Hôm nay,  

Tết Dương Lịch: Tết Giả!

19/01/200400:00:00(Xem: 146198)
Người viết: TRẦN THÁI SƠN
Bài số 447-985-Vb2120104

Tác giả là một Mục sư mới từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, địa chỉ cư trú là Vancouver, tiểu bang Washington. Ngay khi mới đến nước Mỹ, ông tự ví mình là Phi Lạc, một nhân vật tiểu thuyết giả tưởng của Hồ Hữu Tường và góp những bài viết “Phi Lạc sang Mỹ” cho giải thưởng Việt Báo. Với tấm lòng và cách nhìn của người mới tới, tác giả thường bầy tỏ sự ưu tư của ông về đời sống tinh thần của cộng đông người Việt tại Mỹ. Một số vấn đề đặt ra trong các bài viết của ông cũng là ưu tư chung, có thể mời gọi sự bàn cãi để cùng soi sáng.
Sau đây là bài viết mới nhất của ông, khi vị Mục sư vừa có dịp tới vùng Little Saigon trong dịp Tết Dương Lịch 2004.
+
Thế là một cái Tết lại sắp về với người Á-Đông nói chung và người Việt nam nói riêng, đặc biệt đối với người Việt nam ở Hải ngoại, nơi mà người ta chỉ quan tâm đến Năm Mới theo Dương lịch.
Năm nay, Tết lại vào một chu kỳ mới theo cách tính Thập CAN (Giáp, Ất, Bính Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân) và Thập Nhị Chi (12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Chu kỳ nầy là 60 năm, nghĩa là 60 năm trước đã có một Năm Giáp Thân, và chúng ta phải chờ 60 năm sau mới có một năm Giáp Thân nữa.
-Thật ra rất khó giải thích nguồn gốc chữ TẾT.
- Có người cho rằng chữ TẾT bắt nguồn từ Tête của tiếng Pháp có nghĩa là cái đầu, để chỉ về đầu năm, đầu tháng, đầu ngày, đầu giờ. Nhưng tôi nghĩ chúng ta khó chấp nhận ý kiến nầy, vì người Việt nam chúng ta đã có Tết từ truóc khi người Pháp sang đô hộ Việt nam ta. Mà chữ Tête của tiếng Pháp không mang ý vui vẻ như chữ TẾT của tiếng Việt - Vui Như TẾT !
- Nói chung, TẾT là để chỉ về ngày đầu năm theo âm lịch, tức là tính theo chu kỳ mặt trăng. Đây là cách tính lịch của người Trung quốc. Có thời họ đã lấy tháng Tý, tức là tháng 11 âm lịch là tháng đầu năm mới. Rồi sau đó đổi lại là tháng Giêng (tháng 1) tức là vào tháng Dần.
- Đối với người Việt nam chúng ta TẾT đến sau mùa gặt lúa, hoàn tất mọi công việc ngoài đồng, đã đem về nhà những hạt lúa vàng bảo đảm cho gia đình no ấm trong một năm tới. Vì vậy, TẾT là những ngày vui mừng, một cơ hội để con người cảm ơn Trời; cảm ơn cha mẹ, ông bà; cảm ơn những người chung quanh có liên hệ như Thầy Cô, họ hàng... qua sự thăm viếng chúc mừng nhau. Thế mới có câu: "Mùng Một Tết cha (mẹ), Mùng Ba Tết Thầy (Cô)".
- TẾT của người Việt nam bao giờ cũng phải có kèm theo việc ăn uống. Dĩ nhiên, người Việt nam cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới ngày nào cũng phải ăn uống. Nhưng ngày TẾT sẽ ăn uống nhiều hơn, ngon hơn với những món mặn ngọt khác nhau. Về món ngọt sẽ có các loại bánh, mứt, nhất là mứt, đủ các loại làm từ trái cây. Về món mặn bao giờ cũng những món truyền thống: củ kiệu, củ hành, thịt kho, dưa giá, bánh tét (hay bánh Tết"), bánh chưng, bánh dầy, với giò lụa... Hầu hết đều có thể để dành ăn lâu ngày, ít nhất cũng qua ba ngày TẾT. Ngay cả những người nghèo cũng cố gắng để có cái gì đó ăn trong ba ngày TẾT. Chả trách một tú tài nghèo kiết xác như Tú Xương đã phải tuyên bố: Chẳng phong lưu cũng ba ngày TẾT. Cho nên không người Việt nam nào nói DỰ TẾT, mà luôn nói ĂN TẾT, CHƠI TẾT.
- TẾT đối với người Việt nam là một cái gì thiêng liêng, một cơ hội để đoàn tụ gia đình, về thăm quê hương dù xa cách mấy. Thế mới biết tại sao mỗi năm, vào những ngày trước TẾT, muốn mua cho được một cái vé xe đò, xe lửa (tàu hỏa), ngay cả vé máy bay, đi về một nơi nào đó trên đất nước, thật là một vấn đề thiên nan vạn nan. Nhất là các sinh viên, học sinh, những người nghèo đi làm xa quê, họ phải chầu chực, ăn ngủ ở tại các nơi bán vé để tìm cách mua cho được một chiếc vé về quê ăn TẾT, luôn luôn họ phải trả giá gấp đôi, gấp ba, tối thiểu cũng phải trên 60% giá vé thuờng lệ. Mỗi năm, người ta lại nghe những lời hứa của những bậc Phụ Mẫu chi Dân của ngành Giao Thông Vận Tải rằng: 'sẽ giải quyết không còn nạn chen lấn mua vé xe, tàu Tết... Nhưng đến thế kỷ thứ 21, hay nói mạnh hơn là đến Thiên Niên Kỷ thứ Ba, mèo vẫn hoàn mèo, mà có khi nó trở thành một thứ huong vị của Tết - nếu Tết mà không có chen lấn, chầu chực, hóa ra như ngày thường. Ngay cả những người Việt ở Hải ngoại cũng để dành những nghỉ làm, đặt vé trước mấy tháng, rủ nhau về Việt nam ăn TẾT. Không riêng tại Việt nam, mà cả ở nơi Nước Mỹ, trước TẾT một hoặc hai tháng, khó lòng mà mua được một vé máy bay với giá chính thức.
- Rồi phải nói đến tâm trạng của những người ở quê, càng đến gần TẾT chừng nào, họ lại càng mong ngóng người thân về chừng ấy. Vào những ngày TẾT đó mà bạn nghe ca sĩ Duy Khánh hát bài: Xuân Nầy Con Không Về, với những lời đầy ray rức: Nếu con không về chắc Mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang... Hoặc bài hát khác có lời: Nầy là bánh chưng mẹ già tự tay gói gởi cho con... Bạn sẽ hiểu tâm trạng những bà mẹ quê buồn biết bao. Khi người đi xa về được dịp TẾT, ôi, vui biết dường nào ! Ngược lại, những người xa quê không về được, họ đã ngồi một góc nào mà nhớ mà khóc. Tôi nhớ những ngày ở trong Trại Tù, những ngày TẾT là những ngày dài nhất, không có ai được kêu ra kêu vào, không khí thật tĩnh lặng, bất chợt đâu đó vang lên tiếng hát nho nhỏ: Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm... tôi thấy những giọt nuóc mắt lăn xuống trên những gương mặt buồn của những người trong Trại - dù họ cố che giấu vì dũng khí của con người.


- TẾT đối với người Việt cũng là Năm Mới, nên ai cũng muốn làm sao mọi sự đều mới. Mới từ cái nhà được sơn mới, nếu nghèo thì dán giấy hoa giấy báo có hình của nghệ sĩ hoặc tài tử, quét dọn sạch sẽ, mới đến đồ đạc trong nhà, rồi quần áo mới bất kể người lớn hay trẻ con, thậm chí lời nói cũng cố gắng mới hơn bằng cách kiêng nói những lời không tốt. Đôi khi những nhu cần đổi mới nầy trở thành một gánh nặng cho những gia đình nghèo, hoặc đông con. Người Việt nam mình có câu: Giàu, Nghèo, Ba Mươi Tết Mới Hay, những ngày áp TẾT, người nghèo khóc mà Người giàu cũng khóc.
- TẾT đối với người Việt nam còn có ý nghĩa thiêng liêng nữa là TẾT đem mơ uớc cho mọi người. Dĩ nhiên là họ mơ ước cuộc sống khá hơn mọi mặt, nên mới có câu chúc: "Vạn Sự Như Ý". Chỉ tiếc là không nói rõ "Như Ý" của ai. Mơ ước đó được thể hiện qua nhiều cách: bằng những câu chúc TẾT như: Đa tử, đa tôn, đa phú quý; Đắc tài đắc lợi, đắc thành công, bằng những tên gọi của hoa quả như: Cành hoa Mai trong nhà để cầu may mắn - ngày xưa, người ta chỉ cần một cành Mai, thời kinh tế thị trường, con người tham lam quá, bê cả hàng chậu Mai to đùng về để giữa nhà, nhiều người để trên bàn những loại trái cây: Mãn cầu, những trái sung hoặc trái đu đủ, trái xoài, ý nghĩa là cầu sung túc, hoặc cầu đủ xài. Thằng con út tôi nghe nói ý nghĩa như vậy, nó mới bảo thôi thì cứu để thêm một cái líp xe, một cái ba-ga, để 'cầu xài líp ba-ga'. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ thuở hàn vi, mãi thi rớt, cũng viết ra một câu đối nói lên mơ ước của ông:
Chiều Ba Mươi, nợ đòi tíu tít, co cẳng đạp thằng bần ra cửa.
Sáng Mùng Một, rượu say túy lúy, đưa tay bồng ông phúc vào nhà.
Nguyễn Công Trứ ghét cái nghèo đến nỗi gọi nó bằng THẰNG, quý cái Phúc đến nỗi gọi bằng ÔNG, tôn quý để mong được Ông Phúc đến thăm nhà mình, sẵn sàng rạp mình mà bồng mà bế, mà nâng.
Bạn thân mến,
Tôi kể lể dài dòng như vậy cho Bạn nghe, không phải vì Bạn không biết những điều đó, nhưng vì tôi đang ở Nước Mỹ, tôi mới đi chợ Năm Mới 2004 trên Đất Mỹ, đặc biệt nơi tôi hiện ở là nơi đông người Việt nam mình nhất.
Trước hết là tôi dậy trễ hơn mọi ngày, vì đêm hôm phải ngồi nói chuyện với một người bạn lâu ngày gặp trên đất Mỹ. Mãi miết nói chuyện đến khi igật mình nghe âm thanh đùng đùng ngoài đường, người bạn hỏi tôi: 'Mấy giờ rồi "' Tôi ngó đồng hồ. À, hóa ra là đã12 giờ khuya. Người bạn nhắc tôi: 'Đến giờ giao thừa. Họ đốt pháo bông bên khu Disney Land. Tôi với nguòi Bạn vội vã bước ra ngoài. Chẳng thấy gì ngoài gió lạnh, người bạn quay lại: Happy New Year ! Tôi buột miệng đáp lại: Chúc Mừng Năm Mới!
Đó là lý do tôi dậy trễ. Gần Mười Một giờ tôi mới đi ra chợ ăn sáng. Có người giới thiệu với tôi tiệm ăn Điểm Tâm, bảo là ngon lắm. Đến nơi, chiếc xe chở tôi chạy vòng vòng như máy bay kẹt phi đạo tìm chỗ đậu.
Năm Mới mà, bãi đậu xe biết bao là xe hơi đủ loại. Nhìn bãi đậu xe, rồi chợt nhìn vào nơi cửa Nhà hàng, tôi có cảm giác duờng như hôm nay nhà nhà hết gas, nhà nhà thiếu điện, nên không ai muốn nấu ăn, và có lẽ rất nhiều người đã đến đây xếp hàng từ lúc giao thừa. Người ta vào ăn mà phải xếp hàng cách nhẫn nại vui vẻ như thiện nam tín nữ chờ vào tịnh trai nơi những ngôi chùa ngày rằm vậy. Bạn ơi, họ phải trả tiền mới được ăn, mà số tiền phải trả không phải là ít. Thế mà mọi người vẫn kiên nhẫn xếp hàng để chờ.
Tôi muốn bạn hình dung ra số người chờ ăn Năm Mới ở đây, khi tôi đến thì nghe là phải lấy phiếu chờ ăn - đi ăn phải trả tiền, mà họ làm như dân Iraq đi xin hàng từ thiện, phải xếp hàng, phải lấy phiếu thứ tự. Khi tôi lấy được phiếu thì nghe tiếng gọi từ loa phóng thanh vang lên: Số 74, tôi đưa phiếu của tôi lên xem, phiếu của tôi là 124.
Để giết thì giờ không phải bằng gươm giáo, tôi thả bộ vào chở PHƯỚC - LỘC - THỌ. Dạo quanh chợ, tôi chợt nhận ra lý do người ta đặt tên là chợ PHƯỚC - LỘC - THỌ (Xin Bạn nhớ cho đây là ý nghĩa theo cá nhân tôi nghiệm ra). PHƯỚC là những khối vàng, những hột đá quý trong những cửa hàng chung quanh phía trong chợ; LỘC là những quán ăn bày ra giữa chợ, nào là bánh cuốn, nem nướng, hủ tiếu, bánh bèo, xôi, mì.... đủ cả, tha hồ mà ăn; còn THỌ, tôi nhìn quanh quất, thì ra đó là những ông cụ, bà cụ, tay chống vào gối từ từ nhấc từng chân đi lên hoặc đi xuống những thang lầu của chợ, có cả những cụ ngồi xe lăn nữa. Tôi không biết các Cụ đến chợ nầy làm gì, vì chắc chắn các cụ không đến mua vàng, mua hột xoàn đâu, mà tôi cũng chẳng thấy cụ nào ngồi ăn nơi hàng quán ở đây, vì tuổi các cụ và những chiếc xe lăn luôn nhắc các cụ phải kiêng những món quá nhiều calori ở chợ. Chỉ còn một cách trả lời các cụ hiện diện ở cái chợ PHƯỚC - LỘC - THỌ nầy là để làm biểu tuợng cho chữ THỌ, thiếu các Cụ thì hóa ra là chợ PHƯỚC - LỘC sao, dù chữ THỌ nầy quá yếu.
Có người nhắc tôi đến giờ trở lại Nhà hàng để ăn sáng vì đồng hồ mang từ Việt nam của tôi đã chỉ Một giờ kém rồi, tôi nhờ người điện thoại lại Nhà Hàng hỏi: 'Đến số mấy rồi"' Từ đầu dây bên kia trả lời: Số 96. Thôi thì đành vào một cửa hàng kế bên mua đỡ ly nước sinh tố, cái bánh bao Việt nam, để chống đói ra về. Năm Mới mà!
Vâng, tôi đồng ý với Bạn, Năm Mới Dương lịch không phải là TẾT Việt nam như tôi đã nhắc lại với Bạn. Sở dĩ tôi nói về TẾT Việt nam mình là vì đang lúc đi đến chỗ đậu xe, tôi đi ngang qua một cửa hàng bán cây kiểng, một cặp vợ chồng trẻ vừa trả giá xong một chậu mai cao khoảng bảy tấc. Cặp vợ chồng trẻ ấy tỏ vẻ vui lắm khi bưng chậu mai lên ngắm nghía. Tôi đứng nhìn theo muốn nói theo một lời: 'Đó chỉ là chậu mai giả'!
Người Việt mình dù ở Hải ngoại vẫn ghiền TẾT bạn ạ, dù là TẾT GIẢ!
TTS

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,224,205
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.