Hôm nay,  

Xuân Về Nhớ Mẹ

31/01/200400:00:00(Xem: 127807)
Người Viết: NGUYỄN T. HỒNG LẠC
Bài số 460-998-Vb5290104

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lạc cho biết bà sinh năm 1947, hiện cư trú tại Troy, Michigan; Nghề nghiệp: Machine Operator. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là câu chuyện một bà vợ, bà mẹ phấn đấu đi làm lo lắng cho con trong khi cậu con thì cần sa, ma tuý về Việt Nam bị công an Cộng Sản bắt giữ, vu vạ tống tiền. Sau đây là bài viết thứ ba của bà, được ghi lời đề tặng như sau:
Thân tặng Ngô Thị Ngọc Dung, người bạn thân duy nhất của tôi, đã giúp đỡ lúc tôi còn đi học, sau 40 năm mới liên lạc được.
*

Mỗi năm cứ độ xuân về Tết đến là chị Lệ thấy buồn man mác. Mới đó mà đã mười hai cái Tết trên xứ người. Trời Michigan mới vào đông một tháng mà lạnh buốt thấu xương, có lẽ cũng cảm thông với nỗi buồn của chị nên bầu trời âm u mây xám. Một mình ngồi trước máy điện toán, cạnh cửa sổ nhìn tuyết trắng bay bay trên lá trên cây trên cỏ trên đường đi trên mái nhà, đâu đâu cũng phủ một màu trắng xóa. Chị Lẹâ thấy nhớ Mẹ và quê hương vô cùng, nhớ con đường đá đỏ gồ ghề chỗ lồi chỗ lõm dẫn vào thôn xóm Tân Ân, có chùa thầy Tám, có lũy tre xanh, có rạch dừa nước có con ba khía, có con còng nho nhỏ đỏ đỏ xanh xanh trông rất dễ thương, có ao sen cho dân làng chiều chiều nhộn nhịp gánh nước trên đường để xài trong ba ngày Tết, tai không quên lắng nghe tiếng hò văng vẳng của mấy cô thôn nữ đang gặt lúa ở dưới ruộng sâu.
Nơi đó có Mẹ hiền đã sinh chị ra nuôi chị lớn, nhà Mẹ nghèo nhưng Mẹ buôn tảo bán tần, lấy chỗ nầy lấp chỗ kia, không ngại dãi nắng dầm mưa để nuôi chị ăn học, cho chị có chút đỉnh kiến thức với người ta. Mẹ nói: "nhà Mẹ nghèo, Mẹ không có tài sản để lại cho con, con rán học thành tài để sau nầy nhờ tấm thân". Nhưng chị đã không nhớ lời Mẹ dạy, học hành chưa tới đâu, mới mười sáu tuổi đầu, bồng bột yêu đương, bất kể hậu quả, để có bầu với người bạn học cùng trường nhưng hơn chị ba lớp, ở nhà trọ đàng sau nhà chị. Ngày chị đi thi bằng Trung học đệ nhất cấp năm 1965 là ngày chị có mang ba tháng, mặc áo dài soa sốp màu trắng ngà của bạn thân Ngô Thị Ngọc Dung cho, đã thấy bụng u u lên rồi, chị mắc cở lắm, nhưng chị cắn răng chịu đựng và chị cố gắng thi đậu ngay năm đó.
Sau đó chị bỏ học, bỏ xứ trốn Mẹ theo người yêu lên Saigon để tránh những cặp mắt dòm ngó khi dể dèm pha của dân làng. Người yêu chị lúc đó đang học lớp đệ nhất trường Chu Văn An, nhà cũng nghèo như nhà chị, quê ở Phước Hưng Rạch Kiến, mẹ mất sớm, cha có vợ khác, ông lại ham mê cờ bạc bỏ mặc anh vừa đi học vừa đi phụ hồ để lo nơi ăn chốn ở cho ba đứa em còn đi học, đứa lớn nhất nhỏ hơn chị hai tuổi. Mấy tháng sau anh Lân, người yêu chị thi rớt Tú Tài II, anh đăng ký vào trường sỹ quan Thủ Đức, chị mang bụng bầu đã lớn gần tới ngày sanh, không nơi nương tựa, chị trở về quê năn nỉ Mẹ tha tội đã làm cho Mẹ buồn, làm cho Mẹ xấu hổ nhục nhả với xóm làng vì có đứa con hư bụng mang dạ chữa không chờ lịnh Mẹ cha, không có một miếng trầu cau của đàng trai đưa tới.


Lòng Mẹ bao la như biển Thái bình sẵn sàng tha thứ cho chị, để chị ở chờ ngày nở nhụy khai hoa. Hằng ngày Mẹ đã vất vả buôn gánh bán bưng ở chợ Cần Đước để nuôi ba đứa em của chị, nay Mẹ vất vả hơn vì có thêm hai miệng ăn, Mẹ không bao giờ than khổ than cực, trái lại Mẹ rất vui vì đứa cháu ngoại gái của Mẹ rất kháu khỉnh dễ thương giống Mẹ nó như đúc. Có lần chị bồng con đi chợ kiếm Mẹ xin tiền mua sữa cho con, chị bắt gặp một cảnh rất đau lòng, Mẹ đang bưng rổ cá biển đi bán dạo bị người chủ vựa ca giựt đổ tung tóe chỉ vì Mẹ lấy cá bán, hẹn chủ cá đến trưa Mẹ sẽ trả đủ cho chủ, nhưng xui cho Mẹ ngày đó Mẹ bán ế, đến trưa vẫn còn, chưa có tiền trả cho người ta, nên mới xảy ra cớ sự đau lòng! Thấy vậy chị bồng con trở về qua hàng xóm xin nước cơm chắt cho con chị đỡ lòng. Sau đó bà Chín hàng xóm, má anh Xích, bạn học cùng lớp với anh Lân cũng giàu lòng nhân đạo, mỗi lần gánh lúa đi nhà máy để xay ra gạo, bà cũng nhín cho con chị một ít gạo lức đểõ xay thành bột, chị khuấy thành sữa cho con chị bú. Đã nghèo đã khổ mà còn mắc eo, sinh con ra chị Lệ bị mổ vú, nên không có sữa cho con bú. Khổ ơi là khổ!
Bây giờ Mẹ chị Lệ đã ra người thiên cổ vì tuổi già sức yếu Mẹ chị không đủ sức chống chỏi với thời gian để chờ ngày trở về của chị từ vùng đất hứa. Ngày chị đi Mỹ với gia đình theo diện HO, Mẹ chị tiễn ra phi trường, tay Mẹ run run nắm lấy tay chị dặn dò: "Các con nhớ bảo trọng lấy thân, giữ gìn sức khỏe, đến nơi viết thơ về liền cho Mẹ, khi nào cuộc sống ổn định vợ chồng con cái dắt nhau về thăm Mẹ nha con". Mắt Mẹ đỏ hoe chan chứa tình thương, chị dạ dạ vâng vâng cho Mẹ yên lòng, nhưng chị có ngờ đâu ngày đó là ngày cuối cùng chị nhìn thấy Mẹ. Chị ra đi năm 1992, năm 94 Mẹ mất vì bạo bịnh, có lẽ vì thương nhớ chị ngày đêm nên bệnh suyễn và bệnh tim của Mẹ càng ngày càng nặng. Ngày Mẹ mất chị không về được để nhìn mặt Mẹ lần cuối, để mắt Mẹ cứ mở trừng trừng, ai vuốt cũng không nhắm lại, Mẹ đã chờ con của Mẹ từ phương xa, nửa vòng trái đất trở về, nhưng con Mẹ vẫn bặt tăm. Nơi suối vàng Mẹ chết không nhắm mắt ở trần gian chị buồn khổ lắm Mẹ ơi, chị ân hận đến suốt cuộc đời, vì chị qua Mỹ mới có hai năm, đời sống còn nhiều khó khăn, tiếng Anh không rành, chị không biết làm sao để xin permit về Việt Nam thọ tang Mẹ.
Còn mấy ngày nữa là tết đến, Michigan nơi chị ở không thiếu những món ăn truyền thống của ngày Tết như thịt mỡ kho tàu, dưa giá, cải chua, khổ qua hầm, thịt nguội, gà luộc nguyên con đủ đầu cẳng cánh, bánh chưng, mứt dừa mứt bí mứt me mứt mãn cầu, dưa hấu đỏ... chỉ thiếu hoa mai vàng rực rỡ và hoa vạn thọ xinh tươi. Nhớ ngày xưa lúc còn ở Việt Nam, nếu không đủ tiền để mua một chậu hoa mai để trước nhà thì chị cũng rán mua cho được một cành mai, chưng vào bình để trên bàn. Chị tưởng tượng giờ nầy bên Việt Nam không khí tết rất vui rất nhộn nhịp, ngựa xe như nước áo quần như nêm, nhất là ở quê chị, trên con đường đá đỏ đó, đông nghẹt người gánh bông vạn thọ, rau cải, hoa mai từ đồng quê Tân Chánh hay Bà Nhờ ra chợ Cần Đước bán để đổi lấy những thứ cần dùng cho ba ngày tết.
Trước thềm năm mới chị Lệ hy vọng mọi sự rồi sẽ đổi mới. Đứng trước bàn thờ Mẹ chị chấp tay van vái: hồn Mẹ linh thiêng xin Mẹ hãy phò hộ cho chị sớm trở về với nơi chôn nhau cắt rún của chị, để chị thường xuyên thăm viếng mộ Mẹ, lạy Mẹ tha tội bất hiếu cho chị vì công sanh thành dưỡng dục của Mẹ chị chưa đền đáp, ngày Mẹ mất chị cũng không về. Chị tin tưởng ngày đó sẽ không còn xa!

Xuân Giáp Thân 2004
NGUYỄN THỊ HỒNG LẠC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,331,842
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến