Hôm nay,  

Little Saigon Năm 2099

13/04/200400:00:00(Xem: 123530)
Người Viết: KHANG VIỆT
Bài số: 516-1053-vb8110404

Người viết là một nhà báo kỳ cựu, hiện làm việc và cư trú tại Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là bài viết mới của ông.
*

Thư gửi bạn ở London,
Bây giờ Bắc Mỹ đã đổi giờ, thời gian mặt trời chiếu sáng ngày càng dài hơn, những bông hoa anh đào nở sớm ở miền nam California còn điểm những nét hồng tươi mịn trên cành thưa lá. Hai cây phía trước căn nhà mobile-home của bạn mình thật đẹp, đẹp hơn những cây khac quanh đây.
Chắc bạn lại sắp bảo "Sắp làm thơ đấy chăng" - chẳng dám.
Phải tự biết mình là ai chứ. Vả lại, làm thơ khó lắm, đâu phải là ráp chữ, chọn chữ cầu kỳ, chế vài chữ lạ, xuống dòng ngang xương, hay đánh dấu phẩy trước chữ cuối cùng của câu. Nước Mỹ sống thực dụng quá, việc mưu sinh luôn bận rộn, hồn thơ không dễ nảy nở. Mấy người anh em ở đây vẫn nói "nước Mỹ có thể sản xuất hàng trăm ngàn kỹ sư, bac sĩ mỗi năm, nhưng nhân số thi sĩ chắc là ít nhất thế giới, tính trên tỉ lệ dân số", không sai. Thi sĩ không là tên một nghề, không ai cấp giấy phép hành nghề. Chuyện ông râu kẽm đi Vietnam ăn Tết, ăn tiệc với các đảng viên CS cấp cao, đánh gôn với cựu Thị Trưởng Saigon, hop báo quay phóng viên nhà nước như dế, đã được bàn tán ồn ào vài hôm rồi cũng lắng xuống. Chẳng sao cả, mà là đề tài cho cac báo tiếng Việt và cac chương trình phát thanh, truyền hình, kéo dài lai rai chưa hết. Ông bạn thường gặp ở quán cà phê mỗi sáng phán một câu ngắn ngủi "có chuyện để hâm nóng, cũng tốt !". Warm-up thì cần lắm, sáng sáng tôi chọn cho mình cái bàn có nắng chiếu vào - vì ngồi ngoài hè, để hut thuốc, có gió. Ăn đồ Mỹ thì mau quen, nhưng lạnh thì chưa, và chắc là không bao giờ quen được - già rồi. "Điện" yếu rồi!
Người Viêtnam tị nạn xuất hiện tại vùng này đã ngót ba mươi năm. Tên Little Saigon có từ mười bẩy năm. Nhanh quá, bạn nhỉ" Năm nay, lại có thêm những tấm bảng chào mừng Little Saigon bên đường, ở cac ranh giới city. Sự phát triển của thủ đô tị nạn này phải nói là đáng nể - vài ngàn cơ sở buôn bán, từ tiệm ăn cho đến trung tâm y tế, nhà in, nhà báo - chỉ riêng phòng mạch bac sĩ là trên dưới năm trăm (toàn quận Orange, gồm đến 34 city, dĩ nhiên). Nhiều người nói là "bão hòa" rồi, nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý, bởi số tiệm ăm mở cửa suốt đêm đã tăng thêm - con số tôi biết và có thể đếm được là bốn. Trước kia, lỡ cần ăn đêm, chỉ có nhà hàng Mỹ ở goc đường Brookhurst và McFadden. Điều không ai tiên đoán được là chừng nào Little Saigon phát triển đến cực điểm, đến đỉnh parabol.
Nghe nói bạn chuẩn bị giao lại tiệm cho con để nghỉ ngơi, đi chơi đây đó, tôi thấy cũng phải - qua lục tuần rồi còn gì. Có nhớ, ở Vietnam trước ngày "đứt phim", tuổi hưu công chức là năm mươi lăm. Khi tới tuổi ấy, ông cụ mình xin lưu nhiệm ba năm. Đến luc phải nghỉ công sở, ông cụ cũng còn làm thêm ở ngoài vài năm. Như bạn biết, ba mươi năm sau ngày bỏ nước ra đi, số người gốc Việt đến tuổi hưu (tuổi ở Mỹ là sáu mươi lăm) đang tăng đáng kể - mấy ông cựu Tướng và cựu Bộ Trưởng thì qua tuổi hưu lâu rồi. Giờ đến lượt những người gần bốn mươi vào năm "trời sập". Nhiều người trong thành phần này dọn hẳn qua nam California. Dễ hiểu. Con cái học xong và sống độc lập, không còn ở chung, hoặc làm việc ở nơi xa. Thế là đôi vợ chồng già dò hỏi, di cư qua Little Saigon, nắng ấm, món ăn quê hương sẵn và rẻ, lại nhiều bạn bè, bà con xa gần. Cho nên, nhà tăng giá không ngưng, tưởng như sắp đuổi bén gót vùng San Francisco - San Jose. Chênh lệch giá nhà năm trước năm sau hơn lợi tức một năm của bác sĩ. Thế thì giỏi mua bán nhà đất, kiếm tiền khỏe. Khó tin thật - nhà trung bình là ba trăm bẩy mươi K. Nhà tiền chế bằng nhôm, thiếc mà cũng sáu bảy chục xấp thì có "hỗn" không. Mà thật, căn mobile-home tôi mướn một phòng năm chín tám đã tăng từ năm ngàn lên đến ba mươi ngàn - rao chỉ một hai tuần là bán được. Những người có nhà lại còn tự động tăng giá thêm nữa trong những giờ phút trà dư tửu hậu và lấy làm đắc ý là đã quyết định khôn ngoan khi liều xoay tiền cọc, mua nhà. Trâu chậm uống nước đục như tôi tủi thân quá.
Lúc này, các tiểu bang khac còn lạnh, nên bà con kéo nhau qua đây chơi khá đông - cac nhà hàng bán món ăn trung nam bắc không thưa khach. Thựïc khach từ cac tiểu bang xa là một phần đáng kể, mặc dù không ai làm thống kê để có thể biết là bao nhiêu phần trăm. Thỉnh thoảng, lại có tiệm mới rầm rộ khai trương - còn "lặng lẽ" dẹp tiệm thì ai biết đâu. Giới vốn lớn, mở chợ cạnh tranh cũng quyết liệt lắm, trước mắt thấy người tiêu thụ được mua hàng rẻ - rẻ nhiều lắm. Bầu, bí một tì mua được bốn, năm pao là rẻ quá rồi còn gì.
Chuyện Little Saigon ở đầu năm thứ tư của thé kỉ hai mươi mốt không chỉ có thế -có tin đồn không biết kiểm chứng vào đâu, rằng tay chân, bà con của đám "bên kia" đã bắt đầu xâm lăng nước cộng hòa Bolsa, "lấy thịt đè người" bằng tiền tham nhũng, tính bằng nửa triệu, vài triệu đô-la. Những người kể chuyện có vẻ thành thạo lắm, nhưng cũng chỉ... tới đó thôi.


Có luc nào cuộc sống ngừng thay đổi. Hãy nhìn đám mây trôi chầm chậm trên cao, không nhìn theo mươi phút thì đã biến mất. Cây cối mới trụi lá đó, đã lại đâm chồi, nở bông. Thoáng chốc, bọn mình đã tới và quá tuổi lục tuần, mà ở bên nhà năm mươi năm trước là "cụ" hết, ngồi chiếu trên, nếu còn ở bên kia Thái Bình Dương đâu còn được lăng nhăng như bọn mình bây giờ - mà nói theo cach Huế là "ba lơn". Cái phường Bolsa này, cái phố Little Saigon này, sẽ phải thay đổi, có điều là khó hình dung hai mươi năm sau khac gì, ba mươi năm sau còn dấu vết gì của thế hệ di tản.
Bạn có biết San Francisco" Không biết ở New York, Chinatown có từ bao lâu, biến đổi thế nào, nhưng phải nói rằng người Hoa ở San Francisco bám trụ không lay chuyển, hàng quán san sat với bảng hiệu bằng hán-tự. Còn những bà lão tám mươi, chín mươi, bó chân, "không thèm" biết một câu tiếng Anh. Nên nhớ, người Hoa đến California này từ khi khám phá mỏ vàng, tức là hơn một thế kỉ rưỡi rồi - họ làm công nhân đường sắt, sửa giày, giặt ủi, nấu bếp, bán chạp phô và cả... cầm đồ nữa. Vỉa hè hai bên đường Stockton luôn luôn chen kín dân da vàng, xen lẫn thiểu số da trắng mà đa số là du khach. Nhưng, phố Nhật ven đại lộ Geary chạy theo trục đông tây thì ngày càng teo ngắn lại, nếu không còn Peace Tower thanh thoát thì người nơi khac đến khó nhận biét là đâu. Phố Hàn, kế bên, đang lấn qua phố Nhật. Ở đầu phía tây đại lộ Geary ấy, phố Nga đang nổi lên, lặng lẽ.
Bạn ạ, tôi bỗng nhớ lại truyện "Ba người lính nhảy dù lâm nạn" của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Ước gì tôi có tài dựng truyện tương đương, để diễn tả cái cảnh mà tôi tưởng tượng, đại khái như thế này. Theo lý thuyết, với tốc độ nhanh hơn ánh sáng - điều này không biết bao giờ con người thực hiện được - bằng một cỗ phi thuyền nào đó, con người có thể nhìn thấy quá khứ hoặc thấy trước tương lai. Giả dụ bằng một kỹ thuật sóng gì đấy, bọn ta "xâm nhập" cac kênh thời gian - mỗi kênh là mười năm hay hai mươi năm. Tôi tưởng tượng về cái xóm Bolsa này năm 2099, tức là chín mươi lăm năm nữa - tương đương ba thế hệ. Tôi nói ba thế hệ vì tại Mỹ, người ta lập gia đình muộn hơn ở Việtnam, thời bọn mình. Chuyện giả tưởng kể thế này:
"Ba tiếng nổ inh tai cach nhau không lâu, như ba chiếc phản lực cơ vượt tường âm thanh nối tiếp nhau bay qua, tôi bỗng thấy mình đang đứng ở goc đường Bolsa - Brookhurts, nơi đầu thế kỉ có tiệm Seven Eleven, một bên hông là vườn dâu, hông bên kia là khu nhà condo dính liền khu mobile-home có tên bằng tiếng Tây Ban Nha. Ba khu ấy không còn nữa mà thay thế vào đó là Vietnam Heritage Plaza, goc trong cùng xa hai mặt đường là cao ốc năm tầng dành riêng cho người già không còn khả năng tự lo cac sinh hoạt cá nhân. Gần hai mặt đường là dãy nhà hình chữ L hai tầng gồm rạp hát, phòng triển lãm thường trực, một viện bảo tàng nhỏ, và cac cơ sở hội đoàn, vài văn phòng liên lạc với các công ty, cơ quan trong nươc. Phía gần đường Bolsa, đường hầm đi xuống trạm xe điện đi Los Angeles đã hoạt động từ nhiều thập niên. Đường xe điện này kéo dài qua khỏi San Francisco, tới Sacramento, thay thế các đường bay ngắn. Một lá cờ lạ, có bán ở cac tiệm, bên cạnh cờ vàng và cờ đỏ. Cờ của Vietnam bắt đầu xuất hiện trên trường quốc tế năm 2015, nền vàng, giữa là hai sọc, một xanh màu lá cây, một màu xanh biển. Lạ! bên cạnh có ảnh ông tổng thống, tên ba chữ. Tên giữa không phải là chữ lót thông thường đầu thế kỉ 21, mà là một dòng họ ghi lại những pha trộn chủng tộc. Mở sach almanac, mới biết ông tổng thống tuổi ngũ tuần có bà nội lai Tàu-Hi Lạp. Đời kế tiếp thêm chủng tộc Aán Độ. Đời bố mẹ có thêm máu Ba Lan. Trong ba chữ, có họ Trịnh. Nếu là họ Lý, họ Trần, có thể lầm. Trông ảnh, ông ta có nét tươi sáng, thông minh như chủ nhân Bill Gates của đại công ty Microsoft và dí dỏm như chàng Clinton. Tôi cảm thấy mình ngớ ngẩn, hoang mang, chắc cũng như Từ Thức năm nào…"
Chợt tỉnh dậy vì quen giờ làm việc mỗi đầu ngày, tôi mở máy PC. Tin trên báo Tháng Tư 2004 cho hay ông Ronald Mallet, giáo sư vật lý của trường đại học Connecticut nói tới khả năng dùng tia laser gây biến dạng không gian - ông Mallet tiên đoán "máy thời gian" sẽ cho phép chúng ta lùi về quá khứ, và nhìn thấy tương lai, cũng bằng kỹ thuật áp tia laser, mà chưa biết khi nào làm được.
Vậy thì, chuyện Bolsa năm 2099 như kể trên có thể sẽ xẩy ra đấy chứ. Ai cấm" Một tài năng gốc Việt (dù chỉ có hai mươi phần trăm DNA mũi tẹt da vàng như chúng ta) làm tổng thống Hiệp Chủng Quốc có gì là lạ. Một ông Nhật Bản làm tổng thống Peru đầu thế kỉ hai mươi mốt cũng là bình thường đấy thôi. Là người Việnam, dĩ nhiên, ai trong chúng ta chẳng muốn "ta là nhất".
Xin kết thúc thư ở đây. Hẹn bạn thư sau. Bolsa có nhiều chuyện để kể cho bạn nghe.

KHANG VIỆT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến