Hôm nay,  

Đất Lạnh Tình Nồng ....

05/11/200300:00:00(Xem: 177485)
Người viết: KIM KHÁNH
Bài số 385-923-v87261003

Tác giả tên thật Huỳnh Kim Khánh, sinh năm1968, hiện cư trú tại New Jersey, công việc: Software Engineer. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.

- Anh ngủ tý đi cho khỏe, thức cả đêm rồi còn gì. Liêm ân cần.
Khánh mỉm cười kéo tay Liêm đặt trên má, rồi hôn nhè nhẹ lên bàn tay thon đẹp. Khánh cố vỗ về giấc ngủ, nhưng không thể nào chợp mắt. Khánh hồi hộp, lo âu, nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc. Chưa đầy ba tháng kể từ ngày đến Hoa Kỳ, Khánh đã đi từ New Jersey về Idaho, rồi bây giờ từ xứ khoai tây anh cùng gia đình Liêm về lại Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Liêm gầy hơn so với hôm gặp lại Khánh, nhưng tươi tắn.
- Anh suy nghĩ gì mà cười hoài vậy" Liêm hỏi nhỏ.
- Chuyện bậy không hà, em không muốn nghe đâu"
- Giỡn không hà, em giận đó. Ngủ đi anh còn lâu mới tới mà.
- Thì em cũng ngủ đi nghe.
- Dạ! Liêm lễ phép, rồi nghiêng đầu vào vai Khánh lim dim đôi mắt.
Ba má và hai em của Liêm ngồi hai hàng ghế phía trước, Khánh không nghe họ nói gì từ khi máy bay rời phi đạo. Khánh đóan chừng họ cũng ngủ vì mệt. Nhìn qua cửa sổ Khánh không thấy gì hơn ngoài những đám mây lơ lửng trên bầu trời cuối thu. Tiếng động cơ máy bay đều đều, Khánh nghe mắt nặng trĩu. Chuyện của hai tháng trước hiện về trong giấc ngủ .....
*
Rời Newark, New Jersey vài tiếng sau máy bay đáp xuống tại phi trường ở Boise, Khánh phải chuyển qua máy bay nhỏ để đến thành phố Pocatello, nơi Liêm đang sống. Bây giờ Khánh mới thấy lo lắng khi nhìn quanh chỉ có vài người cùng Khánh bước lên báy bay hai động cơ. Chiếc máy bay tròng trành khi lên khi xuống làm cho Khánh buồn nôn. Từng dải núi đồi và thung lũng điểm với những đồng cỏ màu vàng úa nhìn thấy rõ mồn một trong tầm mắt. Hơn một giờ sau, chiếc máy bay hạ thấp, rồi chạy theo đường băng nhỏ và dừng lại nơi phi trường địa phương có vài người đứng nhìn ra sau tấm cửa kính dày. Hít một hơi thở dài, Khánh bước xuống cầu thang máy bay. Trời se se lạnh.
Gần đến cửa phi trường vẫn chưa thấy Liêm, trong đầu óc Khánh hiện lên câu hỏi hãi hùng. Liêm không đến thì sao" Liêm có quên không" Anh mỉm cười chua chát và thấy mình ngây ngô. Khánh có lần nghe người nào đó nói anh là thằng dại gái nhất trên đời. Anh nhắm mắt lại, gạt đi cái ý nghĩa vô duyên ám ảnh đó, bước nhanh vào phòng đợi nơi phi trường.
- Anh ơi, anh Khánh ơi! Liêm kêu lên khi Khánh vừa ngước mắt lên tìm kiếm. Tiếng Liêm ngọt làm sao! Nó mang lại cho Khánh cái ấm áp, xóa tan niềm lo âu, sợ sệt, và sự nghi ngờ. Bao nhiêu mệt mỏi dường như tan biến khi Liêm chạy tới đỡ lấy cái túi hành trang từ trên vai Khánh, giọng Liêm run run, mắt cô ươn ướt.
- Anh có mệt lắm không"
- Không có gì đâu em, em khỏe không" Vừa nói Khánh choàng tay qua vai Liêm, đôi vai nhỏ khẽ run run.
- This is Khánh, my boyfriend (Đây là bạn trai của tôi ). Liêm giới thiệu Khánh với người đàn bà mảnh khảnh, có nét Á Đông đứng gần.
- How are you doing" My name is KeiKo. (Anh khỏe không" Tôi tên là KeiKo). KeiKo giới thiệu.
- I am fine, thank you! How are you doing" (Tôi khỏe, cám ơn chị !Chị có khỏe không" ). Khánh bập bẹ những câu Anh văn tủ. Cũng may là chị KeiKo không hỏi thêm câu nào nữa. Khánh thấy thoát nạn, thở phào.
- Hôm nay em đi làm ra sớm nhờ chị Keiko đến đón anh. Liêm nói trong lúc hai người đi đến chỗ nhận hành lý .
- Em đợi có lâu không "
- Chừng hơn nửa tiếng hà. Chị KeiKo là người Nhật, chỉ tốt bụng lắm, nghe em nói cần người đi đón anh ở phi trường là chỉ giúp liền, chỉ làm chung hãng may quần áo trẻ em với em. Liêm nói thêm.
Để vali vào thùng sau của xe, Liêm lên ngồi ghế trước với KeiKo, Khánh chui tọt vào ghế sau. Chiếc xe rời phi trường nhỏ bé tiến ra xa lộ, thỉnh thoảng Liêm nói gì với KeiKo rồi quay lại nhìn Khánh cười mỉm chi. Trời đã về chiều, hai bên xa lộ là những cánh đồng vàng bát ngát nối nhau tận chân mây. Tiếng bò con gọi bầy nghe văng vẳng xa xa. Đối với Khánh cái gì bây giờ cũng đẹp, cái mùi vị tình yêu tuyệt vời khó tả.
- Ba má của em có nhà không Liêm" Khánh hỏi sao một hồi yên lặng.
- Ba má và em Đức đi làm rồi, còn Hão thì đi học chưa về. Liêm trả lời và nhìn anh cười ý tứ. Khánh thấy hơi quê, cười cười rồi làm thinh .
- Quẹo trái ở đây, rồi quẹo phải vào trong sân đậu xe. Liêm nói với KeiKo.
- Cám ơn chị nhiều! Chị có muốn vào chơi không" Liêm nói với Keiko trong lúc Khánh lấy hành lý từ thùng xe.
- Không có chi đâu. Tôi phải đi công chuyện, hẹn gặp lại ngày mai. Nói xong, KeiKo vào xe, vẫy tay với Liêm và lái vọt đi.
- Vào nhà đi anh! Liêm gọi.
- Ừa, căn nào vậy em. Khánh hỏi cho có lệ vì Liêm đã đi về nhà số 2A.
Phòng khách rộng thênh thang vì chỉ có cái sofa nằm đơn độc trong góc đối diện nhà bếp có cửa sổ nhìn xuống đường và bãi đậu xe.
- Anh để đồ tạm đây nghe, chút nữa em sắp xếp cho. Liêm lên tiếng .
- Cám ơn em. Vừa trả lời, Khánh quan sát xung quanh .
- Đây là phòng của ba má em, còn Đức và Hão ngủ ở phòng nầy. Bên đây là phòng của em.
- Tạm thời chắc anh phải nghỉ ở phòng khách, rồi tính sau anh há.
- Sau cũng được mà em. Khánh dễ dãi và đối với anh hầu như mọi chuyện đều không quan trọng ngoài Liêm .
- Ngồi nghỉ đi anh, để em dọn cơm cho anh ăn nghe. Vừa nói Liêm đặt ly nước ngọt trên bàn ăn trong nhà bếp nơi Khánh ngồi.
Bây giờ Khánh mới có giây phút nhìn Liêm. Liêm vẫn mặc áo trắng quần jean xanh như ngày nào, cô có vẽ ốm hơn lúc chia tay bên trại tỵ nạn Bataan, Phi Luật Tân. Dáng kiêu kỳ và đôi mắt đẹp vẫn nhìn Khánh yêu thương trìu mến.
- Em nấu gì đó" Khánh hỏi và tiến gần bên Liêm .
- Thịt kho và cải xào! Liêm thỏ thẻ.
Căn nhà yên lặng không một âm thanh nhỏ ngoài tiếng sôi của nồi thịt kho trên bếp và hơi thở dồn dập của Liêm. Khánh vòng tay qua lưng kéo Liêm sát lại mình anh.
- Đừng anh, má em về thì...
Liêm kêu lên và đôi đũa rơi trên bếp.
*
Đến gần tối ba má và các em của Liêm về. Khánh bối rối ra mặt. Dù là quen nhau từ khi còn ở Bataan, nhưng chưa lần nào tiếp chuyện lâu với những người trong gia đình Liêm, ngoại trừ Đức.
Giây phút ngại ngùng cũng qua nhanh sau vài lời thăm hỏi xã giao. Khánh được ngủ trên cái sofa tại phòng khách và theo như lời của má Liêm thì gia đình xem Khánh như đứa con trong gia đình. Khác hẳn với phong tục của nhiều gia đình người Việt mà Khánh biết, má của Liêm là người đàn bà khá sắc sảo, và hầu như có tiếng nói quyết định trong mọi sự việc. Nhất là chuyện đồng ý cho Khánh đến sống chung với gia đình.

Hôm sau, khi Khánh vừa đi ra ngoài về chưa bao lâu thì Liêm cũng đi làm ở hãng may mặc trẻ em vừa về .
- Anh có việc làm rồi!
- Vậy hả anh" Liêm vui lên. Anh hay qúa hà.
- Chắc cũng may mắn thôi . Khánh vui và cũng tự hào phần nào, nhưng chắc may mắn thì đúng nhất . Vì mới sang hôm trước, mà hôm sau có việc làm là chuyện hiếm xảy ra ở xứ nầy .
- Làm sao anh tìm được việc vậy "
- À, sáng nay sau khi em đi làm anh và ba của em đi vòng quanh cho biết và thấy có một xưởng làm đồ công cụ cho nông trại thì anh vào hỏi thử đại đó mà. Cũng may là họ đang cần người làm. Và anh điền đơn rồi , sáng mai anh sẽ bắt đầu làm.
- Thiệt hả anh" Anh làm gì vậy và họ trả công bao nhiêu đồng một giờ "
- Anh làm tiện đó mà, anh nói với họ là anh có biết làm tiện qua và anh nói là anh học cũng nhanh lắm. Thế là họ nhận anh và hứa trả $5.50 một giờ.
- Mèn ơi, vậy là tốt qúa! Anh làm lương cao nhất nhà còn gì. Trong giọng Liêm pha chút niềm kiêu hãnh. Chắc ít ra Liêm cũng đỡ lo lắng hơn khi Khánh sẽ không là gánh nặng cho gia đình.
- Anh sẽ bắt đầu làm vào lúc 6 giờ và về lúc 3 giờ chiều. Nơi làm cũng gần đây thôi, anh đi bộ được.
- Vậy à! Hay là anh lấy xe đạp của em đi nghe.
- Thôi đi, rồi lấy gì em đi hay là đợi vài hôm lãnh lương rồi anh mua xe đạp khác, xe đạp của em cũng là mượn mà .


Liêm ngồi thừ ra lặng yên không nói. Ngoài tình yêu mang hai người lại với nhau Khánh và Liêm chẳng có dự định nào khác, cũng không biết một tương lai ra sao. Bây giờ Khánh mới thấy cái liều, cái bồng bột của mình. Vì hình như ngoài chuyện đi tìm Liêm giống như những cuộc tình lãng mạng trong tiểu thuyết, Khánh không có suy nghĩ nào khác. Hôm trước, khi Khánh mới đến hai đứa cụm đầu rù rì gần suốt đêm, đến nỗi má của Liêm phải ra kêu vào đi ngủ.

- Thôi để em đi nấu cơm chiều .
- Anh giúp cho em một tay.
Liêm chỉ mỉm cười không nói. Khánh nói thầm: "Thôi đi mà, không phải lúc nào anh cũng hư như vậy đâu !".
Cơm nấu xong thì má của Liêm, Đức và Hão cũng vừa về tới. Ngồi vào bàn chưa cầu nguyện thì Hão lên tiếng.
- Anh Khánh có việc làm rồi hả" Giỏi qúa ta !
- Sao em biết vậy "
- Ba ổng đi lại nhà cô Bảy, gặp ai ổng cũng khoe hết kìa.
Má của Liêm thì mỉm cười hài lòng và hồi lâu bà hỏi. Cháu đi làm có xa không "
- Dạ gần đây thôi bác !
- Sao anh tìm được việc mau vậy" Đức hỏi .
- Chắc may thôi, anh thấy có xưởng làm cơ khí nên vào hỏi đại .
- Ba đâu không thấy về ăn cơm vậy Hão "
- Chắc ổng còn già chuyện đằng nhà cô Bảy, còn lâu mới về . Má của Liêm thêm vào .
- Ba đâu không thấy về ăn cơm vậy Hão"
- Chắc ổng còn già chuyện đằng nhà cô Bảy, còn lâu mới về. Má của Liêm thêm vào .
Cả nhà ăn tối cười nói vui vẻ. Khánh thấy hạnh phúc và ấm cúng vì lâu lắm rồi anh không có được cảm giác gia đình. Mọi người đã rời bàn, chỉ còn Khánh. Liêm hỏi nhỏ.
- Anh đợi em nấu thêm cơm nghe"
- Thôi, hay là em nấu cho anh hai gói mì ăn liền đi. Khánh ngần ngại.
- Dạ. Liêm đi qua tủ gần bếp lấy mì nấu. Hình như Khánh không quen khách sáo, nhưng nói xong thì anh hơi giật mình tự hỏi: "Sao tự nhiên dữ vậy cha nội""
- Mì xong rồi nè anh. Để thêm rau và thịt vào ăn ngon hơn .
- Cám ơn em. Khánh nhìn Liêm và nhận được sự trìu mến và thông cảm của Liêm, không nói thêm Khánh ăn nhanh cho hết tô mì đang bốc khói . Khánh nghĩ nếu lúc nầy mà lỡ người nào trong gia đình Liêm bước vào bếp mà thấy Khánh đã vét hết nồi cơm và kêu thêm tô mì gói thì chắc là quê lắm.
Cuối tuần thật là thích vì Khánh không phải dậy sớm để cuốc bộ đi làm. Chỉ có chừng hơn dặm từ nhà đến chỗ làm, nhưng Khánh thấy xa vời vợi. Dù mới vào giữa độ thu mà nhiệt độ xuống tới 40, có hôm còn có tuyết rơi. Khổ nỗi chưa tới tám giờ cả nhà đã thức, Khánh nằm ở phòng khách cho dù muốn cũng không ngủ được. Ăn sáng xong, cả đi vắng chỉ còn lại Khánh và Liêm.
- Mấy người nầy biết điệu thật. Khánh mừng khấp khởi nói thầm trong lòng.
- Anh giúp em cái nầy nghe .
- Gì đó em" Vừa nói Khánh bước vào phòng thấy Liêm khệ nệ bưng một rổ nhựa đựng đầy quần áo và một số khác còn lại nằm trên sàn thảm. Thấy Khánh ái ngại Liêm nói .
- Có máy gặt ở dưới tầng hầm đó anh. Khánh nghe Liêm nói, thở phào rồi với tay mang một rổ đựng quần áo khác đi sau Liêm.
- Mình lên nhà đi anh chút nữa máy giặt gần xong rồi hãy xuống sấy.
Khánh ngoan ngoãn như một đứa bé dễ bảo. Đi lên nhà hai người đi thẳng vào phòng. Mặt Liêm đỏ lên, cô bối rối nhìn quanh hai tay thừa thãi.
- Lại đây đi em! Khánh kéo Liêm lại trong lúc đang ngồi xuống tấm mệm giường. Liêm cho do dự nữa đứng nữa ngồi thì có tiếng mở khoá.
- Liêm à! Liêm ơi !
Liêm bật dậy như cái lò xo, còn Khánh thì rủa thầm:"Sao kỳ vậy cà !" Khi Khánh và Liêm ra tới cửa thì có thêm hai người khách nữa bước vào. Dù không quen biết, Khánh cũng đóan ra là người bảo trợ của gia đình Liêm.
Người đàn ông Mỹ bình thường chạc ngoài bốn mươi ăn mặc xềng xoàng và người đàn bà Việt Nam lắt choắt ăn mặc loè loẹt, môi tô son đỏ chóe, không thích hợp tý nào về phương diện thời trang. Ba của Liêm hồ hởi.
- Đây là ông Bob và đây là cô Bảy, người bảo trợ của gia đình bác.
- Chào ông Bob, chào cô Bảy.
Khánh đã nghe Liêm nói khá nhiều về gia đình người bảo trợ. Từ chuyện họ bắt gia đình của Liêm đợi hơn ba tiếng đồng hồ tại phi trường . Rồi bắt phải trả tiền nhà trong hai tuần khi gia đình Liêm kiếm nhà để mướn . Và chỉ khi vừa đến Mỹ, hôm sau người bảo trợ đã chở cả nhà Liêm đi tìm việc làm, không cho một cơ hội nghỉ ngơi. Nếu không nhờ một mục sư người Việt can thiệp thì số tiền chính phủ giúp cho gia đình Liêm khi mới đến đã bị cô Bảy lấy rồi. Bà ta đưa một thư nặc danh, viết tay, không chữ ký và nói rằng tiền chính phủ giúp cho những người tỵ nạn đến Hoa Kỳ trong những tháng đầu tiên khi chưa có việc làm không còn nữa. Liêm không tin và nhờ hỏi giùm và cuối cùng bà ta mới chịu trả lại số tiền.
Khánh không mấy thiện cảm gì với bà. Hình ảnh ông người Mỹ cù lần kia với bà vợ Việt Nam nói tiếng Anh không đầu không đuôi làm cho Khánh thấy mệt. Bà ta luyến thoát.
- Chú là người Miên hả .
- Dạ, không phải" Cháu họ Huỳnh, chứ không phải họ Mai.
- Ba má chú còn sống không" Đi vượt biên hả "
- Dạ, ba cháu mất khi cháu còn nhỏ .
Bà ta còn huyên thuyên đủ điều . Nào là sống ở đây phải làm sao, học gì, bà đã làm được lương gần chín đồng một giờ rồi, vân vân và vân vân. Khánh chỉ ngồi chịu trận và chịu điều tra đến khi bà ta hỏi .
- Chị Sáu à, có cho tụi nó sống chung không"
- Cô Bảy à, tụi nó còn nhỏ mà, chưa có gì hết. Âm thanh bất nhẫn khó khăn thoát ta từ miệng má của Liêm. Bà khó chịu ra mặt. Khánh thì hơi giật mình nhưng cũng khóai trong bụng . Nhìn lại, thì Liêm đã vào trong bếp tự bao giờ .
- Có gì đâu, Liêm lớn rồi mà . Mua thuốc ngừa thai cho nó là được chứ gì .
- Trời đất . Khánh suýt lêu lên . Anh nghe nói người ta ở nước ngoài hay xài thuốc, nhưng bà nầy chắc đang dùng thuốc phiện rồi đây .
- Cô Bảy à, từ từ rồi tính mà.
Cuộc nói chuyện dần trở nên tẻ nhạc cho đến lúc ăn trưa. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Khánh gặp người bảo trợ của gia đình Liêm.
Những ngày kế tiếp bình lặng trôi qua, êm đềm hạnh phúc. Khánh và Liêm mãn nguyện vì có nhau. Sau khi nhận thêm việc rửa chén cho một nhà hàng người Mỹ gốc Hoa trong thị trấn, Khánh sau khi tan sở về nhà ăn vội bữa tối với Liêm rồi hối hả đạp xe đến nhà hàng. Dù lạnh, mệt nhưng hình ảnh Liêm đợi cửa làm cho đường ngắn lại trong đêm khuya vắng lặng.

Hai tháng sau, gia đình Liêm quyết định đi tiểu bang khác vì tương lai và sinh hoạt của gia đình. Khánh và Liêm thì ngần ngại vì ít ra bây giờ nếu không theo gia đình thì Khánh và Liêm có thể tự do sống chung. Nhưng làm như vậy thì có vẻ không công bằng cho ba mẹ của Liêm.
Cuối cùng cũng dành dụm đủ tiền, Khánh cùng gia đình Liêm mua vé máy bay về tiểu bang Pennsylvania, nơi mà gia đình Liêm có người bà con xa định cư lâu năm. Dù quyến luyến với những người quen, Khánh và gia đình Liêm cũng quyết định ra đi. Lòng hiếu khách của người dân nơi nầy làm Khánh cảm động. Họ kiếm người đến nhà dạy Anh văn cho Khánh và gia đình Liêm, và giúp đỡ phương tiện đi lại chỉ mong cho Khánh đừng đi nơi khác.
*
- Anh ơi, thức dậy đi. Tiếng Liêm làm Khánh thức giấc.
- Tới rồi hả em "
- Chưa đâu, còn lâu mà. Ngủ mơ thấy gì mà cười hoài vậy"
- Không nói đâu!
- Không nói thì thôi .
- Em có muốn nghe không "
- Còn hỏi nữa .
- Thì thấy cái chuyện hôm Halloween đó mà.
- Bậy không hà. Nói coi chừng ba má em nghe thì chết đó nghe .
- Ba má biết điệu mà, nếu biết là gởi trứng cho ác, thì đêm đó đâu có để cho hai đứa mình ở nhà cho kẹo.
- Còn nói nữa, em giận đó.
-Đừng giận nghe, Halloween năm tới thì anh hy vọng là sẽ khá hơn .
- Khá hơn là sao đây"
- Khá hơn là sẽ tắt đèn trước nhà để khỏi bị ai quấy rầy .
- Em không chơi nữa đâu. Anh vô duyên qúa .
- Nói chơi thôi mà, đừng giận nghe. Thấy Liêm làm thinh. Khánh gợi chuyện .
- Liêm à, tới Philadelphia rồi sẽ ra sao hả em" Em với chú Hai bà con thế nào vậy "
- Em cũng không biết nữa anh" Tới đâu thì tới đi miễn anh gần bên em là được rồi . Bên Idaho lạnh như vậy mà mình còn chịu được, em nghe nói bên nầy sẽ đỡ hơn.
Khánh lặng yên nhìn bầu trời đen ngoài cửa sổ với những vệt sáng vụt qua. Khánh trầm ngâm. Anh lại phải bắt đầu cuộc hành trình mới nơi nầy: không thân nhân, không việc làm, không tương lai, chỉ có một cuộc tình nồng trên xứ người lạnh lẽo. Trời đã sắp vào đông tình đã sang xuân.
Kim Khánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến