Hôm nay,  

Đục - Trong Đời Tị Nạn

25/02/200400:00:00(Xem: 161880)
Người viết: PHẠM GIA NAM
Bài số 472-1010-Vb5120204

Tác giả sinh năm 1955; Cư trú: Louisiana; Nghề nghiệp: State Auditor. Phạm Gia Nam đã góp một số bài viết về nước Mỹ với nội dung ghi lại nhiều kinh nghiệm hội nhập và đời sống tị nạn tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Chưa bước vào nhà đã nghe tiếng ông Bình oang oang ngoài cửa. Ông người tầm thước, to béo bề ngang, tóc nhuộm đen nhánh, chải dầu ngược ra sau theo kiểu bố già Mafia; mặc dù... đã ăn tiền già rồi nhưng coi ông vẫn còn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn lắm. Thấy anh Tâm ra đón, ông liền lao tới xoè tay ra bắt, còn tay kia vỗ vào vai Tâm bồm bộp, giọng kẻ cả hỏi han tới tấp:
- Sao! Lúc này thế nào rồi" Có khoẻ không" Có bận gì không"
- Mời bác vào chơi.
Vừa vào nhà, thấy bộ ghế sofa là ông Bình xà ngay xuống, mắt láo liên nhìn khắp quanh nhà... xem anh Tâm có mua sắm đồ đạc gì mới, đẹp và mắc tiền hơn nhà ông không" Ông thở phào nhẹ nhõm, vui vẻ vì nhà anh Tâm vẫn vậy, không có thêm đồ đạc gì mới hơn nhà ông cả.
Anh Tâm với tay đóng cửa, miệng ráng nở một nụ cười xã giao méo xệch, vì anh rất bực mình: Cái lão Bình này qua Mỹ đã lâu rồi mà vẫn còn thói quen như ở Việt Nam (VN), hứng lên bất tử, là đùng đùng đến thăm người ta, không điện thoại báo trước gì cả. Thật sự, nghĩ như vậy là oan cho ông Bình lắm. Lúc trước, mỗi lần đến thăm ông Bình đều có gọi phone báo trước. Nhưng vì anh Tâm đã thủ sẵn, dặn kỹ chị Tâm là cứ nghe "đại danh" ông Bình trên phone là làm ơn nhớ nói anh không có nhà. Nên bây giờ ông đành chơi lại kiểu VN, khi nào ở nhà không có gì hấp dẫn, chán quá là ông lấy xe chạy vòng vòng mấy nhà người quen, thấy trước nhà có xe của chủ nhân là ông tắp vô liền.
Anh Tâm thấy mặt ông Bình đến thăm cũng chán lắm, cả tuần đi làm vất vả, mệt đến rụng rời cả tay chân, chỉ có ngày cuối tuần được nghỉ nghơi, làm công việc nhà, nay cũng bị ông Bình phá đám. Vì vậy, dù bản tính hay cả nể, anh cũng biết mát mẻ:
- Khoẻ bác, tôi chỉ không bận gì lúc tắm thôi, chứ còn những lúc khác cũng phải bận gì... ít nhất cũng là cái quần tà lỏn chứ bác.
Ông Bình đang thoải mái, ngồi ngửa người ra sau ghế sofa, hai tay chắp sau gáy, chân bắt chữ ngũ, nhịp nhịp yêu đời - bỗng khựng lại, mắt mở lớn tròn xoe, vì câu pha trò tiếu lâm "chơi chữ" của anh Tâm. Cái thằng lù đù này coi vậy cũng không vừa đâu. Ông ngửa mặt khoái chí cười lên ha hả, tay vỗ xuống thành ghế cái đét.
- Hay! Hay!!! Nhưng thiếu sót, thiếu sót... nói cho anh biết, có lúc làm việc mà không bận gì... mới làm tốt được. Không tin anh hỏi chị ấy thử coi...he he he.
Anh Tâm vào bếp lấy nguyên cây giò thủ vừa mua ở chợ VN ra, cắt thành từng miếng để vào dĩa, kiếm thêm hai cái chén, hai đôi đũa, xách theo một dây bia Budweiser sáu lon trong tủ lạnh ra... bày hết trên bàn kính của bộ Sofa. Xem chừng tạm đủ, anh ngồi xuống chiếc ghế đối diện với ông Bình tìm câu chuyện đẩy đưa:
- Saddam Hussein bị bắt sống rồi mà tình hình Iraq vẫn còn lộn xộn. Ngày nào cũng có lính Mỹ tử trận, thật tội nghiệp. Đánh nhau với bọn tiểu nhân chuyên môn phục kích, đánh lén không coi sinh mạng dân lành vô tội là gì hết...Thật là khó.
Ông Bình tự nhiên như người nhà, không nề hà khách sáo, chụp ngay một lon bia lạnh, mở cái bốp, làm một ngụm lớn, khà lên một tiếng sảng khoái, rồi mới hào hứng trả lời:
- Tiểu nhân gì! Khoẻ dùng sức - Yếu dùng mưu. Đánh nhau với thằng con nhà giàu, to con, có võ thì phải đánh ... lén chớ. Tình hình này mà còn kéo dài, coi chừng lại thua như ở VN nữa cho mà coi.
- Ở VN vì tình hình thế giới biến chuyển, Mỹ đã bắt tay được với Trung Cộng, miền Nam VN không còn là điểm cần thiết chiến lược nữa, nên nó tìm cách rút quân ra chứ đâu có thua... bác.
- Thua chứ sao lại không thua, đổ bao nhiêu quân, chết bao nhiêu lính, tốn bao nhiêu tiền, rồi rút quân ra, chả được cái gì cả... là thua chứ sao không thua.
- Nghĩ cũng tội cho người Mỹ, đem tiền, đem sinh mạng đi giúp người ta, mà thường không được gì... chỉ bị gieo tiếng ác.
- Quyền lợi! Quyền lợi cả! Giúp đỡ cái gì" Việt Nam cũng như Iraq, đất đai, quê hương mình bỗng dưng có bọn ngoại nhân xâm nhập, rêu rao Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền này nọ... toàn những thứ chưa cần thiết với người dân quê lao động. Rồi đem chiến tranh, bom đạn, thuốc khai quang thả xuống ruộng đất ông cha mình bao đời để lại...Hỏi thử không oán Mỹ sao được" Oán lắm chứ, thù lắm chứ... Nên mới có dũng sĩ diệt Mỹ mới 12 - 13 tuổi đã biết "hy sinh" đặt chất nổ ở VN, có đàn bà ôm bom cảm tử ở Iraq.
Ông Bình vừa ăn vừa nói rất hăng, ông mới đi chơi Tết ở VN về, trông cái mặt vẫn còn hả hê lắm, chắc lại được ai chỉ vẽ thêm cho một mớ lý luận để về khi Mỹ có dịp chén chú - chén anh thì có câu chuyện mà nói. Ông biết anh Tâm chẳng ưa gì ông, nhưng vợ anh Tâm đang làm công cho một nhà hàng Tàu mà con gái ông đang làm chủ. Như vậy, bề gì anh Tâm cũng phải nể ông, nhịn ông một tí. Đời ông từ bé học hành dở dang, khổ cực, nhịn nhục đã nhiều, nay được dịp cũng phải biết kên đời, hãnh tiến cho thiên hạ biết: Thằng Bình "lác" này khác xưa nhiều rồi ... Từ ngày vượt biên, dắt bầu đoàn thê tử đến Mỹ, bao nhiêu năm trời lăn lộn, vất vả ngược xuôi, xin tiền trợ cấp xã hội, ở nhà Housing Project, cùng nhau đi làm tiền mặt, góp nhặt chặt bị cho đến khi con cái trưởng thành, ăn nên làm ra...ông bà mới dám nghỉ ngơi, ngước mặt với đời. Hai năm về trước, hai ông bà xin được tiền già, mượn tên con gái mua nhà mua xe mới, ngày dài tháng rộng rong chơi, về VN như đi chợ, quyết hưởng thụ xứng đáng, trọn vẹn những ngày còn lại của đời mình.
Anh Tâm là đầu tàu của một gia đình VN qua Mỹ theo diện HO. Trâu chậm uống nước đục, còn đâu hình ảnh một Sĩ Quan Hải Quân VNCH mới ra trường, trẻ măng, cường tráng, đầy nhiệt huyết du học Mỹ quốc ngày nào. Anh bây giờ gầy đét, cao nhòng, tướng xì ke gió thổi dám bay, cảm cúm dài dài, trí nhớ thì ít, trí quên thì nhiều. Vợ anh, chị Tâm một hiền phụ thật thà như đếm, quá đỗi hiền lành, nên không có được cái mau mắn hơn người. Vì vậy, qua Mỹ đã gần 10 năm rồi, gia đình anh vẫn còn chật vật, anh chị chỉ có một niền hãnh diện duy nhất là hai đứa con trai rất hiếu thảo, biết vâng lời cha mẹ và học giỏi nổi tiếng cả trường.
Anh Tâm nghe ông Bình nói vậy mà ngán ngẩm, cố nén tiếng thở dài. Không phải anh không đủ kiến thức, lý lẽ để tranh luận cho ra phải trái với ông Bình. Ngặt một nỗi, muốn như vậy cần phải dài dòng, phân tích, dẫn chứng, lý luận cụ thể ... rất tốn thì giờ. Hơn nữa, trình độ ông Bình lại quá giới hạn, chỉ biết nghe những gì người khác nói với mình...rồi bắt chuớc nói lại với người khác cho ra vẻ ta đây cũng trình độ, biết này biết nọ. Mấy lần trước anh đều im lặng, đưa đẩy để ông Bình nói cho sướng miêng rồi...thì về đi, để anh được yên thân mà làm công việc của anh. Hôm nay, nhìn cái mặt nhơn nhơn, đắc chí của ông Bình, anh ghét quá, anh không nhịn nữa, anh hỏi vặn lại ông Bình:
- Mỹ nó "ác" vậy, sao hồi 1954 bác vào Nam làm chi" Rồi sau này lại vượt biên khổ sở, chết chóc để được đi Mỹ. Bây giờ ở Mỹ lại về VN, chỉ về chơi thôi! Sao không về ở luôn VN đi"
- Mỗi thời mỗi khác... anh Tâm ơi! VN bây giờ đổi mới, khác nhiều rồi. Sống là phải biết hiện tại, nhìn về tươnglai, đừng nhìn về quá khứ. Chính quyền VN, công an không còn như ngày xưa nữa đâu, cho chúng nó ít tiền, thì tụi nó cũng rất cởi mở, thân thiện. Tôi đã từng đi uống cà phê, nhậu nhẹt với công an phường - quận, thấy tụi nó rất hiểu biết, có trình độ và rất thông cảm với bà con Việt Kiều mình. Mà...xin lỗi anh, người ta là Thiếu Tướng, là Phó Tổng Thống còn về VN chơi nữa, huống gì là tôi...he he he...


Tim Tâm nghe như có ai bóp một cái thật mạnh. Trước ngày mất miền Nam không lâu, anh có nghe ông này diễn thuyết đòi tử thủ Sài Gòn, hứa ở lại VN không đi Mỹ vì thích mắm tôm, nước mắm, rồi ông dông tuốt... Để bọn anh ở lại nếm mùi cải tạo, hoà hợp hoà giải với người cộng sản. Trong tù, ngoài việc phải lao động khổ sai mà ăn không đủ no, không còn gì sỉ nhục, đểu cáng hơn là bắt bọn tù binh bại trận như anh phải hát những bài ca của người thắng trận, nhất là bài "Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng". Mặt mũi thằng tù binh nào hát bài này đều như muốn khóc, trông thảm thiết lắm, vậy mà cán bộ quản giáo cứ cười cười, bắt phải hát to lên, vui lên, hồ hởi, phấn khởi lên. Vì vậy, trong đám tù binh học tập dốt nát dở khóc dở cười này, mới có thằng "sáng tác" lại hát nhỏ, rỉ tai cho nhau nghe đỡ tủi:
Như có ông Thiệu đang ngồi binh xập xám.
Ngồi kế bên là ông Nguyễn Cao Kỳ.
Ông đeo kính dâm là Trần Văn Hương.
Ông đang gôm sòng là Hồ Chí Minh.
VN Hồ Chí Minh: ăn gian - ăn gian...
VN Hồ Chí Minh: ăn gian - ăn gian...
Trong bốn ông này, ba ông Thiệu, Kỳ, Hương đều là người của miền Nạm VN. Hai ông Kỳ và Hương đều từng làm Phó Tổng Thống cho ông Thiệu, ông Kỳ làm phó nhiệm kỳ đầu. Đến nhiệm kỳ hai, ông Thiệu chọn ông Hương làm phó, cho ông Kỳ về vườn sớm, đi chơi đá gà cho hợp với sở thích thực sự của ông. Sau ngày miền Nam sụp đổ, ông Hương đã ở lại VN, giữ đúng lời hứa, ông đã nằm xuống chung với nắm xương khô của anh em chiến sĩ miền Nam. Nghe đâu năm 1978 chính quyền cộng sản VN có cho phép ông được hưởng quyền công dân. Ông không nhận, vì ông có trách nhiệm với bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam đã vì nghe lệnh ông mà còn lao tù cải tạo, khi nào các anh em này được thả ra hết, và có quyền công dân, thì sẽ đến phiên ông. Ông Trần Văn Hương đã chứng tỏ được khí phách, đởm lược của một người lãnh đạo miền Nam, khi sa cơ thất thế, rơi vào tay giặc vẫn không muối mặt bán đứng anh em, làm cái loa tuyên truyền giải độc cho những người cộng sản.
Anh Tâm nhìn thẳng vào mặt ông Bình mà hỏi:
- Vậy bác nghĩ sao về trường hợp ông NCK về VN vừa rồi"
- Mình là người VN thì về VN thăm quê hương là chuyện thường tình, riêng ông K về VN phát biểu này nọ là quyền Tự Do Ngôn Luận, phát biểu ý kiến của ông ta. Chiến tranh chấm dứt đã lâu rồi, thù hận làm gì nữa, dân tộc mình nên hoà hợp, hoà giải với nhau thôi.
Anh Tâm bắt đầu nóng mặt, môi anh mím lại, bàn tay nắm chặt, hào khí dâng tràn, xúc động như ngày nào mãn khoá ra trường, cùng các bạn quỳ xuống nhận lon Thiếu Uý - Tân Sĩ Quan thề vang: Tận Trung - Bảo Quốc - An Dân trước Vũ Đình Trường:
- Nếu đã là người tị nạn chính trị, thì thật sự không thể về khi chế độ áp bức, đàn áp mà mình phải ra đi vẫn còn đó. Nhưng chắc ai cũng có thể thông cảm khi về VN để thăm lại gia đình, bà con thân thuộc, bạn bè, quê quán. Riêng ông NCK đã từng là Phó Tổng Thống miền Nam, nay lại về VN phát biểu toàn những lời lẽ như một Phát Ngôn Viên Ngoại Giao của chính quyền CSVN đã từng nói, thì quả thật là...
Nghe anh Tâm đỏ mặt tía tai, hùng hồn nói một hơi dài, ông Bình thấy "tội nghiệp" cho anh Tâm quá. Tối ngày chỉ suy nghĩ, tìm hiểu ba cái chuyện chính trị lẩm cẩm này, thì ở Mỹ cũng không khá, mà về VN ăn chơi, giải trí như ông cũng không xong. Anh Tâm lầm to rồi. Ở Mỹ, ông đâu cần biết mình là tị nạn hay không" Chỉ cần biết ông có quốc tịch, và tiền già mỗi tháng, vậy là đủ rồi. Còn về VN, ai cũng gọi ông là Việt Kiều Mỹ, nhà nước coi trọng như một công dân quí tộc, tạo mọi điều kiện thuân lợi cho ông đem tiền về VN ăn chơi thoả mái, thì tội gì cứ nghĩ mình là tị nạn chính trị, chính em làm gì cho nó mất... vui đi. Mấy chuyện chính trị ông không muốn biết vì nó hoàn toàn không có lợi cho ông. Hơn nữa, chính trị là một đề tài rất nhạy cảm, làm người ta dễ dàng nổi nóng, không còn biết nể sợ là gì. Ông đành giả lả, cười trừ với anh Tâm:
- Ôi thôi! Nói chuyện chánh trị làm chi cho nó nhức đầu, anh nói như vậy thì tôi biết vậy, ông NCK muốn nổi tiếng thì mình đừng bàn đến ông ấy nữa là ổng hết nổi tiếng chứ gì...hi hi hi
Với đũa gắp một miếng giò thủ lớn, bỏ vào mồm nhai chóp chép, gật gù thưởng thức, chiêu thêm một ngụm bia nữa, ông Bình đổi đề tài:
- Lúc này anh có hay gặp Ba Nhỏ không" Anh Tâm.
- Không bác ơi, hai vợ chồng tôi đi làm tối ngày, mấy đứa nhỏ đi học, cuối tuần dọn dẹp, giặt ủi, nhiều chuyện lu bu, đâu có gặp ai, thăm ai. Mà... lúc trước, chiều thứ bảy nào bác không nhậu nhẹt ở nhà Ba Nhỏ"
- Ôi! Mà thôi cũng lâu rồi, anh ơi! Cái đám đó cứ nhậu vào là lời ra, chửi thề, nói năng, kể chuyện tục tĩu, không còn ra thể thống, tư cách con người gì cả.
- Vậy mà, cũng lâu rồi tôi gặp Ba Nhỏ ở chợ Walmart. Hắn lại nói bác cãi lộn với tụi nó. Lần đó tụi nó có thằng bạn ở cùng đơn vị ngày xưa, từ tiểu bang Cali qua chơi, kể chuyện ngày xưa, tiếu lâm vui cười quá xá. Bác cũng hào hứng tham gia kể chuyện tiếu lâm với anh em, nhưng... giễu dở quá, hổng có ai cười. Thằng bạn Cali phải đi chọc tay vào nách từng thằng bắt cười cho phải phép lịch sự. Thế là bác sùng lên, chửi tụi nó coi thường bác, rồi giận dỗi bỏ về ngang xương.
Ông Bình nghe như vậy tức muốn ứa gan, lộn cả ruột. Ông giận lắm, muốn kiếm chuyện gì nói chơi lại cho đỡ tức, hả dạ, đã cái miệng, nhưng hơi ngán Ba Nhỏ là dân Nhảy Dù bạt mạng, nên thôi.
- Ôi! Nó muốn nói gì nói, ở đây ai còn lạ gì cái đám Ba Nhỏ nữa.
Đĩa giò thủ đã gần hết, sáu lon bia thì anh Tâm một lon chưa hết, còn ông Bình đã làm hết bốn lon rồi vẫn còn chưa đã. Chả lẽ chơi luôn lon cuối rồi mới về thì coi...kỳ quá. Ông đành chép miệng cáo từ:
- Thôi...quấy quả anh chị nhiều rồi, chắc phải về thôi.
Với tay lấy chùm chìa khoá, ông Bình đứng lên. Anh Tâm cũng vội đứng lên tiễn ông Bình ra cửa. Ra đến ngoài rồi, ông Bình vẫn còn bịn rịn, cố tìm câu chuyện để lấy lại "uy tín":
- Hôm nọ, tôi với bà nó đi coi cái nhà mới của vợ chồng đứa con gái thứ hai. Gia đình tụi nó chỉ có ba người, hai vợ chồng với một đứa con gái nhỏ mà mua cái nhà bốn phòng hơn 3000 sì-que fít (square feet), sân trước sân sau rộng lớn, trồng bông, cây kiểng len sì-kép (landscape) đẹp mất hồn luôn. Nhà ở khu sao-oét (SouthWest), sấp-đì-vi-dần (Subdivision) toàn Mỹ trắng thượng lưu không.
Thấy anh Tâm làm thinh, không hỏi gì thêm, ông đành mở cửa vào ngồi trong xe. Ấy thế mà, đã nổ máy xe rồi, ông còn hạ kính xuống, cố với ra nói vớt vát với anh Tâm :
- Hôm nào đến nhà tôi chơi...anh Tâm. Nhà mới có cái TV mới 36 inches, phờ-lát si-cờ-rin (flat screen) hình rõ, hết xẩy từng chi tiết luôn -
Ông mắt la mày lét, ngó trước ngó sau, giọng ông nhỏ xuống - Tôi vừa mới có mấy bộ phim mới, hôm trước coi rồi, hứng quá... Hôm nào anh lại nhà, tôi cho anh coi.
- Trời ơi! Bác tuổi này rồi...mà còn làm được chuyện đó hả" Sao mạnh quá vậy"
- Trời ơi! Anh tưởng hết rồi sao, còn được, nhưng mà... phải coi phim một chút lấy hứng mới được, anh ơi. Còn về VN thì khỏi cần. Hôm nào anh với tôi về VN một chuyến đi. Kỳ Tết vừa rồi tôi về VN khám phá ra một chỗ mát-xa bấm huyệt phục vụ điệu nghệ lắm... muốn chết giấc luôn. Ai nói nước Mỹ này là một thiên đường, tôi ở đây hơn hai mươi năm rồi, lao động ná thở, có thấy gì đâu! Vậy mà lần nào về VN cũng thấy, thiên đường chỉ có ở VN thôi...anh Tâm ơi! Thôi bye nha...anh Tâm.
Ông Bình đã về rồi mà anh Tâm vẫn còn đứng đó. Một chút gì xót xa, chán ngán tràn ngập hồn Tâm - anh chớp mắt, thở dài, cảm nhận được sự cô đơn, yếu đuối, bất lực của mình với cuộc đời trước mặt. Từng cơn gió nhẹ thổi lao xao, đêm đang dần xuống, trời bên ngoài càng thêm trở lạnh.
Anh Tâm mở cửa bước vào nhà, lòng anh chợt ấm lại, ánh mắt sáng lên niềm hy vọng, khi thấy hai đứa con anh đang chăm chỉ học hành. Gần đó, người vợ hiền đã chia xẻ bao nhiêu năm tháng buồn vui, vinh nhục của đời anh đang lặng lẽ, an phận nấu bữa cơm chiều.
PHẠM GIA NAM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến