Hôm nay,  

Tự Khúc

22/01/200400:00:00(Xem: 42754)
Người viết: ĐÀO NHƯ
Bài số 452-990-Vb8180104

Tác giả Đào Như tên thật là Đào Trọng Thể, sinh năm 1936. Trước 1975, ở trong nước, là bác sĩ phẫu thuật. Đến Hoa Kỳ tháng 11 năm 1979, hiện là chuyên gia về bệnh tâm thần, làm việc tại Chicago. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.

*

Nov .9.03
'...Thưa Bác sĩ, chúng tôi muốn gợi ý Bác sĩ, tháng sáu năm tới (2004), Bác sĩ 66 tuổi, chúng tôi muốn dành thời gian quí báu còn lại đôi mươi năm nữa của Bác sĩ cho gia đình Bác sĩ,... và xin bác sĩ cũng hiểu cho thời thế đã thay đổi!'
Thật sự vấn đề 'hưu', Bác sĩ Đào đã chiêm nghiệm từ lâu, nhất là từ năm 1999, khi ông gặp phải tai biến, khả năng thính giác bị suy sụp. Ông đã nói chuyện với vợ ông, và cũng đã trao đổi thư điện với các con ông nhiều lần. Nhưng khi nghe Bà Giám Đốc nói như vậy ông vẫn thấy nao nao. Ông cũng vừa cảm thấy mình đang cố bám níu một điều gì xem chừng nghịch lý... Già rồi thì phải về hưu chứ, để cho tuổi trẻ họ có cơ hội ngoi lên! Năm 2004, tuổi thật của ông đã 68, ông cố bám víu cách mấy đi nữa thì đến năm 2005 ông cũng phải hưu!
Cưu mang lắm việc rồi đến tuổi hưu ta cũng phải tự hỏi ta làm được những gì cho đời" Lớn lên trong chiến tranh, hư hao, đổ nát, mang nhiều ước vọng vào đời, phục vụ đất nước chưa đầy mươi năm, trôi giạt xứ người, cuộc sống lưu vong của ông thật là hẩm. Nhưng lúc nào ông cũng thấy phấn khởi khi dấn thân làm việc cho Cộng Đồng Người Việt tại hải ngoại! Ông chưa bao giờ an phận, dừng chân. Năm nay ông đã 67, ông vẩn chưa biết đâu là bến đậu, lúc nào sẽ là lúc thả neo lần cuối để cho chiếc tàu đời ông được an nghỉ!
Ông thường chiêm nghiệm đời người như dòng sông. Phát nguyên từ nguồn cao, vượt qua bao nhiêu ghềnh thác, dòng sông càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng. Càng trôi dòng sông càng tiếp nhận nhiều phụ lưu. Lòng của dòng sông cùng nhịp trôi, luôn luôn thay đổi, có lúc nông, lúc sâu, lúc nhặt, lúc khoan. Có lúc cuồn cuộn vươn lên vượt ghềnh thác; có lúc đổ nhào xuống vực thẩm, dòng sông vẫn miệt mài trôi, mang nặng phù sa, tạo nên những nương, những bãi, những cồn, thôn xóm, làng mạc, đất nước...
Đã có biết bao nhiêu nền văn mình và xã hội dựng lên từ những dòng sông! Khi trôi đến cửa biển dòng sông hội nhập vào đại dương; mang đến cho đại dương những chất liệu mới, những nguồn nước và sinh khí mới..và trôi mãi đến vô cùng! Dòng sông đời, cũng miệt mài trôi khi đến tuổi hưu, như dòng sông đến cửa biển, với niềm khao khát mới, những ước vọng mới để hội nhập cùng thế giới... Hưu không phải là sự ngưng đọng cửa đời người, ông luôn luôn quan niệm ở tuổi hưu là điểm khởi đầu cho một hành trình mới!
Nhiều lúc ông tự hỏi tại sao ta lại dấn thân lắm việc! Không hiểu một thôi thúc nào đó đã réo gọi ông đi vào muôn ngả của đời. Ông cảm thấy mình vẫn còn trẻ. Ông thường khoe với người bạn vong niên của ông, những đường gân, những cơ bắp ông đang có! Những cánh buồøm xa trên biển vẫn vẫy gọi ông. Sau đôi mắt đẹp của người con gái vẫn là những thiên đường ước mơ! Ông chan chứa yêu đời, yêu người! Những sáng cuối thu khi đi làm, ông vẫn còn chọn một cravatte cho thích hợp với ngày thu muộn. Ông vẫn còn những mong ngóng những buổi cuối tuần. Những giọt mưa thu không ngừng gõ vào hồn ông những tiếng gọi lên đường!
Ông thường đi bách bộ ngang qua sân cỏ trường đại học, ông thấy những sinh viên nam nữ ngồi bên nhau hay nằm bên nhau, ông tha thiết nhớ! Ông cũng có một thời như vây trên những bãi cỏ của Đại học Y khoa Sàigòn! Ông chưa hề thấy họ là hình ảnh quá khứ của ông 40 hay 45 năm về trước. Họ vẫn là hiện tại của ông!
Cũng như họ, ông thường đưa Bà, vợ ông, vào những buổi xế chiều đến Ravinia, trung tâm trình diễn nhạc ngoài trời tại Chicago. Cũng như những đôi nam nữ khác, ông bà cũng ngồi tựa nhau hay nằm bên nhau trên bãi có nghe ca, nghe nhạc thính phòng! Có lần cũng nơi ấy, ông bà gặp Đặng Thái Sơn trình diễn dương cầm những tình khúc của Frédéric Chopin. Trong nắng hoàng hôn hôm ấy, ông mơ thấy ánh mắt tình tự của George Sand tha thướt trên những trang tiểu thuyết trữ tình!
Trong chín năm qua, ông dồn hết những hiểu biết, ân huệ đời ban cho, với một số vốn chữ nghĩa học được từ đất Mẹ, ông thực hiện tâp truyện ngắn đầu tay. Ông rất thú vị khi thấy tập truyện của ông được vô số đọc giả niềm nở đón nhận. Có người phát biểu những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm của ông ngay buổi ra mắt tại Ngân hàng Bridgeview-Bank- Chicago! Hy vọng chăng! Văn học nghệ thuật là hành trang mới cho ông lên đường"!
Có những chiều ông về muộn. Một mình trong văn phòng. Nơi đây ông đã hầu chuyện và vấn an vô số người, vô số gia đình trong suốt 15 năm qua. Họ là đồng hương, đều là nạn nhân của chiến tranh. Đồng cảnh ngộ, cho nên sự cảm nhận của ông với những người bệnh thật sâu sắc. Họ là người đồng hành với ông trên đường đời! Ông cảm thấy có sự ràng buộc thiêng liêng nào đó!
Quyết định về hưu thì dễ, nhưng xa bịnh nhân, xa văn phòng mà ông đã ngồi ở đó trong suốt 15 năm qua, ông không khỏi ngậm ngùi!
Lúc đương thời, là một bác sĩ phẫu thuật ở trong nước, ông chưa hề nghĩ đến chuyện về hưu. Các vị thầy của ông, các giáo sư trường Đại học Y khoa Saigòn, Huế, Hà nội, ở tuổi trên sáu mươi, bảy mươi, họ vẫn tiếp tục phục vụ đất nước, phục vụ y học. Mắt họ vẫn tinh sáng, trí tuệ vẫn linh động. Họ luôn luôn tìm tòi, học hỏi, nghiên cưú. Họ tiến bộ không ngừng! Họ là những bác sĩ đầu ngành, nêu cao phẩm tiết của người trí thức yêu nước, yêu nghề! Mặc dầu trong thời kỳ khói lửa, có lúc phẩu thuật tiến hành dưới bom đạn, trong chiến hào, dưới hầm chiến thuật, cân não của họ vẫn vũng chắc như thành đồng, tay cầm dao phẩu thuật không hề run. Họ luôn luôn nêu cao tấm gương mẫu mực cho học trò của họ, cho mai hậu.
Học hỏi theo thầy, điều ước mơ lớn nhất của ông là được cầm dao phẩu thuật đến hơi thở cuối cùng! Ông đã từng mơ ước, vì một tai biến nào đó cuả tuổi già, ông đươc chết gục bên cạnh bàn mổ trong lúc thực hiện phẫu thuật! Bây giơ,ø khi đã thành một kẻ bỏ nước ra đi, ông hiểu đó chỉ là điều mơ ước của một thời đã qua.
*
Chiều 23/12/03 có hai vợ chồng người bịnh đến xin nói chuyện với ông gần hai tiếng đồng hồ.
Hai vợ chồng đều là người Minh hương sinh quán tại Bạc liêu. Người chồng, nguyên hạ sĩ quan Quân Đội Việt nam Cộng Hoà. Không hiểu tại sao anh này lại đi lính được, vì anh có triệu chứng Thông Tâm Thất bẩm sinh. Cách đây hai năm anh đến gặp ông, xin được điều trị và vấn an tâm thần, vì anh bị trầm cảm nặng.
Ngày đầu tiên gặp anh, anh có triệu chứng suy tim: phù thủng, xanh tím ở đầu ngón tay, đỉnh mũi, và khó thở... Ông hỏi anh ấy:
- Ai giới thiệu anh đến gặp tôi"
- Các bác sĩ chuyên khoa tim của bịnh viện Cook County.
- Như vậy, vừa nói ông vừa nhìn vào tờ giới thiệu, anh bị bịnh tim và các bác sĩ này đang chăm sóc anh"
- Dạ đúng vậy, tôi bị Thông tâm thất bẩm sinh.
- Họ biết tôi là chuyên viên bịnh tâm thần"
- Dạ biết, nhưng ngoài bịnh tim tôi còn...
- A, tôi thấy rồi, anh còn bị trầm cảm nặng nữa.
Bây giờ ông mới nhìn thấy người bịnh có những triệu chứng về tâm thần: người của anh toát ra mùi hôi hám của những tiệm bán quần áo cũ, triệu chứng ngòai da: vết cào cấu trên cẳng tay, trên cổ, móng tay anh để hơi dài để gãi, người anh có nhiều vết hắc lào do nấm, nhất là đầu anh tòan là gầu!
Đột nhiên, người bệnh nói:
- Thú thật với bác sĩ không hẳn là hoàn toàn như vậy. Em nghe người ta bảo, em đến Mỹ theo chế độ di dân, em bệnh hoạn như thế này, dù ở Mỹ có đến 50 năm đi nữa em cũng không thể xin thẻ khám bịnh miễn phí và tiền trợ cấp xã hội được nếu không có quốc tịch Mỹ. Mà làm sao em có thể đậu được quốc tịch Mỹ. Họ thi toàn tiếng Mỹ, mà tiếng Mỹ thì em mù...u. Nếu bảo em chịu khó học tiếng Mỹ làm sao em học được! Các bác sĩ chuyên khoa tim điều trị cho em đều nói máu của em bây giờ đỏ đen lẫn lộn, đôi khi làm cho em thấy ngộp thở, não bộ của em luôn luôn thiếu dưỡng khí, bây giờ cũng tối hù, không tài nào em có thể học thêm chữ nghĩa gì được, chứ đừng nói tới tiếng Anh, tiếng Mỹ!
Nghe người bịnh nói rất chân thành, ông cảm động. Ông biết rõ những gì người bịnh sắp nói: sở dĩ em đến gặp bác sĩ, ngòai điều trị và vấn an bịnh trầm cảm của em, em còn nhờ bác sĩ cấp cho giấy chứng nhận là em bị suy thoái trí nhớ, không học tiếng Mỹ được. Khi đi thi quốc tịch Mỹ em sẽ nộp cho sở di trú, em sẽ được miễn thi bằng tiếng Mỹ, có thế em mới có cơ may có quốc tịch Mỹ. Sau đó em sẽ đăng ký xin thẻ khám bịnh, tiền trợ cấp xã hội, phiếu thực phẩm để sống! Ông không muốn nghe người bịnh nói như vậy, nên ông cướp lời:


- Sự thật thì đúng theo những gì các bác sĩ chuyên khoa tim của anh, giới thiệu anh cho tôi, họ ghi chú rõ ràng là anh đến gặp tôi để lượng định bịnh tâm thần và nếu có thể xin được điều trị luôn. Còn về giấy chứng nhận anh bị suy thóai trí nhớ tôi sẽ yêu cầu các bác sĩ ở đây cấp cho anh khi anh cần, vì đó là sự thật thôi. Tôi không có gì gọi là thiên vị hay giúp đỡ anh cả. Tôi ngồi ở đây, tôi được trả lương để làm những việc như vậy.
Sau đó người bệnh tiếp tục lui tới văn phòng ông, để vấn an, cũng như để họp nhóm điều trị. Ba tháng sau, anh dẫn đến ông một người đàn bà, cỡ tuổi anh, anh nói:
-Thưa bác sĩ đây là vợ em. Như em thường thưa với bác sĩ là vợ em cũng mắc bịnh nặng lắm, hôm nay em xin bác sĩ giúp đỡ giùm!
Ông nhìn người đàn bà cũng có da có thịt, có thể nói là hơi phì một tí, nhưng thân hình có vẻ dị dạng. Chị lùn là vì do hạ chi của chị ngắn hơn thân hình của chị rõ ràng. Đặc biệt gương mặt chị không thể nói là đẹp cũng không thể nói là xấu, nhưng gương mặt chị ấy trông rất là khôi ngô.
Ông ta hỏi:
- Vợ anh bị bịnh gì mà anh bảo là nặng"
Chị vợ nhanh nhẹn trả lời:
- Thưa bác sĩ, con bị bịnh lao!
- Bà là vợ của anh ấy, và là mẹ của các cháu, bà cũng trên 40 mươi, xin bà xưng với tôi là 'tôi' phải lẽ hơn.
- Thưa bác sĩ tôi điều trị lao tại Cook County hospital hơn mười mấy tháng rồi.
Chị ấy vừa nói vừa lấy trong ví ra một nắm giấy chị xếp hẳn hoi, chị đưa cho ông xem. Đó là mớ toa thuốc và các giấy tờ khác có liên hệ các đến các vấn đề điều trị lao của chị tại bịnh viện Cook county. Đọc qua, ông biết ngay hơn mấy năm qua chị bị bệnh lao hoành hành ngay từ lúc chị còn ở trong nước và hiện nay chị đang được điều trị tại bịnh viện Cook county. Chị ấy bị nhiễm lao nặng. Bịnh viện Cook county phải phải dùng đến Rimactan ở liều lượng cao. Chị vừa ra khỏi tình trạng cách ly cách đây hai tháng. Bịnh lao của chị không còn khả năng lây nữa. Chị có thể sinh hoạt bình thường trong tập thể cũng như trong gia đình. Chị cũng có giấy giới thiệu của bác sĩ ở Cook County Hospital xin được vấn an và điều trị bịnh trầm cảm, vì vấn đề sức khoẻ và tiền bạc luôn luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi của gia đình chị. Ông ta nhìn chị, ông nói:
-Theo lịch sử bịnh tình của chị và theo tinh thần của giấy giới thiệu và nhất là hoàn cảnh gia đình của anh chị, tôi được biết qua anh từ lâu, thì chị thuộc vào diện chúng tôi cần giúp đỡ.
Cách đây tám tháng cả hai vợ chồng đều thi đậu quốc tịch Mỹ. Họ đăng ký xin thẻ khám bịnh miễn phí, tiền trợ cấp xã hội và phiếu thực phẩm. Tất cả được thỏa mãn đích đáng. Họ vui mừng; họ cảm tưởng đời họ vừa được phục sinh!
Hôm nay hai vợ chồng lại trịnh trọng đến gặp ông. Người chồng bảo:
-Thưa bác sĩ, hai vợ chồng em một lần nữa đến xin bác sĩ giúp đỡ. Sở dĩ em đến gắp gáp hôm nay là vì em nghe người ta đồn là bác sĩ sắp về hưu, mà hai vợ chồng em còn có một cháu gái...
Nói đến đây xem chừng anh như uất nghẹn và mắt của chị vợ cũng đỏ hoe... anh rút trong túi áo ra một tờ thư nhỏ anh đưa cho ông và anh cúi đầu, hai vai anh ấy run run. Hình như anh đang khóc. Ông thấy vậy ông đưa hộïp cleanex cho cả hai vợ chồng dùng.
Tờ thư, vợ chồng anh ấy viết:
''Bác sĩ Đào kính mến,
Xin bác sĩ giúp đỡ cho con gái của chúng tôi là,L.N.D sinh 1977, tức 26 tuổi. Nó bị bịnh không có trí nhớ, nó hay quên. Nên nó không có khả năng làm việc. Hãng không nhận nó đã nhiều lần rồi.
+ Bị điếc
+Sức khỏe yếu đuối nhỏ thấp lùn, cao 1m40, nhìn nó như đứa con nít.
Nó rất buồn tủi cho thân phận của nó, không bằng chị em đồng lứa tuổi. Nó đã điều trị tại bịnh viện Cook county. Chúng tôi rất tri ân bác sĩ đã tận tình giúp đỡ gia đình chúng tôi.
L.K.T
Đọc xong bức thơ, lời lẻ trong thơ thật thà chất phác giản dị, làm cho ông cảm động. Người vợ buột miệng nói :
- Vô phúc cho nó quá, con gái của tôi nó giống tôi đó bác sĩ, nó bị bịnh 'đẹt', lùn ,và nó khờ lắm bác sĩ.
Ông rất cảm động khi nghe người mẹ lại qui trách nhiệm về mình.
Ông hỏi:
- Trong gia đình của chị có ai lùn như chị không, và cha hoặc mẹ chị có ai bị bịnh đẹt, lùn, không"
Vừa nhìn người chồng, ông vừa hỏi thêm:
- Trước khi lấy chị làm vợ chắc anh cũng biết chị lùn"
Chị vợ trả lời:
- Không đâu bác sĩ, trong nhà cha mẹ và anh chị em trong nhà tất cả là 7 người, không có ai lùn cả. Chỉ có em, Trời sanh em lùn; còn anh T, anh ấy biết em lùn chứ, cái gì chớ cái đó đâu có thể dấu anh ấy được!
Nghe nói ông phá lên cười:
- Đối với tật nguyền của chị thì chị lại bảo Trời sanh, chứ không phải là di truyền từ cha mẹ, tổ tiên. Chị thật là người con có tình, có hiếu! Và chị thấy đó, biết chị lùn nhưng anh ấy vẫn yêu chị, vẫn đi đến hôn nhân! Xin chị đừng có lo lắm về con gái của chị.
Và ông tiếp tục an ủi hai vợ chồng:
- Sanh con mà giống mình, anh chị nên nghĩ đó là cái phúc của mình! Anh chị có biết ngày xưa có người đàn bà bị bịnh phong cùi, mặt mũi nổi-u nổi-nần, các lóng tay sứt mất hay biến dạng. Chị bị làng xóm ruồng bỏ, bắt chị sống cách ly xã hội, trong một chòi tranh ở ven rừng. Bất hạnh cho chị lúc ấy chị đang có thai. Đến ngày khai hoa nỡ nhụy vào một đêm khuya tối, một mình chị chính chị đỡ đẻ cho chị. Sau khi đứa con vừa lọt lòng, người mẹ cố gắng nhen lên một bếp lửa để nhìn cho rõ mặt con mình có giống mình không!
Nghe tới đây người chồng nói:
- Chuyện này em nghe tía em kể cho em nghe nhiều lần lắm. Ông bảo truyện này là một trong những truyện ông thích trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử.
Cha anh vẫn còn đọc được Hán Tự"
- Thưa bác sĩ ông nội tôi khi ở bên Tàu, không may về khoa cử, quan lộ, ông lui về làm nghề thầy thuốc giúp đỡ người nghèo bịnh tật. Khi cõng tía tôi trên vai và toàn gia đình sang di trú tại Bạc liêu, ông nội tôi vẫn tiếp tục làm nghề Thầy Thuốc và dạy Hán tự cho đến lúc ông chết!
Đến đây ông nhìn đồng hồ đã hơn sáu giờ, ông thấy cần phải nói sự thật cho hai vợ chồng người bịnh nghe về trường hợp của con gái của họ:
- Về trường hợp của cháu D. con gái của anh chị. Cháu không thuộc về tâm thần. Cháu không thuộc diện của tôi cần giúp đỡ. Tôi khuyên anh chị đúng ngày tháng hợp lệ, anh chị cứ nộp đơn cho cháu thi quốc tịch. Đến lúc cháu được nhận giấy báo danh thi, thì anh chị đến xin các bác sĩ ở Cook County Hospital xin cho giấy chứng nhận bị bịnh đần độn, trí nhớ suy thóai. Được giấy ấy đi thi thế nào cháu D. cũng đậu. Anh chị biết giấy chứng nhận ở Cook County Hospital uy tín hơn giấy chứng nhận ở đây nhiều. Anh chị tin tôi, trước sau gì cháu cũng đậu quốc tịch Mỹ, vì bịnh tình của cháu quá hiển nhiên, cháu thuộc diện chính phủ cần giúp đỡ!
*
Trên đường về nhà, trên xe lửa, ông mải mê suy nghĩ về ngày hưu gần kề. Ông cảm thấy buồn vì còn nhiều người cần sự giúp đỡ của ông. Ông cảm thấy ông là một kẻ đào ngũ trước trách nhiệm! Đôi khi ông nghĩ, chấp nhận về hưu là một việc làm nhẫn tâm!
Tối hôm ấy ông về muộn. Vợ ông mở cửa, thấy ông có vẻ dàu dàu, bà ấy hỏi :
- Sao anh về muộn vậy" Anh ở lại trể tranh thủ với bà Giám đốc để anh tiếp tục làm việc"
- Anh không muốn về hưu sao" Vì anh cảm thấy còn nhiều người cần sự giúp đỡ của anh phải không" Không đâu anh. Già rồi thì phải hưu chớ! Trông anh cũng mệt mỏi rồi. Mình phải ra đi thôi, nhường chỗ cho người trẻ hơn họ đến. Biết đâu người thế anh trong tương lai họ có thể hiểu bịnh nhân nhiều hơn anh, họ có thể giúp đỡ bịnh nhân hữu hiệu hơn anh !
Ông không ngờ những lời vợ ông thật sâu sắc và ủy lạo ông rất nhiều. Ông thầm cảm ơn bà. Thấy mâm cơm dọn sẵn và chờ đợi ông, ông hối tiếc là đã về trễ. Ông lên tiếng mời bà ngồi lại ăn cơm. Thấy bà mang lại gần mâm cơm một ngọn nến hương, ông hỏi:
- Sao hôm nay tình thế" Chúng ta ăn cơm tối dưới ánh sáng của nến!
Nghe hỏi, bà cười và hỏi lại ông:
- Anh có nhớ hôm nay là 23 Tây, và tối mai 24/12 là Noel không anh"
Nghe hỏi, ông kêu :
- Ah! ... Hai bàn tay ông ôm lấy đầu. Một nỗi buồn len lỏi vào tâm hồn ông, ông tự thầm thì:
- Ta già đến thế sao!
Và ông nghe vợ ông an ủi:
- Không đâu anh, anh còn trẻ, và chúng ta còn trẻ. Nhưng đời đôi lúc cũng phải biết quên chớ anh. Không nên cứ mãi ràng buộc mình với đời, khổ lắm anh ạ... Phải không anh./.
ĐÀO NHƯ

Ý kiến bạn đọc
27/09/201900:06:11
Khách
cãm ơn bác sĩ có lương tâm nghĩ cho bịnh nhân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến