Hôm nay,  

Vui Buồn Oregon

12/11/200300:00:00(Xem: 171262)
Người viết: PHAN KỲ LONG
Bài số 395-934-VB7081103

Tác giả Phan Kỳ Long cho biết ông vượt biên sang Mỹ năm 1990, hiện sống và làm việc tại tiểu bang Oregon. Ông đã từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Mới đây khi có dịp về thăm vùng Little Saigon, ông góp bài “Vui Buồn Cali”. Lần này là “Vui Buồn Oregon”, những chuyện kể theo cách riêng của tác giả.
*
1. ARE YOU VIETNAMESE"

Bữa nọ, buồn buồn tôi cùng mấy người bạn, chạy lên một local casino chơi (Spirit Moutain). Đang lảng vảng tại khu chơi Blackjack, chợt một thanh niên, mặt cũng hơi ngớ ngẩn , tới sát bên hỏi:
- Are you Vietnamese"
- Có tiền lẻ, cho mượn 10 bucks, sư huynh.
- Không có tiền anh ơi . Tôi trả lời cho qua
- Mẹ, tới casino chơi mà không có tiền"
Biết gặp dân thày chú, tôi im lặng, đi tránh ra chỗ khác .
Sau mới biết, người thanh niên hơi bị "tửng". Lúc đầu cũng khỏe mạnh bình thường, sau nghe ai xúi, khai bị bệnh tâm thần để xin trợ cấp. Khổ cái, Mẽo nó có nguyên tắc của nó, cho tiền nhưng bắt thằng em lên uống thuốc an thần tại chỗ, riết rồi em cũng "tưng tưng" thiệt luôn ...

2. YÊU TỚI CHẾT
Portland, có một bác tuổi cũng hơn 60, con cái cũng đã trưởng thành, bác gái đã qua đời . Bản thân bác cũng vừa phải trải qua một giải phẫu bypass cho tim.
Năm ngoái bác làm một chuyến du lịch về thăm quê hương. Bất ngờ, bác gọi cho con cháu bên Mỹ, thông báo tin giật gân: bác "fall in love" với một "bác gái" tuổi trạc cô con gái út của bác bên US. Bác nhấn mạnh, đây là tình cảm thương yêu thật sự, yêu cầu các con cháu về dự đám cưới bác đông đủ, luôn thể các con hùn lại, đem về cho bác 20,000 US dollars để chi phí cho cuộc hôn nhân .
Các con bác mặc dầu rất có hiếu, nhưng chỉ xin gởi tiền, chứ không thể về dự.
Đùng một cái, VN báo sang, bác đã từ trần, tắt thở ngay trong tuần lễ trăng mật của đôi uyên ương, ở khách sạn Palace trên thành phố thơ mộng Đà Lạt.
Các con, nay phải lục tục kéo về VN làm lễ tang, hỏa thiêu cho bác ...

3. TÌNH THÙ
Oregon, có một đôi uyên ương rất xứng đôi. Chàng bảnh trai, cao ráo, có nghề ổn định, nàng cũng thuộc loại xinh xắn, hiền thục. Có điều, cuộc hôn nhân lúc đầu không được gia đình nhà gái chấp thuận, chỉ vì chàng rể hiền lành làm nghề sửa xe (auto mechanics), trong lúc gia đình nhà gái, hơn phân nửa là bác sĩ, nha sĩ...
Cô gái quyết tâm theo tiếng gọi của tình yêu, thuyết phục gia đình, cuối cùng hai người cũng lấy được nhau, nhưng trong vô vàn khó khăn.
Rồi cô gái sinh được một bé trai, gia đình hai người êm đềm hạnh phúc. Mặc dầu, gia đình cô gái, cũng vẫn không thích anh rể làm nghề sửa xe cho lắm ...
Một bữa nọ, gia đình cô gái tổ chức bữa giỗ lớn. Ông thân sinh ra cô gái là con trai trưởng, toàn bộ gia đình dòng họ sang từ 75 đều sống ở Oregon, bữa giỗ có rất đông người .
Trong buổi tiệc, đông người, cao hứng, bố của cô gái, lập lại lòng ấm ức của ông về thằng rể "sửa xe", dưới dạng một câu châm chọc, nửa đùa, nửa thật.
Anh rể sửa xe lẳng lặng bỏ bữa tiệc đang dở dang ra về, không chào bất cứ người trưởng thượng nào trong buổi tiệc (đây là điều tối kỵ trong gia đình người Bắc). Anh chỉ bước thẳng tới chỗ cô vợ ngồi, hôn đứa con trai 1 tuổi thật lâu, rồi bước nhanh ra cửa.
Sau đó, người ra tìm thấy xác anh trong một cánh rừng hoang gần nhà. Thì ra, sau khi rời bữa tiệc, anh tìm đến nhà ông anh ruột, trộm khẩu súng colt, chạy xe vào khu rừng, nổ súng vào màng tang tự sát...
Cô gái sau đó lập lại gia đình với một anh kỹ sư, gia đình cũng không trọn vẹn hài lòng lắm, nhưng khổ nỗi ông bố đào không ra một anh bác sĩ nào ở Oregon, chịu lấy cô con gái "single mom" của bác.
4. CHỈ ĐƯỜNG
Có lần, gặp một bác mới vừa từ VN sang, quen với gia đình, đoàn tụ với con cháu ở Oregon. Lúc gặp giữa chợ, tôi hỏi vội bác chỉ sơ đường đến nhà, bác trả lời:
- Nhà bác dễ tìm lắm, cháu cứ chạy đến đường 82 nhé, quẹo phải ngay tiệm to thật to tên "Cu Dơ" ( Kroger), đếm đúng 5 cái thùng rác là đến nhà bác ...
-
5. DŨNG CẢM
Bữa nọ, ca sĩ K. về hát tại một Casino trong vùng. Lúc hát bài "Trái tim không ngủ yên", cần một giọng song ca, Bằng Kiều mời một khán giả tình nguyện lên hát chung. Cuối cùng có một cô sồn sồn xung phong lên giúp vui.
Bài hát song ca diễn ra cũng êm xuôi. Trước khi cô ca sĩ "amateur" trở xuống, chàng ca sĩ nhà nghề chợt giựt micro, khen một câu:
- Cô rất là dũng cảm!
Nghe hai chữ này tự dưng tôi giật mình, chợt nhớ đến lời khen của anh công an khu vực khen ngợi đội dân phòng, trong đêm bắt chị em đi làm về sau giờ giới nghiêm, tại chợ Nguyễn Văn Trổi năm nào ...
6. ANH "BOB"
Oregon, có một thanh niên tuổi hơn 40, vẫn sống độc thân, mặc dầu quen, tìm hiểu rất nhiều cô gái, nhưng cũng không đi đến đâu .
Chuyện đến đây, ai cũng nghĩ bình thường, có lẽ duyên số của anh chưa đến. Tuy nhiên, chuyện "không bình thường" ở chỗ : anh tướng tá rất dễ nhìn, có nghề nghiệp ổn định, tuy nhiên, không hiểu sao, em gái nào mới quen, rồi đi chơi riêng với anh một lần, là dzọt luôn, không dám quay trở lại...
Hỏi kỹ mãi, các cô "nạn nhân" mới dám nói : anh "dê" quá, làm em "sợ" .
Bởi "danh tiếng" anh cũng được biết khắp vùng, nên đối tượng anh tấn công, thường là các cô mới từ VN sang. Sau khi mời đi ăn một bữa dinner thịnh soạn ở Mac Donald, hay KFC, là anh dắt ngay vào rạp phim. Không biết vô tình, hay hữu ý, rạp phim anh dẫn vào thường vắng teo. Sau chỉ chừng năm phút tâm sự mào đầu, là anh ào ào... làm tới. Nghe kể lại, có cô chịu không nổi vùng chạy ra khỏi rạp, khóc sướt mướt.
Cũng may, các cô VN mới sang, tính hiền lành, nên anh bạn tui chưa bị cái vụ "sexual harrasment" làm phiền.


Nghe chuyện, mới hay các bà các cô Việt Nam mình phức tạp và khó hiểu thiệt, không "xung" thì các bà chê, mà "xung" quá thì lại bảo người ta là "dê", rồi chạy làng, đến nỗi anh bạn tui hơn tứ tuần rìu, mà vẫn cô đơn một mình, trong cái tiểu bang mưa phùn, buồn hiu hắt Oregon này.

7. CÁI BÁNH XE
Chuyện "tai nạn" xảy ra cho chính ông bố vợ. Sang Mỹ diện HO năm 1992, dù tuổi đã gần 70, ông vẫn không chịu retire, cầy cục xin được vào làm hãng Nike cũng gần nhà.
Một buổi sáng sương mù và mưa phùn, ông đi làm rất sớm. Ông lái chiếc xe Oldsmobile cũng đã cũ, nhưng chạy vẫn tốt, hãng đi làm cũng gần nhà, tính tiết kiệm, nên ông chưa chịu đổi chiếc xe khác .
Trên con đường vắng buổi sớm, mắt già kèm nhèm, chợt ông hết hồn thấy một cái bánh xe chạy bon bon một mình ngay trước đầu mũi xe. Ông nghĩ bụng "cái thằng nào ẩu tả quăng cái vỏ xe ra đường giờ này vậy ta"". Chợt xe ông nghiêng nghiêng, rồi lủi luôn vào cái rãnh nhỏ bên đường.
Hóa ra, cái bánh xe đó rớt ra từ chính xe của bố già, có lẽ hôm qua tháo ra sửa rồi siết vào không kỹ. Cũng may bố già cũng chỉ bị xây xát sơ sài.
8. AMERICAN ACCENT
Bà chị dâu của vợ sang định cư tại Oregon từ 1991 lúc khoảng 20 tuổi. Chị đi học ra cái bằng associate về điện tử, làm việc tại hãng Intel cũng được 7 năm .
Mùa hè vừa qua, chị cùng gia đình về thăm VN qua đường hàng không Korean Airline.
Trong lúc xếp hàng check-in, trưóc khi đi chuyến bay chuyển tiếp về VN tại phi trường Seoul, chị đứng ngay sau một ông Việt Nam, tuổi cũng sồn sồn. Trời nóng, nhưng ông mặc vét rất lịch sự, tóc bạc dài chấm vai trông rất nghệ sĩ, tay xách Samsonite suitcase.
Hàng người dài chờ đợi check-in nhưng bị tắt nghẽn, bởi cô nhân viên Korean không hiểu ông Việt Nam "nghệ sĩ" muốn trình bày điều gì bằng tiếng Anh .
Sốt ruột, phần mệt vì có hai đứa con nhỏ, bà chị dâu hỏi vội ông ta muốn cái gì, mà diễn tả mãi, cô nhân viên Korean Airline vẫn không hiểu. Hóa ra, ông chỉ muốn đổi vé lưu lại Seoul chơi ít hôm, trước khi bay về VN.
Hiểu ra vấn đề, bà chị dâu hú họa giúp, bằng cách nói mấy câu English với cô nhân viên Korean, may mắn, cô nhân viên hiểu ngay, nhờ vậy trường hợp ông VN được giải quyết, hàng người được bước lên, tiếp tục cho vấn đề check-in .
Ông Việt Nam sau đó có quay lại cảm ơn bà chị dâu, luôn tiện hỏi :
- Cháu ở VN mới sang Mỹ phải không "
-Dạ cũng được vài năm. bà chị trả lời cho qua
Ông mừng rỡ nói nhanh :
- Hèn chi cháu nói tiếng Anh, cái con nhỏ Đại Hàn này nó hiểu ngay. Bác sang Mỹ từ 1975 lận, nói tiếng Anh đúng giọng Mỹ, không có accent, nên nó không hiểu. Mẹ, mấy con Korean này làm hãng máy bay mà yếu sinh ngữ quá!
Bà chị dâu, nghĩ lẩn thẩn, vậy là mấy cô Korean Airline này, sẽ không thể hiểu người Mỹ luôn, bởi vì đương nhiên Mỹ nói English, không có accent"

9. KHỔ VÌ HI-TECH
Mới weekend vừa qua, trong một buổi lễ VN tại một nhà thờ địa phương. Cả nhà thờ đang yên lắng trong không khí trang nghiêm, chợt những âm thanh lạ tai, ghê gớm phát ra từ những cái speaker trong vòm thánh đường... nghe như tiếng B52 Mỹ thả bom Hà Nội năm xưa, xen lẫn tiếng phòng không cao xạ bắn lên.
Phải mất ít giây sau, mọi người định hồn, mới hiểu ra những tiếng động kinh hoàng đó từ đâu phát ra. Hóa ra, cha chánh xứ chắc ăn trúng thứ độc, bị đau bụng, phải bỏ buổi lễ vài phút để chạy vào nhà vệ sinh, nhưng, ngài trong lúc "khẩn cấp", quên tắt cái microphone không dây, nhỏ xíu tối tân, cài nơi cổ áo.
Kết quả, mọi action dữ dội diễn ra trong nhà vệ sinh của ngài, được "trực tiếp" truyền thanh đến tất cả các giáo dân buổi chiều hôm ấy.
Thôi thì kẻ cười lăn, người cười đến bổ ngửa, đến ho sặc sụa, có người phải bỏ lễ về sớm...
Tuy nhiên, lúc cha trở lại làm lễ, mọi người phải cắn răng, làm mặt nghiêm chỉnh, để nghiêm trang tiếp tục cho buổi lễ.
Lúc xếp hàng để ăn bánh thánh từ tay cha, có nhiều em không dám lên, nại ra lý do trong "chương trình truyền thanh bất ngờ" action của cha, sau cùng, không nghe tiếng nước rửa tay! Có lẽ vì người quá vội...
Mấy bác lớn tuổi, đệ tử ruột của nhà xứ, vẫn tiếp tục đi lên, nhận bánh thánh từ tay cha, miệng lẩm bẩm: " Ối giời ơi, lạy Chúa tôi, ma quỷ cám dỗ, chọc ghẹo cha chúng con".
Đúng là trăm tội đổ vào đầu cái micro tối tân!

10. CÁI LẮC VÔ GIÁ
Hôm qua, bà xã dọn dẹp nhà, để tất cả đô Ølỉnh kỉnh vào một cái thùng, thường những đồ trong thùng này, sẽ lên đươngØtrở thành trash sau đó.
Tình cờ, trong lúc soạn lại, tôi tìm thấy một cái lắc to, rất xấu xí, hình dạng sù sì làm bằng "inox", trên đó lại có khắc tên baÀxã. Cái lắc này nhìn biết ngay, được làm rất "thủ công".
Cầm ra hỏi lại, vợ tôi mới sực nhớ ra, đây là chiếc lắc, ba cô tặng cho cô con gái út, lần đầu lúc cô ra thăm ông ở trại cải tạo ngoài Bắc ( ông là cựu tham mưu trưởng trường Vỏ Bị ĐaØLạt, đi cải tạo gần 14 năm).
Ông tìm lượm được mẫu "inox" trong những đám kim khí lúc đi lao động trong rưng, rồi tỉ mĩ chỉ dùng tay, mài giũa mãnh kim loại to lớn thành chiếc lắc, khắc tên con. Mất hơn 10 năm, di chuyển qua nhiều trại cải tạo khác nhau, ông mới hoàn thành xong chiếc lắc, kịp lúc trao cho con, lúc cha con lần đầu gặp lại nhau, sau hơn mười năm xa.
Tôi nhìn lại chiếc lắc, rồi khẽ nói :
- Ngày mai, em ra tiệm nữ trang, mua một cái hộp thật đẹp giùm anh.
- Chi vậy anh "
- Để cất chiếc lắc này vào. Anh muốn sau này, khi con lớn lên, em gởi tặng lại cho con chiếc lắc sù sì xấu xí này, và nói rằng, đây là quà tặng của ông Ngoại cho mẹ. Chiếc lắc được làm bằng tay trong 10 năm tù đày của ông Ngoại.
Nhìn lại chiếc lắc xấu xí ghê, mà chứa đựng cả một trời của tình cha thương con...

PHAN KỲ LONG

Ý kiến bạn đọc
13/11/202113:43:20
Khách
cialis 20 mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis online</a>
12/07/202119:45:38
Khách
chlorowuine https://chloroquineorigin.com/# hydroclorizine
08/12/201721:00:07
Khách
Chuyện cha xứ, cười sặc! Chuyện chàng rể tự sát, tím lịm!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến