Hôm nay,  

Ở Quê Hương Thứ Hai

24/10/200300:00:00(Xem: 183344)
Người viết: UYÊN NGUYỄN
Bài số 374-912-vb8121003

Uyên Nguyễn, Financial Services Rep hiện sống với cha mẹ, chồng con tại Milpitas, CA. Gia đình H.O., qua Mỹ cuối năm 1992, nhờ có ba là thiếu tá tiểu đoàn trưởng sư đoàn 7, cải tạo 9 năm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện chị em, bè bạn và đời sống gia đình tại Mỹ, có giọng kể trực tiếp linh hoạt, cho thấy một cá tính mạnh mẽt. Mong bà sẽ còn tiếp tục viết.
*

Cả nhà tôi đi Mỹ. Nhờ Ba tù cải tạo 9 năm tinh thần suy sụp, thân tàn ma dại, đốn củi lợp nhà, ăn khoai mì, nước suối từ Bắc vô Nam. Nhờ Má 9 năm gầy teo khô đét, lặn lội nuôi cò với bá nghề: bán chạp phô, bánh ngọt, vé số, buôn hàng chuyến và cuối cùng là bán chợ trời. Riêng 2 chị em tôi có 9 năm đeo khăn quàng đỏ, gân cổ rống những bài Cô gái lên đường đi tải đạn, tẩy não với những Nhật ký trong tù của HCM, của Tố Hữu...
Ba cay đắng ký cái giấy hiến nhà để gia đình được yên thân ra đi thong thả. Gia đình tôi khăn gói, mặt mày hớn hở tươi rói kéo theo một cái vali tổ bố với một đống quần áo mới tinh chưa mặc bao giờ và 300 đôla (mượn của ông chú) đường hoàng giã từ cái xóm nhỏ lâu nay chứng kiến bao sự đổi thay.
Đến Orlando, FL chắc khoảng nửa đêm. Cô dượng tôi ra đón. Cô sụt sùi nhắc mãi bao nhiêu năm rồi anh chị. Má rưng rưng áo dài nhăn nhúm. Ba áo vét rộng thùng thình, cười vui bắt tay Dượng. Lạnh quá nhưng mà vui. Chị em tôi ngơ ngác, mệt mỏi, ói lả người, cổ họng đắng ngét, nặng nề vì mấy cái áo len đan dầy cả tấc. Nhìn ra đường. Xe hơi bóng loáng, đường phố lên đèn rực rỡ, cái gì cũng lạ, cái gì cũng mới. Hết mệt mỏi vì đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cô cẩn thận mang theo thùng đá nhỏ có nho và táo. Thèm quá, nhưng cái bụng rỗng tuếch từ hôm qua đến giờ, ruột gan lộn xộn, nên không dám đụng tới. Đồ ăn Mỹ nuốt không vô. Trên máy bay chỉ toàn uống 7 up.
Leo lên xe (lại tiếp tục ói mửa). Thêm hai tiếng đồng hồ để đến nơi cô dượng ở. Cũng chỉ là nhà thuê nhưng có mùi Mỹ, lạ quá.
Bây giờ hỏi lại. Tôi chẳng biết cái mùi Mỹ ra sao, ăn miếng cháo gà cô nấu từ sáng cũng thấy lạ. Xong một buổi tối, chúng tôi nằm trên một cái nệm phao phồng phềnh, chao đảo, lơ mơ không ngủ yên. Cái cảm giác say sóng vẫn còn, nay như nằm trên nước giờ giấc đổi thay, bâng khuâng lo nghĩ cho ngày mai, cô đoán ba má không ngủ được. Chỉ có chị em tôi là ngồi trên máy bay, nay được duỗi thẳng chân ra dù không phải nhà mình vẫn cứ "thẳng cẳng" đến sáng. Ngay mai lúc nào cũng khác hẳn hơn hôm nay. Dĩ nhiên tốt đẹp hơn hôm nay. Đến Mỹ rồi mà.
Ở nhờ nhà cô 1 tháng rồi chuyển qua thành phố khác thuê lại cái nhà của cô dượng. Ba gấp rút học lái xe trong vòng tuần lễ, luôn luôn là người trụ cột trong nhà ba phải làm gương. Má khỏi cần, ở VN má cũng chẳng rờ đến chiếc xe đạp bao giờ, làm sao lèo lái một chiếc xe hơi nặng trùng trục"
Ba có bằng lái rồi đến tôi, chị lớn phải làm gương cho nhỏ em. Cả nhà mua được chiếc xe 2 cửa nhỏ xíu thấy thương. Cũng may nhờ VC nuôi chả có tí mỡ màng nào chỉ xương với da, nên xe cứ tà tà theo ba đến khi phải vào Junk yard (mà ba đọc là "dân da") trước khi ba má chuyển qua Cali với chị em tôi đầu năm nay.
Cuối tuần chở má đi chợ cứ tấm tắc khen người Mỹ họ thật thà quá, có bao nhiêu rau cải, trái cây bày ra, người gian chôm mất còn gì" Chợ gì mà sạch sẽ thơm phức đèn đuốc sáng trưng. Chắc tốn tiền điện nhiều lắm. Má xuýt xoa, một bịch ớt đến mười mấy ngàn tiền VN lận, khủng khiếp quá.
Ba má kiếm được một cái Job ghim mấy cái đinh vô áo sơ mi. Ba sút liền mấy kí lô, mặt hốc hác thấy rõ. Má không ước ao gì hơn vì VN má buôn bán chợ trời cực hơn nhiều chứ.
Hai chị em sáng sáng đi bộ ra đầu đường, đón chiếc xe bus số 10 đến trường ESL học Anh văn. Trời lạnh hay mưa đều có mặt đầy đủ. Ngồi bệt xuống đường nhìn xuống cái hồ có mấy con vịt trời bơi lội. Mùa đông, hồ nước cạn, vịt đi đâu mất chỉ có con chó Daisy bên hàng xóm chạy tới chạy lui đưa chị. Em tôi tới bến xe rồi lại về. Ngày nào cũng thế. 1 tuần 5 ngày 3 người tài xế, ông tài xế Mỹ trắng, ốm ốm tử tế không lấy tiền vé dư , em tôi đã mua được vé rẻ dành riêng cho học sinh. Bà tài xế Mỹ đen hiền lành nhỏ dại. Bà biết bến dừng của chị em tôi và thường thường bà chạy thêm một đoạn ngắn nữa chị em tôi đỡ cuốc một khúc về. Chỉ có ông Mỹ trắng mập là khó khăn nhất. Có lần ông tuốt vô sân bay (trạm cuối) vì tôi không kéo dây xuống trạm, nghĩ ông có thể cho chúng tôi ăn gian đoạn đường như bà tài xế nọ. Tôi cãi với ông tiếng được, tiếng mất. Nổi khùng chửi luôn tiếng Việt. Ông vẫn tà tà cho xe ngừng bến cuối. Chị em tôi lo lắng chẳng biết đường nào vềà May quá, thấy một thằng Mỹ trắng trẻ vẫn hay đi bộ qua nhà.
- Hello, mày nhớ tao không" Tao thấy mày hoài. Mày có thể dẫn chị em tao về nhà được không" Nó cười.
- Được chứ! Tao đi làm ở chồng chó (sân đua chó, giống đua ngựa ở VN mình vậy) nên hay ngang qua nhà mày. Tụi mày đi theo tao, nhưng tao sẽ đi short cut không có an toàn lắm, mày có OK không" Nó trả lời rồi lầm lũi đi.
Tôi đáp vội, chạy theo. Sure sure. Cám ơn mày nhiều nhe, không có mày chắc tụi tao phải ngồi đây chờ cho ba tao đi làm về mới đón được.
Đường tắt của nó là chui hàng rào, lỗ chó, có đoạn trèo qua máy cái barrel ngăn giữa đoạn đường này với đoạn đường kia. Tưởng gì, chứ mấy thứ đó dễ như trò con nít.
Về đến nhà, lấy cho nó lon coke gọi là đền ơn, nó hỏi Beer được không, tao trên 21 tuổi. Tôi dứt khoát, no beer. Tao chỉ có coke, mày không thích thì tao đưa nước lạnh. Nó cầm lon coke ngó dáo dác. Tao vô nhà mày chơi được không" Tôi hoảng. No no ba má tao sắp về rồi tao không có được phép cho mày vào đâu. Nó trố mắt ngạc nhiên nhưng không hỏi lại. Lần đó về sau nó chẳng ngang qua lần nào nữa hết. Nó đổi Job, đi qua tiểu bang khác hay giận tôi không có dịp biết. Chị em tôi vẫn sáng sáng đến trường. Có Job mới: rửa chén nhà hàng Tàu. Thằng Manager nhìn tôi dài ngoằng đen thui rồi hỏi:
- Mày làm nổi không" Cuối tuần lãnh cash. Nghỉ ngày thứ hai vì tiệm không mở cửa. Tôi thấy có máy rửa chén nên hùng hồn OK ngon lành. Chuyện nhỏ.
Vào ngày đầu tiên, ngay cái giờ cao điểm: Dinner. Khách vô tới tấp tôi làm không nổi bỏ luôn cơm tối. Tôi xin nó mướn luôn nhỏ em tôi phụ được không" Nó nói lương vận thế vì công việc của một người. Sau này tôi mới biết có một con Mễ và 1 con Mỹ trắng, mỗi đứa làm 1 ngày dông mất, chẳng thèm lãnh lương. 2 chị em luôn tay xịt nước, xếp chén dĩa vào máy lôi ra lau khô rồi cứ thế mà làm, vẫn không kịp. Waiter, waitress chạy lên xuống la hét: dĩa đâu"
Nước xâm sắp dưới chân, hơi máy nóng nóng. Người đứa nào cũng âm ẩm mùi hôi. Tối đến, ba chở má lại. Ba thì phụ đi đổ rác, má giúp clean up. Luôn luôn chúng tôi là người cuối cùng ra về. Về đến nhà là nghe cái mùi nhà hàng. Nó hôi kỳ cục không thể nào diễn tả được. Ở Mỹ cực quá.
Tháng sau chị em tôi tìm được Job khác: Bus girls. Lau chùi, clean up, hút bụi $20/ngày. Làm ngày nào trả tiền ngày đó. Người Tàu họ lạ (cũng là nhà hàng Tàu). Đưa luôn việc chẳng có dính dáng gì đến lau chùi: lặt đậu, nhặt rau, quấn hoành thánh, fill up nước tương, đường, muối, sauce. Không bao giờ rảnh tay. Đến giờ cơm tối, mạnh ai nấy xộc đũa vào tô canh, dĩa thịt. Chị em tôi không quen. Họ nói bao cơm và lúc nào cũng về nhà ăn cơm của má để dành. Mỗi đứa làm 3 tối. Ra khỏi trường vơ vội miếng cơm xong ba đưa đi (vì chuyến xe bus cuối cùng đã qua). Tối ba ngồi ngoài parking ngủ gật chờ chị em tôi xong việc rồi về. Tiền kiếm được đưa má phụ thêm tiền chợ, má bảo cất để dành xài, cũng chẳng biết mua gì, quần áo hiệu hàng đắt đỏ quá. Cũng chẳng biết đi chơi đâu. Một vài cuối tuần đi chợ VN xa ghé vào quán phở coi như xong một ngày. Tiền đó đổ vào mấy phim bộ Hồng Kông dài dằng dặc. Tối tối ba má con xúm lại vào bàn tán chê bai mắt rưng rưng lệ theo từng chi tiết của film. Ba ra vô làu bàu. Má con bà rõ dư nước mắt.
Ở Mỹ sướng quá đi chớ. Ở VN kiếm miếng ăn còn khó, có cái T nhỏ xíu trắng đen coi là đã khá lắm rồi. Huống chi bây giờ nhà chỉ có 4 người mà đến 2 cái TV màu khổng lồ. Mua cái 25" coi cho nó đã. Trong nhà có tôi là không biết mê chưởng. Thuộc vỏn vẹn một cái nhất dương chỉ của cái ông vua gì đó không rõ lắm. Cứ như vịt nghe sấm. Nghe đâu quên đó. Còn em tôi với má đọc vanh vách tên tuổi, đời này sang đời nọ. Thỉnh thoảng ba ngồi xuống ké một đoạn, tôi hay hỏi ba thằng cha đó có bị đầu độc hay bị giết không ba" Ba kể trật lất. Tôi ngu ngơ "sao còn nhỏ" ba nói thuộc hết mấy chuyện chưởng này mà, ba nổi tiếng trong trại tù chuyên viên kể chuyện chưởng vậy. Thì có lúc đang kể hấp dẫn tự nhiên quên thì ngừng lại. Ngày mai kể tiếp, hoặc cứ phịa địa ra một món nào đó để kể. Tiếp tục. Ba nói chẳng có thằng nào biết không hay biết chắc ba phịa nhưng không mở lời. Sợ ba quê ba không kể nữa. Chị em tôi bò lăn cười rũ rượi. Bây giờ mà bác nào có coi film chưởng giống mình bây giờ chắc sẽ rủa ba kể láo.


Học ESL 1 năm chị em tôi thi vào Đại học. Ba ủng hộ hết lời. Đi học đi con, ít nhiều cũng được. Ba má còn đi làm nuôi các con nổi. Mấy người bà con lời ra tiếng vào. Thời con gái cũng lớn rồi. Tìm một thằng chồng khá khá, mua nhà đẻ con là vừa. Ba lớn tiếng bảo, đem tụi bây qua đây không phải chỉ để lấy chồng. Lấy chồng thì ở đâu chả được. Mới chân ướt, chân ráo mặt chưa ngửa lên được thì lại đúc đầu vào cái kiếp chồng con. Má không nói gì, nhưng má theo truyền thống cũ, tôi biết má lo âu vì nhìn quanh không có thấy bóng thanh niên VN nào coi được. Nơi đây chỉ toàn là seniors. Chị em tôi qua Mỹ không nhỏ lắm, cũng chẳng già 22-23. nhưng là cái tuổi ở VN mấy đứa bạn tôi con đã 1 vài tuổi.
Ai nói thì cứ nói chị em tôi ngán cái khăn bàn, hủ sauce nên quyết định đi lấy test. Thời may, test không đậu hay rớt. Mà tùy theo số điểm họ xếp lớp, dĩ nhiên tụi tôi học cái lớp anh văn thấp nhất. Đâu vậy, ba má mừng rơn ở Mỹ sướng thật cho gia đình tôi low income (lợi tức thấp) nên xin được Financial Aid, đi học đã có chính phủ trả kể cả tiền sách. Buổi trưa rủng rỉnh vài đồng trong túi, kêu một cái fried bự, ly coke đã đủ lunch rồi. Đó là thêm một vài bịch chip, ăn bao nhiêu lần ngán đến tận cổ, vẫn không biết kêu thứ khác, không muốn mang theo lunch vì nhìn tới nhìn lui chẳng ai mang vác gì từ nhà. Cái cafeteria khổng lồ Mỹ đen ngồi một góc Mỹ trắng một nơi. Việt Nam qua trước, VN qua sau không ngồi chung chỗ. Mạnh ai nấy ăn, mạnh ai nấy nói đến giờ lên lớp thì tự xách balô mà chạy. Lâu dần quen mắt với những anh chàng hay cô nàng nằm dài tâm sự trên cỏ nắng, kẻ lim dim gật gù, ngồi bệt đâu đó. Tuần 3 tối chị em tôi thỉnh thoảng vác ba lô vào thư viện kiếm 2 cái ghế đâu lại với nhau nằm gác chân đánh một giấc ngắn rồi ngồi dậy học bài. Ngó xung quanh thấy mấy anh chàng gối cái balô lên đầu, sách úp vào mặt thả hồn theo mây gió. Hỏi ra mới biết đứa nào cũng đi làm thêm. Vừa học vừa làm nên thèm ngủ, có đứa bảo dẫn đào xin xinê ngủ khò đến hết cuộn film. Đến sáng ngơ ngác tới giờ đi làm hảà. Cả đám cười rúc rích. Có người đi qua lại nhắc nhở im lặng.
Ba năm đại học dài đăng đẳng. Chị em tôi vẫn vừa học vừa làm vẫn Job nhà hàng nhưng chức vụ có khác đi waiting table (nghe cũng đỡ hơn tiếng VN bồi bàn). Nhỏ em học xong, ra trường trước. Ngày cả nhà nhìn nó mặc đồ xanh, đội nón đi lên lãnh cái bằng AS Computer Science tôi thấy ba má mừng lắm. Hôm có nó đaiõ cả nhà đi ăn sushi. Ba má tôi chê đồ ăn nguội ngắt, lạnh lẽo, không mùi vị. Về nhà nó tuyên bố "con done học, đi làm". Ba tôi thất vọng trông thấy. Ba nói thêm vài lời muốn nó học thêm 2 năm nữa. Nó tâm sự với tôi thấy ba má tội quá, đi làm vất vả nuôi mình sao đặng" Tôi bảo nó cứ tiếp tục đi đâu có sao đứa lớn nuôi đứa nhỏ. Nó lắc đầu nguầy nguậy giữ nguyên ý nó. Rồi nó đi làm thật. Chẳng dính dáng gì đến cái bằng vừa có. Làm thư ký cho một văn phòng nhỏ xíu 4-5 người. Nó vui với cái có được. Ba má tôi cũng yên tâm. Coi như không bàn đến chuyện học nữa.
Hè đó tôi còn 2 lớp nữa mới tốt nghiệp. Ngày nào không học thì đi làm waitress kiêm cashier. Có con bạn ở Cali làm đám cưới. Nó rủ rê qua đây ở luôn đi mày bạn bè nhiều lắm Job diếc quá trời. Tội gì mà phải làm nhà hàng. Hồi ở VN 2 vợ chồng nó và tôi học cùng lớp 10. đến 11, 12 vẫn cùng trường nhưng chồng nó qua lớp khác. Tôi với nó hai đứa học chung cho đến ngày ra trường. Tôi không chơi thân với nó. Nó dân con nhà giàu lãnh đồ Mỹ mỗi tháng. Tối tối đi nhảy đầm. Khi nó cùng gia đình vượt biên tôi không biết. Sang tới đảo, vô tình thấy địa chỉ tôi còn đó nó viết thư qua lại. Sinh nhật tôi mỗi năm, nó gởi tí tiền kẹp vô cái thiệp chúc mừng. Nó bảo tao còn đi học không có nhiều tiền cho tặng mày mua kẹo. Cảm động đến rơi lệ. Gia đình tôi qua Mỹ được vài năm nó qua thăm. Chơi được 10 ngày dông mất. Nó than chỗ này buồn quá. Tôi giữ liên lạc với nó cho tới bây giờ. Tôi qua Cali dự đám cưới nó trước một vài ngày ở nhờ nhà 1 người dì, phụ nó giăng giấy màu trang trí xe hoa. Lòng bùi ngùi bao giờ đến phiên mình. Nó chở tôi đi ăn bánh bèo, bánh khọt, bún bò nổi tiếng ở San Jose. Tôi nhăn mặt mày thấy ngon thiệt hay sao" Nó cười the best ở đây đó. Nó mang tôi lên cả San Francisco để ngắm cái cầu treo nổi tiếng. Trời tháng 7 năm đó ở Cali vẫn còn lạnh hay tại tôi quen với Fl nắng cháy da như VN. hai đứa co ro đứng nhờ 1 người Mỹ chụp hình làm lưu niệm. Về nhà rửa ra chỉ 2 đứa người co rút vì lạnh, còn cái đầu thì mờ mờ ảo ảo, không thấy rõ vì sương mù.
Tối hai ngày trước khi cưới cả đám mấy chị em nó và tôi lên ngủ lại nhà một người chị nó ở San Francisco để sáng mai mua hoa về làm hoa cho nó. Cô dâu mệt nhoài sau nhiều ngày lo lắng vất vả ngủ khò. Tôi trăn trở kế bên, thức hoài không ngủ được. Mua hoa về tôi lăng xăng bên chị nó cột dây, bẻ gai khi chị kết hoa cầm tay hoa cài áo cho cả họ. Nó huyên thuyên rủ rê tôi nhất định phải dọn về đây. Mày ở đó như ở nhà quê, buồn chết. Tao qua chơi bên mày có hai tuần mà mới 10 ngày đã lo dông rồi. Nó dẫn tôi ngang cái hãng nó làm. Cái building mấy tầng, bàn ghế sang trọng. Nó nói lương mấy chục K ngàn có khó gì đâu. Tôi thấy mình nhà quê thật, bèn vớt vát thôi để tao về học lấy cái bằng cho chắc ăn rồi tình.
Nó lu bu quá. Đám cưới ba mươi mấy bàn khách khứa đông nghẹt. Cô dâu phải đi từ sáng sớm làm make up. Khi nó về tôi thất vọng quá mà không dám nói. Nó bình thường không đẹp, nhưng xinh xinh người nhỏ nhắn trắng trẻo. Nó tốn mấy trăm đồng cả một buổi sáng, lại còn phải mắc công đặt cọc trước cả tháng cho cái sự nổi tiếng nhất nhì ở San Jose này đây. Vậy mà bả đang hóa trang cho nó chứ không phải trang điểm. Tôi chỉ dám phê bình nhè nhẹ. Hình như bả cho phấn hơi nhiều mày há" Sợ mình không biết gì về nghệ thuật lại nói bậy nó buồn.
Cô dâu, chú rể mệt lả người nhịn đói từ trưa đến tối mà miệng vẫn cười ngoắc đến mang tai. Thỉnh thoảng cô dâu ghé tai tôi, hỏi nhỏ: Đồ ăn được không mày" Mày thấy OK không" Mặt tao có ghê quá không"
Thấy nó hạnh phúc cũng mừng. Trong tiệc cưới nó, có chồng tôi bây giờ nhưng lúc đó thì chả biết nhau. Tôi ngồi chung với đám bạn hồi còn chung học ở VN. Con nhỏ bạn tôi tài thật, nó giữ liên lạc với cả đám, ngày cưới lục đục kéo nhau về dự từ bốn phương, Canada, Florida (tôi) và 1 đám ở LA. Đứa nào cũng công việc ngon lành khấm khá, sắp sửa đám cưới này nọ. Còn tôi buồn quá nhìn tới nhìn lui thấy mình quê thật. Tôi nhất định rồi. Chuyến này sẽ khăn gói sang Cali.
Tôi tốt nghiệp hè sau. Cái bằng AS Computer sciences. Hồi đó mới qua chẳng ai chỉ vẽ. Đang lúc thịnh cái môn đó chị em tôi nhào vô đại. Lại đãi cả nhà đi ăn. Lần này là đồ Mỹ. Ngồi gặm mấy cái miếng bánh mì trét bơ, uống ly nước bụng no cành, dinner mới từ từ dọn ra. Cái dĩa steak nhạt phèo, khô quéo lại. Tôi với ba order well done. Ba má lại chê đồ Mỹ chán quá. Tôi kiếm được một cái việc nhạt nhẽo ít tiền lại là temp.
Làm được 5 tháng tôi thưa với ba má xin qua Cali. Ba ngần ngại không muốn tôi đi xa. Ở một mình thân gái còn ở nhờ bất tiện. Ba má tôi nói chuyện với dì ở San Jose gia đình dì đồng ý chứa chấp tôi. Tôi hứa với ba má khoảng 3 tháng tìm không ra Job tôi về lại. Nhưng lòng đã quyết một đi không trở lại. Dạo ấy kinh tế đang lên, Job tìm người. Nhờ bạn tôi dẫn vô làm chung sở với nó. Cali có thêm người mới. Tôi nhận nơi đây làm quê hương thứ hai từ dạo ấy.
Nămtháng sau, đến lượt em tôi. Lại thêm những vất vả của nơi ở mới. Như năm ngoái kinh tế èo ọp tôi thất nghiệp nằm nhà nuôi con 10 tháng. Má từ FL bay qua nuôi tôi 8 tuần lúc tôi còn trong tháng rồi về lại. Đưa má ra cửa tôi khóc hu hu. Chẳng biết rồi sao để nuôi con. Tôi như một đứa con nít nuôi một đứa con nít. Loay hoay những tã và sữa tôi nhận không ra mình trong gương.
Ngày nào cũng là ngày nghỉ nhưng không hết việc weekend đến nếu chồng bận tôi lại lầm lũi tiếp tục. Tôi than với má mỗi ngày trên phone. Nhà vắng vẻ quá con lại bé chẳng biết gởi ai cho yên dạ đi làm. Chỉ có má tôi tin tưởng. Má nghe xót xa nên quyết định bay qua Cali cho tôi đi làm lại để tội con mình quá. Như lời má tôi nói, khi ba má đến nơi tôi chuẩn bị đi làm thì đến phiên chồng tôi thất nghiệp. Anh thông báo trên phone, tôi im lặng hết mấy giây, không biết nói gì dù đã chuẩn bị tinh thần, tôi vẫn không chống nổi. Tôi gọi cho nhỏ em mếu máo. Tội chồng, tội con hay tội tôi" Cái nhà mua năm kia refinance hết 2, 3 bận tôi lao đao. Lương mới liệu có đủ chăng" Đầu cứ rối mù lên, nhưng tôi phải ra ngoài. Ở nhà tôi sắp điên.
Giao con cho má tôi xách giỏ sáng 9 chiều năm. Nhìn quanh nhà nào cũng có tên người trong danh sách lãnh tiền thất nghiệp. Cái thời kỹ sư ở San Jose rẻ như bèo.
Ở Mỹ sướng hay khổ tôi nghĩ còn tùy. Mỗi người một hoàn cảnh. Tôi còn trẻ nhưng bắt đầu nghĩ ngợi an phận như những người đàn bà xưa cũ. Tại hoàn cảnh" Tôi không thích đổ thừa. Nếu còn muốn mơ, tôi sẽ mơ một căn nhà mới hơn nhưng không cần lớn. Mua một chiếc xe mới không cần phải màu đỏ. Mơ nhiều con hơn không chỉ một. Nhưng nhất định tôi không muốn mình phải phụ thuộc vào những vật chất tôi đang mơ đó.
Đời sống ngắn hay dài là do ở mỗi số phận, tôi chỉ đơn giản mong ai cũng thấy hạnh phúc khi sống cạnh người thân dầu sống trên quê hương thứ hai này.

Uyên Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến