Hôm nay,  

Chiều Cuối Năm

11/02/200400:00:00(Xem: 53167)
Người viết: ĐÀO NHƯ
Bài số 468-1006-Vb8080204

Tác giả Đào Như tên thật là Đào Trọng Thể, sinh năm 1936. Trước 1975, ở trong nước, là bác sĩ phẫu thuật. Đến Hoa Kỳ tháng 11 năm 1979, hiện là chuyên gia về bệnh tâm thần, làm việc tại Chicago. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông, được viết vào đúng ngày 30 Tết vừa qua, với những hoài niệm trân trọng về gia đình và quê hương trong dịp Tết truyền thống.
*
To: Mirsada Muhic

- ...Mau lên con, chắc cha con giờ nầy ở nhà sửa soạn lên nhang đèn rước ông bà rồi đó!...
-...Còn sớm mà mẹ, Trời tối hù vậy chớ mới có sáu giờ! Chưa biết giờ này ba đi làm về chưa"
- Chắc cha con về rồi, nhanh lên đi con, về tiếp ba lo nấu nướng... rước ông bà. Theo tục lệ bên nhà giờ này là ‘lên nêu' rồi đó con!
Nghe tiếng của hai mẹ con ai nói tiếng Việt với nhau, vọng lại từ ngoài phố, anh giật mình, có cảm tưởng mình đang sống tại quê nhà. Anh bước đến cửa sổ nhìn xưống đường xuyên qua màn tuyết mỏng anh thấy hai mẹ con vừa đẩy xe đi chợ đầy ấp hoa quả và thịt thà,vừa trò chuyện. Trời đang lạnh. Sau mỗi câu nói, anh thấy hơi nước bốc ra từ miệng họ:
- Sao cuối năm mà lạnh quá con hả!
- Mẹ! Cuối năm của ta, chớ của họ là cuối tháng giêng, hôm nay là 21 tháng giêng. Mẹ quên Cậu Tư nói với mình hồi mới đến, tháng giêng trời lạnh nhất tại Chicago!
Câu chuyện của họ nghe xa dần và mất hút trong tuyết lạnh cùng với chiếc xe đẩy đi chợ. Anh cảm thấy dạt dào một niềm tiếc thương. Anh không hiểu tiếc thương cho ai" Cho hai mẹ con bà ấy" Cho bản thân anh" Cho cha mẹ anh chị tại quê nhà" Và còn ai khác nữa"
Có lẽ giờ này tại thôn Phủ hà, Phan Rang các anh chị, các cháu nhỏ cũng đang quây quần xung quanh bàn thờ gia tiên, sum vầy trong ngày đầu năm. Có lẽ trong một phút nào đó, có ai ngưng lại, nghĩ đến anh. Anh xúc động, anh thấy hai hàng nước mắt của mẹ nhớ thương anh.
Cách đây mấy năm, cứ mỗi ngày nguyên đán như vậy, người anh cả của anh thường kể lại sau này cho anh nghe, Mẹ thường hỏi:
- Không hiểu giờ này thằng Thảo, vợ nó, với ba đứa nhỏ sống ra sao, tụi nó có biết Tết nhất gì không!
Biết bà sẽ đi đến những ray rứt nhớ thương con, con dâu và mấy đứa cháu nội, cha anh liền nói:
- Bà khéo có lo! Tụi nó ấm cúng hơn mình nữa! Bà quên rồi sao, tụi nó mới mua chiếc xe hơi mới!
Tuy nói nghe mạnh như vậy, giọng ông cũng lệch đi, có chút ngậm ngùi.
- Tôi biết, vì sở làm xa nhà tới 45 cây số, bằng đây ra Ba Ngòi, cực chẳng đã nó phải mua xe tốt để bảo đảm đi làm chớ phải sướng ích gì đâu!
- Thôi bà! Đừng nhắc tới tụi nó nữa làm mấy đứa nhỏ ở đây mất vui! Trời sanh voi sanh cỏ, Bà đừng có lo lắm mà hao tâm!
Bà im lặng ,sau tiếng:
-Ừ! Hử!...
Cách đây mấy năm, Cha Mẹ anh đã về nơi vĩnh cữu. Anh còn người em gái năm nay ngoài 60, ở lại với bà con trông nom nhà Từ Đường của gìòng họ tại Phủ hà, Phan Rang; và chăm sóc mồ mả ông bà, nghĩa trang giòng họ ngay dưới chân núi Cà-Đú. Người anh ruột của anh làm ăn có cơ ngơi mấy chục năm nay tại Nhatrang, anh lâp nghiệp hẳn ngoài đó. Cha Mẹ còn hay quá vãng, ngày Tư ngày Tết, anh vẫn đưa gia đình về Phan Rang. Nhất là sau khi Cha Mẹ qua đời cách đây mấy năm anh thường về để phụ cô em gái chăm lo Từ Đường, mảnh vườn còn lại, và mấy sào đất hương hoả. Năm nay anh ấy cũng già,75 rồi!
Anh sực nhớ lại câu chuyện của người mẹ và cô con gái: ''Theo tục lệ ông bà bên nhà giờ này là lên nêu rồi đó con''. Anh ngước nhìn tờ lịch. Anh nhận ra: bây giờ là chiều ba mươi Tết tại Chicago. Anh vội vã thu xếp lại bàn giấy. Anh vừa xách cặp ra khỏi văn phòng thì gặp người lao công đến dọn dep phòng anh. Anh nhìn đồng hồ đã gần 7giờ, Trời tối. Anh không ngờ anh ở lại sở muộn đến thế!
Ngồi trong toa xe lửa trên đường về nhà, hình ảnh những ngày Tết tại quê nhà cuồn cuộn quay về trong trí anh. Những liễng gấm xinh đẹp thêu rồng thêu phụng, những lư đồng sáng ngời, và mùi hương trầm quyện vào nhau, quấn quít trong trí nhớ. Anh có cảm tưởng mới hôm nào đây cha anh và anh đi lên rẩy nhà. Cha chọn một cây tre thật cao, thẳng đứng, đọt thật xum xuê, hạ xuống đem về làm cây nêu. Lúc sáu giờ chiều ngày ba mươi, cây nêu được dựng lên, cả nhà reo vui, nhất là Mẹ thường hay khen :


- Cha con ông chọn cây nêu tốt quá! Năm nay chắc các con học giỏi đứa nào cũng thành đạt cả. Mẹ cũng không quên khen cha:
- Các con nhìn trên đọt nêu lá cờ đỏ ba con vẽ Tứ Tung Ngũ Hoành đẹp chưa!
Cả gia đình đứng chiêm ngưỡng cây nêu. Cây nêu cao vút, thẳng đứng, đọt lá xum xuê, đâm thẳng lên trong ráng hồng của trời chiều ba mươi Tết, như niềm kiêu hãnh của gia đình, lòng tin tưởng vào truyền thống đất nước!
Đúng tám giờ tối, cỗ bàn dọn sẳn. Trong bộ khăn đống áo dài đen, Ông Giáo Bảy, Cha anh, trịnh trọng lên nhang đèn làm lễ rước ông bà về sum họp với con cháu trong ba ngày Xuân.
Nhớ đến những phút giây này anh thường nhớ đến cây nêu, với mảnh lụa đỏ hình tam giác mà cha anh vẽ bốn gạch tung và năm gạch hoành bằng mực tàu đen. Mặc dầu không ai biết, có thể trừ cha anh, cái nghĩa của Tứ Tung Ngũ Hoành là gì" Và cái bí mật ấy bây giờ cũng theo cha xuống tuyền đài. Nhiều lúc anh cũng tự hỏi: tại sao mình không hỏi ông cụ. Có lẽ anh thấy nó không có gì quan trọng trong đời sống thực tế hàng ngày.
Cách đây mấy năm anh đương đầu với những khó khăn, anh không biết hành xử thế nào cho phải đạo, anh ân hận là cha anh không còn nữa để xin ý kiến của Người! Anh nhìn ra ngòai trời, màn tuyết trắng xóa đang phủ xuống trên đoàn tàu đang chạy. Thêm một chút ân hận và tiếc thương len lỏi vào tâm hồn anh!
Tại quê nhà có thể nói chiều ba muơi Tết là chiều của Cha; nhưng đêm giao thừa phải nói là đêm của Mẹ. Làm sao chúng ta quên được hình ảnh cuả Mẹ, quanh năm suốt tháng tận tụy hy sinh giúp đỡ chồng, nuôi dưỡng con cái nên người! Anh không thể nào quên được hình ảnh của Mẹ, trong đêm giao thừa! Trong chiếc áo dài, Mẹ đứng trong sân nhà, vớí nắm nhang đưa cao trên đầu, Mẹ khấn vái mười phương. Lời cầu nguyện của Mẹ tưởng như làm rung động cả muôn sao trên trời! Mẹ cầu nguyện cho chồng cho con cho giòng họ, xóm giềng, cho làng mạc, cho đồng xanh lúa tốt, cho các con ăn học thành đạt nên người để sau này giúp đời giúp nước! Lúc đó mẹ đâu có hay, một trong những đứa con thành đạt của Mẹ sau này đã bỏ nước ra đi! Nghe anh vượt biên năm 1979, 'Mẹ như sụm đi ', theo lời cha anh thư cho anh, và bà cũng ủy lạo gia đình 'thôi chuyện gì cũng lỡ rồi bây giờ chỉ biết cầu nguyện cho con nó đi đến nơi về đến chốn! ' Mẹ thương con. Mẹ độ lượng. Đứa con nào càng hư hỏng, càng thất bại trên đường đời Mẹ càng thương nhiều hơn! Vì mẹ cứ nghĩ là Con hư tại Mẹ!
Anh về đến nhà muộn. Anh xin lỗi vơ. Chị hơi buồn, chị nói lẫy:
- Anh cũng biết hôm nay là ba mươi tết nữa sao"
Anh cúi đầu lặng thinh. Anh nhìn bàn thờ cha và mẹ anh, anh thấy nhang đèn đã sẳn. Vợ anh đến bên cạnh anh, tay chị ôm vai anh, nói trong giọng ngậm ngùi:
- Em nấu đồ cúng xong rồi. Vào trong tắm rửa thay đồ. Em bày cổ xong anh lên nhang đèn, rước ông bà về.
Nghe vợ nói, anh có cảm tưởng như đang nghe mẹ anh nói với cha anh mấy mươi năm về trước. Anh buồn như muốn khóc.
Vợ anh an ủi :
- Anh buồn vì Tết nhất con cái không có đứa nào về hôm sớm vơí cha mẹ phải không anh" Ở Mỹ mà, các con còn phải lo công ăn việc làm chớ anh, Với lại các con cũng biết tổ chức ăn Tết với chồng với con của tụi nó chớ anh! A, anh, cả ba đứa con mới gọi về, các con nói tối nay đúng giao thừa các con sẽ email chúc tết ba mẹ. Em nghĩ, ở Mỹ con mình mà biết điều như vậy cũng quí lắm rồi, phải không anh!
Anh thầm cảm ơn vợ. Anh bước vào phòng trong. Không hiểu anh nghĩ thế nào, anh gọi với ra nói với vợ:
- Khuya nay là em làm lễ giao thừa nghe em!
- Nhớ chớ anh, như mọi năm, giao thừa năm nào em cũng Cúng Sao, và cầu nguyện, như Má làm mấy mươi năm về trước, anh còn nhớ không anh"
Đứng trong nhà tắm, nghe vợ nói, cái khăn anh cầm như muốn chùn ra khỏi tay anh. Anh ngước mặt lên vòi nước nóng. Anh tháo thật mạnh./.

Đào Như
Oak park Illinois,USA
Ba Mươi Tháng Chạp Quí Mùi - 1/21/04

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến