Hôm nay,  

Mẹ Chồng – Nàng Dâu

12/01/200400:00:00(Xem: 177427)
Người viết: TỐ TÂM
Bài số 442-980-Vb7030104

Tố Tâm cho biết cô là con gái áp út của một gia đình HO9, dân Cali chính hiệu nhưng đang học “bán thuốc tây” tại một tiểu bang miền Đông. Tố Tâm có giọng linh hoạt, trực tiếp, không văn chương vòng vo, rút ngắn được khoảng cách từ người viết tới người đọc. Có lẽ cũng rút luôn được khoảng cách từ ý tưởng này tới ý tưởng khác, từ đề tài này tới đề tài khác. Mong Tố Tâm sẽ viết nhiều nhiều nhiều.
*

“Lấy chồng không có mụ gia
Cũng bằng nằm mát gốc đa giữa đồng”
Câu ví von này tôi nghe rất nhiều lần qua giọng à ơi ru con của chị Hiệu hàng xóm mỗi lần tôi về thăm quê. Ngay từ thời xưa, cái chuyện mẹ chồng nàng dâu đã làm nhức nhối biết bao nhiêu phụ nữ. Tôi nghe kể rất nhiều, đại loại như là mẹ chồng hắc hủi con dâu, tới bữa ăn, lén lấy muối bỏ thêm vào nồi canh do cô con dâu nấu làm cho nồi canh trở nên mặn chát , đến bữa cơm anh chồng ăn nhăn mặt chê canh mặn mà mắng chưởi vợ mình. Mà cái thời đó ở Việt Nam thì “chồng chúa vợ tôi”. Có lẽ cái “kiếp” làm dâu nó được truyền đời đời đời. Cứ y như là cô con gái đi làm dâu bị bà già cho^`ng “đì” quá đâm ấm ức mà không làm sao nói được đành nén lại trong lòng chờ sanh con trai, cưới vợ cho con trai thì lúc này mới đi “đì” lại cái đứa con dâu của mình để trả thù... bà gia của mình. Đó là những chuyện tôi nghe lõm bõm được ở xung quanh và đọc được đâu đó trong sách báo. Chớ ngoài đời thì bản thân tôi chưa được làm cô dâu cho nên chưa có mẹ chồng để mà so sánh được chuyện này.
Ngày hôm qua ở chỗ làm tôi chứng kiến một phần của cái cảnh mẹ chồng nàng dâu, nhưng lại là cảnh con dâu hắc hủi mẹ chồng. Tối về trăn trở hoài không ngủ được, sáng ra mới cầm bút viết lại chuyện này mong cho lòng nhẹ bớt và mong chia xẻ cùng bạn đọc.
Tôi đang lẩm nhẩm đếm thuốc thì Anna chạy lại:
— Mày làm ơn ra giúp tao đi, bà này người Việt Nam.
Tôi đếm xong chỗ thuốc còn lại, để thuốc vô bình rồi ra giúp Anna. Từ ngày biết trong tiệm thuốc có tôi nói được tiếng Việt nên bịnh nhân người Việt đến đây mua thuốc ngày càng đông. Tôi rất vui về chuyện này, khi nghĩ là tôi có thể giúp đỡ được người Việt mình ít nhiều.
Tôi đọc toa thuốc rồi nói với bà Phạm - người bịnh nhân trạc chừng 65 - 70 tuổi, tóc ngả màu trắng gần hết.
— Bác sĩ ghi cho bác mua cái máy đo độ đường trong máu. Bác phải qua bên tiệm bán dụng cụ y khoa bên kia đường để mua chớ trong tiệm thuốc này không có.
Bà Phạm ngước đôi mắt đục mờ nhìn tôi, từ đôi mắt đó bỗng ứa ra hai giọt nước.
— Khổ! Tôi biết nó ở đâu mà đi mua đây hở giời!
Tôi đâm hoảng hỏi dồn:
— Có ai đi với bác không"
Rươm rướm nước mắt, bà Phạm trả lời:
— Chả có ai dắt tôi đi cả cô à! Bà y tá Mỹ đưa tôi ra xe bus, bả dặn ông tài xế thả tôi xuống đây chứ tôi nào biết! Khổ! Tiếng Anh tiếng U chả biết chữ nào.
Mặc dầu trong tiệm ngày thứ hai rất là đông khách nhưng tôi nói với bà manager:
— Tôi phải đưa bà này qua bên Medical supply bây giờ. Bả không biết tiếng Mỹ.
— Cô tốt với tôi quá! Cô nghỉ làm để dắt tôi đi như thế này chủ nó có nói gì không"
— Không có sao đâu bác, với lại cái tiệm ở gần đây thôi mà, không có xa đâu.
Tôi nắm tay bà Phạm dắt qua đường. Bà đi chậm chạp từng bước, thỉnh thoảng đứng lại vặn vẹo lưng một cái cho khỏi mỏi.
— Người già nó đau đủ thứ cô à! Bước nhanh không được, cái lưng thì đau.
Bà nội tôi ở quê cũng có kiểu than vãn y như vậy. Nhìn bà Phạm, tôi đâm ra nhớ bà nội tôi, da diết.
Vô tới tiệm Medical supply, tôi ghi tên bà Phạm vào sổ đợi rồi cùng bà ngồi chờ. Bà Phạm từ từ kể, cái lối kể chuyện không cần người nghe. Âm điệu giọng nói đều đều buồn....
— Tôi hai lần chạy giặc Cộng Sản. Lần thứ nhất tôi và nhà tôi chạy từ Bắc vào Nam, chả mang theo được của cải gì sất. Gầy dựng được chút vốn, sinh được hai con giai. Rồi năm bảy mươi nhăm, Cộng Sản đuổi vào đến Sài Gòn, chồng tôi bị Cộng Sản bắn ngay trong ngày 30 tháng tư gần sân bay Tân Sơn Nhất...
Bà Phạm kéo vạt áo lau nước mắt rồi kể tiếp:
— Không sống nổi với bọn người đã giết chồng tôi, tôi đem hai con giai đi vượt biên. Đi rồi bị bắt, thả ra, đi tiếp rồi lại bị bắt. Tất cả là sáu lượt. Bàn ghế tủ lớn tủ bé, những thứ gì bán được tôi đem bán tất để lấy tiền làm chuyến đi cuối cùng. Ý định tôi lúc ấy đấy là lần chót, vì hết tiền rồi, nếu bị bắt thì cả ba mẹ con sẽ uống thuốc chuột tự tử. Tôi cũng đã chuẩn bị sẳn chai thuốc chuột cho ba mẹ con. May! Lần ấy đi lọt. Cũng nhờ giời Phật phù hộ. Nhưng giời Phật lại không phù hộ tôi đến nơi đến chốn. Bây giờ tôi sống một mình....
Tôi quặn lòng. Tội nghiệp bà Phạm, không lẽ qua đến Mỹ rồi mà cả hai con trai bà đều bị chết cả sao! Nghĩ vậy nhưng tôi không dám hỏi. Bà Phạm ngước cặp mắt như hai cùi nhãn nhìn ra cửa như thể hai người con trai bà đang ở ngoài ấy.
— Hai anh con giai tôi thông minh giống bố nó nên học khá. Cả hai đều tốt nghiệp Đại Học cả.
Không nén được, tôi buột miệng hỏi:
— Vậy bây giờ hai anh ở đâu mà bác phải ở một mình"
Bà Phạm vẫn nhìn ra cửạ


— Giời phạt tôi, cô ạ! Có con mà không được sống với con. Anh Cả lấy vợ Mỹ. Cô ấy không chịu được mùi nước mắm. Mà tôi thì nấu ăn mà không cho nước mắm vào thì thức ăn nó bạc bẽo lắm, có mà vứt đi. Bởi thế bọn Mỹ tính tình nó cũng bạc bẽo. Anh Hai cưới cô vợ Việt. Cô ấy nấu ăn ngon lắm cô à. Lúc ở Việt Nam mẹ con cô ấy nấu cháo lòng đi bán rong. Ấy, nhưng cứ phải bảo là mẹ con cô ấy mở nhà hàng, cho nó sang. Cháu tôi kháu lắm cô à! Thằng con giai. Nó phá như qủy ấy. - Bà Phạm mĩm cười, nụ cười chan chứa hạnh phúc - Tới 4 tuổi rồi mà vẫn cứ đòi bà nội đút cơm. Bây giờ thì nó cũng được 7 tuổi rồi.....
Nói tới đây thì nhân viên văn phòng gọi tên bà Phạm.
— What is your Social security number"
Tôi dịch. Bà Phạm lần trong túi áo, mở kim băng lôi ra một bịch nilon loại ziper bag đưa cho tôi
— Đấy, tất cả mọi giấy tờ của tôi đều ở trong đấy cả. Cô cần thứ nào thì lấy giùm, tôi chả biết.
Thẻ an sinh xã hội bản coppy, thẻ bảo hiểm người già bản coppy, tờ giấy ghi họ tên ngày sinh tháng đẻ và địa chỉ của bà Phạm, 10 đồng bạc và nhiều thứ giấy tờ linh tinh khác. Lấy những thứ giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của nhân viên văn phòng, tôi cho tất cả các thứ giấy tờ lại trong bịch nilon rồi đưa trả cho bà Phạm. Bà Phạm lại cho bịch nilon vào túi áo bà ba bà đang mặc trong cùng rồi gài lại cẩn thận bằng chiếc kim băng to tướng. Cái kiểu cất giữ này giống y hệt bà nội tôi lúc ở quê khi còn sống. Bữa hè về Việt Nam, tôi dắt bà nội đi phố, qua cửa hàng bánh kẹo bà kêu dừng lại: “Mua vài cái kẹo, cái bánh về làm quà cho trẻ nít lối xóm”. Rồi bà lôi ra trong túi áo trong cùng, mở kim băng lấy ra một gói nilon, trong đó có tiền, một chai dầu xanh, và vài miếng cau khô. Bà Nội tôi ăn trầu. Bà Phạm chợt nói, cắt ngang mớ suy nghĩ của tôi
— Bữa nọ tôi theo bà Lạc, cái bà bạn hàng xóm của tôi, đi chùa, cái chùa Bồ Đề ở dưới phố gần chợ Việt Nam ấy cô có tới lần nào chưa"
— Dạ có, con có tới chùa đó bữa tết vừa rồi. Con đi hái lộc.
— Ba năm rồi, tôi đi chùa cái đận ấy là rằm tháng bảy, nhằm lễ Vu Lan. Tối tôi về đến nhà thì thấy áo quần đồ đạc của tôi bị đem bỏ hết ra ngoài phòng khách. Tôi chả có gì nhiều, vài cái áo quần túm gọn bỏ vừa cái xách tay. Tôi hỏi con dâu đang ngồi coi tivi:
— “Phòng tôi linh tinh lắm, chị cứ để mặc tôi hút bụi lấy”.
Cô con dâu vẫn dán mắt vào màn hình tivi:
— “Bà Ngoại thằng cu mới tới, dọn chỗ cho bả nghỉ. Ra ở phòng khách đỡ vài bữa đi”.
Con dâu tôi nó chả ưa gì tôi. Nó chả kêu tôi bằng mẹ, cứ kêu không không vậy đấy. Từ cái dạo anh con trai tôi bị nghỉ việc, bị lay-off ấy, là cô ấy coi khinh tôi ra mặt, coi tôi như là thứ ăn bám. Nhưng tôi có tiền già, tôi chả ăn bám của ai . Tôi giận lắm, tôi bảo:
— “Chị dọn đồ đạc của tôi thì cũng phải bảo tôi một tiếng. Chị định đuổi tôi đi thật à"” Nó đuổi tôi thật cô à. Nó nói: “Thích đi thì cứ việc đi, đây không cản, đây không muốn hầu hạ ai”. Đến nước ấy tôi đành gạt nước mắt, xách túi đồ ra đi. Anh con trai chạy ra giằng lại túi xách thì vợ nó bảo: “Có muốn đi theo bả thì lên gói đồ đi luôn đi, đừng bao giờ vác mặt về đây nữa”. Tôi lạy con tôi như tế sao. “Tôi van anh, mẹ van anh, anh để tôi đi cho khuất mắt cô ấy. Một mình tôi khổ đủ rồi, không can gì đến anh phải khổ. Ráng mà nuôi cháu tôi”. Tôi khóc. Con trai tôi cũng khóc, nhưng nó sợ con vợ nó quá! Lúc ấy thằng cháu từ trong nhà chạy ra ôm cứng lấy tôi: “Bà ơi, bà đừng đi, ở lại với cháu.... hu hu....” Con mẹ nó quát: “Câm mồm! Cút vào nhà!” Tội nghiệp cháu tôi, nó cun cút chạy vào nhà. Tôi gạt nước mắt nói với con dâu: “Hôm nay tôi mới đi chùa về. Lòng tôi tịnh lắm! Chị đuổi tôi đi ngay trong mùa lễ Vu Lan, mùa lễ báo hiếu. Giời Phật có mắt đấy chị ạ, chị sẽ không yên thân lúc về già đâu”. Nó đóng sầm cửa lại. Thế là tôi đi. Tôi đi tới nhà bà Lạc. Sợ phiền bà ấy và con cháu bà ấy nhưng quẫn quá tôi chả biết đi đâu. Bà Lạc ở chung với con với cháu cho nên nhà cửa chật chội. Mà con bà ấy tốt lắm! Anh con trai bà ấy lấy ô tô chở tôi đến ở tạm nhà bà Min, người quen của bà Lạc. Bà Min cũng ở một mình, có cái bà ấy lãng tai lắm. Ba năm rồi đấy cô. Thế mà tôi vẫn chưa đi theo ông bà được...
Nước mắt bà Phạm chảy dài. Vô tình cạ tay lên mặt, tôi thấy má mình cũng nhoèn nhoẹt nước. Chùi nước mắt, tôi lúng túng không biết dùng lời gì để an ủi bà Phạm. Cùng lúc đó thì nhân viên văn phòng gọi tên bà Phạm lại lãnh máy. Tôi giúp bà Phạm điền giấy tờ lãnh máy rồi dắt bà ra chỗ trạm xe bus. Vừa lúc xe bus trờ tới, đưa bà Phạm lên xe, tôi dặn tài xế cái trạm mà bà Phạm cần xuống. Xé miếng giấy tôi ghi số điện thoại đưa cho bà Phạm:
— Đây là số điện thoại cầm tay với số điện thoại chỗ làm của con, nếu bác cần gì thì bác cứ gọi cho con nghen, có thể con giúp được gì cho bác.
Xe bus chạy. Tôi quay lại chỗ làm. Một tiếng rưỡi đồng hồ tôi vắng mặt, chỗ làm thiếu người thành ra lấy thuốc không kịp cho bịnh nhân khiến họ đứng một line dài chờ đợi.
Vừa đếm thuốc tôi vừa lung tung nghĩ về bà Phạm, về cái chuyện mẹ chồng nàng dâu như từ trước đến nay tôi nghe kể ở ngoài đời và đọc trong sách vở. Tôi tự nghĩ (không biết có đơn giản lắm không) đó là đã thương chồng thì thương luôn cái người sinh ra chồng mình, hoặc thương vợ thì phải qúy người sinh ra người vợ cho mình chứ!
Tôi chưa đi làm dâu, chưa hiểu được cái liên cảnh “mẹ chồng – nàng dâu” nhưng tôi nghĩ như vậy đó. Có đơn giản lắm không"
TỐ TÂM

Ý kiến bạn đọc
12/11/201815:46:39
Khách
Hai thằng con trai thật đáng chết. Không xứng đáng làm thú chứ đừng nói làm người, nhất là người có học.Trước sau gì hai thằng này cũng bị quả báo. Xin lỗi, tôi gọi chúng là thằng là nhân nhượng lắm đó
22/02/201822:35:12
Khách
"Tôi tự nghĩ (không biết có đơn giản lắm không) đó là đã thương chồng thì thương luôn cái người sinh ra chồng mình, hoặc thương vợ thì phải qúy người sinh ra người vợ cho mình chứ!" Vâng, Bạn nghĩ đơn giản vậy nhưng đúng Đạo lý làm người. Cảm ơn tác giả, một bài viết hay đáng suy ngẫm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,614,607
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến