Hôm nay,  

Quê Nhà Nơi Đó Có Anh

26/02/200400:00:00(Xem: 141349)
Người viết: BÍCH TRÂM NGUYỄN
Bài số 476-1014-Vb3170204

Tác giả cho biết bà sinh tại Quảng Nam, cư trú tại Pasadena và là một chuyên viên thẩm mỹ. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của bà, một tâm bút gửi người bạn trai thủa thiếu thời từng là “chiến sĩ cách mạng” của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
*

Trên chuyến bay trở về Mỹ quốc, em đã đọc hết tập truyện ngắn của anh cho em không thiếu một chữ nào vì... em thương anh và muốn hiểu về anh...
Em còn nhớ khoảng năm 1970, khi đang là cô nữ sinh Đà Nẵng sửa soạn thi tú tài II, em nhận được lá thư của anh viết cho em từ trong bưng biền. Khi anh dừng chân lại trên mảnh đất trước kia là ngôi nhà năm gian hai chái qua bảy đời địa chủ của tổ phụ em; lúc đó chỉ là cái nền gạch chơ vơ ở làng Bích trâm và cũng là cái tên của em gắn bó suốt cuộc đời này. Từ điểm này đã gây lên xúc cảm và nhớ thương em của những ngày thơ dại trong lòng anh. Anh không ngần ngại thố lộ tình thương yêu này mà trong quá khứ ta chưa kịp nói nên lời. Đồng thời anh cũng trình bày cái lý tưởng mà anh đang đeo đuổi là giải phóng quê hương ra khỏi sự xâm lăng của Mỹ.
Lá thư anh tới muộn màng, lại đúng lúc em vừa dứt khoát tình cảm với một ngươi bạn trai học trên em một lớp vừa rớt tú tài II. Chàng ta trẻ trung, hồn nhiên, chân tình nhưng nông cạn. Chàng đang sửa soạn nhập ngũ, hớn hở lấy binh nghiệp làm con đường tiến thân để biện minh cho việc thiếu ý chí học hành, bởi vì đã có một ngưòi anh lớn trong quân đội trường hợp của anh ta được miễn. Chàng mong rằng em tôn trọng và thương yêu anh ta hơn. Thật ra thì em buồn vô hạn và thất vọng nhưng không nói một lời nào.
Anh ta đã vào nơi gió cát phía bên ni. Còn anh thì khôn ngoan, già dặn, tình cảm sâu sắc. Em thương và hâm mộ, nhưng anh cũng vào nơi gió cát ở bên kia.
Lời lẽ trong thơ của anh đã làm em xúc động, nói lên được niềm đau đang ở trong lòng em. Nhưng em không thể nào chịu đựng được dù là bạn hay người thân ở bên này hay bên kia bị tổn thương. Do đó em không viết thư trả lời cho anh khi người đưa thư hẹn đến lấy.
Em chỉ là người con gái yếu đuối vừa mới lớn, với nhiều kỹ niệm đau buồn. Em không muốn bị rơi vào hoàn cảnh nghèo đói, gian khổ, bất trắc. Chỉ còn một cách vùi dầu vào sách vở.
Rồi em trở thành cô giáo và ghi danh học luật cùng một lúc yên tâm đeo đuổi mộng ước của mình thuận theo dòng đời…
Việc gì đến đã đến, lịch sử đã lật qua trang mới. Ba mươi tháng tư năm 1975 "Cách mạng" đã thành công chóng vánh. Anh trở về ca khúc khải hoàn. Lúc đó em đang ở Sài gòn và tự trấn an mình chắc không sao đâu. Dù sao, dất nước đã hoà bình, thống nhất. Vợ chồng, cha mẹ, con cáí, người thân gặp lại nhau sau hai mươi năm cách biệt làm sao kể xiết những nỗi niềm thương nhớ, ngỡ ngàng. Những giọt nước mắt có qúa nhiều lý do để mà rơi. Bắc, Nam một nha,ø cùng chung một ước vọng xây dựng lại quê hương.
Nhưng cuộc đời không đơn giãn như vậy. Hạnh phúc của anh là đau khổ của em. "Xã hội chủ nghĩa" đã áp dụng chế độ cái trị hà khắc, xô đẩy con người vào những đau khổ và lầm than mới, tệ đoan xã hội đầy dãy, kéo xã hội đi ngược chiều tiến hóa.
Có lệnh gọi quân nhân công chức ra trình diện. Em là cô giáo, những người bạn ở phía bên kia về bảo "Giáo sư là Kiến trúc sư của tâm hồn." Câu này mới nghe ra rất là văn hoa, nhưng nó ngầm chứa một sự trừng phạt.
Em cũng ra trình diện và tin hành lang cho biết muốn đi dạy lại phải đi học theo lề lối mới và bị đổi đi những vùng xa xôi hẻo lánh, tiền lương thì không đủ sống. Em bỏ cuộc, chấp nhận ở lại thành phố vào tổ hợp đan thảm cói, đi thủy lợi, đứng đường gác đêm. Làm những việc chỉ biết câm miệng, nuôùt hận vào trong bụng cho yên chuyện. Nhưng em vẫn nghe được thiên hạ rỉ tai nhau về trình độ của cán bộ là " daì, dai, dốc, dở" và thái độ tham lam là: " vô vơ vét, về vui vẻ". Tâm trạng của giới trẻ đươcï diễn tả trong hai câu thơ: “Đôi giép râu dẫm nát đời son trẻ, Chiếcnón tai bèo che khuất cả tương lai. “
Rồi cơ hội đã đến, em cần tự do, nhà nước cần vàng. Sự trao đổi xảy ra trong âm thầm với diện vượt biên bán chính thức. Nơi nào đó trong trái tim đã đưa em đến gần bên anh và cũng nơi nào đó trong khối óc đã đưa em đi, đi xa anh ngàn dặm chia cách bởi một trùng dương.
Em đã rời Sài gòn mùa thu năm 1978 vào một buổi chiều âm u mưa ngâu lất phất. Em ngồi trong taxi mà nươc mắt lăn dài trên má. Có thể nào như thế này ư" Viõnh biệt Sài gòn quê hương yêu đấu….
Một xã hội mới, một cuộc đời mới lại bắt đầu. Em phải học thêm Anh ngữ và học lấy một nghề chuyên môn, lo kinh tế , lo nuôi con, thương nhớ quê nhà, những đứa em và những người thân còn ở lại. Phấn đấu, nổ lực vượt qua những khó khăn để có thể hội nhập vào xã hội văn minh, khoa học tiên tiến, nhưng cũng có lúc lòng chùng xuống với những xót xa.… Lòng tự nhủ lòng hãy đoạn tuyệt với qúa khứ "Let by gones be by gones."
Rồi ngày tháng dần qua, em trở thành công dân Mỹ. Em bằng lòng với cuộc sống hiện tại đợi cho con cái lớn khôn, xong đại học có việc làm là em có thể thảnh thơi. Tại đất nước tự do mà em sống, thế hệ trẻ có thể chọn một tương lai theo ý muốn của mình, chịu khó học hành để có một nghề chuyên môn, lương thiẹân, đời sống kinh tế bảo đảm dư dã, ấm no ,hạnh phúc. Họ không cần phải dùng thủ đoạn mánh khóe, lừa đảo, gian dóâi đối xử với nhau.
Em cảm ơn nước Mỹ đã thu nhận em, để biết được thế nào là độc lập tự do và dân chủ đúng nghĩa, quyền bình đẳng của phụ nữ.
Cái nhìn và suy nghĩ của em về ngườiø lính đã thay đổi không giống như ngày xưa. Có lần em về thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Em ghé thăm đài kỷ niệm chiến sĩ ghi tên hơn 50 ngàn người lính Mỹ đã hy sinh ở chiến trường Việt nam trên những tản đá hoa cương hình vuông nằm thoai thoải xuôi theo sườn đồi dưới dạng nấc thang. Em chạnh lòng xót thương cho sự hy sinh rủi ro của họ đã bỏ mình ở một nơi xa xôi không phải là quê hương vì mệnh lệnh, nghĩa vụ và hai chữ tự do.
Em cũng đã ghé qua New york đến một công viên nằm dọc theo bờ biển mà ở ngoài kia tượng Nữ Thần Tự Do màu xanh ten đồng đang đứng trên một hòn đảo nhỏ. Bà đứng đó mãi mãi bất luận ngày hay đêm, mưa hay nắng, bão, tuyết hay bình yên. Tay phải bà đang cầm một ngọn đuốc giơ cao đang cháy soi sáng trùng dương, tay trái đang ôm cuốn sách ngang bụng, xa xa thành phố New york uy nghi tráng lệ với những cao ốc chọc trời trung tâm thương maĩ quốc tế. Bà đang đưa mắt nhìn về Đại Tây dương trướcù mặt, bệ đá dưới chân bà có dòng chữ: " Con nghèo nàn và mệt mỏi hãy đến với ta. Ta cho con tự do và cơ hội". Sau lưng bà trên bờ biển có một dãy trụ cờ, cờ của 52 tiểu bang đang tung bay phất phới và em đang ngồi nghỉ mệt dưới chân tượng người lính bằng đồng đen to lớn đang bồng súng gìn giữ biên cương.
Em cũng đã tới di tích đường rầy xe lửa và nhàøø ga nằm vắng lặng vớiù con tàu đang đừng lại, chỉ còn là di tích lịch sử. Ngày xưa nơi đây tấp nập đưa đón người tỵ nạn đến từ khắp nơi bằng đường thủy. Hởi những ngươiø tỵ nạn năm xưa, hồn bạn đang ở đâu xin phù hộ cho quê hương này. Em đưa tay vúôt ve những thanh cửa sắùt của nhà ga đã khóa chặt rồi, lòng rơi vào thương mến và thầm nói: "Đây chính là quê hương ước mơ của ta, mẹ ta là Nữ Thần Tự Do và cha ta là Pháp luật". Những người lưu vong ở xứ này giống như những con cá hồi vượt suối băng sông qua những ghềnh thác, sỏi đá, thân xác trầy trụa đầy thương tích trước khi vào biển cả vẫy vùng tự do và cũng không quên trở về nguồn cội để tái sinh dòng giống cuả mình.
Các em của em muốn em về thăm quê nhà một chuyến, em đang còn phân vân ,do dự.
Đầu năm 1995, bỗång một hôm, em nhận được một cú điện thoại với giọng Quảng nam đặc sệt,thì ra hai người chú của em. Họ là bác sĩ thẩm mỹ ở Sài gòn qua Mỹ tu nghiệp. Gặp gỡ, mừng rỡ, hàn huyên, chia tay và em bị trách móc "qua Mỹ lâu rồi không còn thương nhớ ai hết, không thư từ không tin tức." Từ đó em sống trong bồn chồn, nhớ nhung về quê hương và em không thể bình thản làm việc được.
Mùa xuân năm 1995, truyền hình Mỹ dành nguyên cả tuần lễ chiếu lại tin tức, thời sự chiến tranh Việt nam đã hai mươi năm qua rồi; Với chủ đề "Loose in the war, win in the peace." [thua trong chiến tranh , thắng trong hòa bình]. Bang giao Việt- Mỹ đã ký kết và em cũng đã mua vé máy bay về Việt nam.


Em lại đi giữa lòng thành Phố Sài gòn. Mùa hè không khí oi nồng, độ ẩm cao làm cho người lúc nào cũng rin rít mồ hôi. Quang cảnh tấp nập, đầy người và xe hai bánh, lòng đường chật hẹp, không khí ô nhiễm khói xe và bụi bậm. Hai bên lề đường, có những cao ốc và khách sạn tráng lệ chen lẫn với những căn nhà tồi tàn thiếu tu bỗõ. Quê hương em đó với những căn bệnh trầm kha. Giàu càng giàu, nghèo càng nghèo. Có thứ luân lý, chủ nghĩa nào lại kỳ dị đến mức này, khi phân chia con người ra làm hai loại: có tất cả và không có gì cả"
Đó là thứ chủ nghĩa mới xuất hiện từ chính những đồng chí của anh: "Hy sinh đời bố củng cố đời con" nghĩa là sẵn sàng vơ vét tiền bạc của cải bằng mọi cách rồi có bị đổ bể, trừng phạt hay ngồi tù cũng cam lòng vì gia đình con cái có cơ hội bước vào giai cấp thượng lưu, giàu có. Em là đàn bà dầu cho cuộc đời trôi nổi tới đâu đi nữa em vẫn cảm thấy xót thương cho những cô gái thơ ngây, nghèo nàn từ quê lên tỉnh trở thành đốâi tượng béo bở của những con buôn. Họ trao cuộc đời mình cho những bến đục mà gỡ không ra, đọïa đày. Còn nhân tài và sức lao động không xử dụng đúng mức.
Em rời nơi này lên Đà lạt, cảnh thiên nhiên và khí hậu giống Tây phương. Ra Đà nẵng rồi về quê thăm mộ và ngôi làng xưa, nhưng không còn ai thân thuộc để em có thể ở lại dạo chơi như những ngày thơ ấu. Chiếc bản đồ địa dư của trí nhớ không còn áp dụng được nữa rồi, tất cả đã xóa đi và làm lại như chính cuộc đờøi mình. Lòng gắn bó trong em đã cạn. Em lấy lại được chút thanh thản khi đi ngang qua những ruộng lúa còn non xanh mướt một màu ngọc bích đang đùa với làn gió nhẹ lướt qua thành những làn sóng êm ả lăn, trôi bất tận làm mát lòng người.
Ngày em gặp lại anh ở thành phố Đà nẵng, anh cho em tập truyện ngắn anh viết và bảo rằng: "Đọc hết quyển sách này em sẽ hiểu anh." Em ngờ vực hỏi dò: "Đơn giản như vậy sao"''
Nhưng sự thật quả không đơn giản như em tưởng. Đại ý thì quyển sách ghi lại những ngày anh tranh đấu gian khổ, len lỏi, lẫõn trốn trong đám dân quê làm ruộng nương. Nên anh có những nhận xét tinh tường về nghề nông lệ thuộc rất nhiều vào ba yếu tố: thiên thời, địa lợi , nhân hòa, lúc nào cũng sẵn sàng bị đe dọa, ám ảnh họ trong nghèo đói. Trong điều kiện nghèo nàn thô thiển của nông nghiệp và công nghiệp , dân tộc Việt nam đã chứng tỏ rằng họ là người thông minh, cần kiệm, giỏi chiụ đựng, mẫn cán trong công việc và đó cũng là những chiếc chìa khóa giúp cho họ phần đông thành công trên xứ người sau này.
Còn về tư tưởng anh gởi thác có hai điều đã làm cho em suy nghĩ nhiều. Nên em thấy cần phải trình bày cho anh rõ.
Trước tiên quan điểm của em về chiến tranh và chế độ xã hội. Em ghét chiến tranh, bản chất của chiến tranh là xấu xa và dã man. "Nhất tướng công thành vạn cốt khô" "Thắng là vua thua là giặc" Chiến tranh Việt nam là một cuộc nội chiến "Huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt." Kẻ chiến thắng ít ra cũng cần có độ lượng; chứ không thể vẫn nung nấu mối thù không đội trời chung " Mỹ ngụy" hơn hai chục năm qua rồi chỉ làm cho hố chia cách thêm sâu. Ngụy là ai" Là những người Việt sống trên đất Mỹ. Mỹ là ai" Là những người Mỹ gốc Việt đã đươcï người Mỹ ở đây từ trước thâu nhận vaò từõ hai mươi năm qua. Nói qua nói lại cũng là muĩ tẹt da vàng, cũng là anh em. Thế hệ trẻ thì không biết đến, thế hệ già thì không muốn nhớ tới những kinh nghiệm đau thương mà họ đã trải qua. Có nên để qúa khứ và vết thương lòng ngủ yên không"
Nhà nước Việt nam cũng đã yêu cầu Mỹ bình thường hóa quan hệ. Mỹ cũng đã ngậm đắêng nuốùt cay về thất bại của họ, để có thể ngồi xuống ký thỏa hiệp dựa trên tình người và quyền lợi của đôi bên. Anh cũng nên nhìn xa hơn một tý, để thấy câu hỏi “Ai Thắng Ai"” mà phía các anh từng hả hê đặt ra hiện đã có câu trả lời: Cả khối cộïng sản Nga và Đông Âu sụp đổ. Vậy mà dân chúng của họ có ai bị trừng phạt dã man đâu.
Em không tin vào một giá trị tuyệt đối, vào một thể chế xã hội cứng ngắc mà phải uyển chuyển, mềm mại như một dòng nước. Một chế độ nào cũng vậy cũng phải lấy lòng dân làm căn bản nếu muốn tồn tại. Nếu có một thể chế xã hội nào thành công trên nhiều phương diện thì nên bắt chước đừng nên ngoan cố, bảo thủ gây đau khổ cho người khác.
Cuốn sách của anh cũng nhắc tới vấn đề kỳ thị chủng tộc trên đất Mỹ. Khi những đoàn người di dân,tỵ nạn đầu tiên tới đây và kể luôn cả những vị sáng lập nên quốc gia này họ phải đương đầu với những khó khăn về chủng tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ. Cho đến lúc bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được thành lập trong đó có quyền bình đẵng và tự do của con người được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ tuyệt đối. Do đó, người dân muốn sống hài hòa trên xứ sở này phải triệt để tuân theo luật pháp, không thì sẽ chuốc họa vào thân. Để chứng tỏ sức mạnh của pháp luật người Mỹ thường bảo rằng: "Không có bất cứ người nào ở trên pháp luật".
Tuy thế, vẫn có nhiều người ca tụng nươcù Mỹ là thiên đàng hạ giới. Bởi vì nước Mỹ mới đượïc thành lập hơn hai trăm năm có mộtä nền văn hóa phóng khoáng và cởi mở. Khi nước Mỹ thâu nhận một ngườidân mới, thì họ được hoan nghinh có quyền phát triển trí thức, tư tưởng, tình cảm nhiều như họ muốn mà ở cố quốc nhân phẩm của họ bị chà đạp, tù đày như một kẻ có tội. Họ cũng có thể duy trì phong tục, tập quán,văn hóa, món ăn đặt biệt trên những vùng đất riêng tư và có địa danh như ở quê nhà. Phố Tàu, phố Đại hàn, Tokyo nhỏ, Sài gòn nhỏ, mỗi nơi mang một sắc thái riêng của mỗi dân tộc đã thu hút khách du lịch. Họ cũng rất thông minh làm thế nào có thể sống chung hoà bình với nhau. Họ biết gieo trồng những hạt giống của tình thương và hiểu biết thành những đóa hoa muôn màu muôn sắc.
Sở dĩ nước Hoa kỳ giàu mạnh vì các giống dân trên thế giới tới đây đều muốn thi thố tài năng và muốn chứng tỏ mình rất hữu dụng cho quê hương mới này. Họ rất hãnh diện là công dân của Hiệp chủng Quốc và rất tự hào về nguồn gốc của họ.
Theo em thì bề ngoài của một con người không đáng sợ, mà sợ những tư tưởng gì chứa đựng bên trong con người đó. Nghề của em là làm đẹp cho thiên hạ. Khách hàng của em đủ hạng, đủ cỡ, đủ màu như một thế giới nhỏ. Em chỉ biết đem hết năng khiếu của mình ra phục vụ mọi người. Để được thấy họ thích thú mỉm cười và em cũng đượcï vui vẻ mĩm cười bất luận họ là giống dân gì. Và cứ như thế ngày qua ngày.
Còn như ở Việt nam tuy chúng ta cùng màu da nhưng những đố kỵ và kỳ thị Việt kiều [dù đây là nguồn ngoại tệ khổng lồ gởi về xây dựng quê hương], tôn giáo [những vị lãnh đạo tâm linh], người sinh ra ở những miền khác nhau của đất nước đã có luật pháp nào bảo vệ chưa"
Cách đây hơn 2500 năm Bụt Thích Ca, đã bảo rằng: "Tất cả con người nước mắt đều mặn và máu đều đỏ như nhau". Câu này trở thành chân lý của yêu thương và hòa bình.
Anh với em từ nhỏ sống gần nhau, tình như anh em và lớn hơn chút nữa thêm tình yêu trai gái. Chúng ta chưa bao giờ giận hờn, ghét bỏ nhau. Bây giờ, mặc dầu đường đời đưa chúng ta về hai nẻo khác nhau. Em tin tưởng rằng chúng ta không bao giờ trở thành kẻ thù. Bởi vì với em, anh vẫn là anh của ngày xưa thương yêu, hiền hòa, độ lượng. Em vẫn tôn trọng anh và vui là chúng ta cũng còn có thể gặp lại được nhau.
Em về thăm quê hương thoáng đến, thoáng đi, thoáng dư hương, ngôn từ không diễn đạt hết ý nghiã. Anh ở lại quê nhà,nơi anh đã được sinh ra, lớn khôn và gìa đi trong ơn nghiã vây bọc bởi những người thân và bạn bè. Trong số đó có những người thân và bạn bè của em. Em chỉ còn một ước vọng cuối cùng ký thác nơi anh. Những gì anh làm sau này góp phần vào lợi ích và niềm vui của những người chung quanh, cũng như xây dựng cho thế hệ mai sau.
Em nhớ lời nhắên nhủ cuối cùng anh nói với em: "Em nhớ về thăm anh."
Em cũng mong một ngày nào đó anh sẽ có cơ hội qua đây thăm em ở quê hương thứ hai này. Để cái nhìn và suy nghĩ của anh được xác thực hơn khi đứng ngay trên đất Mỹ. Chứ không cần phải tưởng tượng và suy diễn bằng định kiến từ một điểm xa xôi ngoài nước Mỹ.
Với những tiến bộ kỳ diệu về mọi mặt, con người ngày nay đã thu hẹp khoảng cách đi lại, thông tin. Thế giới trong khuynh hứớng toàn cầu hóa đã trở thành một ngôi làng. Muốn ngôi làng chung ấy có an bình, hạnh phúc, ọi cư dân trong ngôi làng ấy phải biết thương yêu và thông cảm nhau hơn.
Như vậy, dù xa nhau, hướng về quê cũ mà nơi đó có anh, em hằng mong cảm nhận được niềm vui. Hạïnh phúc của anh cũng là hạnh phúc của em vậy.
Mùa thu 1995
BÍCH TRÂM NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Nhạc sĩ Cung Tiến