Hôm nay,  

Chuyến Đi Cali Đầy Bất Ngờ

05/11/200300:00:00(Xem: 178972)
CHUYẾN ĐI CALI ĐẦY BẤT NGỜ

Người viết: Thương Lan Phan Văn Thọ
Bài số 383-921-vb6241003

2009_1
Tác giả Phan Văn Thọ là một cựu danh thủ bóng bàn Việt Nam, cựu phi công VNCH.
Ông Thọ sinh này 15/8/1936 tại Saigon-Việt nam, từng du học Pháp, cựu vô địch bóng bàn Đà Lạt-Miền Trung Việt Nam-Tuyển thủ quốc tế trong 4 chàng ngự lâm: Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được tự Đức, Nguyễn Kim Hằng và Phan Văn Thọ.
Ông Thọ hiện sống tại Pháp , và vừa có dịp thăm Cali. Sau đây là bài viết của ông, kể lại nhiều giai thoại đặc biệt, từ chuyện Tổng Thống Diệm bị ám sát hụt trong ngày hội dinh điền năm xưa ở Việt Nam, tới chuyện gặp lại người bạn cũ từng cùng ông tổ chức vượt biên, là ông Bá Thốt Nốt, hiện là “ông Lee Sanwiches.”
*

Viết để tặng cho P.L với nhiều thương mến kỷ niệm Hè 2003 tại Cali.

Đời có những bất ngờ, đầy lý thú hay cay đắng, ngỡ ngàng mà không ai tránh khỏi trong suốt cuộc sống ở thế gian này. Tôi may mắn có những bất ngờ đầy lý thú, tưởng rằng không có thể tin song là sự thật.
Là dân tỵ nạn vượt biển năm 1979 sau bao gian truân, hiểm nguy vì bọn cướp biển tàn bạo Thái lan và may mắn được giàn khoan dầu của Úc Đại Lợi cứu thoát và hướng dẫn lên một đảo hoang ở Trenggauu một tháng dài mới được Cao ủy tỵ nạn tập trung về hòn đảo Palaubidong, mệnh danh là nơi "phải lẹ bỏ đi và buồn lo bi đát" (bốn chữ đầu ghép lại).
Đây chỉ là một hòn đảo trọc chỉ có diện tích 5 cây số vuông mà phải cưu mang đến 54,000 sinh mạng. Mỗi ngày có một chiếc tàu tiếp tế lương thực, nước ngọt từ Kualalumpur cứu viện. Nếu chẳng may bị bão tố, tàu không rời bến được thì đành uống nước biển mặn và dơ không thể tả nổi!
Song Trời Phật đã thương người hoạn nạn đi tìm tự do, trốn bỏ “thiên đường đỏ” nên không xảy ra một bệnh dịch nào cả. Dù vậy, tại hòn đảo này, đã có biết bao người người đã chẳng may mắn bước chân đến bến tự do, tìm được đền cổng đất hứa mà đành nằm xuống ở đảo. Nghĩa trang tại đảo càng ngày càng đông thêm thân chủ!
Vì thời gian đến được nước thứ ba phải do các phái đoàn của nước tiếp nhận chọn lựa có người đã được ở lại dài lâu đến 3, 4 năm liền. Đó là loại được "hốt rác" giờ chót.
Tôi và gia đình được đến Pháp sau 7 tháng nằm trụ trì lo âu ở đảo, vì tôi được may mắn học Luật ở Bordeaux trước 75 và sau đó nhập ngũ sang học khóa phi công chiến đấu ở Aulnat Guy de Dome và Narrakech Haroc năm 1955-1956.
Tôi còn nhớ bạn cùng khóa hồi đó có anh hùng Nguyễn Ngọc Biện tự Fernandel. Sau này, anh Biện khi đi oanh tạc đổ về đáp ở sân bay Cù Hanh Pleiku đã bị máy bay skyraider của mình cán mình chết. Đây có thể là tai nạn độc nhất trên thế giới!
Cũøng cùng khoá, còn có có thêm 3 anh em nhà họ Nguyễn. Cả ba đều đã anh dũng hy sinh cho đất nước. Đó là các anh hùng Nguyễn Tấn Hào, Nguyễn Văn Long và Nguyễn Văn Thanh. Thân mẫu của các anh đã được tổng thống Ngô Đình Diệm vinh danh vì đã 3 lần quấn mảnh khăn sô, tre già khóc măng để các con thân yêu ra đi bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Biết bao chiến sĩ đã anh dũng,vậy mà rồi đất nước cũng rơi vào tay loài lang sói CS vô thần.
Đến Pháp được trở lại Boudeaux xứ của Nho, rượu Pháp nổi danh trên thế giới. Tôi đã theo học tiếp về Nho rượu và trở thành chuyên viên cấp cao (cao học). Hy vọng một ngày thanh bình khi diệt trừ hết cộng đỏ sẽ trở về quê hương chung lo xây dựng và đóng góp vào nền kinh tế nông nghiệp bằng cây nho cao quý mà không một loại cây ăn quả nào sánh kịp. Song than ôi! Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua tuổi đời chồng chất mà mộng ước không biết đến bao giờ mới có cơ hội thực hiện.
Tôi có tất cả 7 người con, 4 trai 3 gái. Tôi chia ra 4 đứa lớn ở học với tôi tại Pháp và 3 đứa sau theo mẹ sang Mỹ du học và tất cả 3 con học ở Mỹ đều đạt thành danh, mang lại niềm hãnh diện lớn cho gia đình. Con gái thứ tư đã tốt nghiệp bác sĩ ở Berkeley. Thằng con trai thứ sáu tốt nghiệp kỹ sư điện tử và cô con gái út đã ra trường Luật và hiện có văn phòng ở San Francisco.
Tháng sáu năm nay, tôi được hân hạnh sang dự đám cưới của con trai thứ sáu và cùng gia đình anh chị xuôi đã sang Mỹ tưừ 1980 và hiện là công chức ngành bưu điện.
Dự đám cưới của con trai xong, tình cờ tôi được thiệp mời của người bạn thân, anh Trần Văn Được tự Đứùc, một danh vợt bóng bàn lừng danh đã cùng quái kiệt Mai Văn Hòa đoạt giải đơn và đôi vô địch Á Châu tại Tokyo, nước của thần tượng Oginurra, Zauaka, Hayoshi vv…
Anh Được, nay gọi là Đức, hiện đang ở San Jose sau khi được "học tập" 8 năm dài ở miền Bắc do các "cán ngố" chỉ đạo dạy cho sự đổi đời.
Ngồi Xe Đò Hoàng từ Westminster về San Jose cho kịp dự "sinh nhật" của người bạn đã 48 năm xa cách.
Tiệc được tổ chức tại một nhà hàng lớn có ca nhạc giúp vui mà quan khách và bạn hữu tham dự đông đến hơn 200 người. Tôi đã ngỡ ngàng với bất ngờ thứ nhất là sau khi MC Thu Văn và nhà báo họ Trần Chí nhắc lại quá khứ lừng danh của chàng trai 70 và được hội bóng bàn tặng bảng vàng vinh danh một thời.
Không rõ bạn Được của tôi đã chuẩn bị từ bao giờ bài "diễn văn" rất hay nhắc lại nhiều kỷ niệm, thân tình, dành cho tôi bao nhiêu là hãnh diện và bất ngờ lý thú.
Trong bài diễn văn, anh đã nhắc lại một đoạn lịch sử đen tối của đệ nhất cộng hòa mà vị tổng thống đầu tiên đã gánh chịu.
Anh Đức kể chuyện về "nơi đó":
Năm 1955 chuẩn bị cho chuyến Tây du, tham dự giải vô địch Bóng bàn Thế giới được tổ chức ở Hòa Lan… chúng tôi bốn chàng ngự lâm: Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được tự Đức, Nguyễn Kim Hằng và Phan Văn Thọ đã được ông Cao Xuân Vỹ tổng giám đốc Nha thể dục thể thao chọn cho xếp hàng rào danh dự trong ngày lễ hội dinh điền lớn do tổng thống Ngô Đình Diệm chủ tọa. Đây là nơi Tổng Thống đền nói về chính sách ấùp chiến lược và sự giúp đỡ cho dân tộc thiểu số gốc Thượng.
Phái đoàn do Tổng thống lãnh đạo gồm nhiều bộ trưởng và tướng lãnh vừa rời tiệc hướng về khán đài thì một tràng súng liên thanh đã nổ vang. Đội cận vệ và tướng tư lệnh vùng II đã ôm tổng thống yêu cầu nằm xuống, vì ông bộ trưởng canh nông đã bị trọng thương. Song tổng thống vẫn bình tĩnh tiến về khán đài để tiếp tục đọc diễn văn dài cả tiếng đồng hồ một cách bình tĩnh như không có chuyện ám sát hụt vừa xảy ra. Tên cộng nằm vùng đã đứng ngay sau lưng chúng tôi để chọn mục tiêu chính xác nhất, đã bị bắt ngay bởi ban an ninh chìm, tổng thống đã nhân từ bảo anh em an ninh đừng nên đánh đập hắn…


Xong bài diễn văn tổng thống đã không quên ngõ lời huấn dụ 4 tuyển thủ đại diện. Tôi còn nhớ tổng thống nói:
"Các cháu là các nhà vô địch,
Nhân danh tổng thống, chính phủ và tất cả công dân Việt Nam, tôi xin tỏ lời ban khen và cầu chúc cho các nhà vô địch ra đi, đại diện cho màu xứ sở quê hương được nhiều sức khỏe, may mắn nhất là quyết tâm, tận lực mang vinh dự vinh quang về cho Việt Nam như các cháu đã từng làm ở các giải Á Châu và Đông Nam Á trước đây. Tôi đã chỉ thị cho ông đại sứ ở Pháp và Hòa Lan cung ứng đầy đủ cho phái đoàn trong những ngày lưu diễn, tham dự ở Âu Châu."
Sau đó, tổng thống đã hoan hỷ bắt tay từng người và quái kiệt Mai Văn Hòa đã đại diện bốn anh em chúng tôi cảm ơn tổng thống, tất cả chúng tôi cũng không ngăn được cảm xúc, hứa rằng sẽ quyết tâm và tận tình…"
Anh Được cũng xúc động kể thêm:
"Sau chuyến đi dự giải vô địch thế giới, quái kiệt Mai Văn Hoà đã viết quyển "Cờ Việt cõi trời Âu" để nêu kết quả và vinh quang mà đoàn chúng tôi đã đạt được ở Utrech và Dormun: Việt Nam đã đứng hạng 3 và 5 trên thế giới."
Giờ đây hai bạn Mai Văn Hòa và Nguyễn Kim Hằng đã ra đi vĩnh viễn bỏ lại, chỉ còn hai ngự lâm còn sống sót là tôi và anh Phan Văn Thọ. Và hôm nay trong gian phòng này tôi được hân hạnh bắt tay lại người bạn cố tri, từ thuở xa xưa đã từng chu du với nghề múa vợt đem vinh quang, đoạt vô địch thì giờ chúng tôi đang múa gậy khua vào hoàng hôn ở nơi đất khách quê người và xin chọn nơi đây làm quê hương thứ hai."
Người đó là anh Phan Văn Thọ đã từ Pháp quốc xa xôi đã về tham dự ngày sinh nhật thứ 70 của tôi, và một điều bất ngờ nữa là giờ đây anh Phan Văn Thọ lại là anh vợ của tôi. Người em gái út của anh từng là nữ vô địch bóng bàn Đà Lạt từ những năm học ở Lycée Yersin Dalat 1952.
Trong tiệc sinh nhật của anh Được, tôi còn được may mắn gặp lại các bạn không cùng khóa hay khóa khác đã từng tung cánh chim sắt ở bốn vùng chiến thuật, trong các chiều hành quân qua thôn xưa.
Rồi được gặp lại các nữ tiếp viên hàng không ngày xưa với các tà áo dài vàng xanh nước biển tha thướt trên các đường bay quốc nội và Á Châu mà tôi được hân hạnh sau khi từ giã nghề "giặc lái' chuyển qua hàng không dân sự…Trong số bạn gặp lại này, có cả bố già Vinh xếp tiếp viên phi hành đã trên 80 mà vẫn còn bay bướm, nhảy lắc tuýt như chàng trai đôi mươi. Các đồng nghiệp này nay đều thành đạt hội nhập tốt, gia đình hạnh phúc đều huề.
*
Thêm một bất ngờ khó tin mà có thật thứ ba, là tôi hân hạnh được gặp lại người bạn xa xưa ở Cù Lao Thốt Nốt tỉnh Long Xuyên, đó là anh Bá. Chúng tôi quen biết nhau khi tôi lập nhà máy xay lúa cùng bán máy cày Kubota, lúc về bay cho Air Việt Nam năm 1962.
Năm 1979, không chịu nổi chế độ và sự nghèo đói, tôi và anh Bá đã cùng đứng ra tổ chức chuyến vượt biên thành công đưa 359 sinh mạng đến bến bờ tự do, đến đảo Palau Bidong sau bao gian nguy, cay đắng, nhục nhã! Tôi sang Pháp trước, gia đình anh Bá còn lại chờ đi Mỹ 6 tháng sau. Anh em mất liên lạc vì bận lo "tha hương cầu thực". Sau này mới biết, thỉnh thoảng vợ chồng anh Bá có qua Pháp cố tìm hỏi thăm tôi song nước Pháp quá rộng và không địa chỉ chính thức nên khó gặp. Phần tôi, có lần qua thăm các con năm 1992 ở Cali tôi cũng có ý hỏi thăm mong tìm gặp anh Bá song không ai biết
Một hôm sau đêm dự sinh nhật, được bạn đưa đi ăn sáng ở tiệm Lee Sandwiches ở San Jose. Bạn tôi bảo ông chủ tiệm này hiện giờ đang là người Việt giàu có hàng đầu, vừa được chính phủ Mỹ vinh danh. Nghe đến ông chủ"Lee Sanwiches" này xưa ở Thốt Nốt làng Hòa Hảo Long Xuyên gì đó.
Nghe đến hai chữ Thốt Nốt tôi giựt mình và linh tính là có quen. Bất ngờ thay, về nhà dở tờ báo "Việt Nam Week" ra đọc, mới hay ông Lee Sanwiches cũng chính là ông Bá. Chẳng chờ đợi lâu, sáng hôm sau tôi cùng Đức trở lại quán ăn sáng Lee Sanwiches và cô gái Út của anh Bá trông coi quán đã gọi điện và chỉ 15 phút sau anh đã đến. Hai anh em ôm chầm nhau mà nước mắt lưng tròng.
Anh Bá đã mời tôi và vợ chồng Đức đi ăn rồi đến nhà thăm, chụp ảnh lưu niệm nhắc lại chuyện cũ xưa ở Thốt Nốt và cuộc vượt biên đầy gian nan, đưa tới sự sống đến ngày huy hoàng, thành đạt hôm nay.
Anh chị Bá có nhã ý đề nghị tôi qua sống ở Mỹ với 3 con vì bên này vui hơn, khí hậu tốt hợp và bạn bè nhiều gặp nhau thường xuyên. Tôi hứa sẽ suy nghĩ và sẽ thư sau thường xuyên liên lạc.
*
Tiếp theo tôi lại được mời tham dự ngày Cộng đồng Đalat và Lyceé Yersin tổ chức trên đồi ở Santa Ana do BTC Lyceé Yersin đứng ra tổ chức hàng năm, có dịp gặp lại bạn bè đồng hương cũ ở xứ Hoa anh đào, đồi thông sương mù và thác ngàn, suối vàng, có hồ Xuân Hương, hồ Than Thở có vườn hoa muôn màu, có hoa lan rừng thơm ngát, nhất là hoa Mimosa vàng tươi đẹp.
Gặp lại bạn cũ, chúng tôi tay bắt mặt mừng, nhắc nhau nghe những kỷ niệm xưa. May mắn còn gặp lại bạn bè cũ đã 82 tuổi mà vẫn còn tráng kiện, tham dự và nhắc lại không sót một chi tiết về các giải vô địch mà tôi đã mang về cho Dalat.
Buổi họp bế mạc lúc 13h bà hội trưởng đã có lời từ giã và chúc sẽ gặp lại vào dịp này năm sau.
Sau đó trong khoảng thời gian ở lại Cali tôi đã được các bạn dẫn đi tham quan thắng cảnh với đầy tình cảm trìu mến làm cho tôi phải bảo đúng là "Cali đi dễ khó về….".
Hôm nay, ngồi viết lại hồi ký một chuyến đi đầy kỷ niệm đẹp và những cái bất ngờ không thể tin mà có thật này, tôi hy vọng rằng những năm kế tiếp sẽ còn có được đầy đủ sức khỏe cùng may mắn sẽ gặp lại các bạn bè thân mến và đã cùng trải qua những giờ phút bên nhau đậm đà khó quên.
Mong rằng tình đó sẽ bền vững và mỗi ngày càng tăng thêm, hôm nay hơn hôm qua và ngày mai sẽ càng thân hơn nhiều hơn nữa.
Và cầu mong rằng cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Mỹ sẽ hội nhập và thành đạt nhiều hơn…nhưng mong sau đừng bao giờ quên hai chữ Việt Nam Quê Hương tổ quốc yêu dấu của chúng ta, dù ở phương trời nào cũng mong sớm có ngày quê hương thanh bình hết loài quỷ đỏ để chúng ta cùng về xây dựng lại đất nước phú cường và cờ Việt sẽ được nêu cao ở các thao trường quốc tế như thuở vàng son trước 75.
Xin trời Phật phù hộ cho tất cả chúng ta.
Việt Nam muôn năm!

Viết xong đêm 09/27/2003
Phan Văn Thọ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,221,345
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến