Hôm nay,  

Gia Đình Tôi: 11 Anh Chị Em

25/03/200400:00:00(Xem: 166628)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số: 501-1038-vb8210304

Tác giả Nguyễn Lê cư trú tại Philadelphia, PA. Một số bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau đã được phổ biến. Bài viết gần đây của ông kể về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn Việt Nam tại Hoa Kỳ và thú đi ăn nhà hàng. Sau đây là bài mới viết.
*
Gia đình tôi gồm 11 anh chị em. Mấy người bạn Mỹ hỏi tôi có bao nhiêu anh chị em, tôi trả lời tất cả 11 người, chưa kể 2 người sinh ra không nuôi được. Sợ hiểu lầm Bố tôi có 2 bà vợ lớn, vợ nhỏ tôi phải nhấn mạnh bố tôi lấy mẹ tôi và sanh ra 11 người. Nghe xong, các bạn Mỹ há hốc miệng, trợn mắt ngạc nhiên tự hỏi sao bố mẹ tôi có thể can đảm đến thế được.
Qua Mỹ các gia đình Việt chỉ có từ 2 đến 4 đứa con. Có gia đình sanh một lúc 3 cô công chúa, hai vợ chồng bảo nhau ráng thêm 1 lần nữa may ra được hoàng tử để nối dõi tông đường.
Ông bà ta mấy chục năm về trước có quan niệm là giàu của giàu con. Gia đình nội ngoại đều con đàn cháu đống. Sang Mỹ, đại gia đình đông con nhiều cháu mỗi người ở một nơi. Hội hè, giỗ Tết không gặp nhau, ra đường không nhận ra nhau, giành chỗ đậu xe, đánh nhau vỡ đầu.
Nhiều gia đình giàu có, sanh con đã có vú em, người làm giúp đỡ nên không phải vất vả thức khuya, dậy sớm trông nom con cái.
Các gia đình nghèo cũng thi đua sản xuất, đứa lớn trông đứa bé. Các ông các bà vui cửa vui nhà sòn sòn sanh năm một; đứa lớn còn đỏ hỏn, bà mẹ đã mang bầu. Phương tiện ngừa thai chưa được phổ biến đến nơi đến chốn, các ông, các bà xông pha trận mạc như lính điếc đánh giặc không sợ súng.
Các cụ xưa thường nói cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Tính nết bà chị cả tôi nhờ Trời cho đã khéo ăn, khéo nói. Lời nói ra như lôi cuốn, hấp dẫn người nghe. Bà ăn nên làm ra mua hết căn nhà này đến căn nhà khác. Gặp thời bà mua đất, cất nhà. Mỗi năm nhà ở Việt Nam địa điểm tốt, trung tâm thương mại, giá trị cả ngàn cây vàng. Giá nhà ở Saigon, Hanội bây giờ đắt hơn giá nhà bên Mỹ. Một số người ở Việt Nam giàu hơn người ở bên Mỹ. Tôi bão lãnh cho bà chị tôi qua Mỹ với giấy tờ xuất ngọai đầy đủ, Bà không chịu đi. Bà cho con đi du học ở Mỹ đôla gửi qua Mỹ đều đều mỗi tháng.
Cô em út tôi ít nói nhất trong nhà. Khi tiếp xúc buôn bán với mọi người, cô rất thành công. Cô mở tiệm bán vật liệu xây cất. Gặp lúc nhà cửa đang thời kỳ xây cất phát triển, hàng họ xuất kho mỗi ngày, cô đếm tiền mỏi tay. Mức bán hàng của cô đạt tới con số cao kỷ lục. Các hãng cung cấp vật liệu khen thưởng và khuyến khích tặng cô một tuần đi du lịch Thái Lan miễn phí. Cô hiền nhất nhà, không làm mất lòng ai nhưng giàu có không thua gì bà chỉ cả.
Em trai kế tôi cao ráo, đẹp trai, học giỏi nhưng giờ này vẫn cầm bằng độc thân. Chú chưa gặp được người yêu lý tưởng.
Chú vất vả từ năm 18 tuổi. Đang học trung học, thì phải bỏ học vì sợ Việt cộng bắt lính đi đánh trận bên Cambodge.
Bố tôi đã mất mấy chục lượng vàng để lo tiền đường vượt biên cho chú. Thất bại nhiều lần chú bị Việt cộng bỏ tù. Đi đường biển thất bại, lại nữa không muốn Bố tôi tốn kém thêm, chú quyết định vượt biên bằng đường bộ qua ngã Cambodge vào Thái Lan. Đường bộ cũng nguy hiểm, gian nan, cực khổ không kém gì đường biển. Trốn Việt cộng, gặp lính Cambodge thù ghét người Việt. Nhiều lân lọt vào vùng pháo kích ngày đêm giữa Việt và Miên Cộng.
Qua được Thái Lan, ở trại tỵ nạn, chú gặp bao nhiêu cám dỗ sa đoạ, tiền bạc thiếu thốn. Không nắm vững hướng đi, dễ bị lôi cuốn theo trào lưu thời đại, tương lai sẽ mù mịt.
Qua tới Mỹ, mặc cảm thua kém anh chị em, họ hàng, chú quyết tâm lấy sách đèn làm con đường dẫn tới thành công. Sau 4 năm học hành đều đặn, chú lấy được văn bằng kỹ sư, kiếm được việc tốt, dành dụm tiền bạc mua nhà, mua xe.

Cô em gái kế tôi, hồi còn nhỏ đã tháo vát, lo việc nhà cửa, giúp đỡ bố tôi trong cảnh gà sống nuôi con. Bố tôi thường nói với gia đình, chị cả và em gái tôi là 2 con rồng của gia đình.
Được bảo lãnh qua Mỹ đoàn tụ theo diện anh chị em ruột với chồng và 2 con. Trong vòng hơn 10 năm, cô đã thành công mỹ mãn trong việc lập nghiệp tại Mỹ. Bước vào với nghể "Nail" qua "Nail supply" cô đã tiến một bước dài so với các chị em họ. Qua Mỹ trước cả 10 năm, mấy bà chị họ đều nhìn cô với con mắt thán phục, thèm thuồng.
Mặc dầu bận rộn kinh doanh, cô cũng dạy dỗ con cái nên người. Đứa lớn đã vô đại học với học bổng toàn phần. Đứa nhỏ mới lớp 10 đã là cô giáo trẻ kèm 4 học trò lớp 7, 8 đem ngân phiếu thù lao về tặng mẹ.
Cô em gái kế tiếp theo thì học rất giỏi. Ngoại ngữ như Đức, Anh, Pháp, cô học và nói lưu loát. Tính nết hiền lành, ăn nói khéo léo dễ thương, bạn bè ưa thích, quý mến.
Cô thích sống một cuộc đời an phận bên cạnh chồng con vì cô không có khiếu về kinh doanh.
Chú em trai kế tôi tính nết tà tà, ưa thích một cuộc sống bên ngoài, vui với bạn bè, hút thuốc, uống bia. Tán dóc là cái thú riêng của chú. Rất thông minh, chú học đâu, đậu đấy. Vào quân đội, chú cũng được chỗ tốt, làm việc lè phè. Người ta vượt biên qua Mỹ, đi đường bộ gian nam, hiểm nghèo; đi tàu bị hải tặc hãm hiếp, cướp bóc. Chú tà tà bước lên máy bay qua Mỹ cùng vợ với 2 con. Qua Mỹ chú lại tiếp tục tà tà sinh thêm 1 công chúa. Chú qua mặt ông anh tôi đi ngoại quốc trước cả 3 thập niên vẫn chỉ vỏn vẹn 2 đấng thiếu nhi.
Thương cha, thương mẹ, nhất là mẹ tôi quá vất vả ngày đêm trông nom, dạy dỗ 11 đứa con. Hồi còn sinh thời bố mẹ tôi, tôi không muốn mẹ tôi lo vất cứ việc gì từ nấu cơm, giặt quần áo, lau nhà cửa, quét dọn. Việc gì tôi cũng ra sức giúp đỡ mẹ tôi để cho mẹ tôi có thì giờ nghỉ ngơi lúc gần tuổi già. Mẹ tôi gặp họ hàng, bạn bè đều hãnh diện về tôi vì bà nghĩ tôi là đứa con có hiếu, đã biết lo cho cha mẹ.
Nhờ mẹ tôi chỉ dẫn mọi việc nên khi lập gia đình tôi đã có kinh nghiệm cộng thêm với sự chăm chỉ miệt mài trong công việc nên đã giúp đỡ chồng con trong việc lập nghiệp và thừa hưởng được cách giáo dục con cái do bố mẹ để lại, tôi đã hướng dẫn được 2 đứa con tôi.
Nhiều lúc trên đoạn đường lái xe, nhà tôi hay buồn ngủ. Ông yêu cầu tôi kể chuyện thời niên thiếu. Vui miệng tôi kể hết chuyện này tới chuyện khác làm cho con đường dài ngắn lại.
Nhờ trời tôi có được nhan sắc mặn mà, da trắng, mắt có đuôi, không cần bôi "shadow" mắt vẫn xanh. Thêm mái tóc kiểu Sylvie Vartan thời đại làm khuôn mặt dễ nhìn. Chiều cao trung bình, không cao lêu nghêu, không thấp lùn tịt. Mỗi lần được đi ăn cưới nội ngoại các chàng trai dò hỏi địa chỉ tìm đến nhà. Vào nhà chỉ được ông cụ, bà cụ tiếp. Còn tôi đem khay nước ra mời khách rồi sau đó mất dạng, mất bóng trong nhà. Nhiều lần lui tới không được gặp tôi, nhiều chàng thất vọng.
Riêng ông xã tôi may mắn đã chinh phục trái tim non nớt của tôi từ lúc nào không hay. Thỉnh thoảng ông chọc tôi con gái mới nứt mắt đã biết yêu. Ông như có bùa chú đã đem tôi vào mê hồn trận, không biết lối ra.
Miên man nghĩ tới chuyện bảo lãnh các em tôi qua Mỹ. Từ năm 1975 tới năm 1990 chị em xa cách, biết bao biến chuyển, cuộc sống thay đổi, con người thay đổi theo hoàn cảnh. Cuộc sống ở Mỹ khác với cuộc sống ở Việt Nanm. Với nhiều ngộ nhận và hiểu lầm, một số các em tôi làm tôi buồn lòng. Sau một thời gian sống ở Mỹ, hiểu được cách sống và do chính kinh nghiệm bản thân trong cuộc sống ở Mỹ các em tôi đã hiểu tôi nhiều hơn.
Tôi sống vui với hoàn cảnh hiện tại. Lúc rãnh rỗi, tôi gọi điện thoại chia xẻ niềm vui với các anh chị em tôi. Cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa cùng bố mẹ tôi với một đàn con 11 người.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,672,327
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến