Hôm nay,  

Con Đường Sự Nghiệp: Lá Bùa Hộ Mạng

30/03/200400:00:00(Xem: 283746)
Người viết: CHÚC CHÂN
Bài số: 506-1043-vb7270304

Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, tự sơ lược tiểu sử: 18 năm làm kỹ sư, hiện làm nghề thợ săn việc.
Chúc Chân đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt, mỗi bài thường là một chuyện kể về những nhân vật tác giả có dịp gặp. Đây là bài viết đầu tiên theo lối tự sự, với nhân vật xưng tôi.

Phải thú nhận tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao khá sáng. “Con đường sự nghiệp” của tôi trôi trảy như bài học thuộc lòng “công cha như núi thái sơn….”.
Khi qua tới Mỹ, tôi phải làm lại từ đầu như hầu hết “baby boomer” đám con Việt Nam sinh sau ngày nam bắc phân tranh. Từ con số không với việc làm lương minimum wage lúc đó là 3 đồng một giờ, tôi bò lần qua “white colar” job và leo thang qua ngạch kỹ thuật.
Tôi đi qua hầu hết các nước Á Châu làm công chuyện cho công ty, đương nhiên tất cả chi phí do công ty đài thọ. Thượng vàng. Đi máy bay first class và business class với ghế bành rộng rải. Ở khách sạn năm sao sang nhứt xứ. Tôi là “customer” khách quí VIP, nên khi tới viếng được “supplier” tiếp hết mình, đải tiệc yến tưng bừng với những móm ăn đặc thù bản xứ.
Như có lần ở Osaka, tôi được mời đi ăn Tempura, dỉa đồ ăn gồm các món cải và đồ biển lăn bột chiên mà bây giờ khá thịnh hành ở Mỷ. Bàn ăn kiểu Nhật ngồi quì gối chung quanh một bậc gổ thấp. Sau khi chủ khách phân ngôi, thì bậc gổ tự động mở ra, bên dưới từ một hầm nhỏ từ từ nâng lên, trên một platform, ông đầu bếp ngồi bên chảo mở cùng tẩt cả vật dụng. Sau khi cuối đầu chào tất cả quí thực khách, Chef bắt tay vào việc bên những lát khoai lang mỏng, khoanh hành, những con tôm tươi. Khi “trình diển” màn nấu nướng xong xuôi và bày biện thức ăn hết sức mỷ thuật trên những cái dĩa sành cổ, Chef cuối đầu chào. Platform từ từ hạ xuống và bậc gổ khép lại.
Thực khách bắt dầu thưởng thức món tempura đặc thù Nhật Bản. Nhà hàng nầy nổi tiếng ở Osaka gần trăm năm và chỉ phục vụ khách hàng là những công ty “xộp” nhất thành phố.
(Ô. Tôi nên trở lại viết về đời sống ở Mỹ.)
Anyway…. Làm lâu lên lão làng. Tôi sau đó cũng hay than phiền “hit the glass ceiling”. Khi không còn bậc thang nào để leo lên bên ngạch kỹ thuật, tôi bắt đầu bò qua ngạch “quản trị” và bước tới khá trôi trảy. Ông xã tôi chào thua và bảo rằng tôi điếc không sợ súng.
Dựa hơi công ty cuộc đời tôi lên hương như diều gặp gió.
*

Con đường sự nghiệp của tôi thật ra bắt đầu ở ngôi trường Sơ Cấp Chợ. Ngôi trường không tàn tệ như ngôi trường làng trong chuyện Cỏ Non của Lê Tất Điều thỉnh thoảng được con heo của lối xóm tới viếng.
Trường tôi có mái ngói cũ rêu đen vá lấp, vách phong tô quét vôi ngà vàng loang lổ, và vỏn vẹn chỉ có ba gian lớp học. Một vòng hàng rào bằng cây me keo trái chát ngắt bao quanh thỉnh thoảng có những con chó đi rong chui vào qua lổ chó chạy vào. Cái sân đất nện trước dảy lớp để sắp hàng chào cờ mỗi buổi sáng cũng là sân chơi giờ giải lao cho đám học trò ngờ nghệch. Trường thuộc thị xả, nằm đối diện tòa hành chánh xã. Về sau khi chiến tranh leo thang hành chánh xả dọn đi nhừng chổ cho Ty Thông Tin của tỉnh lỵ.
Trường chia làm hai buổi dạy sáu lớp, từ lớp một cho tới lớp ba do cô Một (thứ mười một trong gia đình), cô Tư và cô Mai dạy buổi sáng. Cô Vỉnh, Cô Năm và thầy Hó dạy buổi chiều. Chồng cô Vĩnh về sau được TT Thiệu chọn vào tối cao pháp viện. Tôi kể nhiều về các giáo viên. Ở tỉnh lỵ tôi lớn lên “một nơi ai cũng quen nhau”.
Tôi nhớ ngày đi học đầu tiên trong đời ở ngôi trường Sơ Cấp Chợ. Mùa hè năm đó tôi được cho theo học lớp hè do anh học sinh vừa đậu tú tài một dạy kèm trong xóm trước khi năm học bắt đầu. Thả long rong, tôi đi theo anh tôi kế bắt dế hay đá cá xiêm thì hết duyên con gái.
Hết hè năm đó thì tôi đã rành rọt i tờ, vần xuôi, vần ngược. Hôm khai trường cô tôi đưa tôi đi học. Cô đưa con cô hơn tôi 1 tuổi đi học nên tạt ngang đưa tôi luôn. Ký ức của tôi còn ghi lại căn lớp học chật thích những bàn gổ sắp thành ba dảy dài, lốn nhốn hơn năm mươi đứa trẻ nao nức trong ngày đầu đến trường. Cô giáo thì bâïn bịu lo ghi danh, điền tên học sinh vào sổ học bạ, duyệt xét bản khai sinh và sắp chổ ngồi cho học trò.
Tôi nhớ mình là đứa trẻ cuối cùng được sắp chổ trong lóp. Trouble maker. Cô giáo nhìn tôi, vốn thân nhỏ hơn tuổi, khai sinh không thể lầm được. “Sáu tuổi, xin lổi bà dắt cháu về đi, phải bảy tuổi mới vô lớp năm được”. Tôi nhìn xuống dảy bàn lố nhố , mấy đứa bạn cùng xóm, cùng lớp học hè với tôi dang hãnh diện tươi cười và “chẻm chệ” ngồi trên cái băng ghế gổ xiu vẹo. Tự nhiên chân tôi chôn cứng trên cái nền xi-măng căn lớp năm trong ngôi trường Sơ Cấp Chợ hôm đó, không ai lay chuyển nổi.
Không biết vì nhừng giọt nước mắt lưng tròng của tôi đã khiến cô Năm hôm đó cảm động hay vì cô không có nhiều thì giờ trong một ngày bận bịu nhất trong năm. Cô giải quyết vấn đề khá mau lẹ và công bình. “Thôi được, em phải đánh vần cho cô nghe, nếu được thì cô nhận”. Cô bắt đầu bằng nhừng chử trong bảng mẩu tự, rồi thử qua vần đôi, rồi vần kép. “Chữ nghĩa” trong tôi cứ tuôn trào “lai láng”. Nhìn nhừng đứa trẻ cao long nhong ngồi dảy bàn cuối, với mớ tóc chôm bôm, ổ chí cô phải trông , rồi cô nhìn lại tôi đang háo hức “thi tài” Cô Năm nhận tôi vào lớp năm bỏ qua hết luật lệ.
Ngôi trường tiểu học duy nhất trong tỉnh lỵ nhận học sinh từ lớp năm đến lớp nhất và tất cả học sinh chuyển từ những trường sơ cấp (lớp ba) trong thị xả và các xả lân cận. Trường được thiết kế hồi thời Tây thuộc địa xa xưa, nhưng đến năm tôi lớn lên vẫn không thay đổi. Chỉ củ kỷ hơn. Trong khuôn viên bao bọc bốn dảy lớp học chia thành hai trường. Trường Nam Tiểu Học Tỉnh lỵ và Trường Nử Tiểu Học Tỉnh lỵ. Dảy lớp được cất trên một nền cao, nóc lợp ngói, vách phong tô như hầu hết các cơ sở công cộng khác do Pháp xây cất. Qua bao nhiêu năm chỉ được tu bổ cầm chừng. Chính phủ nghèo không có ngân sách chỉnh trang, ngôi trường đi xuống. Chỉ có mấy cái sân cỏ và bờ rào me keo là được cắt vén tươm tất. Cây phượng già trước cổng trường sau những cơn mưa dầm nhiệt đới , trổ bông đỏ ối mấy tháng hè.
Những năm tiểu học của tôi vào thời Đệ nhất Cộng Hòa. Lúc đó chiếc áo dài cổ trẹt kiểu ”bà cố vấn” rất thịnh hành và những tiệm uốn tóc trong tỉnh lỵ bới những mái tóc “ổ quạ” cho các cô rất khéo. Dãi nhựa Viêt Nam nhạc thời trang đã phổ biến. Ở Sài gòn, nhạc Twist đã được du nhập. Thế mà khi những cơn mưa đầu mùa ào ào trút xuống ngôi Trường Tiểu Học Tỉnh lỵ, nước tràn lên sân ngập tới nền lớp.Và cá, vâng cá, cá theo con rạch nhỏ ăn thông qua rảnh mương khơi dọc trước dảy lớp lội tới thềm.
Sang trung học, tôi học ở ngôi trường công lập duy nhất trong vùng bao gồm 4 quận (county), quận châu thành và ba quận lỵ lân cận . Trường có từ lớp đệ thất (lớp 6) đến đệ nhất (lớp 12). Học sinh phải qua kỳ thi tuyển, mới được vào. Nếu không trúng tuyển thì “Tương Lai” sáng lạng chờ đón. Tương Lai là trường tư thục do một nhà thờ công giáo điều hành.
Trường trung học công lập có được “lực lượng” giáo sư hùng hậu hơn, tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học sư phạm quốc gia. Nhưng trường ốc thì thuộc về xứ nghèo chậm tiến. Ba dảy lớp chính từ tàng tích “trăm năm đô hộ giặc Tây”. NămTôi vào trường, sau cái sân cỏ quanh cột cờ là hai ao bèo xanh tươi, gần bờ mớ rau muống nước thả rong, thỉnh thoảng được vớt cắt làm bửa canh rau đạm bạc cho gia đình bác lao công quét dọn trong trường. Sau Mậu thân 1968, trong chương trình Phát Huy Sinh Hoạt Học Đường, nhờ viện trợ đồng minh, hai ao rau muống được lấp lại để lấy đất xây thêm hai dảy lớp học.
Chiến tranh leo thang, khu vực chung quanh trường được bộ tham mưu sư đoàn 21 Bộ Binh và căn cứ đồng minh trấn đón. Những dây kẽm gai không những “quấn trên vùng phòng ngự”, mà còn ngự trị ngay trong tỉnh lỵ và là thử thách cho những tà áo dài trắng phất phơ của các cô học trò cố giử sao cho vạt áo khỏi vướng vòng kẽm gai.
Lớp đệ tam (lớp 10), tôi học ở dảy lớp nối dài mới cất thêm. Bên kia khung cửa sổ của lớp học sau hàng kẽm gai là bãi dáp trực thăng của bộ tham mưu. Lớp lợp tôn, nên “khi cơn mưa dầm kéo qua thành phố lạ”, thầy trò chúng tôi gấp sách lại “lắng nghe” tiếng mưa đổ ầm ì trên mái thiết. Ngày nắng đẹp, khi những chiếc trực thăng vô tình cất cánh hoặc hạ cánh, vị giáo sư già lớp Anh văn chỉ biết nhìn lủ học trò vội vàng kéo lại cánh cửa sổ để giữ những trang giấy không bị “cuốn the chiều gió”, cùng đám bụi mù quận lên theo cơn lốc và tiếng gầm của những con chim sắt.
Tỉnh lỵ nằm cận kề chót cùng của chữ S, nơi khỉ ho cò gáy, mặc dầu tôi chẳng bao giờ thấy khỉ hoặc cò. Khi cuộc chiến lan tràn trên bốn vùng chiến thuật, giao thông từ tỉnh lỵ lên Sài gòn rất khó khăn. Thành phố thì buồn thiu, không nơi tiêu khiển, không cả một quán cà phê để ngồi nghe nhạc tình TCS ngắm cô thâu ngân duyên dáng. Đổi về tỉnh lỵ dạy học không là nơi ai cũng uớc mong. Mặt dầu đám học trò ngây ngô rất chịu khó, trường không giữ được giáo sư lâu . Có Huyền Trân công chúa nào muốn ở lại Chiêm Thành"
Ngôi trường tiều tụy tuy vậy cũng hảnh diện là nơi dừng chân của nhà văn Thái Phương, giáo sư vạn vật lớp 11 và lớp 12, xuất sắc với bài giảng chu trình chất đạm và những câu chuyện tiểu thuyết đang được dàn dựng. Người nhạc sỉ tài hoa Vũ Đức Sao Biển đã sáng tác nhạc phẩm “Thu Hát Cho Người” trong những ngày chôn chân trong tỉnh lỵ. Giáo sư triết, tác giả đã trình bày bài hát nầy trong một “thính phòng” là lớp 12 ọp ẹp của chúng tôi.
Trường chỉ có 2 ban cho đệ nhị cấp (high school), ban vạn vật và ban toán. Sau khi xong lớp 11 và đậu kỳ thi tú tài 1, hầu hết các nữ sinh theo ban toán, đều đổi ban kéo về ôm quyển sách vạn vật dầy cộm ngồi tụng. Lớp đệ nhất ban toán thường chỉ có 1 hoặc 2 nữ sinh theo. Tôi vốn rất dốt văn chương. Sách vạn vật theo định nghĩa của tôi cũng là văn chương, nên quyết chí trung thành với ban toán. Năm đó mùa hè đỏ lửa, với những trận đánh ác liệt ở Quảng Trị và Bình Long. Lớp đệ nhất của trường qua bao năm, lần đầu tiên tôi một nử sinh đậu được tú tài hai ban toán.


Vào đại học có nghĩa là phải đi xa và tốn kém. Gia đình tôi trung lưu, tuy dư giả nhưng ba tôi nghỉ con gái cần gì phải vào đại học. Ít sau đi lấy chồng uổng công phí của. Đám bạn tôi, sau khi đậu tú tài 2 hớn hở và đang hoạch định chương trình đại học. Tôi thì không vui. Ba tôi chỉ đống ý cho tôi vào cao đẳng sư phạm nếu được trúng tuyển. Học làm cô giáo toán, không phải điều tôi ước mơ.

Thiếu tuổi đã là trở ngại cho tôi ngày sơ khai đi học, bây giờ một lần nữa định đoạt tương lai tôi. Trường cao đẳng sư phạm không nhận đơn thi của ứng viên dưới 19 tuổi . Có lẻ vì chương trình chỉ có hai năm, vị giáo sư chưa hơn 20 tuổi ra trường không đủ phong độ chăng" Năm đó tôi 18 tuổi.
Con đường đại học của tôi bị bí lối nếu mùa hè năm đó không có người bạn của anh tôi tới chơi . Anh kỷ sư trẻ mới tốt nghiệp quyết chí thuyết phục ba tôi ít nhất cũng để cô tú 2 ban toán đầu tiên của tỉnh lỵ thi thử vào đại học chuyên khoa kỷ thuật. Nếu không đậu ít nhất cho học một năm dự bị khoa học để thi vào y khoa. Không biết tài ăn nói của anh ra sao mà ba tôi mặc dầu thở ra nhưng đồng ý.
Tôi ôm quyễn sách toán giải tích (calculus) “luyện công” mùa hè năm đó, quyết chí vào đại học. Tôi trúng tuyển vào trường kiến trúc Sài Gòn, cô học trò trường tỉnh, làm thêm kỷ lực mới cho dân áo dài trường trung học công lập tỉnh lỵ.
Nhờ nhạc sĩ hạm Duy ”con đường Duy Tân cây dài bóng mát” được nhiều giới biết tới. Nhưng ít ai biết song song với con đường Duy Tân, đường Pasteur kế cận với hàng cây sao cao rợp bóng mát thã những trái sao với hai cánh dài quyện gió xuống con đường nhựa dài rất là nên thơ. Nói tới đường Pasteur, người ta chỉ biết chốn hải hùng xui xẻo, chích ngừa chó dại. Thực tế hơn những tô phỡ Pasteur nổi tiếng, sau nầy mang tận tới Mỹ. Không ai nói tới thơ, tới mộng. Ngôi trường Kiến Trúc củ kỷ nằn sau trường luật trên đường Pastuer ít ai biết tới.
Số tôi phải học trường nghèo. Năm tôi vào, trường đang tiến hành xây cất giảng đường mới với hàng cột bê tông đang đúc. Ngân sách èo uột, họa đồ phải sửa đổi và cắt giãm thảm thương. Dảy họa thất củ dọc bờ đường Phan đìng Phùng với họa thất 4 nhộn nhịp giáp ranh trường luật tha thướt bay lượn tóc dài, áo vắn (mini jupe) bên kia bờ rào. Bên này đám sinh viên con trai nghịch ngởm ăn ngủ tại trường những ngay lên bảng vẻ họa đồ dự án, réo gọi hổn hào “cô áo xanh kia, cô xinh lắm nghe”.
*
Sự nghiệp kiến trúc của tôi chưa kịp bất đầu thì biến cố 1975 và trận vượt biên làm thay đổi cuộc đời hoàn toàn.
Khi tôi tới Mỷ dự tính theo đuổi “nghề” kiến trúc chìm lần khi người ta nói mình tuy nghe được cả, nhưng không hiểu họ nói gì.
Tôi bắt đầu đi học lại ở Mỹ với lớp ESL trong trường Community College, ngôi trường cũ gần trăm năm ra đời trước khi máy lạnh được sáng chế và không có hệ thống sưởi central heat.
Sau đó không lâu tôi xin được việc làm part time trong một hảng điện tử. “Sự nghiệp” tôi bất đầu bằng công việc không cần chuyên môn (no skill) với mức lương tối thiểu (minimum wage) 3 dollar một giờ như đã kể. Tôi dự định làm việc nầy tạm thôi, sau khi tốt nghiệp sẽ tìm được việc làm khá hơn. Công việc của tôi lúc đó là đặt vào và dở ra những “cái bánh” silicon với li chi transitors vào máy thử (test). Làm ca đêm, giờ giấc không thích hợp cho nhiều “dân bản xứ”, nhưng với dân tị nạn rất tiện vì ban ngày có thể theo học các lớp dể dàng hơn.
Với cái job tạm cho người “tạm dung”, tôi bắt đầu cuộc hành trình sự nghiệp kéo dài hơn 20 năm.
Một năm sau khi đi làm, một hôm anh bạn người Mỷ làm chung với kéo tôi lên bảng dán “opportunity” những việc làm cần người trong hảng, chỉ tôi “post” cần technician về assembly packaging, thuộc mechanical. Thấy tôi đang ngại ngùng , anh ta đốc vào, you bỏ đơn vô, không được you đâu có mất cái gì, bất qua you ở đây tiếp tục kéo cày nửa. Sau cùng tôi nghe theo, bỏ lá đơn xin việc vào ngày cuối cùng “posting”.
Thình lình hôm đó “supervisor” gọi tôi vào văn phòng làm tôi rất phân vân, hổm rày mình chạy máy đâu có lổi lầm gì, mà cũng không đi làm trể không biết “Xếp” gọi có chuyện gì. Khi nghe Xếp báo cho tôi biết là opportunity center muốn sắp giờ job interview cho tôi, tôi thở phào nhẹ nhỏm. Xếp muốn biết tôi ngày nào tôi vào ban ngày được để nói chuyện với “hiring manager”.
Tim “the hiring manger” chào tôi và nói sơ về công việ đang cần, sau đó tôi qua nói chuyện với Jim, người đang cần phụ tá kỷ thuật. Jim là người kỷ lưởng, anh kể tỉ mỉ công việc dài dòng văn tự cả tiếng đồng hồ. Tôi gật gù “ừ hứ” lia chia một đổi và sắp ngũ gục thì may quá lúc đó tới phiên tôi nói về mình. Tôi cũng chẵng có gì nhiều để nói.
Những ngôi trường nghèo nơi xa xôi đâu đó, căn trại tỵ nạn chen chúc không thêm vào được ”quá trình sự nghiệp” của tôi. Với tiếng Anh đặc giọng lớ, tôi sơ lược “tiếu sử” ngắn gọn cũa mình. Sau đó Jim cám ơn tôi tới nói chuyện nhưng không hứa hẹn gì cả. Anh cho biết có nhân viên đang làm nơi đó cũng xin việc. Bắt tay giả từ, linh tính hay vì thói quen tôi vuột miệng “See you later”.
Mấy tuần sau đó, tôi gặp lại Jim, “report to work” cho anh. Về sau, Tim cho tôi biết dọc giòng “tiẻu sử” với quá trình đại học cuả tôi, Tim nghỉ “tội” cho tôi kéo cày “a no skill job”.
Từ đó tôi mới thật sự đi vào con đường sự nghiệp, một sự nghiêp cũng khá “xôi nổi”.
Ít lâu sau khi làm cho Jim, “thầy trò” tôi có “develop” một phương thức (process) assembly để giải quyết một vấn đề kỷ thuật, căn cứ vào một ý kiến của Tim, Jim và tôi lo phần chi tiết và thi hành. Công việc hoàn thành tốt đẹp vàTim đề nghị chúng tôi “file patent” co-investors. Năm sau patent của chúng tôi được hảng và sau đó chính phủ Hoa Kỳ công nhận. Tôi có tên vào thư viện quốc gia Mỷ. Thực tế hơn, được tiền thưởng hai ngàn, và uncle Sam lấy bớt vài trăm.
Công việc giao cho tôi ngày càng nhiều, tương đương với việc làm của một kỷ sư chuyên nghiệp, tuy vậy tôi không phàn nàn. Jim sau đó được hậu thuẩn của ông director, đưa tôi ra trình hội đồng kỷ thuật duyệt xét để đổi ngạch cho tôi qua kỷ sư. Trước khi đi trình làng, tôi phải chuẩn bị đệ trình những chương trình tôi đã hoàn tất. Jim “ dợt” (rehearsal) tôi như quay dế. Hôm “dợt” lần chót, Jim quay đến độ tôi “đòi” bỏ cuộc “Come on Jim, ask other engineers, I don’t think they know”. Jim phải ngọt lại, chẳng thà you bí ở đây còn hơn ra đó.
Hôm tôi đi “trình làng”, “làng” ngồi trong phòng họp đầy đủ bá quan kỷ thuật, 6 vị uy nghi. Một anh thợ “dân bản xứ” vào trước tôi trình xong đi ra, lắc đầu thở dài thở vắn. Thôi thì lở phóng dao phải theo chớ sau, tôi nhủ thầm. Khi cô thư ký gọi, tôi hồi hộp mở cửa đi vào.
Mặc dầu đã dợt trước, tôi cũng khớp lắm, nhưng sau một hồi “nóng máy”, tôi thao thao tường trình những dòng báo cáo trên trang transparency, với chử nghĩa tuông trào như cô bé lớp năm khi xưa. Khi trình xong, theo “thủ tục” tôi hỏi quí vị có gì thắc mắc không. Cả phòng im lặng. Tôi nhủ thầm, thôi tiêu rồi, chẳng ai buồn thắc mắc gì cả. Jim nói họ sẽ quay mình như quay chong chóng kia mà. Sau cùng có một bàn tay giơ lên, “Tôi có thắc mắc, nhưng xin lổi nghe, nếu không tiện you khỏi trả lời”. Oh my God, tôi than thầm chuyện gì đây" “Xin you cứ hỏi.”, “You rời Viet Nam sau 75, thế thì you đi ra bằng cách nào"”, “By boat” tôi đáp gọn lỏn và vỏn vẹn hai tiếng. “Xin hỏi thêm một câu nửa”, “Dạ được”, “Sao you không làm lại nghề kiến trúc"”, tôi nhủ thầm good question, “Dạ hồi mới qua em nói tiếng Anh không được, mà bây giờ như you biết, em vẩn chưa nói rành giọng. Trong khi đó ngành kiến trúc cần phải tiếp xúc với client nói năng cho lưu loát nên em đành chào thua”, “Cám ơn you”. Tôi hỏi lần nửa quí vị có gì thắc mắc không. Vài người trả lời “Không”. Mừng quá, tôi cuốn gói chào ra ngay. Kết quả ra sao, tôi không cần biết. Thoát nạn. Jim nói “You presented really well”, tôi đáp lại “Thank you và you dợt tôi quá chừng”.
Thế là tôi qua ngạch kỷ sư, thêm một bước tiến. Rồi liên tục, “nghiệp” của mình, tôi bay vòng liên miên về các nước Đại Hàn, Nhật Bổn, Phi Luật Tân, Mả Lai… khi công việc assembly đổ qua đó. Tokyo, Osaka, Kyoto, Souel, Kuala Lumpur, Manila, Hồng Kông, “gót son” của tôi đều đặt lên nhiều lần.
Cái patent Jim và tôi file tưởng đã chìm vào quên lảng, tiền thưởng hai ngàn năm đó chúng tơi xài xong mấy kiếp. Nhưng nó không chết.
Năm 1999, trong một dịp họp tòan khu tam cá nguyệt (quarter), xếp tôi (tôi không còn làm chung vớI Jim) cứ tới nhắc tôi nhớ đi dư ba lần bảy lượt, tôi rủa thầm “anh nầy” lẩm cẩm quá, vâng tôi nhớ chớ khổ quá nói mải….
Cuộc họp trong một ball room rộng rải của một khách sạn sang trọng chứa mấy trăm người. Sau khi khai mạc thường lệ, Ông VP tuyên bố những thành quả của hảng và tuyên dương “công trận”nhân viên. Mình đâu có làm chuyện gì “anh hùng”, nên tôi lơ đảng. Ông VP bất đầu khai màu , “ … in technology, I am please about a patent that has been selected for 1999 Sector Patent of the Year, the highest reward in technology …”. Oh yeah, mấy cái patents, tôi cũng được ba cái bỏ túi. Đang thản nhiên nhìn vẩn vơ. Hình như trên phóng thanh, tôi nghe tên mình. Rồi tôi nghe ông VP gọi, “ Chuc Chan, where are you, please stand up”. “Me"”. Mấy người bạn ngồi gần vổ tay thúc “Yes. You. Stand up”. Patent cũa Tim, Jim và tôi đã mang vào lợi nhuận hàng chục triệu Mỷ kim cho công ty trong những năm vừa qua.
Sau đó tôi dự buổi tiệc tiếp tân Patent thường niên tổ chức linh đình và chích thức nhận lảnh giải thưởng. Ðứng giửa sân khấu thênh thang, với dàn đèn pha làm choá mắt, tôi chỉ thấy tấm check15 ngàn đô thơm phức và cái trophy nặng ôm kèm. Tôi và Jim gặp lại đêm đó “thầy trò” hạnh phúc. Tim đã đổi hảng sau khi nhánh anh làm bị spin off. Jim và tôi được mang bảng tên đặc biệt “Gold badge” dành cho special inventors, những người được phần thưởng Patent tối danh dự. Từ dó tôi mang cái “gold badge” bên mình, lá bùa hộ mạng.
Mấy năm sau, hảng xuống dốc, sa thải nhân viên hàng loạt. Tôi đang lọt vào một nhánh đang bị “giải giới”. Những tưởng cái “gold badge” lá bùa hộ mạng giử hộ job cho mình. Nhưng thời buổi “nhiểu nhương” lắm điều thay đổi, lá bùa hộ mạng không còn linh thiêng.

Chính là nhờ vậy mà tôi có thời giờ nhàn rỗi để tập viết luận văn trở lại.

CHÚC CHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến