Hôm nay,  

Hoa Hồng Giấy

21/01/200400:00:00(Xem: 152825)
Người viết: ANTHONY NGUYỄN
Bài số 450-988-Vb5150104

Tác giả Anthony Nguyễn đã góp cho giải thưởng Việt Báo một số truyện ngắn đặc biệt về đời sống và công việc tại Hoa Kỳ. Lần này, trước ngày Tết truyền thống sắp tới, ông góp một truyện tình nhẹ nhàng, thơ mộng.
+
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết. Cũng đã hơn mười năm sống trên xứ người, tôi không còn cảm được cái không khí chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán nhộn nhịp và háo hức như khi còn ở quê nhà. Nhất là khi em Thủy không còn ở bên cạnh tôi như ngày nào để cùng đi dạo phố Bolsa xem chợ hoa và các loại bánh mứt, mong tìm lại một chút gì đó của tuổi thơ trong ngày xuân. Tuy nhiên, mỗi khi ba má tôi đi chợ mua về những hộp mứt to đủ loại đủ màu, và những đóa hoa Lay-ơn lộng lẫy, cùng những nhành mai, nhành đào e thẹn còn chưa nở hẳn thi` tôi cũng tham gia dọn dẹp, sắp xếp cho ngăn nắp lại những đồ vật trong nhà theo "truyền thống" chuẩn bị ăn tết. Bé Tú Anh, con của chị tôi vừa từ Việt Nam sang, năm nay mới mười tuổi nhưng rất ngoan và giỏi. Nó đang lui cui phụ tôi quét bụi lại mấy chồng sách trong tủ. Sách không nhiều lắm, nhưng cuốn nào cũng to và nặng khiến cho nó đôi lúc phải ngồi phệt xuống thở một cách tội nghiệp. Con bé chợt hí hửng đưa cho tôi quyển Calculus to tướng bên trong ép một hoa hồng bằng giấy xinh xắn dù vài cánh hoa đã bị xé rách:
- Cậu út ơi, cậu út chỉ cho con xếp hoa hồng như cái này được không" sao đóa hoa này bị rách uổng quá vậy cậu"
Tôi phì cười:
- Cậu út đâu biết xếp, hoa này là của cô Thủy tặng cho cậu út đó, Tú Anh còn nhớ cô Thủy không"
Tôi tuy hỏi vậy nhưng biết chắc là nó không nhớ nổi Thủy mà chỉ để đánh trống lảng để khỏi phải trả lời câu hỏi thứ hai của nó. Lúc Thủy về Việt Nam thăm gia đình chị tôi thì nó chỉ mới năm tuổi, làm sao mà nhớ được. Tôi mân mê nhánh hoa giấy rách nát vì phải chịu dày vò trong những ngón tay xinh xinh của Thủy mỗi khi em giận tôi. Thời gian thấm thoát qua mau khi cả em và tôi đều bước vào cái tuổi "băm" mà người Mỹ gọi là "down hill", vậy mà tôi vẫn không quên được những cơn hờn giận đáng yêu của em mà tôi đã không nhận ra được khi chúng chưa phải là một kỷ niệm ...
*
Ngày đó, Thủy bước vào cuộc đời tôi với một cuộc tình đẹp và mong manh như những nhánh hoa hồng xếp bằng giấy mà em vẫn thường hay làm để trang trí cho bàn làm việc của tôi. Một chiếc khăn giấy trong phòng ăn của công ty , qua bàn tay khéo léo của em, bỗng trở nên bông hoa đẹp và duyên dáng lạ lùng trong đôi mắt người tình si. Tôi chọn một chiếc lọ đen xinh xắn, nho nhỏ vừa đủ làm thành một bình hoa cho nhánh hoa giấy đó, mặc dù chiếc lọ được chế tạo để đựng viết, nhưng nó thật xứng đáng với nhành hoa giấy hơn. Tất cả , dù chỉ thêm vào một hoa giấy, nhưng hài hòa và khiến cho góc làm việc của tôi trở nên trang nhã, dễ thương đến nỗi các đồng nghiệp phải ganh tị.

Em lúc ấy cũng vừa độ tuổi hai mươi, cái tuổi thanh xuân ở đỉnh cao của những mơ ước, những hy vọng của một người con gái khi mà trong nhân sinh quan của em chỉ toàn là màu hồng của hoa và màu của nước biển xanh ngát đã choáng ngợp hồn em trong thưở ban đầu bước vào một cuộc sống mới trên xứ cờ hoa này. Còn tôi tuy đã đến California hơn em một năm, nhưng vẫn còn hoài niệm mãi biết bao kỷ niệm của thời sinh viên cùng những cảm xúc của một người xa quê hương, xa bạn bè, và nhất là phải xa những người bạn rất thân thời trung học. Trái hẳn với tôi là một người không dễ gì hoà nhập với hoàn cảnh mới , mỗi ngày đi làm chỉ vì sinh kế bắt buộc và cũng không buồn bắt chuyện với ai , em lại là một người năng động và hoạt bát. Em hầu như tham gia tất cả các sinh hoạt, những buổi picnic dã ngoại của công ty, những trò chơi, hoạt động trong nhóm, cho đến tiệc cưới, sinh nhật , đầy tháng. Ngày tháng dần trôi , em và tôi cũng như những thanh niên thế hệ thứ hai trong những gia đình H .O. , phải vật lộn trong cuộc sống mới và những vất vả của một thời vừa làm vừa học để tiến thân, tôi dường như đã quên đi những hoài niệm cũ để tiếp nhận những niềm vui mới. Không biết từ ngày tháng nào mà em đã lôi tôi vào cuộc với những bạn bè, những yêu thương và hờn giận của một tình yêu khi đã lên ngôi .
Nhưng cũng chính từ đó, tôi cũng nếm được đầy đủ mùi vị thế nào là giận hờn của con gái. Mà nói đúng ra là giận hờn của chính Thủy mà thôi bởi tôi không nghĩ có thêm người con gái nào trên thế gian này lại có cái giận kỳ cục, khó hiểu và dễ sợ như em . Tôi còn nhớ có lần chúng tôi cùng học ở Orange Coast College, đó là những năm tháng chúng tôi cùng làm chung một công ty, học chung một trường nên em ngày nào cũng đi chung xe với tôi để em vừa tiết kiệm tiền xăng vừa có thể tranh thủ ngủ khi tôi lái xe buổi sáng vì chúng tôi đi làm rất sớm. Hôm đó chúng tôi học khác lớp nên tôi hẹn sẽ đợi em trong thư viện để đưa em về. Bản tính tôi lúc nào cũng không thích chỗ đông người nên khi lớp vừa tan, tôi chọn ngay một góc khuất vắng người để xem lại bài trong khi đợi em. Tôi đâu có ngờ tính của nhỏ bộp chộp, vừa vào trong thư viện ngó sơ không thấy tôi đã hoảng lên và cho rằng tôi muốn cho em "leo cây", chạy đôn chạy đáo đi kiếm người quen để quá giang. Tuy rằng sau đó chúng tôi cũng gặp được nhau, hú vía, nhưng em cũng giận tôi đến ba ngày ba đêm. Điều đó có nghĩa là ba ngày em không nói chuyện dù vẫn đi chung xe và ba đêm không nói chuyện phone dù em vẫn nhấc phone và ...chỉ để lắng nghe những lời lải nhải vô nghĩa của tôi !
Mỗi lần có chuyện như thế, sáng hôm sau em lại trút cơn giận lên những cánh hoa giấy. Tội nghiệp cho những cánh hoa vô tội nhưng lại phải chịu thế hình phạt đến tơi tả. Nhưng qua thời gian rồi tôi cũng quen và đôi khi cười thầm vì biết chắc rằng khi sau cơn mưa trời lại sáng, và em sẽ lập tức xếp lại cho tôi một nhành hoa khác, có khi lại đẹp hơn nhiều , nhất là khi em "sưu tầm" ở đâu đó một loại khăn giấy màu hồng thật dễ thương. Rồi một ngày kia, sau những cơn mưa vần vũ u ám bất thường trong tâm tư của một người con gái đang yêu, tôi đặt cho em một cái nick name mới : cục bột. Cái nick name kỳ quặc ấy có lẽ vì ngày xưa trong thời thơ ấu đầy khó khăn, tôi thường hay giúp bà ngoại làm bánh canh bán dạo trong xóm nên hình ảnh của mấy cục bột mì đã in sâu vào tâm khảm tự thưở nào. Nhưng em thì cũng có vẻ thích thú lắm vì sau này trong email em vẫn còn nhắc đến như một kỷ niệm khó phai. Nguyên là mỗi khi em giận tôi, gương mặt vốn bầu bĩnh của em lại phụng phịu theo đúng nghĩa của một "babygirl". Nhưng ngoài cái vẻ đó ra, em hoàn toàn không có phản ứng gì khác, cứ như là một cục bột . Cục bột của tôi , khi chúng tôi có chuyện không vui, là cứ im như ...bột, mắt nhắm nghiền. Có khi cục bột còn tự đứng vào góc tường hàng giờ như là một em bé bị cô giáo phạt vì không thuộc bài, chỉ khác là hình phạt lại thuộc về tôi vì mặc cho tôi năn nỉ khô cả nước miếng, nhỏ vẫn im thin thít. Đúng là cục bột .


Những năm đầu của tuổi hai mươi, tình yêu tuổi trẻ nhiệt huyết quả có nhiều sóng gió. Mặc dù cả hai chúng tôi đều gặt hái những thành công và tiến bộ trong việc làm, việc học so với bạn đồng lứa và so với cả chính mình ngày hôm qua, em và tôi hầu như có chuyện để giận nhau mỗi tuần trong lúc tôi vẫn gặp em hàng ngày. Có người nói chính vì hai đứa có điều kiện gặp nhau nhiều quá nên giống như cặp vợ chồng son mới về ở chung với nhau vậy, sự xung đột cũng là thường thôi và đó cũng chính là một phần của tình yêu. Tôi đã không hiểu hết điều này cho đến khi một hôm em lại trở nên một cục bột ghen tuông mà tôi là người có lỗi. Tôi quan sát đôi mắt nhắm nghiền của cục bột thật lâu, rồi táy máy dở mi mắt của em để xem có bao nhiêu con cừu đang nhảy qua cửa sổ tâm hồn thì bỗng sững sờ chết lặng khi thấy những giọt nước mắt lặng lẽ lăn dài trên má. Đây không phải là những giọt nước mắt nhõng nhẽo mỗi lần tôi đưa em đi nhổ những chiếc răng khôn, hay những giọt nước mắt đầy xúc cảm khi tôi hát cho em nghe những điệu ru ầu ơ mà từ nhỏ có lẽ em đã từng thiếu thốn vì khi ra đời ba đã bị tù đày trong những hận thù chính trị và mẹ phải bương chải đầu tắt mặt tối để có miếng cơm manh áo cho con. Mà đây chính là những giọt nước mắt của ghen tuông, của hờn dỗi, của yêu thương đến vô cùng mà em đã dành cho tôi nhưng vẫn luôn luôn tự kiềm chế trong lòng. Tôi cảm động siết chặt em, nhẹ nhàng hôn lên đôi mắt tức tưởi, cố gắng không để giọt lệ nào lăn trên gò má bầu bĩnh khả ái mặc dù ngay lúc đó , tôi vẫn chưa nhận thức được đó là những hạt kim cương vô giá của tình yêu .
Thời gian tàn nhẫn đã không trở lại với bất cứ ai một khi đã bị lãng phí. Chính vì tôi đã không nhìn xuyên thấu những giọt nước mắt mặn mà để trân quí một tấm chân tình của một người con gái , nên tôi đã tiếp tục phạm lỗi và để cho những gây gỗ tạo nên một ngăn cách vô hình ngày càng lớn hơn giữa em và tôi. Tôi cũng vô tình không nhận ra những hạt kim cương ngọc ngà từ đôi mắt dễ thương ấy đã tự lúc nào không còn lấp lánh của một tình yêu muôn màu như trước nữa, mà thay vào đó một cảm giác vô vị của sự mệt mỏi, chán chường và vô vọng. Một cảm giác mà cả em và tôi đều có thể cảm nhận được khi mỗi người có cơ hội ngồi lại một mình và suy nghĩ về chuyện của nhau , như những lời thơ ngày xưa tôi đã vô tình làm chọc em để bây giờ trở thành xót xa :
Tình yêu nào có màu xanh
Em về may áo thiên thanh
tặng chàng
Tình yêu nào có màu vàng
Em về thêu lụa ướm hàng hoa mai
Tình yêu màu nhớ không phai
Em về vương vấn thương hoài ngàn năm
Tình yêu màu tím xa xăm
Em buồn trong nỗi tơ tằm đợi mong
Tình yêu một bóng mây hồng
Em là bướm trắng
cho lòng nhởn nhơ
Tình yêu là những thờ ơ
Cho tình em đến bên bờ quanh hiu
Tình yêu khi đã xế chiều
Em rằng mới biết
tình yêu không màu.
Nhiều năm trôi qua, khi mà tôi không còn nhớ được đã có bao nhiêu hoa hồng giấy trên bàn làm việc đã bị xé đi và làm lại, thì em vẫn trưởng thành trong trường học lẫn trường đời. Em đã tốt nghiệp đại học và có nghề nghiệp vững vàng. Nhưng oái oăm thay đó cũng là lúc những rạn nứt trong tình yêu giữa em và tôi không cách gì hàn gắn nổi. Rồi một ngày, em gọi phone cho tôi với một giọng có vẻ như rất bình thản, nhưng cũng rất xa lạ :
- Anh, em sắp sửa đi công tác qua bên Pháp ba tuần
Tôi cũng ậm ừ :
- Ừ thì em đi cẩn thận nha, chúc em đi làm được vui vẻ
Như vậy đó, chúng tôi chỉ có thể thốt được vài câu ngắn gọn. Em còn ngần ngừ trước khi cúp phone như chờ đợi một phản ứng nào khác của tôi bởi vì tôi xưa nay vẫn phản đối em đi đâu xa một mình nhưng tôi vẫn không nói được gì. Hơn nữa tôi biết rõ chuyến đi này công ty không bắt buộc và em có lẽ chỉ muốn xa tôi trong một thời gian nên khi đó tôi vẫn cố không tỏ ra cảm xúc nào vì biết rằng bây giờ tôi có nói gì đi nữa thì em cũng đã quyết định rồi. Có lẽ tôi không còn là một vì tinh tú có sức ảnh hưởng đến em mạnh mẽ như những ngày mình mới quen nhau nữa. Nhưng điều tôi không ngờ là thời gian ba tuần ngắn ngủi bên pháp đã giúp em được thanh thản cõi lòng và quyết định thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn mà tôi vẫn ràng buộc em bấy lâu. Cái quyết định mà cả hai chúng tôi đều đã đoán trước sẽ xảy ra và cùng để cho nó xảy ra, nhưng mỗi đứa đều bất ngờ đến nỗi không ai có thời gian để cảm nhận ngay được sự mất mát quá lớn lao. Sự đau khổ day dứt ấy chỉ thấm dần vào trong tôi những năm về sau cho đến tận bây giờ khiến cho tôi đôi lúc thấy cuộc sống mình quả thật hết sức vô vị, chẳng qua là một kẻ lang thang trên con đường của tối tăm và đơn độc đến tàn nhẫn. Có một điều lạ lùng là sau này khi đã chia tay nhưng chúng tôi vẫn còn giữ được mối quan hệ thân thiết. Có lần em email tâm sự với tôi thật thoải mái rằng bây giờ không có tôi, em cảm thấy tự do biết là chừng nào. Tôi đau đớn khi nhận ra rằng bản thân mình không có được một tâm hồn cao thượng và một tình yêu hồn nhiên đầy vị tha như những nhân vật chính trong các tiểu thuyết tình cảm mà tôi từng đọc và lấy làm thần tượng. Phải chăng tình yêu của tôi chỉ là sự chiếm hữu ích kỷ đã giết chết tuổi xuân của em trong suốt những năm dài ấy" không lẽ em thật sự hối hận về những năm tháng mình đã cùng nhau chia xẻ những thăng trầm trong cuộc sống tha hương đầy thử thách nầy"
Những ngày tháng sau cùng khi tôi còn gặp em, có lẽ em đã khóc hết nước mắt nên tôi không còn nhìn thấy những hạt kim cương lấp lánh ngày nào. Em cũng không còn là cục bột mềm yếu, chỉ biết nhõng nhẽo với tôi mà ngược lại trở nên cứng cỏi hơn trong cuộc sống và luôn có những suy nghĩ chín chắn khi quyết định mọi việc quan trọng. Bất giác tôi nhận ra em thật sự không còn muốn ỷ lại ở tôi, hơn thế nữa em không còn muốn bất cứ điều gì ở tôi, có lẽ kể cả tình yêu .
*
Bé Tú Anh nãy giờ vẫn ngồi im quan sát, kiên nhẫn chờ tôi xếp cho nó một bông hồng bằng khăn giấy. Nhưng tôi đành chịu, xếp thế nào con bé vẫn không thích vì nó không giống nhánh hoa hồng tả tơi nhưng đẹp lạ lùng kia. Thế là tôi đành phải kiếm cách dỗ đứa cháu bằng cách khác vì tôi không thể cho nó chơi nhánh hoa ấy. Đó là nhánh hoa cuối cùng mà em Thủy đã xé rách nhưng lại vĩnh viễn không làm cho tôi nhánh hoa nào mới nữa. Thẫn thờ xếp lại quyển sách ép nhánh hoa vào tủ, tôi lẩm bẩm như nói với chính mình : Thủy ơi, chính bởi vì anh đã đánh mất tình yêu của em, đánh mất những giọt nước mắt yêu thương ngày xưa, nên anh xin được giữ lại nhánh hoa này để anh có thể tiếp tục sống cho hết kiếp người, dù chỉ sống trong quá khứ

Anthony Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,314,323
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến