Hôm nay,  

Thanksgiving

26/11/200300:00:00(Xem: 146243)
Người viết: Nguyệt Bình
Bài tham dự: 412-951-VB5261103

Tác giả Nguyệt Bình, nguyên là một cựu giáo viên, hiện cư trú vùng Little Saigon, Nam California. Sau đây là bài viềt về nước Mỹ thứ ba của bà, sau hai bài về “Lễ Mẹ” và “Mùa Thu Cali”.

Trở thành người Mỹ gốc Việt với tôi như là một huyền thoại. Tôi rời khỏi quê nhà trong cái chung của vận nước lại có cái riêng của gia đình và có cái rất riêng của chính bản thân tôi.
Đã lâu lắm, lúc tôi còn ờ Pleiku, vào khoảng năm 1972 tình cờ có 2 bà lão ăn xin dìu nhau đến nhà tôi xin ăn cơm chay, rồi một trong hai bà ấy nắm lấy tay tôi mà bảo: "Rồi đây cô sẽ xuất ngoại ly hương". Bà nhắc đi nhắc lại nhiều lần như thế. Ồ! Một câu nói đầy kỳ lạ đối với tôi. Tôi không hề có ý niệm về điều ấy vả lại giữa lúc ly loạn chiến tranh ở miền Trung mùa hè đỏ lửa, chồng cầm quân ngoài chiến trận chẳng biết sống chết thế nào, mong mỏi có sự bình an là trên hết chứ trong tay 2 con còn bé dại có gì đâu mà suy nghĩ vẩn vơ. Mỗi ngày tôi cứ hẹn 2 bà lão đến ăn cơm chay. Trông họ như là 2 người cư sĩ chứ không phải là những kẻ ăn xin đói khổ nghèo nàn. Cứ mỗi ngày 2 bà đến đều nhắc đến điều xuất ngoại của tôi. Tôi trân trọng thưa với 2 bà: "Con không hề có ý niệm sắp xếp tính suy về điều ấy cả" vả lại con cũng không có năng khiếu gì đặc biệt để đi xa học hỏi thêm cũng như điều kiện hoàn cảnh nào để thực hiện điều ấy cả. Hai bà lão nhất mực khăng khăng "Cô cứ tin tôi đi, tôi không biết lý do gì nhưng điều đó hoàn toàn có thật. Sau này cô đi rồi hãy nhớ đến chúng tôi nhé".
Thời gian trôi qua thật nhanh, qua bao biến cố thăng trầm 1972-1973 giặc giã loạn ly khắp nước. Vợ chồng con cái tôi được dịp đổi về Cam Ranh.
Rồi đến 1975 chạy loạn tả tơi. Sau đó là chồng vào tù cải tạo, vợ vì thiết tha mong mỏi chồng về sớm nên tự nguyện đánh đổi giá "kinh tế mới" theo lời kêu gọi hứa hẹn sẽ cho chồng về đoàn tụ gia đình. Thế nhưng, câu trả lời chỉ là thực tế chua chát đắng cay, 10 năm vò võ bên đàn con thơ 3 đứa. Đứa bé nhất chưa tròn 1 tuổi.
Qua bao nhiêu khốn khó nhưng tôi vẫn không hề có ý niệm gì và ước mơ gì về việc ra khỏi đất nước quê hương vì quá xa vời đối với tầm tay tôi và tôi cũng quên bẵng đi chuyện giữa 2 bà lão ăn xin ngày ấy.
Đùng một cái, như có phép lạ của một "bàn tay" sau 10 năm chồng tôi về. Sau đó là cả gia đình được đoàn tụ trên đất Mỹ. Trên mảnh đất đầy bao dung "Tự do và nhân ái", tôi vẫn quên đi lời 2 bà lão kể trên.
Sau mấy năm tôi được vào quốc tịch, đời sống đã đi vào ổn định lúc đó gia đình vợ chồng con cái quây quần ôn lại quãng đời đã qua, tôi mới nhớ lại những lời nói ngày nào mà bây giờ chắc chắn 2 bà đã quá vãng. Tôi âm thầm cảm ơn hai bà và thương tiếc bằng lời nguyện cầu cho hai bà bây giờ ở đâu đó bên kia thế giới được mãn túc thăng hoa.


Tôi không thể nào viết hết những cảm tưởng của mình về ân phước mà tôi được làm người dân của dân tộc Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Một mảnh đất rộng lớn bao dung về mọi mặt, nơi dung nhập mọi sắc dân trên thế giới. Phải nói rằng đây là vườn địa đàng nơi trần thế nếu ta biết cách nhìn và cách sống với ý nghĩa đó. Sự bao dung cả lãnh vực vật chất lẫn tinh thần văn hóa và còn cao xa hơn nữa đó là lãnh vực "tâm linh". Tất cả mọi tôn giáo nơi đây đều có mặt và nở rộ như hoa xuân mà không hề có sự phân cách chèn ép, hoàn toàn được tự do trong mọi sinh hoạt của đoàn thể họ mà còn được khuyến khích người dân nên đi vào tôn giáo. Quả đúng, hạnh phúc trong tầm tay, vạn nhất đều do tâm nhìn thấy một cách sâu xa rộng khắp xóa bỏ những vặc vảnh nhỏ nhoi bên lề cuộc sống.
Dân tộc Mỹ mới dựng nước chỉ vỏn vẹn hơn 300 năm mà họ đã hoàn mãn đứng vững vàng trên địa vị nhân bản của con người. Giờ đây họ có thể ngẩng cao đầu để hãnh diện tự hào về dân tộc tính của họ trong đó có tôi.
Điều đó thể hiện một cách rõ ràng rành rẽ trên mỗi khuôn mặt rạng rỡ của người dân Mỹ khi đón nhận mùa lễ Thanksgiving.
Mùa lễ "tạ ơn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp, sống động khơi dậy trong lòng mọi người dân Mỹ lòng ghi ơn và niềm sùng kính đến Phật Trời và các đấng thánh linh mà ta cũng có thể gọi chung là Thượng đế hay Đấng sáng tạo.
Sở dĩ dân tộc Mỹ trở nên phồn vinh giàu có đó là nhờ tính rộng lượng bao dung, lòng biết ơn, sự sùng kính. Con người vượt hẳn lên muôn loài dung dữ bấy nhiêu điều đó mà ở các loài khác chúng ta không tìm thấy được.
Nhưng nhờ đâu mà họ có được những đức tính vô cùng cao quý ấy"
Để tránh sự đàn áp tôn giáo nơi quê nhà mà nhóm di dân gồm 102 người Thanh giáo đến Plymont trên chiếc tàu mang tên MayFlower vào mùa đông 1620 đi tìm tân thế giới. Sau đó họ được mãn nguyện với ân phước lớn lao đời sống dồi dào lần lượt lớn mạnh phồn vinh. Để biết đến ân sâu của thượng đế người Mỹ tổ chức đại lễ Thanksgiving.
Đáng ghi nhận buổi lễ đầu tiên hoàn toàn không có gà tây, nước xốt dâu và bánh bí. Hoàn toàn thuần tịnh lời cầu nguyện và lòng sùng kính biết ơn. Lễ Thanksgiving đã trở thành truyền thống vô cùng tốt đẹp và cao quý.
Dân tộc Mỹ không những chỉ sống bao dung trên đất nước họ mà còn bao dung trên tất cả đất nước bạn anh em, bằng chia xẻ hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần. Dù rằng đâu đó có xảy ra chiến tranh có người Mỹ tham dự âu cũng chỉ nhằm hài hòa giải quyết dập tắt mọi ngọn lửa hoặc bùng cháy hoặc âm ỷ cháy nguy hại con người trên địa cầu như việc chống khủng bố, chống bất công áp bức ... và khi nào dân tộc Mỹ cũng hài hòa nhân hậu trong việc đền bù những mất mát tổn thương cho nơi họ tham dự sự việc đáng tiếc xảy ra. Hơn thế nữa dân tộc Mỹ còn không ngớt mở rộng vòng tay cứu giúp những dân tộc anh em chẳng may bị thiên tai lũ lụt động đất, đói khổ hạn hán...
Từ đó tôi càng vui sướng tự hào hơn lên khi được là người dân Mỹ gốc Việt. Tôi cảm thấy mình được hòa vui trong mùa lễ tạ ơn. Không những thế trong tôi luôn nghĩ rằng tạ ơn không chỉ một ngày, một mùa mà tất cả mọi ngày đều là ngày phải tạ ơn.
Và điều tôi mong mỏi ước ao sâu xa hơn là mãi mãi duy trì truyền thống lễ tạ ơn của dân tộc Mỹ được thánh thiện như ngày lễ tạ ơn ban đầu, hoàn toàn không có hàng ngàn vạn con gà Tây bị giết để đánh mất sự sống mà Thượng đế đã ban cho chúng. Có thể duy trì nước xốt dâu, bánh bí, trái cây và với trọn vẹn sự biết ơn và lòng sùng kính đối với Đấng vô cùng.

Nguyệt Bình
Kính tặng Ông bà nội Châu
Gia đình cựu tù nhân Bình Điền Huế
Gia đình SP Qui Nhơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến