. Đó là sự góp sức đầy tình nghĩa của các bạn: Mến, Sơn, Diễm, Hồng, Hương, Điễm .. và nhiều bạn khác nữa. Đó là những tấm lòng luôn nhớ đến công ơn đào tạo của quý thầy cô giáo Trường Trung Học Hùng Vương.
Làm sao quên được sự trân trọng về ý nghĩa ngày họp mặt của người thầy khả kính: cố giáo sư Lê Văn Bằng. Đó là lần mà gần bốn chục học sinh được thầy Bằng mời về thăm quê của thầy ở Gò Đen, Long An. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại hình ảnh cảnh đồng quê xanh ngát với tình thầy trò đằm thắm vẫn rõ nét trong lòng tôi như ngày nào. Trên mấy chiếc bàn tươm tất, một thực đơn trang trọng được người nhà thầy Bằng bày dọn thật đẹp. Đó không phải là một bữa ăn thân mật tại nhà hay một bữa tiệc cỡ trung tại nhà hàng, nhưng là một buổi chiêu đãi khách quý của người chủ nhà hiếu khách. Những tiếng cười bay cao ngất trong một buổi chiều không quên. Mỗi năm cứ đến ngày họp mặt lại bâng khuâng nhớ đến người thầy yêu quý.
13 năm 26 lần họp mặt. Tôi chẳng còn nhớ nổi số địa điểm tổ chức. Mỗi lần gặp lại nhau nhân ngày giỗ tổ, thầy trò bạn bè lại cùng tay trong tay, cùng nhắc lại chuyện ngày cũ, thế là kỹ niệm xưa lại rạt rào sống lại, lòng ai cũng rưng rưng. Thiêng liêng làm sao, tên gọi của ngôi trường thân yêu được thừa hưởng danh hiệu của vị vua đầu tiên dựng nên đất nước Việt Nam. Ngày họp mặt hàng năm đã trở nên dấu ấn truyền thống trong trái tim của mọi người.
Hồi còn ở Việt nam, tôi nhớ đã đón tiếp khá nhiều bạn hữu từ Mỹ, từ Uùc, từ Canada về lại thăm quê hương. May mắn cho đứa nào về nhằm đúng kỳ họp mặt. Những là Quyền, Phúc địa, Hoà (Orange County, CA)... Nhờ thế mà biết thêm, ở nam California, các bạn nói trên cũng tổ chức các cuộc họp mặt hàng năm nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương. Ngôi nhà của Quyền đã trở thành “điểm hẹn lịch sử” của học sinh Hùng Vương ở nam California. Nhiều năm qua, cứ đến tháng 4 là bạn bè cùng lớp, bạn bè khác lớp, từ Little Saigon xuống tới San Diego đều tập trung về nhà Quyền. Mỗi lần như thế, cuộc vui hàn huyên giữa thầy trò, giữa bạn bè kéo dài từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau.
Năm đầu tiên sang Mỹ định cư tôi được các bạn ở nam California sắp xếp về họp mặt. Thật là vui khi nghe bạn hữu khen ngợi Quyền may mắn có được người vợ giỏi. Quế, vợ Quyền, rất khéo tổ chức và tế nhị trong chiêu đãi. Bên cạnh Quyền còn có những bạn học từ lớp đệ thất: Hoà, Phúc địa, Vinh, Dũng ... là những cộng sự nhiệt tình đã giúp cho cơ hội họp bạn nhân ngày giỗ tổ càng thêm thành công.


Niềm vui gặp gỡ thầy cô bạn bè ở nam California, niềm vui gặp gỡ thầy cô bạn bè hồi còn ở Việt Nam, vẫn băn khoăn lơ lững, vẫn chưa được trọn vẹn. Tôi được cho hay, còn nhiều thầy cô giáo và bạn hữu khác đang định cư ở nhiều nơi trên đất Mỹ. Gần nơi tôi ở, thành phố Milpitas, là San Jose của thung lũng Silicon, xa một chút là Texas, Oregon, xa hơn nữa là North Carolina, Washington. Những bạn bè và thầy cô của tôi đang sinh sống đây đó vẫn chưa một lần được gặp lại chúng tôi ở đây. Tôi biết mọi người đều rất nhớ nhau. Nỗi nhớ ấy cứ như xoay xoay từng ngày trước mắt, làm sao có thể có điều kiện để tổ chức một cuộc họp mặt không thiếu sót một ai"
Thế rồi cơ hội đã đến. Hoà râu, trong cuộc họp mặt giỗ tổ Hùng Vương năm 2003 tại Orange County cho biết, thầy Trần Văn Phong, cựu Giám Học Trường Trung Học Hùng Vương Sài Gòn, hiện đang sống tại thành phố Milpitas. Tôi cũng ở Milpitas, nhưng do cuộc sống bị xoay vần nên chẳng hề hay được người thầy đáng kính ngày nào, hiện đang là một nhà kinh doanh có tiếng tại địa phương.
Tôi thật không thể nào diễn tả được sự vui mừng sau buổi gặp mặt thầy Phong. Sau mấy chục năm, cũng dáng dấp con người mô phạm với tấm lòng nhân hậu, cũng nét sôi nổi và đầy sốt sắng với công việc chung đã trở thành thói quen đáng mến. Thầy của chúng tôi vẫn còn đó với nguyên vẹn ý nghĩa. Và chỉ thoạt nghe tôi gợi ý, thầy Phong không một chút do dự trong việc nhận bảo trợ kinh phí cho một buổi tiệc hội ngộ các cựu giáo viên và học sinh Hùng Vương.
Hơn sáu mươi người đến với nhau. Hơn sáu mươi thầy cô và học sinh Trường Trung Học Hùng Vương từ San Diego, Orange County .. ngược lên .. từ Oakland, San Jose... xuôi xuống. Con số vượt ngoài dự liệu của buổi gặp mặt đầu tiên. Một danh sách khách tham dự được ghi rõ trên quyển sách vàng được đặt trên bàn tiếp tân tại Nhà Hàng Thành Được, Milpitas. Các bạn các thầy cô không thể về dự cuộc vui cũng gọi điện thoại chúc mừng.
Tôi nghe như không khí ngày hội năm nào ở quê hương cũ như đang cười tươi trên nét mặt từng người. Tôi ngây ngất bởi nhiều giọt nước mắt đang ngập ngừng lăn xuống vì xúc động. Sau nhiều năm tạm chia tay, nay những thầy cô quý mến của tôi lại được dịp ngắm nhìn một thế hệ học sinh Hùng Vương thành đạt trên đất Mỹ. Tôi nhớ trước đó mấy ngày, các bạn ở Nam California đã thông báo cho các bạn ở Sài Gòn, Việt Nam, về ngày giờ địa điểm tổ chức họp mặt nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương ở Milpitas, California.
Gần đến giờ hẹn ai cũng náo nức. Mình sẽ gọi về bển trước, Hoà râu nói. Niềm vui tưởng như sắp được bay bổng. Đứng đấy tôi nghe được chung quanh nhiều cuộc điện đàm giữa các thầy cô bên nầy nói chuyện với các thầy cô đang còn ở bên ấy. Tôi nghe rõ từng lời hỏi thăm, từng lời an ủi, từng lời hứa hẹn. Chẳng một người nào trong chúng tôi có thể đè nén nổi những cảm xúc không tên đang dâng trào. Oâi bao nhiên năm mơ ước được nghe tiếng nói của nhau nay đã trở thành hiện thực. Chiếc cầu nối giữa tình thầy trò, giữa tình bạn cùng trường đã được xây dựng lại. “Thời điểm lịch sưử” của một thế hệ Trường Trung Học Hùng Vương Sài Gòn xa quê hương đã được trân trọng đánh dấu.
Tôi muốn ghi thêm một chút về e.mail của Mến từ Việt Nam gởi sang cách đây không lâu: Kim Dung sang Đức nhận xác em trai. Ra đi thiếu tiền. Xin nhờ các bạn bên nầy hỗ trợ.
Mọi người cùng điện thoại nhắn với nhau. Các thầy cô, các bạn cùng lớp, các bạn không cùng lớp, ai hay tin cũng đều đóng góp nhanh chóng. Một số tiền không lớn được chuyển sang cho Thanh (Pháp). Thanh đích thân lái xe sang Đức gặp Kim Dung. Món tiền của bạn bè thầy cô ở Mỹ được trao tận tay cho người bạn gặp cảnh không may. Thanh nói qua điện thoại: "...nước mắt Kim Dung tuôn chảy."
Sự hỗ trợ kịp thời của thầy cô bạn bè đã giúp Kim Dung thanh toán những gì từ người em trai bất hạnh còn để lại.
Ngày họp mặt hàng năm đang đến gần. Năm nay, các thầy cô và bạn hữu của tôi chọn Milpitas làm “điểm hẹn lịch sử.” Sẽ được gặp nhau tại Nhà Hàng Thành Được, Milpitas, California. Chắc chắn con số tham dự ngày giỗ tổ Hùng Vương truyền thống của giáo viên và học sinh Trường Trung Học Hùng Vương Sài Gòn sẽ đông hơn. Ai cũng đang náo nức, tôi tin như vậy. Tôi vừa mới nhận được tin vui, thầy Hiệu Trưởng từ Canada sẽ bay sang với chúng tôi.

Bùi Ánh Tuyết

Ý kiến bạn đọc
24/07/201818:53:27
Khách
Minh hoc lop 12A2, tot nghiep nam 1979. Minh hien o San jose, California. Cac ban nao hoc thoi gian nay xin lien lac voi minh nhe. Xin chi Anh Tuyet cho biet chuong trinh hop mat cua hoc sinh Hung Vuong moi nam. Minh rat muon tham gia. Xin lien lac [email protected].
15/07/201717:06:40
Khách
Minh ten la Nguyen Thai Thu Dung. Tim cac ban hoc 9A4 va 9A11 nam 75.
20/04/201723:57:22
Khách
Xin cho biết ngày họp mất của Truong lúc nào và ở Đâu? Và cho Trực xin số phone của người dài diễn trộng bạn tớ chúc để tiện hỏi thăm tin tin của thầy có. Cam on
17/04/201700:12:19
Khách
Cho Trực xin số sổ phone của chị Anh Tuyệt để hỏi về có giao đây Vẫn mà Trực quên tên rồi. Trúc cứng là một học sinh của trường Hưng Vương , hiện Trực đang ở Milpitas. Phone# 408 515 1333
22/03/201717:43:32
Khách
Lam on post hinh cac Thay Co hien con lien lac duoc .
Em la hoc sinh khoa 1981-1982.
20/02/201716:15:31
Khách
Mình nhớ tên Trịnh Bạch Phượng rất quen , niên khóa 1974 - 1975 thì mình học 10C, Lê Phương lan là lớp trưởng , Phượng là lớp phó, người hơi mập , nếu đúng thì mừng ghê lắm , gần 60 rồi, chỉ mong gặp lại bạn học ngày nào
20/02/201715:54:57
Khách
Trước đây mình học lớp Pháp văn P2, còn nhớ năm 9p2 thì thầy Lê Nhựt Hằng là Giáo sư hướng dẫn, Lê thị Mộng trinh là lớp trưởng , Lục Lệ Hoa là trưởng ban học tập , sau đó thì học 10C, mình và cẩm Tuyên rất mong tin các bạn, nhưng tìm hoài không thấy Hội cựu học sinh trường, mà ngày xưa thì không cò điện thoại như bây giờ nên không thể giữ liên lạc . Hôm nay tình cờ đọc bài báo này, hy vọng từ đây sẽ có chút tin tức , mail của mình [email protected] . chào mọi người và chúc hạnh phúc , hen một ngày tay bắt mặt mừng.
07/10/201621:26:36
Khách
Quan Kim Phung
Lam sao de kiem lai tat ca cac ban hoc o truong tu nam 1976 den nam 1980? Ban A Phap van.
Cam on
Kim Phung
14/07/201616:03:24
Khách
Rất mừng vui khi đọc mẫu tin Tuyết viết về ngày họp mặt Trường. Liên lạc Phượng nhé. 40 năm chưa gặp lại các bạn cùng lớp 12 niên khóa 1976
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến