Hôm nay,  

Bạn Bè Là Như Thế

13/03/200400:00:00(Xem: 159881)
Người viết: TỐNG CHÍ LINH
Bài số: 492-1029-vb4100304

Tác giả cho biết ông 58 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại tiểu bang Minnesota, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Trong số báo trước, tác giả đã “Viết Về Người Cha”. Sau đây, thêm một bài viết mới.

Chiếc vận tải cơ C-130 nhà binh chở tôi từ phi trường Tân Sơn Nhất đến Clark Air-base-Phi Luật Tân (một căn cứ hải quân Hoa Kỳ) rồi từ đây đến đảo Wake, một hòn đảo nhỏ nằm giữa 2 đảo lớn Guam và Midway trên biển Thái Bình Dương. Những đảo này là căn cứ không quân chiến lược, làm tiền đồn canh giữ cho nền an ninh Hoa Kỳ.
Năm 1975, Chính phủ Mỹ dùng hai quần đảo Guam và Wake làm địa diểm để đón nhận người Việt tỵ nạn mở đầu cho chương trình di tản khi miền Nam rơi vào tay giặc.
Wake Island thật nhỏ, vỏn vẹn chỉ có 3 square miles (tương đương với 7.77 km2) là một hòn đảo lịch sử. (Năm 1941 bị máy bay Nhật tấn công chỉ cách một giờ sau khi oanh tạc hạm đội Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng). Những phi vụ chuyển tiếp người Việt về đây từ khắp nơi mỗi ngày một nhiều, sau khi đảo Guam không còn chỗ.
Tổ chức và điều hành do quân đội Hoa Kỳ đảm nhận; không giống như đảo Guam, người tỵ nạn tại Wake được ở nhà tiền chế -loại nhà xây cất cho gia đình binh sĩ- với đầy đủ tiện nghi. Họ chia người tỵ nạn ở từng khu riêng biệt theo thẻ màu sắc khác nhau:vàng, trắng, đỏ, xanh để dễ bề kiểm soát. Tôi ở khu vực thẻ màu vàng gần phi trường, rất thuận lợi đến khu vực Tiếp Nhận để tìm người thân mỗi lần máy bay chở người tỵ nạn đáp xuống.
Cũng như tôi, mỗi ngày cả ngàn đồng hương náo nức chờ đợi, ngóng trông gia đình bạn bè. Chỗ này vài ba người khóc sướt mướt khi không tìm được người thân; chỗ kia reo hò rối rít khi tìm được bà con thân thuộc. Tiếng cười lẫn tiếng khóc lẫn lộn của người Việt bất đắc dĩ bỏ nước ra đi. Nhìn nét mặt từng người, không ai dấu được nét lo âu buồn chán, không ai ngờ tình thế thay đổi quá đột ngột. Tâm trạng chung của mỗi người là mong sum họp với gia đình và bình an khi ra đi.
Trung tâm điều hành (Process Center) kêu gọi mọi người tình nguyện làm việc tùy theo khả năng mình để giúp đồng bào, đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt đòi hỏi trong khu vực. Tôi đến gặp nhân viên văn phòng để ghi danh vào ban Hồng Thập Tự để có cơ hội giúp đồng bào ta. Trưởng ban điều hành là bà Colleen, một người đàn bà Mỹ gốc Ba Lan tóc bạch kim; thông minh; vui vẻ và lịch thiệp; đặc biệt rất có cảm tình với người Việt tỵ nạn, sau khi cứu xét đơn và phỏng vấn tôi.
-Good morning Mr. Móc.
-Chào Cô Liên.
Vì có Thông dịch viên bên cạnh nên tôi trả lời bằng tiếng Việt. Tôi gọi đầm Colleen là Liên để dễ nhớ mỗi lần cần gặp. Bà gọi tôi là Móc dễ hơn gọi Mộc, một tên cúng cơm Ba Má đặt cho tôi từ lúc sinh ra tại Mộc Hóa.
Sau những thủ tục hành chánh và xã giao, đầm Colleen chấp thuận cho tôi làm việc với “đoàn quân Thập Tự Ịỏ”. Công việc đòi hỏi tinh thần tha nhân như an ủi nạn nhân, tìm kiếm người thất lạc, giúp đỡ thuốc men cho bệnh nhân v. v.
Tôi quen biết Toán trong nhóm 5 người bạn Hồng Thập Tự, một thanh niên nhiệt tình hăng say, tuổi ngoài 30, độc thân vui tính. Chúng tôi thường sát cánh nhau trong những công tác từ thiện, có dịp trao đổi tâm sự buồn vui vô tận, chia sẻ với nhau ly nước tách trà hay một vài cụm bia vụng trộm lúc nhàn rỗi. (Uống đi cho vơi sầu tỵ nạn-Thơ của Đoàn đức Hải). Qua những lời tâm sư tự nhiên, tôi được biết Toán có người bạn gái tên Phượng. “ÕPhương Gò Công. Ữ Toán thường nói như thế mỗi lần nhắc đến Phương.
-Thế bây giờ Phương ở đâu".
Câu hỏi vô tình làm cho Toán không được tự nhiên, chàng châm thuốc hút, thả khói bay cao rồi thong thả kể chuyện đời mình. Tôi chú ý từng lời nói và nghe Toán tâm tình:
-Tôi nghèo, nghèo lắm, Phượng con gái nhà giàu, Cha mẹ Phương có quyền thế, không muốn chúng tôi làm bạn với nhau. Nhà Phương cách nhà tôi một con đường Tôi yêu Phượng tha thiết, nàng cũng vậy. Rồi mối tình tốt đẹp đó chẳng được bao lâu thì Cha mẹ nàng biết. Nàng được gửi lên Saigon ở với người chú. Từ đó tôi mất liên lạc mà cũng chẳng có tiền để đi thăm, nghe đâu Phượng đã đi lấy chồng...
Tôi ngạc nhiên và đầu óc suy nghĩ vì câu chuyện người đàn bà tên Phượng rất trùng hợp với Phương nhà tôi; cũng gái Gò Công; cũng ở với ông chú, ông này với cha tôi là bạn cùng làm việc chung trong công sở. Tôi quen rồi lấy Phượng qua môi giới của ông chú này. Phượng có nhan sắc trung bình, tinh tình dễ thương. Tôi lấy Phượng chưa kịp làm đám cưới thì tình hình chiến sự đổi thay.
Thấy tôi thinh lặng suy tư khá lâu, Toán hỏi cho đỡ khoảng trống vô nghĩa giữa hai người:
-Thế chị nhà ở đâu và anh được mấy cháu"
-Chúng tôi đã thất lạc nhau khi Phượng về quê thăm gia đình, lúc Saigon đang hỗn loạn. Người bạn tôi cho biết thấy Phượng trên một hạm đội của Hoa Kỳ nào đó.
-Quê chị ấy ở đâu"
Toán hỏi như điều tra lý lịch, tôi giả vờ không nghe.
Biết tôi có vấn đề gì đó, Toán không hỏi nữa và thông cảm nỗi lo âu của bạn, kể từ giờ phút này Toán và tôi như bóng với hình trong công việc chung.
Mỗi buổi sáng sau khi ăn điểm tâm chúng tôi có mặt tại phòng Ịiều Hành để hỏi tin tức những phi vụ đi và đến Wake. Những chuyến máy bay chở người tỵ nạn lên xuống ồn ào, phi trường quân sự nhỏ bé này trở nên bận rộn, xé tan không khí trong lành của Wake lúc bình thường. Tôi hồi hộp và hy vọng Phượng cùng tôi sum họp trên hòn đảo Ẫnghỉ mát thần tiênỮnhưng đầy tình người hiếm hoi này.
Những sinh hoạt mỗi ngày mỗi khác thường, những chuyến viếng thăm của chính quyền Hoa Kỳ càng nhiều, cho nên đòi hỏi ai biết Anh văn tình nguyện làm thông ngôn. Toán rủ tôi ghi tên vào thông dịch viên, một công việc làm “thợ nói” để có dịp học hỏi và có cơ hội quen biết mọi người, tìm cách xuất trại sớm hơn. Tôi khước từ, viện cớ tiếng anh tiếng a bị giới hạn. hơn nữa tôi muốn lưu lại Wake một thời gian nữa để may ra gặp Phượng.
Toán làm thông dịch viên một tuần lễ thì có tên đi Fort Chaffee, bang Arkansas.
Sau ba tuần lễ thất vọng không biết tin Phượng, tôi được chuyển về Camp Pendleton, bang California, nơi đây là cửa ngõ cho đời sống mới của tỵ nạn, để nhờ các cơ quan thiện nguyện tìm bảo trợ xuất trại.
Tôi và Toán vẫn liên lạc với nhau thường xuyên, trao đổi những tin tức chương trình tỵ nạn và tìm kiếm Phượng. Tạm sống tại Camp Pendleton cũng như Fort Chaffee không giống ở Wake Island; những sinh hoạt tập thể thật bận rộn, những lều(tent) do Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ dựng, cung cấp cho hàng chục ngàn người sống chen chúc dưới ánh nắng gay gắt ban ngày và giá lạnh về đêm trong vùng đồi núi San Diego. Những người Mỹ vô ra trại muốn bảo trợ gia đình VN càng ngày càng đông. Đây là cơ hội thuận tiện làm quen với họ để bảo lãnh xuất trại sớm.
Không như Toán, tôi thuộc hạng người ù lì chậm chạp, khả năng hoạt động kém, ít giao thiệp cho nên khi xuất trại chỉ nhờ may rủi, mà điều đó thật đúng khi tôi được một gia đình bảo trợ đang cần một người đàn ông độc thân.
Người bảo trợ tôi là một nông gia, gia đình chỉ có 2 vợ chồng Bob và Mary, có nông trại rộng thẳng cánh cò bay thuộc bang Wisconsin. Công việc hằng ngày của tôi là cho chó mèo, gà vịt, dê, bò ăn, làm vệ sinh và vắt sữa bò; còn lại thời giờ là để Mary sai vặt; Bob thì lái máy cày từ sáng đến chiều.
Lúc đầu tôi cảm thấy vui với cảnh thiên nhiên, yên lặng và thanh bình nơi nông trại, mặc dầu lúc nào cũng ngửi mùi phân của súc vật và càng lâu cái mũi tôi trở nên quen thuộc với mùi hôi nồng nặc của phân gia súc. Ngược lai, tôi thấy chán chường nếu tình thế này kéo dài, chung quanh tôi không một bóng người VN, không liên lạc được với Toán, liên tưởng đến Phượng; giá mà có nàng bên cạnh thì sống nơi nông trại cũng là một thú vị. Vợ chồng Bob thấy tôi làm việc siêng năng thì dự tính “thăng chức” có nghĩa là Bob đang tập cho tôi biết cách xử dụng máy cày.


Sống với người Mỹ tôi học được nhiều bài học khôn ngoan: -khi họ tập công việc cho ai thì người đó bắt đầu có job mới- Nghĩ như thế , trong tâm tôi muốn bỏ trốn khỏi nông trại.
Một hôm Bob và Mary có việc về thành phố, tôi lợi dụng cơ hội ra đi một cách vội vàng nhưng có tính cách tính toán. Tôi ra đường chỉ bận chiếc quần ngắn, đi chân không, trong tay chỉ có vài đồng bạc. Nếu chẳng may Bob và Mary đi về bắt gặp thì tôi lấy cớ đi bộ exercise quanh đây thôi. Rất may tôi không găp họ sau khi vượt gần 7 miles, bù lại bàn chân tôi sưng vù đau nhức.
Tôi bước vào một tiêm tạp hóa để mua nước uống, thấy mọi người ai cũng nhìn tôi với bộ mặt lạnh lùng, tôi bắt đầu nao núng vì sợ họ biết tôi làm cho Bob thì bắt trả về. Tôi muốn người đàn bà bán hàng tính tiền chai Coke để tôi bước ra khỏi địa ngục này nhưng bà ta vẫn nhìn tôi không nói, thiếu lịch sự. Bực mình và tự ái tôi không giữ được bình tĩnh với bà, tôi nói:
-Bi nai xờ (Be nice), Hao mắt (How much)"
Tôi đang nói thì một cảnh sát từ ngoài cửa đi vào nghiêm nghị nhìn tôi, mắt mũi tôi bắt đầu biến sắc như tàu lá chuối non, tôi nghĩ rằng có ai báo việc tôi trốn khỏi nhà ông bà Bob cho nên cảnh sát đến bắt tôi về. Cảnh sát nhìn chân và thân tôi rồi nói gì đó mà tôi không hiểu được nhiều, ông ta hỏi:
-Do you know English"
-Lí tồn bít (little bit), tôi trả lời.
Cảnh sát nghe tôi nói giọng Ăng-lê ngoại quốc quê mùa nên không hỏi nữa, bảo tôi ra ngoài chỉ vào tấm bảng hiệu có chữ: “No shirts- No shoes- No services”
Tôi gật đầu tỏ dấu hiểu biết luật lệ. Cảnh sát mời tôi lên xe, không trói và chở đi. Bây giờ tôi mới hiểu rằng người bán hàng đã gọi cảnh sát bắt tôi vì tội vi phạm policy của cửa tiệm, những khách hàng nhìn tôi vì tôi chẳng giống ai.
Buồn vui lẫn lộn, trong bụng mừng thầm không phải họ biết tôi trốn khỏi nhà ông bà Bob. Thế nhưng tôi vẫn hoài nghi về đến sở cảnh sát họ sẽ hỏi tôi ở đâu thì ăn nói ra làm sao", nếu khai địa chỉ nông trại thì tôi bị trả về là đều chắc chắn. Tôi cầu xin ơn trên cho tai qua nạn khỏi như Thượng đế đã thương xót cho tôi ra đi khỏi nước bình yên.
Tôi bị giam tại sở cảnh sát sau khi khai báo thủ tục hành chánh. Vấn đề địa chỉ và điện thoại tôi khai liên hệ với cơ quan thiện nguyện USCC (United States Catholic Conference) ở Camp Pendleton. CA. Cảnh sát cho tôi ăn bữa trưa gồm có khoai tây, bắp. đậu, thịt gà chiên, ít rau, trái cây và sữa. Ăn xong họ dẫn tôi vào phòng tạm giam. Tôi hồi hộp lo âu không biết hoàn cảnh đi về đâu. Tôi muốn hỏi tin vài cảnh sát thỉnh thoảng qua lại ngoài hành lang canh chừng tôi, nhưng rồi lại thôi. Một mình trong phòng giam tôi tủi thân muốn khóc; nghĩ đến Bob và Mary tại nông trại mà phát chán, cầu mong đừng trở về với họ; nghĩ đến cái tiệm tạp hóa khốn nạn kia, biết vậy đừng vào đó, thì giờ đây mình không ngồi trong tù chật hẹp gò bó này; nhớ lại mụ bán hàng và khách mua nhìn mình chòng chọc không có thiện cảm mà cứ tưởng như họ kỳ thị và có thái độ mất dạy;thật xấu hổ và chán chường. “Chúa ơi xin cứu con!” Nghĩ như vậy mà đầu óc tôi rối ren không lúc nào ngưng.
Khoảng 1 giờ chiều, tôi ngoan ngoãn đi theo một cảnh sát đến văn phòng Trưởng, trong phòng có 3 người đang chờ đợi tôi, sau những thủ tục xã giao chào hỏi, tôi được biết người VN tên Vượng làm thông ngôn cùng đi với ông Mark thuộc sở Di trú, còn người kia là cảnh sát Trưởng, họ đến giúp tôi làm lập thủ tục trả về “nguyên quán”: Camp Pendleton - CA.
Ông Vượng giải thích: “Chúng tôi được sở cảnh sát báo cáo có một thanh niên VN bị bắt về tội bất tuân luật lệ của một tiệm tạp hóa, đương sự nhận lỗi nhưng vì là người ngoại quốc và Anh ngữ không thông thạo nên họ yêu cầu sở Di trú điều tra. Sau khi xem kỹ lý lịch và liên lạc với chính quyền Liên Bang, họ có quyết định chung là trả anh về trại để học thêm Anh văn và tập làm quen với đời sống xã hội Mỹ theo chương trình tỵ nạn của Hoa Kỳ.” Tôi mừng và cám ơn ông Vượng, ông Mark đã cho tôi những tin vui và cảm xúc hiếm có. Tạ ơn Thượng đế đã cho con Cầu được ước thấy.
Hôm sau tôi trở lại Camp Pendleton bằng phi cơ dân sự. Sinh hoạt trong trại vẫn như thường; số người Việt chờ bảo trợ để xuất trại vẫn còn đông . Tôi đến phòng điều hành làm thủ tục nhập trại gặp lại vài bạn quen trong số đó có Bính, một người bạn khá thân. Bính Lửa, tôi hay gọi như thế vì tính hắn rất nóng nảy. Khi thấy tôi mọi người rất ngạc nhiên tại sao tôi lại trở về đây trong lúc ai cũng nóng lòng muốn xuất trại. Bính bắt tay tôi rồi nói ngay không giữ được lịch sự:
-Ẫ đồ cà chớn, tại sao mày lại trở về đây" Mày có lá thư của Toán gửi qua phòng điều hành, tao cất ở lều chiều xong việc tao đưa lại cho.
Tôi cười không trả lời câu hỏi của Bính. Bên ngoài phòng làm việc có một gia đình VN bốn người, hai vợ chồng và hai đứa con còn nhỏ với hành lý ít quần áo và một thùng mì gói hiệu Kung-Fu đang chờ nhập trại. Khi hỏi ra, tôi được biết gia đình này cũng trốn bảo trợ về đây “làm lại cuộc đời”. Những chuyện cười ra nước mắt như thế xảy ra thường xuyên trong trại, Bính cho biết như thế!.
Thư Toán gửi cho tôi báo tin hắn đã xuất trại từ lâu, có bảo trợ tốt, do Giáo phái Tin Lành Baptist chăm sóc, đã có job lau chùi cửa kiếng và làm vệ sinh khu vực nhà thờ, có bạn gái, nàng đi học Anh văn. Toán chê trách tôi đủ thứ: cù lần, phản tiến bộ, chậm chạp v. v. . , Toán kết luận bằng 2 câu thơ không đề tên tác giả: Đời không bạn là đời vô vị. Kiếp sống không yêu là kiếp sống thừa. Để chỉ trích tôi không có nhiều bạn bè và thiếu thiện chí tìm kiếm người vợ chưa cưới, hoặc làm quen với đàn bà con gái.
Sống trong xã hội mới lạ tôi học được nhiều kinh nghiệm, hiểu biết và khôn ngoan. Sau vài tháng được bảo trợ giúp đỡ tính từ ngày xuất trại, tôi quyết định chọn đời sống tự lập, kiếm công ăn việc làm, thuê nhà ở, mua xe và tìm cách giao thiệp với đồng hương tâm sự cho đỡ buồn mục đích thăm hỏi tin Phượng
Một hôm tôi gặp lại Bính trong một tiệm ăn VN. Bính mới xuất trại gần 3 tháng nay, về đây mà tôi không hề biết.-Nước Mỹ là vậy đó, quá rộng lớn nếu không cố gắng tìm kiếm nhau thì chẳng bao giờ gặp nhau, mặc dầu cùng chung một thành phố. Anh em chúng tôi có dịp tâm sự, kể chuyện vui buồn khi còn ở trong trại.
Bính dự tính về Tiểu bang Maine để lập nghiệp và tiết lộ tin chính xác về Toán và Phượng đang ở với nhau tại Maine qua người thân cho biết. Lúc đầu tôi đặt nhiều nghi vấn về những lời Bính nói, nhưng khi tìm hiểu tin ở những người quen khác mới biết sự thật. Đối với Bính và Toán là bạn bè trong ban Hồng Thập Tự khi ở Wake. Chúng tôi không phải là kẻ xa lạ.
Vì không biết địa chỉ, tôi viết thư cho Toán nhờ Bính chuyển khi về Maine, với nội dung chúc Toán thành công về mọi mặt, đồng thời cảnh cáo Toán đã “cầm nhầm” người vợ của bạn , yêu cầu Toán trả Phượng về cho chủ cũ.
Thư tôi gửi đi chẳng bao giờ được hồi âm. Tôi mất cả “chì lẫn chài” và hình ảnh Phượng đã bắt dầu lu mờ trong trí tôi.
Chọn bạn mà chơi, lời khuyên của tiền nhân có giá trị tuyệt đối với tôi. Tình bạn cũng là tình thiêng liêng. Khi còn ở trại tỵ nạn hay những lúc cùng cảnh ngộ khổ đau thì bạn bè là một liều thuốc bổ. Rồi có mấy ai trung thành và chân thật...
Tôi nhớ lời thầy dạy “chớ lừa thầy phản bạn.” Không biết lời này có thểù áp dụng nghiêm chỉnh trên xứ sở tạm dung này hay không"

Tống Chí Linh

Ý kiến bạn đọc
17/08/201820:07:44
Khách
ông Toán và bà Phượng ( vợ ông Mộc ) đã từng yêu nhau tha thiết nhưng gia đình bà Phượng cấm cãn cho nên họ phãi chia tay , sau này ông Mộc biết tin ông Toán và Phuợng đang sống chung với nhau có viết thư cho ông Toán nhắc nhở ông Toán đã cầm nhầm vợ ông (Mộc ) nhưng cái quan trọng là bà Phượng từ khi ra đi không hề thấy bà ta tìm kiếm ông Mộc , chứng tỏ bà ta không còn tin cãm gì với chồng ..... nay ông Mộc đã biết ông Toán với bà Phượng đang ở đâu mà ..... nếu uốn biết rỏ sự thật thì đến gặp họ cho ra chuyện .....còn không thì có đòi bà phượng lại thì bà ta cũng chẵng quay trở lại voi ông
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,264,721
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2003. Sau nhiều năm ngưng viết, tháng Năm 2017, Iris tái ngộ bạn đọc Việt Báo với "Chuyện Góc Bếp," tự sự của một bà mẹ độc thân nuôi con trên đất Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa. Bài viết mới của ông có lời ghi “Xin cám ơn Ba vì câu chuyện đã kể, là nội dung chính cho bài viết này!”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả từng nhận các giải bán kết từ năm đầu tiên 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một hạm trưởng hải quân VNCH,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu là Fathers Day 2017. Mời đọc bài viết cho ngày này của Đoàn Thị. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010.
Chủ nhật 18 tháng 6 là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Năng Khiếu: đứa con được sinh ra tại khu kinh tế mới Sông Ray, tỉnh Long Khánh, trở thành một nữ dược sĩ tại Mỹ kể về người cha H.O.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu sẽ là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Trương Ngọc Bảo Xuân. Tác giả hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC)
Tác giả đa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù
Chủ Nhật 18-6 tới đây là Fathers Day 2017. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Cũng “Ngày Lễ Cha” hai năm trước đây, tác giả đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên kể về Ba.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến