Hôm nay,  

Người Bên Lề Cuộc Sống

26/02/200400:00:00(Xem: 161558)
Người viết: CỘI THÔNG GIÀ
Bài số 475-1013-Vb8150204

Cội Thông Già là tác giả bài viết về nước Mỹ đầu tiên mang tên “Một Mảnh Đời Thường”. Nhân vật xưng “tôi” trong bài viết là một “chàng”. Do đó, lời giới thiệu được viết “ông họ Phan, 36 tuổi, hiện sống ở Reading, PA, nghề nghiệp chemical engineer. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông có vẻ là tự truyện về một phần đời.“
Cùng với bài viết thứ hai là thư đính chính của tác giả, có đoạn viết nguyên văn “Bài viết môt mảnh dời thường là tôi viêt cho người bạn và tôi là "bà" chứ hông phải là "ông"! Tôi qua Mỹ năm 92 và hiện đang cư ngụ ở PA... Tôi thật không biết nói gì về mình cả.” Xin cáo lỗi và trân trọng giới thiệu bài viết thứ hai của bà Phan, bút hiệu “Cội Thông Già”.
*

Ngày....tháng ....năm
Vậy là anh thực sự ra đi một mình... anh sống hay còn thì có lẽ không mấy ai quan tâm" Đời sống của anh quá đơn sơ, quá giản dị và không chút ưu tư. Tôi thật sự không nhớ nhiều về tuổi thơ của anh, những chuyện tôi biết về anh đều do mẹ tôi cùng các anh chị kể lại.
Theo lời kể, hồi nhỏ anh rất thụ động, rất ít bạn bè bởi cá tính mặc cảm, tự ti... anh chỉ có một người bạn mà cả xóm thường gọi anh ta là “Na Ná Nùng Nung” cái tên thực làm cho người ta phì cười! Anh bạn này tại mắc bệnh ngọng theo vần en nờ... còn anh tôi thì lại mắc tật cà lăm. Có lẽ cả hai cùng có khuyết tật như thế nên rất tự ti, mặc cảm và đương nhiên rất thân nhau tuy Na Ná nhỏ hơn anh hai tuổị. Phải nói anh là một đứa trẻ rất vụng về và chẳng thông minh... có lẽ vì vậy mà anh thường xuyên trốn học rồi nghỉ luôn mà mẹ tôi chẳng hay biết! Lúc phát giác thì chuyện đã lỡ làng rồi... hồi ấy anh chỉ đang dang dở ở lớp năm.
Rồi “giải phóng” vô, anh theo cha mẹ tôi đi kinh tế mới ở cái tuổi mười lăm mà chữ nghĩa thì hình như đã bay theo thời gian. Anh làm ruộng khá lắm, thường xuyên ra suối ông Bính để câu cá những khi rảnh rổị . Cuộc sống của anh rất đơn điệu ngày hai buổi ra đồng, tối về vác cây đờn gảy lung tung chẳng có điệu vần rồi lại nghêu ngao " Gặp em...trên cao lộng gió....". Anh không biết đàn nhưng lại rất thích đàn, có điều cầm đàn khảy lung tung chẳng theo nốt nào cả!! mỗi lần anh khảy đàn thì tôi và hai đứa em nữa cùng cười vật vã bởi người hát một nơi, đàn đi một nẻo!
Cuộc sống đơn điệu của anh như thế cứ dần trôi, anh chẳng hề rung động hay có người bạn gái nào thậm chí cũng chẳng có bạn trai... Thằng bạn nối khố của anh thì ở xa xôi quá...
Rồi anh tới tuổi bị bắt đi nghĩa vụ như bao người con trai khác. Cuộc sống đời lính xa nhà càng khiến anh trầm lặng hơn nhưng chỉ mới hơn một năm anh được đưa về và cả nhà chúng tôi đã khóc không ít khi nhìn thấy anh nằm trên cáng thiêm thiếp như người đã qua đời. Ba mẹ tôi được báo anh bị sốt rét cấp tính và hết cứu nổi. Bây giờ chỉ còn chờ chết.
Anh nằm đó, bất động, mắt nhắm nghiền, môi tím đen, da dẻ vàng võ xanh xao không có một dấu hiệu sự sống nào ngoài trái tim yếu ớt thoi thóp đập từng nhịp một. Ba mẹ tôi đã mời cha xứ đến xức dầu cho anh rồi mua hòm, không khí chuẩn bị cho một đám tang thật là thê thảm. Chúng tôi qùy quây quần bên thân xác anh và đọc kinh cầu nguyện mãi tới khuya. Cha mẹ tôi mệt quá nên ngủ thiếp đi, chị tôi và tôi có nhiệm vụ thức để canh anh còn hai đứa em tôi cũng lăn ra đất mà ngủ. Lúc ấy tôi chỉ được 12 tuổi nhưng ai cũng bảo tôi giống người lớn. Có lẽ tôi lanh hơn những đứa trẻ đồng trang lứa. Tôi bảo:
- "Chị Hường đi ngủ đi....em canh một mình được rồi!"
Thế rồi vừa quá hai giờ sáng thì anh tôi ú ớ, cựa quậy... Anh thì thào " nóng quá!" Ban đầu tôi tưởng ma nữa chớ, nhưng rồi khi trấn tĩnh thì tôi hiểu là giọng của anh tôị. Mừng quá, tôi lột tung mền trên người anh và lấy ngay li nước phép dùng để vảy xác của cha để lại cho anh uống!
Như có phép lạ, anh hồi tỉnh và trước sự ngạc nhiên ngẩn ngơ của mọi người... anh đã qua được cửa tử thần. Lúc đó anh chỉ mới tròn 20 tuổi.
Sau sự cố gần như chết đi sống lại ấy, anh hầu như thay đổi hoàn toàn tâm tánh. Có người cho rằng anh trở nên man man. Có lẽ cũng thường tình bởi làm sao tránh khỏi chuyện chấn động thần kinh như thế chứ" Ngay chính ba mẹ tôi cũng nghĩ anh đã bị mát giây nhưng cũng vì vậy mà mọi người trong gia đình tôi càng yêu thương anh hơn. Từ cơm nước, áo quần cho tới sức khỏe, chị em chúng tôi thay phiên nhau take care cho anh.
Anh đổi tánh như trẻ thơ, chẳng bao giờ giận hờn ai dù mọi người chọc ghẹo cười chê anh dốt nát. Anh cũng chẳng hề lo lắng bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống , những tin tức sốt dẻo hay a dua theo bạn bè để chọc ghẹo con gaí. Anh tuyệt đối không làm mất lòng ai, bao giờ cũng nhẫn nhịn chịu đựng chớ không phản kháng mỗi khi bị hiếp đáp.... Anh sống rất vô tư theo thời gian.
Rồi gia đình tôi dọn về thành phố. Tâm trí không bình thưòng như anh vào thời đó thì chẳng thể tìm đâu ra việc làm, các chị tôi lần lượt lấy chồng, ba mẹ tôi lại già yếu bệnh hoạn cho nên tôi hầu như đã thành trụ cột trong gia đình. Tôi không còn thời gian để chăm sóc cho anh hay gần gũi anh. Công việc đó nhỏ em tôi quán xuyến và nó thường ca cẩm bực mình vì cá tánh khờ khạo của anh. Nó thường cằn nhăn anh đủ chuyện nào là bê bối, nào là ăn uống thất thường bậy bạ rồi ở dơ. Tôi cứ phải an ủi
- Đàn ông có mấy ai gọn gàng, ở sạch" Có mấy ai siêng năng mà mày căn nhằn! Ảnh không phá phách thiên hạ, không đánh lộn đánh lạo, không hại hay làm phiền ai là mừng rồi!
Tôi thông cảm với anh lắm nên chẳng bao giờ la rầy anh... khi mà mọi người tất bật với cuộc sống vì miếng cơm manh áo thì anh không phải tham giạ. Với lứa tuổi của anh, đám trai cùng xóm ai cũng cặp bồ cặp bịch nhưng anh thì không có ai cả không phải vì anh xấu trai đâu" Anh đẹp trai hơn cả anh tư tôi đấỵ. Anh không có bạn gái bởi bản tính rụt rè nhút nhát, bởi vô tư đơn giản mà đôi khi người ta cho là man man, .nhưng với tôi, tôi không nghĩ anh như vậỵ. Tôi thường ước ao giá tôi cũng được như vậy... vô tư chẳng biết buồn hay hờn giận thì hay biết mấy! Đứng bên lề cuộc sống sẽ dễ chịu, thoải mái hơn là tham gia vào cái guồng quay của cuộc sống.
Mỗi ngày tôi thường thức dậy từ 4 giờ sáng để ôn bài vở vì dù tôi không được đến trường vào ban ngày, tôi vẫn lén cha mẹ theo học bổ túc văn hóạ. Sau khi ôn bài, tôi xách giỏ ra chợ dọn hàng để bắt đầu một ngày bán buôn tấp nập... Còn anh" cũng thức dậy thật sớm theo mẹ tôi và hai đứa em đi nhà thờ. Gia đình tôi vốn là một gia đình sùng đạo, em gái tôi tham gia hội hát nên đi nhà thờ hát lễ mỗi ngày, em trai tôi thì giúp lễ, mẹ tôi đi cầu nguyện còn anh tôi chỉ biết vào nhà thờ theo thói quen! Không biết anh có cầu nguyện và tin vào thiên chúa hay không nhưng anh rất chăm chỉ... có hôm mẹ tôi chẳng coi đồng hồ, mới 3 giờ sáng đã gọi các con dậy đi lễ thay vì 5 giờ. Những hôm như thế, em gái tôi thì tựa vai mẹ tôi dưới đài đức mẹ ngủ gà ngủ gục, thằng em trai thì đi dở mấy cục gạch để bắt dế, còn anh tôi lúc ấy đã hơn 26 tuổi thì... lại ngồi trầm ngâm, suy tư. Không biết anh đang cầu nguyện hay nghĩ gì. Cái thông lệ ấy cứ tiếp tục diễn cho đến khi chúng tôi khám phá ra một điều rất lạ ở anh, đó là anh không đi lễ cùng với mẹ mà bao giờ cũng đi sớm hơn thường lê.
Thấy anh có chuyện lạ, ba chị em tôi lém lỉnh phá phách đi theo rình. Bản thân tôi theo dõi chỉ vì lo cho sự khờ khạo của anh mà thôi nhưng hai đứa em thì muốn khám phá bí mật để chọc ghẹo anh. Chúng tôi thật té ngửa khi phát hiện anh có bạn gái.......họ thường hẹn nhau đi lễ sớm và chuyện trò... điều đáng ngạc nhiên hơn là cô bạn của anh rất xinh.Tôi mừng cho anh vì ít ra có một người hiểu được anh và yêu thương anh chớ không nghĩ là anh mát.
Vì biết anh có bạn gái nên mỗi ngày tôi cho anh nhiều tiền hơn để tiêu xài. Anh rất biết an phận, vì biết mình không làm ra tiền nên anh không bao giờ hoạnh họe tiêu xài cái gì kể cả thuốc lá hay áo quần giày dép. Tôi mua gì anh mặc đó, không bao giờ đòi hỏị Có tiền thì anh hút một điếu thuốc Sài gòn còn không có tiền thì anh hút thuốc lào như ba tôi. Anh chẳng hề uống rượu. Cuộc sống của anh nói chung rất đơn giản!
Rồi gia đình tôi cũng biết anh có bạn gái, cha mẹ tôi phản đối chuyện cưới xin bởi ba mẹ nghĩ anh không được bình thường làm sao lo được cho vợ con. Tôi không là người quyết định việc lớn như vậy nên không thể giúp được anh. Lúc đó gia đình tôi có giấy tờ đi nước ngoài nên ba mẹ tôi càng tuyệt đối ngăn cấm bất cứ đứa con nào có bồ bịch và đương nhiên anh lại càng không ngoại lệ! Họ chia tay nhau trong buồn phiền đau khổ như thế. Tôi biết chị ấy rất buồn. Tôi đã từng thấy chị ấy khóc khi nhắc đến anh nhưng riêng anh, khi nghe cha mẹ ngăn cấm, anh chẳng nói gì, chỉ biết vâng lờị.
Nhìn anh, không ai nghĩ rằng anh buồn nên gia đình tôi càng có lý do cho rằng tâm thần anh man man. Đôi khi tôi an ủi anh:
- Thôi thì hãy quên đi, mai này anh qua Mỹ sẽ làm lại từ đầu vẫn chưa muộn.
Anh chỉ cười, một nụ cười rất vô tư! Tôi lại ước ao....giá tôi cũng được vô tư như thế, nhìn cuộc đời, cuộc tình yêu bằng hai con số không!
Anh lại ngã bệnh....căn bệnh đường ruột, tuy chẳng nguy hiểm gì nhưng nó khiến anh ăn uống khó khăn hơn. Anh bắt đầu kén ăn bởi có những loại thức ăn mà đường ruột của anh không thể chấp nhận, tiêu hoá được. Anh gầy đi trông thấy và tôi lo lắm! Lúc này tôi buôn bán khá nên không ngại tốn tiền vì cái ăn cái mặc cho gia đình nhưng tôi lại không thể bắt buộc anh ăn những thứ anh không thích ăn như thịt bò, rau xanh, những thức ăn bổ máu mà cơ thể anh đang rất cần thiết. Món ăn duy nhất mà anh thích là các loại cá. Anh sẽ ăn không biết no nếu như có món cá trê hay cá lóc kho tộ. Sáu năm sau đó thì gia đình tôi được đoàn tụ bên Mỹ.
Khi gia đình tôi được đoàn tụ tại Mỹ, anh đã 32 tuổi. Sau một tuần lễ đến Mỹ, anh nhắc lại lời tôi khuyên anh ngày xưa:
- Thu, mày nhớ hồi trước mày nói là tao có thể làm lại từ đầu khi qua Mỹ không"
Tôi đã xúc động đến rơi nước mắt. Thì ra anh vẫn luôn có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống chớ không vô tình hay man man như người ta lầm tưởng. Tôi nhẹ nhàng đáp lời :
- Em nhớ chứ... nhưng bây giờ em chưa giỏi tiếng Mỹ, đâu có thể xin việc được cho anh" Em còn phải đi làm hãng may với người Việt nam đây nè. Đừng có nói với em là anh cũng đòi vô hãng may đó nha!
- May thì sao" Tao có thể học được mà... Học chậm một chút thôi, còn hơn là không có việc làm.
Vậy là tôi đưa anh vào hãng may và trực tiếp xin boss dạy anh may vì tôi biết anh vốn chậm hiểu, nếu để người khác dạy anh có lẽ họ sẽ nản chí và nói xấu anh... anh sẽ không được đi làm và như vậy tôi đã vô tình giết chết niềm tin và hy vọng trong anh.
Anh làm ở hãng may được sáu tháng thì tôi đã xin cho anh vào làm hãng cá. Đây đúng là sở thích của anh, tuy không biết tiếng Anh nhưng anh có lòng nhẫn nại và chăm chỉ nên boss anh đã giữ anh lại làm việc trong suốt tám năm trời.
Anh chăm đi làm lắm! Cứ mỗi khi gần cuối năm, boss của anh gọi cho tôi và nhắc tôi vì vacation của anh vẫn chưa lấy ngày nào... rồi thỉnh thoảng ông cằn nhằn rằng anh tôi đi làm quá sớm và cứ ngồi một mình chờ cửa hãng mở, như thế không an toàn. Tôi có đôi lần hỏi ông về công việc cũng như thái độ của anh tôi trong giờ làm việc, ông thường khen anh tôi rất hiền. Tuy không biết nói tiếng anh nhưng xem ra anh hiểu được những gì ông nói...anh làm việc rất nghiêm túc, chăm chỉ nên thường bị những công nhân khác ăn hiếp và đùn những công việc dơ bẩn hay nặng nhọc cho anh. Anh chẳng bao giờ phàn nàn, chỉ lẳng lặng làm. Cuối ngày, anh thường được boss cho anh những mớ cá dư, có khi còn được cả lobster, hay cua... vì vậy gia đình tôi lúc nào cũng có cá để ăn. Mỗi lần anh mang cá về, nét mặt anh vui lắm, anh thường thủ thỉ:
- Thu à, mày kho cá thu nước dừa nghen...!
Hay:
- Có con sea bass bự lắm, mày hấp nghen Thu!
Anh thích tôi nấu ăn nhất chớ không thích em gái hay mẹ tôi nấu. Anh biết chúng tôi thích ăn bún riêu nên mỗi lần có cua hộp anh đều kì kèo:
- Nấu bún riêu thì nấu nhưng phải kho hay chiên cá cho tao à nha...
Tôi đi lấy chồng anh không được vui lắm nhưng rồi cũng quen với thức ăn mẹ tôi và em gái tôi nấu... Mỗi tuần tôi về thăm nhà, anh luôn luôn yêu cầu món cá hấp cuốn bánh tráng, tôi dụ mãi cũng như hăm dọa đủ điều thì may ra anh ăn được miếng steak.


Đưa anh đi BS tôi mới biết anh vẫn còn chứng thiếu máu... Giận quá, tôi và nhỏ em kiểm tra toàn bộ căn phòng, áo quần anh thì tôi biết được anh rất thường xuyên đi cầu ra máu bởi bị bệnh trĩ nội. Thế là mỗi tuần tôi bắt em gái tôi phải xay nước rau dấp cá cho anh uống, bắt anh ăn thêm rau xanh, nhưng anh vẫn cứ lén đổ đi vì bảo không ăn được...
Càng ngày, anh càng trở nên cứng đầu hơn, chỉ ăn những gì anh thích, hay gây với ba mẹ tôi hơn và nhất là gây với em gái tôi. Đã đôi lần tôi cùng anh nghiêm túc nói về anh, tôi giải thích tỉ mỉ vì sao em gái chúng tôi đã gần ba mươi mà vẫn chưa lấy chồng" Vì sao ba mẹ cứ bệnh hoạn liên miên và vì sao anh cứ cứng đầu trêu tức ba me.... anh im lặng nhưng tôi hiểu anh đang buồn vì nhìn thấy mẹ tôi lo cưới vợ cho anh Tư nhưng còn anh"
Không ai lo cưới vợ cho anh cả " Tôi biết anh cũng khao khát có một đời sống bình thường như bao người, có mái gia đình như chúng tôi. Anh đã hơn ba mươi sáu tuổi rồi còn gì, nhưng mà ở Mỹ này kiếm vợ cho một người lành lặn, nghề nghiệp đàng hoàng còn thấy khó huống chi bệnh hoạn và không bình thường như anh....ba mẹ tôi thì lo lắng nếu như các em tôi có gia đình ai sẽ lo cho anh huống chi còn hơi sức đâu mà lo thêm cho vợ anh nữa....vì vậy chuyện lo vợ con cho anh đều bị bác bỏ.
Nếu như tôi không có chuyện buồn của chính hôn nhân mình thì tôi cũng không ngại mà chăm sóc cho anh, nhưng rồi tôi cũng cầu xin ba mẹ tôi cho anh về Việt Nam chơi, biết đâu sẽ tìm được người hợp ý!
Anh về VN lần ấy cùng với ba mẹ và vợ chồng anh chị hai tôi. Được cái tiếng việt kiều, được lợi thế và cái danh của các anh chị em, và được cái tiếng đạo đức của ba mẹ tôi mà có hàng mấy cô theo anh. Ai cũng mong tiến đến hôn nhân cả nhưng rồi chính anh tôi lại là người từ chối khi cha mẹ tôi lên tiếng lo chuyện đại sự cho anh! Lần này tôi không thể nói gì rồi vì chính anh là người từ chối... anh nói người ta thích đi Mỹ chớ không thích anh.... câu trả lời đơn sơ nhưng tôi hiểu nó hàm chứa rất nhiều phiền muộn, chua xót.
Rồi anh lại lẳng lặng quay lại với đời sống thường nhật, ngày hai buổi đi về, rãnh rỗi, anh xem phim tàu hay ngồi đàng trước nhà ngắm người qua lại....và anh có bạn. Thật tức cười, chàng mỹ đen gần nhà qua làm bạn với anh, nó xí xô xí xao bằng tiếng Mỹ còn anh thì chữ được chữ mất, rồi xen lẫn tiếng Việt hầm bà lằng! Thật tức cười... không biết cả hai có hiểu nhau không nhưng xem ra rất tương đắc!
Cứ mỗi ba tháng, tôi lại đưa anh đi tái khám cho chứng thiếu máu của anh. Lúc này anh ốm hẳn, không còn mập mạp như xưa. Anh có vẻ chán chường. Tôi tìm hiểu xem có chuyện gì xảy ra ở sở làm hay không thì nghe người ta nói....ai cũng được lên lương nhiều trừ anh, bởi anh chẳng bao giờ khiếu nại cả nên boss đì. Tôi hỏi anh có muốn đổi job không" Anh chỉ cuời...
- Job nào cũng vậy ....không biết tiếng anh thì ở đâu cũng bị kì thị thôi....
Tôi nghe buồn tênh, nhưng tôi hiểu anh không thể nhồi nhét chữ nghĩa vào đầu được nữa. Anh muốn thoát ra khỏi hai cái chữ man man mà người đời tặng cho anh lắm chứ nhưng làm sao để thoát ra được bây giờ khi tuổi anh càng ngày càng lớn, thần kinh anh, não bộ anh càng ngày càng già cỗi hơn....
Tôi ít có thì giờ quan tâm cho anh hơn bởi chuyện li dị với chồng, tôi cũng buồn cho cuộc đời hẩm hiu của mình nên tim tôi không còn chỗ trống để chia sẻ nỗi buồn với anh....Tôi cắm đầu cắm cổ học hành để tìm quên nên cha mẹ tôi thường than thở
-Không khéo nó cũng sẽ điên như thằng Chiểu!
Em tôi cứ phải theo dõi từng đường đi nước bước của tôi vì nó chỉ sợ tôi vừa học vừa làm kiểu này thì đụng xe bất cứ lúc nào... nhưng chỉ có tôi hiểu tôi và hiểu anh hơn cả. Tôâi không điên, cũng như anh chẳng bị điên như mọi người thường gán. Ở anh chỉ có sự nhẫn nhịn, chịu đưng mà thôi! Mặt trời lặn....một ngày tiếp nối mọi ngày! Cuộc sống bất di bất dịch vẫn cứ trôi qua.
Trước khi tôi đi công tác bên Anh, tôi đã đưa anh vào bệnh viện để chụp hình và khám nghiệm bao tử cũng như đường ruột, nghe Bác Sĩ nói kết quả bình thường tôi mới yên tâm đi. Ngày tôi quay về, tôi đưa anh đi tái khám. Anh mập lên 12 lbs. Bác Sĩ tươi cười vỗ vai anh
- You don't have to go back to me....you are very good now...
Anh nói với tôi:
- Tao chẳng muốn đi Bác Sĩ nữa đâu.... chết thì thôi...đi hoài mệt quá...
Một tuần sau tôi nhận cú phone của boss anh cho biết anh bị cắt vào tay và đưa vào Bệnh Viện. Anh nghỉ một tuần lễ ở nhà...vì buồn nên tôi nói anh qua nhà tôi chơi vớc các cháu... weekend nào anh cũng qua phụ ông thợ đóng bàn ghế, làm cái sun room ở phía sau nhà cho tôi trồng cây.
Ngày nào cũng vậy, tôi làm bò steak và dụ anh ăn, có lẽ vì tôi chiên xong là anh ăn liền nên còn nóng khiến anh ăn ngon miệng hơn. Anh ăn được tôi thấy vui lây... anh lại lên được mấy pounds nưa. Mẹ tôi vui lắm vì thấy anh chịu ra khỏi nhà để đi chơi, đi câu với em trai tôi mỗi cuối tuần. Cả hai anh em đi cả hai hôm mới về và lần nào cũng có cá... Vậy mà.... chỉ hai tuần sau đó thì anh qua đời. Trước hôm anh mất, anh còn vui vẻ nhắn em gái tôi và tôi rằng đi Phila thì nhớ mua cho anh hộp cơm thịt nướng. Đi nhà thờ, anh vẫn làm công tác xin tiền như thường lệ và vẫn hăm he mấy đứa trẻ khi chúng nói chuyện trong nhà thờ.... anh vẫn dừng lại ghế của gia đình tôi và chọc con trai tôi là Lễ ụt! Lễ heo! Ngày hôm đó, chúng tôi bị chết máy xe giữa đường nên khi về nhà thì anh đã đi ngủ. Anh không đợi để ăn cơm thịt nướng được. Sáng hôm sau trước khi đi làm anh còn gây với em gái tôi vì nó muốn anh ăn bát phở trước khi đi.
- Anh mà không chịu ăn thịt bò và những món có nước thì lần này em nói chị Thu kêu BS chích cho xem!
Anh vốn rất sợ chích nhưng lần này lời hăm dọa của em tôi không hiệu nghiệm nữa.
- Tao chết cũng không đi Bác Sĩ, tao đi một mình, không cần đứa nào đưa!
Không biết có phải là điềm trăn trối cuối của anh hay không" Ngày hôm đó anh thực sự ra đi một mình.... cô đơn không người thân....
Chiều hôm ấy đi làm về, tôi đang hì hà hì hục nấu cơm thì phone reo. Con trai tôi bốc phone và nói chuyện. Tôi không nghĩ đến là có chuyện chẳng lành nên đi ra trước sân tưới cây... Rồi cháu chạy ra nói...
-Bác Chiểu ở hãng có vấn đề...
Tôi không nghĩ là tình hình nghiêm trọng.
- Chắc lại cắt vào tay nữa "
- Con cũng không rõ, thằng Jason có vẻ bận nên chỉ nói đã đưa bác Chiểu đi vào Bệnh Viện rồi thôi....
Tôi gọi cho ba tôi để tìm nhỏ em gái nhưng nó lại đi học...hôm ấy tôi mệt trong người nên tôi lại gọi cho anh hai tôi nhắn anh vào Bệnh Viện trước rồi tôi sẽ vào....
Dàn xếp các con xong tôi vào Bệnh Viện thì hỡi ôi đã quá muộn rồi.Bác Sĩ không cứu nổi anh! Anh bị vỡ mạch máu chính nên không thể cầm máu nổi. Đầu óc tôi choáng váng nghiêng ngả khiến anh tôi phải đỡ lấy tôi. Tôi đòi xem anh ngay nhưng không ai cho tôi vào. Nghe boss của anh kể lại tôi uất hận vì hiểu ra... tôi hận cả tôi vì đã không bảo vệ được anh. Tâm trí tôi hoảng loạn nên không nghĩ đến nguyên nhân tai nạn mà chỉ muốn được nhìn thấy anh mình.
Tôi theo chân tụi officer và Bác Sĩ để gặp anh tôi. Gương mặt anh vẫn còn máu me nhiều chỗ, những dụng cụ y khoa giúp anh hô hấp vẫn chưa lấy ra, mắt anh vẫn mở nhưng tim anh đã ngừng đập... cơ thể anh còn nóng ấm nhưng linh hồn anh đã ra đi. Tôi khóc như mưa gió khiến tụi security phải đưa tôi ra ngoài khi tôi vừa kịp vuốt mắt cho anh lần cuối....
Người ta đưa anh xuống nhà xác và hỏi tôi rất nhiều câu hỏi về anh. Tôi bây giờ còn biết gì nữa để mà nói nhưng anh tôi bảo:
- Phải bình tĩnh để mà giải quyết vấn đề...
Chúng tôi đã không dám nói cho ba mẹ biết cho đến tối khi đã liên lạc bàn giao xong xuôi vấn đề mai táng với nhà quàn.
Mười một giờ rưỡi đêm, khi em trai tôi đi làm về, nó đã ngã xỉu khi nghe anh tôi chết. Nó là em út trong nhà, nó cũng vừa mới sắm cho anh hàng loạt nào giường mới, TV mới... vậy mà anh lại ra đi không dùng đến!
Cả nhà tôi đều rơi vào khoảng không, mẹ tôi đòi xem mặt anh ngay nhưng làm sao xem được" Tôi không dám tường thuật lại với mẹ vì mẹ tôi đang có bệnh trong người.... những anh chị em trong gia đình tôi sau đó chỉ biết thay phiên nhau an uỉ ba mẹ tôi, còn tôi thì phải chạy lung tung để lo thủ tục ma chay cũng như làm việc với officer.
Tôi đến hãng anh để coi hiện trường xảy ra. Tôi được nghe rất nhiều lời tường thuật từ những công nhân cùng làm với anh hôm ấy và tôi hiểu ra... nếu như chuyện xảy ra ở nhà, tôi tin anh sẽ không bị chết oan ức như vậy... Anh bị vỡ mạch máu trong bao tử nhưng lúc đau, anh đã không biết nói tiếng Mỹ và vì với bản tánh nhút nhát hiền lành anh không dám dùng phone để gọi về nhà. Vì đau quá, anh chỉ biết chạy vô restroom để nghỉ ngơi....Thật không ngờ, anh ói ra máu và có người thấy được. Ông ta đưa anh ra ngoài phòng ăn nằm đỡ rồi mới gọi cho xếp của anh....Tôi ấm ức tại sao họ không gọi 911 ngay tức thì cho anh tôi" Tại sao họ lại làm CPR khi mà anh ói ra nhiều máu như thế... Thật là ngu ngốc mà! Tôi tức điên người rồi trách cứ thằng chủ hãng... nó có vẻ lo sợ lắm vì tôi quá giận dữ. Tôi nhất định đòi khám nghiệm tử thi để tìm ra nguyên nhân cái chết của anh tôi.
Tôi lái xe lang thang như một kẻ mất hồn đến nghĩa trang để lo mua đất. Người ta huyên thuyên giới thiệu nhưng tôi còn biết gì nữa " Tôi chọn một mảnh đất dưới chân Đức Mẹ cho anh và tôi tin anh sẽ tìm được bình an dưới chân Đức mẹ hằng cứu giúp. Cả đời anh đã chẳng biết một chữ tiếng Mỹ nào, bây giờ nằm xuống nơi xứ lạ quê người... cũng may, bên cạnh nơi anh an nghỉ là ngôi mộ một người đàn bà Việt Nam.
- Anh có bạn để chuyện trò rồi !" tôi thì thầm...
Trên mộ bia anh, tôi cũng khắùc hình Đức Mẹ và hình anh. Tôi nhủ thầm " từ nay anh sẽ được bình tâm bên thế giới khác... suốt cuộc đời anh, thế giới này và thế giới bên kia có khác gì nhau đâu" Anh đã thực sự hiểu được hạnh phúc là gì đâu" Đã được bao nhiêu ngày thực sự tham gia vào cuộc sống""
Nước mắt tôi lại rơi.....
Thằng officer gọi lại cho tôi rằng Bệnh Viện sẽ không khám nghiệm tử thi sau khi đã nói chuyện với Bác sĩ của anh cũng như xem qua hồ sơ bệnh lí. Thật là vô lí vì nếu anh có lịch sứ về bệnh xuất huyết bao tử hay vỡ mạch máu thì tại sao những lần đi khám bệnh họ đều kết luận anh bình thường và không cho bất cứ toa thuốc nào ngoại trừ thuốc bổ máu. Tôi lò mờ nghĩ ra "chắc là có vấn đề giữa thằng chủ hãng và bệnh viện. Có lẽ nó sợ gánh trách nhiệm về cái chết của anh tôi nên chạy chọt cho qua. Nó cũng thừa biết gia đình tôi chẳng có ai khá tiếng anh ngoại trừ tôi... nên hôm nó đến viếng xác anh tôi, nó đã ôm hôn tôi thắm thiết và còn rơi lê... nó gởi cho tôi một bao thơ dày cộm bảo đây là lòng thành của nó cùng nhân viên trong hãng...Tôi hiểu nó mong mỏi tôi đừng gây khó dễ gì cho nó nữa.
Tôi thật buồn khi nghĩ đến cái chết oan ức của anh mình.... nhưng ai bảo số phận bắt anh tôi ít học làm gì" Nhưng với một đầu óc đơn giản như thế kia thì làm sao nhét vào những kiến thức dù chỉ là đơn giản"
Cùng là anh em, sao anh không được như các em của anyh" Anh đã không đủ tâm trí, không đủ kiên nhẫn để tranh đấu với cuộc sống, để rồi anh chỉ đứng bên lề nhìn vào mà không nhập cuộc. Bây giờ anh ra đi, tôi nghĩ chắc anh chẳng có gì để luyến tiếc....chỉ để lại sự thương nhớ đau buồn cho gia đình tôi nhất là em gái tôi. Nó là đứa khóc nhiều nhất, đau lòng nhất. Nó ân hận vì đã la rầy anh nhiều nhất trong gia đình để bây giờ anh ra đi đột ngột như vậy mà không nhận ở nó một lời xin lỗi. Tôi đã an ủi nó rằng anh sẽ không giận đâu" Đúng không anh" Bởi anh có biết giận hờn ai bao giờ"
Tôi là người cuối cùng rời khỏi nghĩa trang khi quan tài của anh đã được yên vị dưới lòng đất. Con trai tôi thơ ngây hỏi:
-Mẹ ơi, sao bác Chiểu lại ngủ trong hộp và nằm dưới đất vậy" Người ta đổ đất đè nhiều quá làm sao bác thức dậy chớ..."
Tôi thì thầm:
- Bác Chiểu đã lên thiêngđàng rồi con a.... hãy cầu nguyện cho bác nhé con.
Tạm biệt anh ở cõi này... đời sau chúng ta sẽ gặp lại nhau phải không anh" Anh hãy phù hộ cho gia đình mình.... anh đã cất đi bao nhiêu tai ương gánh nặng của gia đình thì hãy phù hộ cho gia đình vuợt qua tất cả những đau khổ anh.
Ngẫm nghĩ lại.... Có thể anh chính là người đã một mình gánh chịu đủ thứ tai hoạ, thiệt thòi thay cho cả gia đình. Anh vĩ đại hơn các anh em chúng tôi bởi anh bằng lòng hy sinh bản thân cho người ở lại được hạnh phúc.

CỘI THÔNG GIÀ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,696,247
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến