Hôm nay,  

Nước Mỹ: Thiên Đường Đại Học

27/09/200300:00:00(Xem: 134010)
Người viết: ĐOÀN NGỌC
Bài số 361-899-vb4040903

Tác giả 64 tuổi, cư trú tại Orange County, từng du học Mỹ 1972-1974 và tốt nghiệp thạc sĩ ngân hàng. Trước 1975, phục vụ tại Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Quảng Đà, Mỹ Tho, Saigon. Vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1980. Trở lại đại học Mỹ lần thứ hai, tốt nghiệp kỹ sư điện toán và làm việc tại Los Angeles từ 1983 đền nay. Hiện đang chờ về hưu để trở lại đại học lần thứ ba. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Rất mong ông Đoàn sẽ tiếp tục viết thêm.
+
Tôi tốt nghiệp Đại Học năm 1963. Với mảnh bằng đại học thời bấy giờ, tương lai thật tươi sáng và đầy hứa hẹn.Tôi được bổ sung làm chuyên viên Phủ Phó Thủ Tướng đặc trách về kinh tế tài chánh, rồi Tổng Bộ Kinh tế tài chánh, sau đó là Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Trung ương tại Sài Gòn . Với tuổi trẻ năng động, với lòng hăng say làm việc, tôi đước bổ nhiệm làm việc tại Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Quảng Đà.
Trong thời gian làm viêc tại Đà năûng , buổi tối tôi thường đến Hội Việt Mỹ học Anh văn, sau vài năm học xong lớp 16, thi đậu bằng " Proficiency ", từ đó hầu như đêm nào tôi cũng mơ thấy mình "đi du học Hoa kỳ ". Dịp may lại đến, cơ quan USAID và Ngân hàng có tổ chức kỳ thi tuyển hai ứng viên đi Mỹ học lấy bằng Master of banking.
Tôi dự thi và may mắn đậu nhất . Thế là tôi phải tạm xa vợ con, từ bỏ công việc mà tôi đang phục vụ, để vào Sài gòn học bổ túc Anh văn tại trung tâm Anh ngữ đường Sương nguyệt Ánh. Sau sáu tháng học tập, dự kỳ thi "Tofel" lần đầu tiên và đạt điểm trên 550,điểm tối thiểu mà các trường cao học Mỹ đòi hỏi. Mọâng du học gần như hoàn thành, thì chính phủ ra lệnh ngưng cho phép thanh niên, công chức đi du học.
Thế là tôi đành gác qua chuyện đi Mỹ, nhận lệnh đi làm việc tại ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tại Thị xã Mỹ tho, tỉnh Định tường .Đất lành chim đậu, nơi làm việc lý tưởng, lại gần Sài gòn . Tôi mãi mê lo xây dựng hê thống Ngân hàng Nông thôn Huyện,thì chính phủ ra lệnh cho đi xuất ngoại du học .
Một buổi trưa đẹp trời, tại phi trường Tân Sơn Nhất, cuộc tiễn đưa khá cảm động và đầy khích lệ, ngoài vợ con, còn có ông Phó Tồng giám đốc Ngân hàng, bạn bè thân thiết và một số nhân viên làm việc ngân hàng. Tôi rời Sài gòn, tạm xa quê hương thân mến, đầu óc lẫn lộn vui buồn, đáp máy bay Boeing 747 đi thẳng đến Hạ uy di . Tại đây tôi được nhân viên Bộ Ngoại giao ra đón, hướng dẩn làm thủ tục nhập cảnh, rồi bay tiếp đến San Francisco, ngủ tối tại khách sạn Hilton .Sáng đến tôi đáp máy bay trực chỉ Hoa Thịnh Đốn. Tại Thủ đô, tôi được hướng dẫn đi thăm các bộ liên hệ, đựơc học hỏi cách sống ở Mỹ, được đến ở với gia đình người Mỹ. Người Mỹ họ làm việc thật chu đáo và đầy khoa học. Tôi lại có dip gặp lại một số bạn bè, phần đông là công chức các Bộ, các giáo sư giảng dạy Đại học Sài gòn .Bên quân sự thì có các anh em dạy tại trượng Võ bị Đà lạt.
Một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, tuyết trắng xóa, tôi và người bạn Thái Lan đáp máy bay đi Chicago, thuê taxi đi thẳng đến campus trường Đại học Illinois, một trường khá lớn và danh tiếng tại Mỹ.
Việc đầu tiên làm tôi ngỡ ngàng là đại học Mỹ quá lớn, nào những dãy nhà làm văn phòng ghi danh, nào những tòa nhà làm các phân khoa đại học, những thư viện với sách vở ngút ngàn, những phòng học sạch sẽ và đẹp đẽ, tôi khâm phục nhất là hệ thống phục vụ trường ở đại học : Hệ thống xe bus, câu lạc bộ ăn uống, hệ thống thể thao,nhảy múa,các nhà ăn, các khu giải trí, các khu cư xá . Sự bố trí của trường đại học thật hài hòa, ngoài trí tưởng tượng của tôi lúc bấy giờ . Phải dùng chữ :" làng đại học " mới đúng .Những ngày đầu chuẫn bị học, tôi rất là bận rộn, vì cái gì đối với tôi cũng mới lạ, nhiều lúc tôi không thể hình dung nỗi, tôi đúng là người miền quê lên tỉnh .Dù muốn dù không tôi cũng đã là một sinh viên đại học Mỹ rồi, muốn thối lui cũng không được . Những tháng đầu lo học hành nhiều đêm phải ứa lệ . Tôi phấn đấu để quen dần với lối học Mỹ, đến lớp học, gặp thầy giáo, bạn học, tiếp xúc với những người làm việc trong trường, Anh văn của mình thật giới hạn, nhiều lúc chỉ hiểu man mán, phải đoán liều. Thật may là những quarters đầu, các môn học đều là căn bản chuẫn bị cho học trình cao học ." Cái khó ló cái khôn ", chuyện gì rồi cũng quen dần, tôi bắt đầu lấy lại sự thoải mái trong việc học hành.


Chương trình ban cao học thật hợp với người Việt Nam, bài thi viết,ít có A,B,C khoanh ( trắc nghiệm ). Lối học của tôi khá bài bảng, trước giờ lên lớp, đọc qua bài vở một lần, lúc thầy giảng, có máy ghi âm .Tôi tìm quen với anh bạn người Mỹ, có vẻ giỏi trong lớp để trao đổi, thảo luận những điểm khó. Sinh viên Mỹ thích giúp bạn, không ích kỷ. Sau khi hiểu bài vở, tôi làm dàn bài chi tiết, rồi học thuộc lòng. Đến lúc thi, mình như con tằm nhả tơ,viết thao thao bất tuyệt . Chính vì thế mà kết quả thi, điểm rất cao . Chẳng bao lâu tên tôi được đăng trên báo nhà trường, được khắc vào các bảng danh dự, được ghi trong các văn phòng cư xá. Tôi thật hãnh diện mình là sinh viên Việt nam. Sau hai năm học tập, tôi tốt nghiệp với mảnh bằng thạc sĩ ngân hàng .Ngồi trong câu lạc bộ,uống nước ngọt,nghe nhạc êm dịu, lòng rộn ràng tràn đầy hạnh phúc và bắt đầu suy nghĩ về tương lai ...
Rời trường Illinois, tôi được gởi xuống trường đại học Florida, dự lớp phát triển kinh tế ba tháng, được đi thăm các cơ sở sản xuất, các ngân hàng lớn để học tâp thực tế. Sau đó đi thăm hơn hai mươi tiểu bang, cuối cùng về đại học Michigan State, ở Lansing, dự lớp phục vụ cộng đồng . Đại học nầy có campus lớn nhất thế giới, nơi đây Tổng thống Ngô đình Diệm trước khi về nước chấp chánh,đã từng ghé đến để nghiên cứu chính trị .
Trên đường về nước, người tôi hồi hôïp vì sắp về lại quê hương, nhưng lòng vẫn bùi ngùi luyến tiếc nước Mỹ, một đất nước vĩ đại, một đất nước đã dành cho tôi một học bổng quá ưu đãi, một chuyến du học, huấn luyện thật hậu hĩ và vẹn toàn . Trở lại Việt nam, tôi được giao phụ trách sở tín dụng phat triển, quản lý số vốn 10 tỷ đồng, chuyên cho vay những số tiền lớn. Làm việc bên cạnh có một cố vấn Mỹ, một nhóm chuyên viên kinh nghiệm có bằng kỹ sư và cử nhân, tất cả đều giúp đỡ tôi tận tình. Tôi say sưa nhìn những đồn điền rộng thênh thang, những nhà máy chế biến với những cột khói vươn cao lên trời, máy móc chạy ngày đêm. Nhìn những đoàn tàu đánh cá viễn duyên ra khơi, lòng mình như tự nhủ : đồng tiền Ngân hàng đã đóng góp xây dựng kinh tế một cách rất có hiệu quả.
Công việc đang tiến triển tốt đẹp, đất nước đang đi vào chân trời màu xanh, màu hồng, thì đùng một cái,miền Nam lại rơi vào tay Cộng sản . Tôi có làm việc lại một thời gian, nhưng thật khó cho tôi,người có chức vụ trong chế độ Cộng hòa, lại đi du học Mỹ, nên công việc mới không thích hợp với khả năng tôi, vì vậy tôi đành liều mạng quyết định vượt biên cùng với gia đình.
Trở lại Mỹ, tôi dành sáu tháng để thảnh thơi dưỡng sức, gia đình tôi được trợ cấp xã hội,con cái được học hành trường ốc tốt,sách vở phát không,ăn trưa miễn phí, lại có xe bus đưa đón. Nằm vắt tay lên trán, nghĩ lại những ngày vợ chồng sắp hàng đi mua từng bó rau muống, từng lít nước mắm, tôi mới thấm thía về sự trôi nổi của cuộc đời. Thật ra dưới trần gian nầy, chỉ có nước Mỹ mới làm được những việc phi thường như thế. Lòng tôi cảm thấy hạnh phúc, bình an và rất tự tin.
Đang suy nghĩ vẫn vơ, tôi giựt mình quay lại với thực tế, tôi phải làm lại cuộc đời: Vào đại học một lần nữa!
Đại học Mỹ là cửa ngõ đón nhận mọi thành phần xã hội, không kỳ thị màu da, không phân biệt chính trị, nghèo cỡ nào cũng có thể học được, học môn nào cũng được. Thật là đại học dân chủ, tư do. Suốt ba năm trời tại đại học Long Beach, tôi đã hoàn thành chương trình ban cử nhân và ban cao học địện toán.
Tôi ra trường, và làm việc cho một công ty sản xuất điện toán tại Los Angeles.
Và cuộc đời bình thản trôi qua!
Sau 20 năm làm việc tại Mỹ, bây giờ tôi mới thấy mình đang đi vào ngả rẽ của cuộc đời: Năm tới tôi đến tuổi về hưu, và tôi đã ghi danh và sẽ học đại học một lần nữa .
Lần học đại học tới nầy, tôi học không phải vì tiền, cũng không phải vì công việc, mà, học như là cách giải trí, thú vui, học để tìm hiểu cái thú vị, cái thâm thúy của đại học Mỹ. Lòng tôi tràn đầy niềm vui và chứa chan hạnh phúc .
Ôi nước Mỹ! quê hương thứ hai của tôi! Nước Mỹ nhiều cơ hội, nước Mỹ nhiều tình thương và nhân ái. Nước Mỹ cao cả, nước Mỹ có nền giáo dục tốt nhất, có nền đại học bậc nhất thế giới .
Ôi nước Mỹ!
Nước của thiên đường Đại học!

Đoàn Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến