Hôm nay,  

Gió Đưa Bụi Chuối 2

28/11/200300:00:00(Xem: 272211)
Người viết: CHÚC CHÂN
Bài tham dự: 411-950-VB4261103

Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas. Nghề nghiệp được ghi: 18 năm làm kỹ sư. Ngay từ bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, Chúc Chân đã thể hiện sự tinh tế, chừng mực hiếm có. Với tựa đề trích từ ca dao “Gió đưa bụi chuối...” Chúc Chân đã một lần kể chuyện về câu ca dao “Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ” trong đời sống Mỹ. Lần này, “Gió đưa bụi chuối 2” cho thấy thêm một cách kể chuyện hoàn toàn khác mà vẫn là Chúc Chân tinh tế và chừng mực. Rất mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

*

Từ muôn thửa, truyền thống bất thành văn, cơ quan thông tin bén nhạy là quán cà phê đầu xóm và tiệm hớt tóc đầu đường. Qua Mỹ, quán cà phê đầu xóm trở thành giấc mơ xưa. Tiệm hớt tóc trở thành beauty saloon, nằm trong khu shopping, trang hoàng sang trọng hơn, nhưng vẩn giữ đươc truyền thống cố hữu.
Với số vốn là sức kiên trì và sự nhẫn nại bền bỉ, dân Việt Nam tị nạn tạo nghiệp hết sức công bằng, bắt đầu từ con số không. Lại nữa, tiếng Anh sao mà rắc rối quá. Uốn lưỡi uốn giọng khó khăn. Đã vậy mà thêm giọng Texas trọ trẹ nên anh Tâm và chị Lý đành chào thua. Đám nhỏ vậy mà lẹ, coi TV vài tuần, đi học vài tháng đã nói liến thoắng.
Anh Tâm kéo cày hai tuần sau khi đặt chân tốI xứ cao bồi. Anh bạn thâm giao từ quê nhà, tử tế kéo anh về từ xứ Minnesota lạnh lẽo tìm chút hơi ấm ở nam Texas. Nhét sáu mạng vô thành mười, căn chung cư ba phòng quá sức chứa. Ăn ngủ chen chúc còn được, nhưng buổi sang đám nhỏ chờ bath room và chạy cho kịp xe bus đi học, vấn đề phải giải quyết gắp.
Nhờ anh bạn giớI thiệu anh Tâm được nhận vào job rửa chén cho một nhà hàng Tàu. Khi anh ngỏ ý nhờ anh bạn tìm nhà cho anh dọn, ý kiến được tất cả mọI người trong căn chung cư ủng hộ nồng nhiệt. Cả đôi bên chủ và khách hân hoan đồng tình. Căn nhà nhận housing 4 phòng ngủ có hơi củ, độ vài chục năm tuổI nhưng vừa túi tiền, đủ phòng cho bầu đoàn thê tử của anh.
Sau đó không lâu, Chị Lý được hội bảo trợ đưa vào làm một hãng ráp nối gia công. Nể lời hội bảo trợ, công ty nầy nhận mướn mấy người dân tị nạn không nói được nửa tiếng, đọc được nửa chữ Anh. Ngày đi điền đơn, cô thư ký HR làm orientation (dối thiệu công việc) luôn thể, cho tiện người thông dịch viên. Cô Chúc ỏ trong xóm chung cư chớ đâu. Rỏ chột giữa đám mù, cô Chúc cũng lấp vấp trong lớp ESL, ráng uốn lưỡi thành cô thông dịch viên như ai.
Đâu cũng vào đó xong xuôi. Chị Lý khéo tay, sau vài tuần học việc, hàn đẹp ra phết, không khi nào board chị hàn bị QA (quality asurance - kiểm phẩm) trả về. Nên khi cần over time, xếp lúc nào cũng muốn chị làm. Anh Tâm lần lần tốt nghiệp rửa chén, được chủ cho tập cầm chảo xào trả lưông thêm. Su hào rủng rỉnh rần rần kéo vào nhà anh Tâm và chị Lý. Bất đầu, anh Tâm sắm chiếc xe Corrolla mới cáu cạnh cho chị. Chị Lý kéo đám bạn Việt Nam trong sở ra coi, chiếc xe ngoài sơn trắng trong bọc nệm nhung đỏ bọt- đô ai nấy trầm trồ.
Khi cơ hội tới anh Tâm biết nắm lấy. Vối số vốn anh chị dành dụm cộng thêm tiền trúng cá độ football, anh sang một tiệm tạp hóa nhỏ bán hàng Á Đông. Tài không bằng may. Dân Việt Nam mấy năm đó đổ về thành phố, tiệm anh khách tới tấp nập. Cuối tuần đông đến độ không chỗ đậu xe. Vận tốt không đợI thời, khi căn phố nhỏ bị chạm điện bắt lửa cháy rụi, anh dọn qua căn phố khác rộng rái hơn với bãi đậu xe thênh thang. Bảo hiểm đền hậu. Chị tuy vậy vẩn đi làm hãng để lấy bảo hiểm sức khỏe. Thứ đó mua ở ngoài đắt lắm.
Anh Tâm và chị Lý tậu nhà là chuyên đương nhiên. Chị Lý sắm quần aó thời trang brand-name cho chị, cho chồng và cho đám nhỏ. Cái dấu polo cỡi ngựa thêu nơi ngực áo coi oai ghê. Khi giải phẫu thẩm mỹ bất đầu thịnh hành, cắt mí mắt, nâng sống mũi được quí bà ủng hộ nồng nhiệt. Chị Lý cũng đi đội cái mũi thẳng dọc dừa, cắt cái mí mắt húp kéo da ra cho nó sâu thêm.
Anh Tâm đổi tiệm lần nữa. Anh sang siêu thị Safeway củ ở khu Belaire, đổI thành Super Market Á Đông bán thực phẩm và hàng hóa. Chị Lý bây giờ nghỉ hãng về trong coi tiệm.


Tin hành lang ở LyLy Salon, anh Tâm độ rày thua hơi khá. Cô Chúc nghe phong phanh Chị Lý đòi li dị. Mấy tháng sau gặp chị Lý ở nhà anh bạn trong dịp sinh nhật dám nhỏ, cô Chúc thấy chị Lý mặt mày tươi tỉnh đang xòe bàn tay mới sơn móng đỏ bóng, lấp lánh chiếc cà rá hột xoàn solitaire 1 ca-ra anh Tâm mới sắm cho.
Vậy mà gần tết cô Chúc tới thăm bà Năm má anh Tâm (bảo lãnh qua sau), bà cụ thở vắn than dài "con Lý đòi li dị dắt hai thằng nhỏ về Cali theo ngoại". Qua tết, tin hành lang ở LyLy Salon về chiếc vòng cẩm thạch xanh mượt, màu đọt đậu, mười ngàn dollar anh Tâm mới mua ở Hong Kong cho vợ. Chị Lý hết đòi bỏ qua Cali.
Thời vận đang lên, tiền bạc tự động bò về. Anh Tâm và chị Lý nhờ kiến trúc sư vẻ họa đồ cất căn nhà triệu rưỡi trên miếng đất 2 mẫu bên The Mountain Estates. Khỏi kể cập Mecedes SE500 vòng qua cái driveway cong bọc quanh sân trước. Buổi tiệc tân gia tại nhà đổ không biết bao nhiêu chai cognac XO và quí phái rượu bọt-đô ủ lâu năm, màu đỏ mà chị thích.
Câu chuyện rượu ăn tân gia dẫn đầu tin hành lang ở LyLy Salon hết mấy tuần.
Cô em vợ anh Tâm mới thôi chồng bên Cali, về Texas theo chị phụ trông coi phần đồ gia dụng và thời trang. Hôm ăn tân gia cô út dọn về được hai tháng. Một con, hiền dễ thương. Nghe đâu thằng chồng vũ phu, thượng cẳng tay, hạ cẳng chân khá nặng. Anh chị trong nhà xót ruột ra tiền mướn luật sư cho em. Chị Lý mang em về Texas bao che lúc khó khăn.
Hồi anh Tâm tới ăn hỏi chị Lý, cô Mai mới học đệ lục, còn là đứa em gái nhỏ chưa trổ mã, thắt cập bính tóc thả thòng sau lưng, ôm cái cập da trên bộ ngực còn xẹp lép. Cô Mai lớn lên, đẹp và thông minh nhất nhà. Chiếc mũi dọc dừa thon thon với cánh mũi khép kín chạy dọc khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mí lót to tròn đen nhánh nằm dưới đôi mày mỏng nhẹ. Chị Lý đi sửa sắc đẹp chỉ mong giống chút nét của em.
Khi mẹ của một anh sinh viên trường y khoa Sài Gòn tới nhà ngỏ lời làm quen cho con trai, má cô Mai đồng ý ngay. Anh sinh viên y khoa chiều ý mẹ bất đắt dĩ đi theo. Nhưng khi gập cô Mai thì tiếng sét ái tình đánh ngay vào con tim nằm hơi lệch qua phía trái của anh. Hồng nhan đa truân. Chồng cô Mai thi không biết bao nhiêu keo, nhưng vẩn không lấy được bằng y khoa ở Mỹ, bất đắc chí, sinh ra nhậu nhẹt và nhiều khi quá trớn, lắm lúc quá tay.
Tin hành lang ở LyLy Salon, anh Tâm mới mở một super market ở thành phố trung ương. Cô Mai về đó coi. Tay trong tin cậy cho anh chị.
Bây giờ sự nghiệp đồ sộ, anh Tâm và chị Lý bận rộn hơn bao giờ. Những áp phe bao thầu cá đông lạnh cho tất cả nhà hàng Á Châu vùng bắc Mỹ, từ Cali qua New York đều qua tay anh. Anh Tâm vì công chuyện làm ăn về Hong Kong và Việt Nam thường xuyên. Nhưng chị Lý không lo anh bị gái đeo. Chị hiểu anh nhiêu lắm. Anh đâu có dại gái, chúng theo xách giầy hầu anh thì được, nhưng rủ rê thì khó ăn, anh tống đi ngay. Chỉ ham cải lương. MỗI chuyến về Việt Nam, anh lúc nào cũng dành chút thì giờ bao giấy thương hạng coi.
Tin hành lang ở LyLy Salon, anh Tâm có phòng nhì bị bác bỏ ngay trong tuần sau đó. Chị Lý có mướn tham tử theo dõi, nhưng tất cả chỉ là tin đồn. Mấy chục ngàn chị bỏ cho thám tử chỉ công toi.
Thám tử có đưa chị coi bức hình chụp sau lưng hai người. Đủ để chị bỏ công xuống đó. Đúng giờ hẹn anh thám tử đưa chị check-in một khách sạn sang trọng trong thành phố SA cạnh bờ hồ. Ngồi khuất trong một góc lounge với anh thám tử, bên ly cocktail và chút nhạc jazz mang mang. Đôi mắt chị đăm đăm nhín về phía reception. Chuyện gì tới sẽ tới.
Quay lưng về phía chị, ngừơi đàn ông chị biết chắc bốn mươi tám tuổi một tháng. Cái bánh sinh nhật của ông chị đích tay gọi phone đặt. Người đàn bà đó nhỏ hơn chị tám tuổi, chị biết chắc như vậy. Và người đàn bà đó có cánh mũi và đôi mắt chị đã trả tiền bác sĩ thẩm mỹ nhiều lần nhưng vẩn không tạo giống được.
Lặng lẽ, chị gọi trả tiền nước và móc cái phong bì năm ngàn đưa cho anh thám tử phần tiền còn lại. Sau lưng chị, anh nhạc công đang cong người, ôm chiếc saxophone nặng nhọc, thổi một nốt nhạc trầm.

CHÚC CHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến