Hôm nay,  

Công Ty Chết

19/01/200400:00:00(Xem: 132530)
Người viết: DIỆU NAM
Bài số 446-984-Vb7100104

Tác giả Diệu Nam lần đầu Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết , 47 tuổi, cư trú tại Garden Grove, Nam California. Bài viết của ông là một chuyện kể trong câu chuyện giữa “bốn chàng sồn sồn” trong tình trạng chờ việc làm. Mong tác giả sẽ góp thêm những bài viết mới, không chỉ là chuyện tưởng tượng mà là những kinh nghiệm thực trong đời sống.
+
Có bốn chàng sồn sồn mới gặp nhau chiều hôm qua trong D&D tại đường Brookhurst nộp đơn xin việc, mà sáng nay lại gặp nhau tại cà phê "Hẹn". Trên tay ai cũng cầm tờ báo Việt Nam. Sau khi gật đầu chào nhau, bốn người cùng đồng thanh hỏi thăm nhau, cùng một âm ngữ và cũng một câu: Thế nào" Công việc ra sao" Rồi cùng cười phá lên.
Từ đó bốn người trở thành bạn thân của nhau vì cùng cơ hội, cùng thuyền, cùng chung một mục đích là: Kiếm việc làm. Họ đi đâu cũng cặp kè bên nhau, thậm chí có bốn cái xe họ để lại bớt ba cái mà đi chung một cái. Ra ngồi uống cà phê mà không gặp nhau là khổ cho cái điện thoại, cái thì nóng bỏng, cái thì hết pin. Chính vì thế mà làm cho ông trời cảm động, cho nên hơn ba tháng thân nhau, họ vẫn không rời nhau được một ngày, chỉ vì trong họ vẫn chưa có ai kiếm được việc làm.
Jimmy Hùng là một chàng trai (băm sáu) hơi lai lai, rất đẹp trai nhờ bộ râu quai nón, giọng nói êm tai, dịu dàng nếu tán gái chắc hẳn Don Juan cũng chạy làng, ấy thế mà hiền khô, nhút nhát chỉ có một nguyện vọng là tìm kiếm một công việc ổn định để dành tiền về Việt Nam cưới vợ.
Còn về David Dũng thuộc loại ăn to, nói lớn nhiều lúc cũng chẳng nể mặt ai. Nhưng được cái hào sảng, cũng đã một thời làm hái ra tiền nhưng bao nhiêu bao bạn, bao bè hết để đến bây giờ (ăn cơm chỉ, nghỉ ngoài garage).
Thanh Long thì tươi trẻ hơn mọi người dáng dấp thư sinh, áo bỏ trong quần, kính trắng đeo mắt, ăn nói từ tốn, mỗi tội không biết tiếng Anh, bởi vì sợ đi học cho nên đã sáu năm đi hãng cũng chỉ giữ được cái chức vụ cu ly.
Còn tôi là người lớn tuổi nhất trong bọn họ, đã bước qua hàng năm, thâm niên ba năm thì mất hai năm rưỡi đi rửa chén sáu tháng thất nghiệp, tiếng anh nghe không biết, vợ nhỏ, con đông thế mà ba người họ lại thích tôi kể chuyện tiếu nhất.
Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng chúng tôi thường gặp nhau tại quán cà phê "Hẹn", điểm tâm bằng mấy điếu Marlboro và tráng miệng bằng nước cà phê đen đặc quánh. Sau một hồi chuyện vãn, tình hình kinh tế, xã hội, chiến tranh và nạn thất nghiệp. Chúng tôi được thông báo với nhau về việc làm tại các hãng (văn phòng tuyển mộ các nhân viên). Trước đây tôi có phân công: Tôi phụ trách kiếm việc vùng Garden Grove và Westminster, Thanh Long vùng Anaheim và Santa Ana, Derit Đăng vùng Fountain Valley và Costa Mesa, Jimmy Hùng thì đi xa hơn vùng Irvine và Newport Beach.
Vào một sáng cuối thu 2003, trời se se lạnh, lá vàng rơi xao xác. Như thường lệ chúng tôi lại tụ tập với nhau bên tách cà phê ở cái quán không hẹn mà nên mặt ai cũng ủ rủ như những lá cây trong vườn sớm gặp gió đông. Chẳng ai nói với ai một lời. Dù rằng trong tay ai cũng có một 1 báo, cũng chẳng ai đọc, cho đến khi tiếp viên bưng 4 phin cà phê ra bàn, chẳng ai thèm dòm và cũng chẳng ai cám ơn. Sau một lúc để phá vỡ bầu không khí ảm đạm này, tôi tuyên bố sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện kỳ thú và có thật 100%.
Mọi người mắt sáng lên tuy vẫn còn vương động nỗi buồn man mác, nhao nhao đề nghị: Anh Hai kể đi, hôm nay đổi gu, đang buồn ngủ gặp chiếu manh đây. Tôi hắng giọng mấy tiếng và bắt đầu nói. Tôi có anh bạn ngày trước 30 tháng tư đi lính rồi sau vượt biên may được tàu của Anh quốc vớt, nay đang ở Anh. Anh có viết thư thăm tôi và kể tôi nghe một câu chuyện mà cho đến nay hãy còn vương vấn trong tôi.
*
Người trong câu chuyện là Vương Anh Tuấn, đại lý không quân, đã có một thời tôi được nghe tiếng hào hoa, cũng vượt biên và cũng định cư ở Anh. Để lại quê nhà một cô nàng áo trắng mà chưa kịp trao nhẫn cưới.
Sang Anh quốc vốn Anh ngữ sẵn có, Tuấn đã kiếm được việc làm vừa để dành dụm một số tiền vừa gởi về VN, mà còn mua được một chiếc nhẫn hột xoàn, định bụng một vài năm nữa sẽ về VN cưới cô nàng áo trắng. Vào thời điểm đó nhiều chấn động ở Âu Châu làm cho nền kinh tế Âu Châu suy sụp, nạn thất nghiệp tăng nhanh, nước Anh cũng bị ảnh hưởng. Tuấn cùng với một số người không thoát khỏi vòng kim cô đó.
Từ đó Anh đi lang thang khắp nước Anh để kiếm việc làm mà cũng từ đó Tuấn hạn chế thư từ, quà cáp về Việt Nam. Thời gian dần trôi suốt một năm dòng tìm không ra việc, gót giày anh đã mòn và túi thì lủng. Vật duy nhất còn lại trong anh là cái hộp đựng chiếc nhẫn hột xoàn mà hàng ngày vào những lúc trước khi đi ngủ anh lấy ra ngắm nó. Vào một ngày kia, anh nhận được một bức thư từ Việt Nam gởi qua, phong thư to bằng quyển vở, chưa kịp mừng rỡ khi gặp nét mặt chữa than thương ngoài phong bì thì mặt anh vẫn xám ngoắt, toàn thân run lẫy bay khi lấy từ phong bì ra một tấm thiệp hồng.
Rồi đêm qua đi ngày lại tới, để rồi đến sáng một ngày anh bước ra đi trên con đường định mệnh với gương mặt sắt lại. Anh đi và đến trước một ngôi nhà đồ sộ, tường sơn xám đen mà kỳ lạ hai cánh cửa ra vào màu hồng và bên trên đó là một tấm bảng đỏ tươi với hàng chữ trắng. Anh lại gần và nhìn rõ ràng chữ. Nổi bật trên tấm bảng đỏ: "CÔNG TY CHẾT".
Sau một hồi đắn đo với vẻ mặt cương quyết, Tuấn gõ cửa. Hai cánh cửa từ từ mở, căn phòng như bừng sáng lên màu xanh lục huyền ảo. Tiếng một người con gái vọng đến: "Thưa ông! Ông cần gì"".
Tuấn từ từ tiến đến bên trước bàn làm việc của cô thư ký và đặt cái hộp lên bàn: Tôi muốn ký hợp đồng! Ông chờ một lát. Chưa đầy một phút, một người đàn ông từ cánh cửa bên hông bước ra, tiến tới cầm chiếc hộp mở ra, ngắm nghía và gật đầu. Ông đi theo tôi, tiếng cô thư ký vang lên: "Ở đây có tất cả là ba phòng, ông vào lựa chọn và ra đây ký hợp đồng".
Tuấn mạnh dạn bước lên và tiến tới cánh cửa số một hai cánh sơn màu đen kịt, nặng nề từ từ mở ra, trong phòng tỏa ra một ánh sáng mờ mờ xanh thẩm. Trong phòng là một hang đá lổm chổm đá nhọn, đủ mọi hình thú vật nào là: hổ, báo, gấu, ngựa, rắn, rết, vượn, đười ươi…. Mắt con nào cũng đỏ lên sòng sọc như muốn ăn tươi nuốt sống lẫn nhau, gây cho Tuấn cảm tưởng như thời đại nguyên thủy. Không khí thật là nặng nề làm cho anh cảm thấy ngột ngạt, vội bước ra và đóng cửa lại.


Bước sang cánh cửa thứ hai, cánh cửa đỏ tươi tưởng chừng như đụng vào sẽ dính máu sang tay. Vừa bước vào phòng Tuấn giựt mình, trước mặt anh hiện ra bao nhiêu cảnh: chặt đầu, đóng đinh, tùng xẻo, đâm, chém, lột da, xáo thịt, vạc đầu máu rơi vãi khắp nơi. Trên tường treo toàn hung khí: cung tên, giáo mác, kềm kẹp…tạo nên bầu không khí dã man thời trung cổ. Tuấn nhắm mắt lắc đầu, vội bước ra.
Đứng trước cánh cửa thứ ba, cánh cửa cuối cùng: nếu không lựa chọn được thì đánh hủy bỏ hợp đồng. Cánh cửa sơn màu hồng làm cho anh phấn chấn hẳn lên. Sau một hồi ở trong phòng, anh bước ra với vẽ mặt bình thản và trên tay cầm một tờ giấy đưa cho cô thư ký. Trong mảnh giấy vỏn vẹn một hàng chữ mà anh đã viết lên đấy: "Tôi muốn chết trong hy vọng".
Nhìn anh và quay sang nhìn ông giám đốc, thấy ông se sẽ gật đầu, cô thư ký cúi xuống thảo nhanh một bản hợp đồng rồi trình ông giám đốc và Tuấn cùng ký. Trước khi ra về ông giám đốc ân cần bắt tay anh và hẹn "Xin mời, tuần sau ông trở lại". Đúng ngày, giờ hẹn Tuấn trở lại với gương mặt thanh thản, đến nơi họ lại trở anh tới một tòa nhà nguy nga lộng lẫy ở ngoài cổng có hai chú Ấn Độ đội mũ chào mào, ăn vận theo kiểu cung đình, kiếm dắt ngang hông, giơ tay chào. Cô thư ký đưa anh vào một căn phòng thật tuyệt, nếu như so với khách sạn năm sao thì chắc năm sao chào thua.
Xung quanh phòng có ba cửa sổ đều nhìn ra một khu vườn được chăm sóc tỉ mỉ, mà ở giữa là hai cái hồ hình bầu dục, nước thật là trong xanh. Một lát sau, một cô gái ăn mặc theo lối hầu bước vào, trên tay là khay điểm tâm còn bốc khói, sau rồi cô cùng cô thư ký bước ra. Tuấn thản nhiên ngồi xuống ăn và tiện tay lấy xuống một chai Macten, từ tủ kính đứng cạnh bàn ăn mà rót ra uống. Xong, anh lên giường và chờ đợi và thiêm thiếp ngủ.
Buổi chiều Tuấn giựt mình thức giấc vì ánh tà dương chiếu thẳng vào chỗ anh nằm, anh vội nhỏm dậy vào nhà vệ sinh tắm rửa, rồi ra phòng ăn. Một chiếc khay khác to hơn sang trọng hơn đang ở trên bàn, bốc khói nghi ngút. Tuấn lại ăn, lại ngủ và điềm tỉnh chờ đợi.
Một ngày, hai ngày rồi ba ngày lòng kiên nhẫn của anh đã sụt xuống, anh thấy bực bội trong lòng, trằn trọc ngủ không được. Anh suy nghỉ "sao mình không đi dạo xung quanh tìm hiểu, vả lại cũng cho lòng thảnh thơi hơn. Anh bước xuống vườn khi ánh trăng giữa tháng mới lên khỏi ngọn cây.
Thong thả, tản bộ, anh đi vòng quanh biệt thự, rồi ra đến bờ hồ và giựt mình khi thấy bóng một người phụ nữ đứng đó không biết tự bao giờ. Anh chợt nghĩ: "Lại một người đồng cảnh". Tự nhiên cảm thấy mạnh dạn và bước lại gần cất tiếng: "Chào cô!".
Người phụ nữ giật mình quay lại, hay nói đúng hơn là một cô gái, tuổi mới ngoài hai mươi. Nàng có đôi mắt to tuyệt đẹp, trên mí mắt còn đọng hai giọt lệ long lanh. Nàng có sóng mũi thẳng và cao, đôi môi nhỏ hình trái tim, toát lên một vẽ đẹp của người Trung Đông. Trên trước cổ cao cao là bốn sợi dây chuyền cái dài, cái ngắn, cùng với hai cánh tay trần, mỗi bên từ trên xuống dưới là mười mấy chiếc vòng vàng cẩn những xa phía. Hai bàn tay nàng đủ mười chiếc nhẫn hột xoàn, mà cái nào cái nấy to gấp bốn năm lần của Tuấn. Dưới ánh trăng bàng bạc tựa như trợ lực cho những đồ trang sức của nàng phát ra những tia sáng kỳ kỳ ảo ảo, tạo cho nàng một vẻ đẹp thần bí như tiên giáng trần làm cho Tuấn ngẩn ngơ như xuâát hồn. "Chào ông"! tiếng của nàng lí nhí đáp lại làm cho Tuấn như bừng tỉnh cơn mộng, anh luống cuống nói câu xin lỗi, rồi lại ngây ra nhìn nàng. Nàng nhìn ngạc nhiên, rồi tất cả những điều muốn nói, hai người đã đọc trong mắt của nhau.
Họ đứng lặng thật lâu, khi ánh trăng đã đi qua đỉnh đầu. Tuấn lấy hết can đảm cất tiếng làm quen "Xin lỗi, tôi là Tuấn, còn cô"" “Em là, Ali Mohamet rất hân hạnh.”
Sau vài lời xã giao, họ cùng mời nhau ngồi xuống bờ hồ, nàng thả chân đung đưa trên mặt nước cất tiếng hỏi: "Thưa ông, ông thất tình"" Chưa hẳn như vậy, còn cô" Em sang đây du học đã hơn hai năm, ba em bắt em về để cưới ông bạn của ba em, ông ấy có hàng chục mỏ dầu ở Kuweit. Em không chịu nên chạy đến đây. Để rồi đến một ngày nào đó ông ấy sẽ hối hận với cái quyết định cổ hũ của mình.
Tuấn buột miệng: "Người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu" anh nói gì" Anh có nỗi khổ gì" Tuấn ấp a, ấp úng: "Người yêu gởi thiệp hồng cho anh, vả lại anh đang thất nghiệp năm rồi" "Còn em cũng may nhờ có thầy hiệu trưởng can thiệp, nên ba em cũng nguôi ngoai, nhưng còn bắn lại một câu xanh dờn "nếu em không có ý trung nhân thì đừng quay đầu về".
Tuấn thở dài, và nàng cũng thở dài, hai nhịp thở đồng điệu, để vô tình cho bốn mắt lại nhìn nhau. Họ lại nhìn nhau thật lâu, khi ánh trăng đã ngã xuống sau rặng cây xa xa, nhường cho ánh bình minh vừa ló dạng. Đột nhiên nàng ngả đầu lên vai Tuấn và nhỏ nhẹ nói: "Hai tâm hồn đau khổ gặp nhau, mong rằng nó hãy kết chặt bên nhau mãi mãi, hứa với em đi Tuấn. Em không muốn mất ba cũng như em không muốn mất đi sự đồng cảm thiêng liêng này. Em chờ anh, hẹn anh đêm nay tại đây".
Nói xong nàng vội vã hôn đôi môi Tuấn và rời anh, bước qua phía bên kia hồ. Hóa ra sau lùm cây bên kia là một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ hơn bên anh. Lòng bàng hoàng xúc động anh ngây nhìn theo bóng nàng cho đến khi khuất sau hàng cây. Rồi trong anh bừng lên một lòng tin mãnh liệt. Anh muốn hét lên thật to: "Trời đã không phụ lòng người, ta sẽ đổi đời và anh thầm tính trong ngày hôm nay anh sẽ gọi điện cho cô thư ký và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng dù cho ông chủ không trả lại cái hộp cho anh.
Bước vào đến phòng, lại một khay đồ ăn nghi ngút khói thơm phức, nhưng còn tâm trí nào để ăn, trong lòng anh đang dạt dào niềm sung sướng.
Anh chờ đêm xuống, vơ lấy chi rượu Tuấn làm một hơi rồi lên giường khoan thai nằm ngủ và trong giấc mơ anh luôn mĩm cười.
Vào lúc giữa trưa cùng ngày cô thư ký và ông giám đốc cùng bước vào phòng của Tuấn. Đến bên giường nhìn Tuấn đang nhắm mắt mỉm cười. Ông giám đốc quay sang hỏi cô thư ký: "Cô đã cho thuốc vào chai rượu chứ""
“Dạ, thưa ông.”
“Thế là ta đã hoàn tất hợp đồng.”
*
Câu chuyện xong đã lâu mà không thấy ai lên tiếng, bốn phin cà phê vẫn còn nguyên trên bàn chưa mở nắp, nguội ngắt như đồng tình. Bỗng Jimmy Hùng lên tiếng vẫn một giọng nói nhẹ nhàng "Giá như ở Cali mình có một công ty như thế!".
Mùa Thu Cali
Diệu Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,980,701
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến