Hôm nay,  

Mùa Cúm

14/01/200400:00:00(Xem: 143913)
Người viết: LÊ HIỀN
Bài số 444-982-Vb4070104

Lê Hiền là tác giả nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đã được phổ biến. Ông sinh năm 1951, du học tại Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Công việc: kỹ sư điện tại hãng ởÛ Irvine, thành phố mà ông và gia đình hiện đang cư trú. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Tôi nằm trong chăn rên hừ hừ. Đã trùm lên người ba lớp chăn dầy rồi mà vẫn còn cảm thấy lạnh. Cái lạnh từ xương lạnh ra chứ không phải từ ngoài vào nên khó chịu vô cùng. Lạnh như vầy mà vợ tôi sờ vào trán tôi thấy nóng ran. Đo cặp thuỷ nhiệt độ vọt lên tới 102 độ F lúc nào không biết. Tống hai viên Tynenol 500mg rồi trở mình nằm tiếp. Một giờ sau tôi lại cảm thấy nóng ran người, hình như thuốc đã thấm, ba lớp chăn được tôi vất xuống giường. Nóng quá chịu không nổi. Lại còn ho sặc sụa rũ cả ngưòi ra. Một hồi sau thấy khỏe ru đi xuống lầu bật truyền hình coi tin tức. Mới đó! lại thấy ớn lạnh không ngồi nổi nữa, lại đi nằm, lại lạnh run cầm cập. Tôi giống như là làm bộ bệnh, mới đó không có sức kháng cự xụi lơ nằm một đống, sau đó ngồi dậy tỉnh bơ. Hai ngày sau thì bớt. Bệnh cúm gì mà kỳ vậy cà"
Tôi vừa khỏi xong đến phiên bà xã, ba đứa con, chắc bị lây từ tôi vì vi trùng cúm bay khắp cả nhà thì làm sao tránh khỏi.
Gọi điện thoại vào hãng báo cho xếp biết.
- Hê boss, cả nhà tui bị bệnh flu cho tui ở nhà nghe.
- Ở nhà đi đừng có vào hãng mà truyền bệnh flu cho người khác.
Nghe đến flu là ông boss sợ xanh mặt, bắt tôi ở nhà, sợ lây như bệnh hủi. Tôi trở thành Mr Mom bất đắc dĩ. Sáng sớm chạy ra 99 Ranh Market ở Irvine mua ít xương gà và ức gà về nấu cháo và phở gà, một ít hành và ngò.
Như lời vợ dậy. Nấu nồi nước đợi xôi bọt, tôi bỏ xương vào nồi cái bịch, nước sôi văng tung tóe cả vào tay rát bỏng. Ráng chịu. Chừng 5 phút sau vội cầm nồi nước xôi có xương đổ ra rổ, phản xạ tự nhiên tôi vội rụt hai ngón tay lại sờ vào hai tai cho bớt nóng (tía ơi quên bao tay). Kỳ này chắc ăn cẩn thận có bao tay. Nước máu từ xương đục ngầu được đổ đi. Thay vào đó nước mới. Ninh chừng hơn hai tiếng đồng hồ đã có nồi cháo gà và nồi phở gà. Bốn tô cháo gà đuợc múc cho mấy mẹ con ăn.
- Sao hả thế nào mấy đứa, cháo bố nấu có ăn được không"
- Ăn OK nhưng mà thua mẹ nấu.
- Thế mà cũng nói lẽ dĩ nhiên là thua mẹ mày rồi.
Đo độ nóng cho cả nhà, đứa nhỏ nhất cho đến đứa lớn, cuối cùng mới đến bà xã. Tất cả đều gần 102 độ F, vội lấy thuốc cho từng người uống. Mấy mẹ con mặc ba bốn lớp áo mà vẫn thấy lạnh, rên hừ hừ, mặt mày bơ phờ như không có sinh khí. Bà xã chịu không nổi đi lên lầu nằm đắp hai lớp chăn dầy cộm, người run lên từng chập, mà tôi sờ vào trán thì thấy nóng ran.
- Nóng hay lạnh vậy bà xã"
- Lạnh run chịu không nổi cho thêm cái chăn nữa đi ông xã. Hai hàm răng đánh bò cạp.
Vài tiếng đồng hồ sau bà xã đi xuống lầu mặt tươi rói như chưa hề bị bệnh. Nấu cho bà xã tô phở gà, xé nhỏ thịt gà bỏ vào trong tô, ăn cũng không đến nỗi tệ. Uống viên thuốc cúm và thuốc ho, bà xã ngồi vào ghế xa lông bật ti vi coi. Tưởng là khỏi bệnh rồi, vậy mà cúm lại vật bà xã nằm xuống xụi lơ trở lại, mấy đứa con cũng y chang như vậy. Bệnh gỉa vờ ấy mà, ốm đó rồi lại khoẻ ru lại nằm ngủ li bì trên giường. Cứ phải canh chừng đo nhiệt độ thân thể, sờ đầu sờ trán từng đứa coi có nóng không. Gọi điện thoại vào trường xin phép cho con nghỉ, trường thông cảm vì biết mùa này là bệnh cúm.
- Cho xin lon seven-up đi ông xã, khát nước quá. Vợ tôi thều thào nói không ra hơi.
Tôi lại bên tủ lạnh lấy bốn lon seven-up cho luôn mấy đứa nhỏ. Hết 24 lon seven-up, tôi chạy ra mua hai thùng 24 lon cho chắc ăn, mấy đứa nhỏ được dịp bệnh uống thả dàn.


- Ông xã đấm bóp dùm được không, nằm nhiều quá xương lưng hơi ê ẩm.
Tôi đấm bằng hai tay không đã ngứa. May nhà có cái máy đấm bóp bằng điện, tôi bật lên tẩm quất cho bà xã, một lúc mới cảm thấy bớt đau lưng.
Thứ bảy chở thằng lớn đi thi SAT, không thể bỏ được. Sáng thức dậy 7 giờ mặt mày nhăn nhó, ăn tô cháo cho ấm bụng, uống thêm viên thuốc Tynenol và thuốc ho. 8 giờ có mặt ở trường thi coi bộ kỳ này không thể tập trung làm bài được. Buổi trưa đón thằng lớn đi thi về trên xe hỏi bài test, nó lắc đầu không có thể tập trung làm bài được, lúc nóng lúc lạnh. Vừa nói nó vừa ho sù sụ. Hỏi trong lớp thi nó cũng ho như vậy sao" Nó gật đầu.
Tin tức ti vi, sơ khởi đã có trên mười đứa trẻ chết vì bị cúm. Năm nay sở y tế đã báo trước là dịch cúm rất nặng và lan truyền nhanh, vây mà nhiều gia đình cứ lơ là kể cả gia đình tôi. Thuốc chích ngừa cúm cũng hết phải nhập cảng từ Anh.
Chủ Nhật bỏ lễ nhà thờ, thôi đành vậy chúa cũng thông cảm, khi khỏi sẽ đọc kinh bù trừ. Tôi đi nhà thờ một mình, nhiều tiếng ho xù sụ chỗ này chỗ kia, cũng có nhiều người bị cúm, nhất là trẻ con và người gìa. Đang coi lễ bỗng có đám nhân viên cứu thương đẩy xe băng ca vào trong nhà thờ khiêng ra một cụ gìa khó thở vì bị cúm. Xe đến yên lặng không một tiếng còi hụ cha xứ đã dặn đừng lên còi hụ vì đang có lễ.
Thứ ba cả nhà trông có vẻ đã khoẻ, có sinh khí một chút. Ăn cháo và phở gà tôi nấu ớn lên tới cổ, nuốt không trôi. Chở cả nhà đi ra tiệm phở Bắc gần nhà, may là trên khu Irvine cũng có tiệm phở ăn cũng được dù không bằng dưới phố Bolsa. Kêu năm tô phở bò tái đặc biệt, cả nhà húp hà như chưa bao giờ được ăn ngon đến như vậy.
Vừa khỏi bệnh cúm xong gia đình vợ chồng người em gái bà xã từ Oregon xuống chơi. Ngày đầu còn vui vẻ, không ngờ bữa sau cả nhà gồm năm người bị ma vật nằm rên hừ hừ nóng lạnh bất thường, vi trùng cúm vẫn còn sống vất vưởng trong nhà mặc dù nhà cửa đã được mở toang để không khí mới ra vô. Cả gia đình cô em nằm lì ở nhà mất toi hai ngày không đi chơi đâu được. Thuốc của gia đình tôi còn dư lại nhiều được gia đình cô em thầu lại hết luôn.
- Xuống dưới này chơi vui chưa thấy đã phải nằm vùi mất mấy hôm. Cô em gái bà xã than thở.
- Thì bị bệnh ở đây về trên đó khỏi mắc bệnh lại cũng tốt thôi. Bà xã tôi thòng một câu, cô em đang rên rỉ lạnh cười không nổi.
Mặc dù bệnh chả nhẽ nằm nhà. Ngày 25 vào sáng ngày Giáng Sinh vợ chồng cô em rủ đi Las Vegas mặc dầu còn nóng lạnh liên miên. Hai gia đình đi trên hai chiếc xe minivan Toyota Sienna, trên đường đi freeway 15 chiếc xe gia đình cô em chao đảo không biết bởi vì gió thổi mạnh hay người chồng bị say thuốc lái xe lạng quạng, chạy đến Barstow thì nghỉ chồng cô em buồn ngủ chịu không nổi vì thuốc cúm thấm. Nghỉ một tiếng sau đó lên xe tiếp tục đi về hướng bắc tới Las Vegas khoảng 3 giờ chiều, mưa vẫn còn rơi. Check in phòng ngủ xong vợ chồng con cái gia đình cô em nằm lì trong phòng ngủ tiếp cho qua cơn thuốc hành. Không biết đi Las Vegas chơi làm chi cho nó cực cái thân.
Ngày 30 gia đình cô em trở về Oregon mang theo vi trùng cúm từ nam cali nắng ấm lên miền bắc lạnh giá tuyết rơi đầy đường, ngoài trời lạnh dưới không độ. Thế là mất toi gần hai tuần lễ đi chơi xuống nam Cali chỉ để mang bệnh đem về nhà.
Nghĩ lại hơn 5 năm trước khi còn ở vùng Bolsa cả nhà cũng bị một trận cúm như vậy mà chưa tởn. Sợ quá rồi qua sang năm nhất định phải bắt cả nhà chích ngừa cúm giữa tháng 11.
Cúm vẫn còn đang hoành hành bên ngoài từ miền Đông qua đến miền Tây nước Mỹ. Năm nay lại sẽ có bao nhiêu người chết nữa đây"

Lê Hiền,
Mùa Cúm, Irvine 2003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến