Hôm nay,  

Nước Mỹ Qua Cái Nhìn Của Tôi

04/03/200400:00:00(Xem: 338663)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số: 484-1021-vb8290204

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Ịại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông kể thêm về mình “Tù cải tạo và tù vượt biển 10 năm. Lấy vợ năm hơn 50 tuổi và thường bị vợ chê là ít nói quá!” Sau đây là bài viết thứ hai của ông. Õ Mong ông Thành sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Tôi ở nước Mỹ này không lâu như các cụ khác. Chỉ mới được hơn mười năm. Hơn nữa lại không đi đó đi đây nhiều chỉ lẫn quẩn quanh nhà với vợ cho nên cái nhìn của tôi chỉ xa bằng gang tay là cùng. Xin cho tôi bắt đầu từ hồi tôi còn đi học.
Từ hồi còn ở trung học của thập niên sáu mươi tôi đã có mộng đi học ở Mỹ, tôi ráng trau dồi Anh ngữ và siêng năng đi học hết các lớp ở Hội Việt Mỹ ở con đường đầy lá me thật nên thơ Mạc Đỉnh Chi. Chưa kể những lần đi đọc sách ở thư viện Abraham Lincoln kế rạp Rex gần cơ sở USIS của Hoa Kỳ ở ngay trung tâm thủ đô Saigon. Tôi nhớ năm đệ tam tôi có đi dự thi tuyển để được sang Mỹ theo học ở một trung học Mỹ một năm nhưng lại đạp nhằm vỏ chuối! Không tởn, tôi vẫn gò môn Anh văn bằng cách mua truyện, đọc sách, làm bài tập đều đều năm này qua tháng nọ.
Rồi ông trời cũng thương tình. số là năm sáu chín tôi đi vào Thủ Đức và được trúng tuyển về trường sinh ngữ quân đội ở ngang bệnh viện Cộng Hòa làm thầy giáo tiếng Anh cho các sinh viên sĩ quan không quân sắp đi học lái trực thăng ở Hoa Kỳ. Sau đó lại được gởi đi học khóa đào tạo giảng viên ở Texas. Thế là giấc mộng Mỹ du của tôi đã thành sự thật. Nhưng chính lúc đó tôi lại không muốn sống ở cái xứ Mỹ mà tôi hằng mơ ước. Lý do: Tôi thấy nhớ nước mắm và tà áo dài của mấy cô sinh viên trường Lê Văn Duyệt ở Bà Chiểu quá!
Sau tháng tư bị phỏng dai (có dấu sắc nhé) năm 75 tôi "được gởi đi học" trên sáu cuốn. Khi "ra trường" tôi lén theo ghe đánh cá tới lần thứ bảy mới thoát ra khỏi được cái xứ sở mà tôi yêu thương sau khi bị "hấp" hơn ba năm nữa về tội….phản quốc(")
Khi ở đảo Galang dành cho người tỵ nạn vượt biển tôi thấy nước Mỹ "xấu" quá đi! Ai lại bỏ bạn bè, đồng minh của mình chết một cách tức tưởi như vậy. Cho nên tôi quyết định xin đi tỵ nạn ở Canada và sau đó là Úc. Lúc đó tôi đang là thông dịch viên cho cơ quan duyệt xét cho người vượt biển đi Mỹ JVA (Joint Voluntary Agency) ở trại tỵ nạn Galang, Indonesia bị anh chàng Mẽo ngông ngông tên Phillip viên chức Mỹ trong cơ quan chửi là "đồ phản bội" (traitor) vì không xin đi Mỹ. Tôi có phản bội đâu, có mấy anh thì có! Nhưng cuối cùng tôi vẫn khăn gói qua Mỹ năm 92. lúc đó tôi lại…thích Mỹ vì tôi được đi học lại.
Điều mà tôi thấy thích thú nhất đời (tôi không dám nói láo đâu nhe) nước Mỹ thật quả đa dạng và rộng lớn để tôi có được nhận xét đúng và bao quát nhưng cũng xin được đóng góp ở đây vài nhận xét theo khả năng và hiểu biết của mình.
Đa số thời gian sống của tôi ở xứ này là ở trường học và thư viện. Theo tôi thì nước Mỹ tạo nhiều điều kiện cho người đi học nếu họ chăm chỉ và có trí năng. Từ việc học miễn phí cho tới bậc trung học, sinh viên nghèo đều được tạo điều kiện để theo học cho đến lúc ra trường. Tôi, cũng như các sinh viên Việt khác đi học được financial Aid và work study cho hết bốn năm và được mượn tiền để học hết hai năm còn lại.
Tôi không dám phê phán về phẩm chất của nền giáo dục Mỹ nhưng tôi thấy như vầy là tốt phải không các cụ" Tôi biết con của người bạn ở Bến Tre được là học sinh giỏi toàn quốc Mỹ và được học bổng đến mấy chục ngàn để vào trọn đại học. Như vậy họ cũng quá tốt đối với mình rồi. Dù rằng dân Mỹ còn có phần nào kỳ thị ngấm ngầm nhưng hồi còn đi học tôi và người bạn vẫn đi làm vườn, cắt cỏ vào cuối tuần để kiếm thêm thì có lắm người rất tốt và sẵn sàng giúp đỡ bọn học sinh nghèo mũi xẹp, da vàng. Có bà cụ Mỹ đã trở thành người đỡ đầu cho tôi và cho tôi ở nhờ không tốn một xu, có những ông bà chủ nhà đối xử với tụi tôi rất lịch sự và đến giờ tôi đã trở thành người bạn thân của gia đình.
Giờ xin nhìn về phía phái đẹp mắt xanh xứ Hoa Kỳ.
Mấy năm trước, lúc chưa có vợ -không phải bây giờ đâu nhé- tôi thường chạy lên Tacoma vào cuối tuần với mấy ông bạn để đi xem…topless. Lúc đó vô cửa mười đô, mua một ly coca năm đô, gọi mấy nàng lại nhảy uốn éo tại bàn mình ngồi mười đô. Năm phút thì phải. Tôi thường gọi một nàng ban ngày là sinh viên, tối làm thêm ở hộp đêm để kiếm thêm tiền. Cái nghề đó thì chúng ta ai lại không có cái nhìn không có thiện cảm nhưng ở cái xứ này để kiếm tiền sống thì người Mỹ coi nó cũng là một nghề như mọi nghề khác thôi. Rồi tôi lại hết hồn khi thấy kế bên cái xóm…đầy tội lỗi đó lại có một căn nhà để truyền giáo cứu rỗi có bày kinh sách và có tín đồ phát không sách răn cho khách qua lại. Cái này thì chắc chỉ bên Mỹ này mới có, đúng như bài ca có tựa đề là Only in America thịnh hành hồi thập niên sáu mươi.


Cũng cái chuyện mấy nàng mà xuýt hại tới cái ghế của ông cựu tông tông Clinton. Qua cái vụ bê bối này của tông tông tôi nhìn thấy hai điểm nổi bật. Một, cái mặt đạo đức của ông Clinton này thật không thể nào được mọi người chấm điểm cao. Hai, nước này là nước dám đưa ông tông tông ra điều tra, bị nhà báo lão thành Jim Lehrer chất vấn tối tăm mặt mày thì phải hơn nước Đại Cồ Việt ta xa, nhất là nước cộng sản…đại ngu hiện tại. Bây giờ xin nhìn qua chuyện vác chiếu ra tòa.
Nếu bạn nào có xem chương trình của bà Judge Judy mới thấy cái xứ này là xứ của các vụ kiện cáo từ chuyện lớn đến chuyện lăng nhăng. Mới đầu tháng hai vừa rồi, một bà đã kiện cô nữ ca sĩ Janet Jackson vì phải bị xem cảnh cô này bị xé áo…lòi trái lê…không trắng mà là đen của cô ta, mà bị tai nạn! Thằng ăn trộm lén vào nhà mình nó kiện mình được nếu nó tru treo trước tòa là mình cố ý bắn trọng thương khi vào nhà định dọn dẹp TV, đầu máy của mình. Nếu như cụ Phạm Quỳnh nhà ta có nhận xét là "dân Việt Nam ta cái gì cũng cười" thì tôi cũng xin dám nói là "dân Mỹ cái gì cũng sue" chắc cũng không sai lắm"
Còn nhìn qua vấn đề da vàng, da đen, da trắng thì tôi thấy hình như là vấn đề kỳ thị dân da màu, nhất là dân da đen vẫn còn ngắm ngầm ở xứ này. Nếu bạn có đi làm trong các công sở hãng xưởng chắc bạn cũng có lần bị trãi qua cái kinh nghiệm không vui thích này. Nhưng xin cho tôi kể lại mẫu chuyện nhỏ sau đây để bạn từ đó kết luận về mặt này.
Trước kia bà Carol H là giáo sư dạy môn Arts của tôi ở đại học cộng đồng, giờ bà là bạn, có thể nói là bạn thân của gia đình. Trước đây mấy năm bà có bảo trợ cho một anh bác sĩ ở Việt Nam qua để điều trị bệnh tim. Sau khi lành lặn anh ấy trở về lại, bà vẫn thường xuyên liên lạc và có về thăm lại vì chồng bà cũng là bác sĩ. Đến khi anh này lấy vợ thì ông bà đã bỏ ra một tuần bay về Việt Nam để dự đám cưới rồi qua! Bạn có biết người Mỹ nào tốt như vậy không"
Trước kia hồi ở Philippine 6 tháng cuối tuần thật là buồn không biết làm gì, nhân biết bà giáo người Phi là người trong nhóm "đạo Baha'I" một tín ngưỡng bắt nguồn từ Trung Đông với tôn chỉ là đoàn kết nhân loại và đặc biệt là có nhiều người Mỹ da trắng ở đủ mọi thành phần tin theo, tôi đi dự phiên nhóm mỗi tuần và hiện giờ cũng còn là người trong tín ngưỡng đó. Khi tôi qua Mỹ thì ngày đầu tiên được người trong nhóm ở địa phương đến thăm và tặng quà.
Mới tuần rồi tôi và vợ tôi đi chơi ở Las Vegas và ở nhà vợ chồng Jim và Sonia tín đồ Baha'I ở Las Vegas đươc đối cứ thân tình như người trong gia đình và được đưa đi thăm những thắng cảnh tuyệt vời như Hoover Dam và Red Rock Park ngoài cái đẹp rực rỡ sáng chói nhân tạo trên Las Vegas Strip. Nước Mỹ, theo tôi là nơi có đầu óc cỡi mở, open mind, mọi ý kiến và tín ngưỡng đều được chấp nhận, ngay cả tín ngưỡng Baha'I xa lạ này.
Bây giờ xin nói đến chuyện chó.
Ở xứ này thiên hạ có câu là: Nhứt chó, nhì đàn bà, rồi chót mới tới đàn ông. Tôi cứ suy nghĩ hoài mới tự tìm ra cho mình câu trả lời. Xứ này tôn trọng cá nhân chủ nghĩa cho nên sống độc thân đối với họ là chuyện bình thường. Các cô, các bà mắt xanh không sợ quá lứa, lở thời gì hết! Mà sống như vậy thì cũng phải buồn cho nên họ nuôi chó và xem đó là "người bạn thân" của mình. Mà đối với một người bạn thân thì phải quý nó chớ. Cho nên chó đứng hàng trên quý vị liền ông ta là phải rồi.
Thêm một câu nhận xét chí lý nữa mà tôi chịu không cãi vào đâu được về đời sống ở xứ Mỹ này là "Nước Mỹ là thiên đường của trẻ con, chiến trường của thanh niên và sồn sồn niên và là bãi tha ma của tuổi già". Đúng quá trời phải không các cụ" Bạn xem đó, con nít ở đây đầy đủ đến độ dư thừa. Không ai dám đét đít tụi nó, chưa dám nói nặng nữa là. Còn giới trẻ và giới sồn sồn tụi mình thì cày xịt khói, vật lộn kịch liệt cho cuộc sống mỗi ngày để nuôi thân và nuôi gia đình. Rồi khi già thì chỉ còn có nước ngồi chèo queo trong phòng với cái TV, còn con cái nó đi làm hết trọi, khi về thì còn biết lăn đùng ra ngủ để lấy sức cho buổi cày ngày hôm sau.
Thôi, để không phải dài dòng nữa, tôi xin có nhận xét là ở trên đời này chắc ai cũng chọn cuộc sống nào…đỡ tệ hơn mà sống. Tôi cũng vậy thôi. Ở xứ mình cái xứ được ca tụng là thiên đàng đỏ sống không nổi lên phải trốn quá xứ người mà ở đậu. Dù cho chế độ tư bản có bóc lột và…xấu xa đến đâu thì tôi thấy cũng còn hơn ở cái thiên đường độc quyền của giới tư bản Đỏ hiện nay bên đó. Nếu còn bị kẹt lại thì bây giờ tôi chỉ là thằng tài xế xe xích lô và con tôi sau này chắc gì đã hơn cha nó. Cho nên giờ đây tôi được sống theo ý tôi và đi làm mỗi ngày kiếm vài đồng đô la tối về vui với vợ, trong lòng cũng phải thầm cảm ơn cái xứ tuy không là thiên đường này và tập chỉ nhìn cái hay cái đẹp của nó mà vui sống qua ngày.
Xin cho tớ được ngưng ở đây. Kính chào các hải ngoại chư quân tử.
TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến