Hôm nay,  

Ông Bà Và Nó: Cậu Ấm Đỏ Du Học Mỹ

22/09/200300:00:00(Xem: 193598)
Người viết: JOHN TRẦN
Bài số 355-893-vb4 170903

Tác giả sinh năm 1974. Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, ông lớn lên ở Nha Trang, tới Mỹ bằng diện du học. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể lại cảnh du học và du lịch Mỹ của một gia đình quan chức cộng sản. Sau khi tốt nghiệp, tác giả cho biết ông đang làm việc tại chi nhánh ở Sydney của một công ty My, và hẹn “mong có thể trở về Mỹ vào cuối năm để tham dự giải thưởng.” Sau đây là bài viết của ông, mang tựa đề “Ông Bà và Nó”. Phần tựa bổ túc được đặt thêm dựa theo nội dung.

Vầng trăng vằng vặc chiếu sáng mặt biển Nha trang, tiếng sóng vổ bờ nghe xào xạc, xa xa ngoài đại dương những con thuyền đánh cá nhỏ bé nhấp nhô trông như những vì sao đêm, đã gần 10 giờ khuya Hưng còn ngồi cặm cụi làm bài tập, ước mơ thi đỗ vào đại học ngành quản trị kinh doanh, mở mang sạp bán đồ biển khô ở chợ Đầm thành công ty xuất khẩu hải sản trở thành mục tiêu tiên quyết đạt cho bằng được.
Thằng Nhựt dựng chiếc xe dream ngoài cổng bước vào nhà:
- Hưng, tối thứ bảy sao siêng vậy mày, đang làm gì đo"ù
- Tao đang làm toán, sao khó quá, tìm hoài không ra đáp số, kì này thi lạn quạng rớt như chơi- tôi trả lời.
- Mày giỏi hơn tao nhiều mà, đừng lo, có tiền là đậu tuốt mày không biết chỗ chi tao chỉ cho- thằng Nhựt nói chắc nịch.
Nhựt và tôi là bạn, hai đứa sinh ra và lớn lên nơi thành phố biển Nha Trang có cây cầu Xóm Bóng, học chung trường, cùng vui đùa tắm biển lấy cát xây những lâu đài trên bãi biển để rồi sau một đêm những đợt sóng vỗ bờ cưỡng đi những lâu đài bé nhỏ đo, ù ngày mai chúng tôi lại tiếp tục xây.
Nhựt được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba là đảng viên cộng sản, giám đốc một công ty xuất khẩu hải sản của nhà nước Việt cộng, mẹ là cán bộ cao cấp của sở tư pháp tỉnh Khánh Hòa, còn tôi được nuôi dưỡng trong một gia đình trung lưu có truyền thống buôn bán sạp khô cá tôm sò mực và có cả yến sào. Nhà thằng Nhựt nằm ngay trung tâm thành phố Nha Trang, ngôi nhà trắng ba tầng to tổ bố hiên ngang giữa thị tứ, thỉnh thoảng thằng Nhựt rủ tôi xuống ngôi biệt thự ở cầu Đá ăn ghẹ lượt, ngồi ngắm biển- thú vui của chúng tôi khi còn học phổ thông -
Nghe ba tôi nói, nhà thằng Nhựt nghèo lắm nghèo hơn nhà tôi nhiều, nhờ trước năm 1975 ba má nó cầm súng trong rừng, đội nón tai bèo đánh giặt được nhà nước phong danh hiệu anh hùng lao động, ban cho cái chức giám đốc nhà nó giàu lên như diều gặp gió, nhà cao cửa rộng, biệt thự nghỉ mát ngoài hai căn tôi biết đến chắc là còn nhiều căn nữa, nghe nói ba má nó mua cho mỗi đứa con một miếng đất đứa nào có vợ có chồng ra ở riêng đều có nhà mới, sao giàu quá. Một hôm tôi hỏi ba:
- Ba, ngày xưa sao ba không theo bác Hồ bác Tôn đánh giặt, đi lính cộng hòa làm gì để bây giờ nhà mình không giàu bằng nhà thằnh Nhựt.
Ba tôi đăm chiêu trả lời:
- Thời thế thay đổi con à, ba không thể cộng tác với một chế độ độc đảng khát máu, ba thấy nhà mình như thế là no đủ lắm rồi, con đừng nhìn lên, ra chợ Đầm coi lúc nhúc một lũ ăn xin không có nhà tối phải ngủ nơi sạp chợ.
- Tại họ không chịu đi làm- Tôi nói lại
- Nhiều người muốn làm mà đâu có việc con, mấy đứa nhỏ 11, 12 tuổi biết làm gì bây giờ, con đừng quá tham vọng mơ tưởng nhà lầu xe hơi rồi làm bậy, sống phải có lương tâm chết để lại tiếng thơm không bị người đời nguyền rủa.
- Sống lý tưởng như ba thì mấy đứa con cứ nghèo- tôi đứng dậy bỏ đi để mặc ông ngồi uống trà một mình
Sau những ngày miệt mài ôn tập tôi thi vừa đủ đểm đậu vào đại học, dò bảng điểm ở trường tôi ngạc nhiên khi thấy thằng Nhựt đậu hạng khá, bỗng một bạn sinh viên nào đó đưa tay qua vai tôi nắm lấy bảng điểm xé toẹt trong khi tôi đang chăm chú dò tiếp tên thằng Khánh- cũng là bạn ở Nha Trang vào Saigon thi - tôi ngạc nhiên la lớn:
- Sao bạn lại xé, xem rồi để người khác xem nữa chứ bộ thi rớt rồi quạu ha"û
- Tui thi đậu mà rớt, nhiều đứa thi rớt mà đậu, thi tuyển mà thằng nào hơn điểm là đậu à- bạn sinh viên tức tối trả lời.
- Uạ sao kì vậy, điểm rõ ràng đó mà- tôi không hiểu hỏi lại.
- Bạn không biết hả, tui thiếu một điểm họ cho rớt, còn những thằng thiếu tới hai điểm nhờ con thương binh liệt sĩ, gia đình cách mạng vùng sâu vùng xa được cộng thêm điểm cho đậu.
- Thì ba má nó là thương binh liệt sĩ được cộng điểm cũng xứng đáng
- Không biết "liệt" cỡ nào, liệt ngoài chiến trận hay liệt trong nhà, thương binh hạng một hạng hai hay hạng ba, nghĩ mà tức, ba má tụi nó thương binh thì cộng thêm cho ba má nó đi, mắc gì tới nó mà cộng, làm thế không công bằng.
- Hạng mấy thì hạng cũng là thương hế binh rồi- tôi và bạn sinh viên nói thay đôi.
- Thôi đi ông nội, được đậu rồi nói cái giọng đó, bạn nói nửa tui đánh bạn phù mỏ- bạn sinh viên mặt hầm hầm bước đi, tôi cũng rời nơi dán bảng điểm ở trường vì nó đã bị xé nát không xem được nữa.
Năm đầu ở giảng đường đại học tôi bị nhồi nhét các môn như kinh tế chính trị, triết học Max Lenin, tư tưởng ông Hồ, thằng Nhựt tỏ ra nhạy bén với các môn này có lẻ nó được cái gen di truyền từ bố mẹ, kinh tế vi mô vĩ mô thì nó dốt đặc, ngược lại tôi rất am hiểu về kinh tế, bài kiểm tra nào tôi cũng được điểm cao, tôi muốn được học những gì thực tế, đừng nhồi nhét trong tôi ba cái triết lí xã hội chủ nghĩa vô tưởng không thực, chủ nghĩa xã hội mọi người bình đẳng để rồi kẻ thì nhà lầu xe hơi người thì không có miếng ăn. Tôi nhớ có lần ba nói, ở việt nam không có sự lựa chọn, học cho có học chứ cái hệ thống giáo dục của mấy bác cộng sản này giống như học vẹt, học mà không hành, học ra không biết quản lí sao, đừng nhìn đâu xa, lãnh đạo kiểu mấy bác từ một hòn ngọc viễn đông trưóc năm 1975 Saigon bây giờ dở khóc dở cười, Singapore, Đài Loan, Thái lan qua mặt vùn vụt không biết bao giờ mấy bác mới theo kịp.
Tôi đến lớp đều đặn không bỏ học ngày nào, học thuộc lòng các lý thuyết định nghĩa, thằng Nhựt không hiểu gì thường hỏi tôi. Một tối nọ đang say sưa đọc cuốn sách"bí quyết để thành công"bản dịch của một tác giả Mỹ, thằng Nhựt chạy lên phòng tôi (tôi ở kí túc xá, nó ở nhà người bác trên đường Bà Huyện Thanh Quan, khu biệt thự cấp cho các cán bộ lão thành cách mạng)
- Hưng tao muốn rủ mày đi Mỹ du học, bố tao nói ổng sẵn sàng cho đi nếu tao chịu đi học.
- Sao mày không đi một mình, nhà tao đâu có tiền đâu mà cho tao đi- Tôi trả lời.
- Có mày đi tao tự tin hơn, mày học giỏi bài vở không hiểu nhờ mày giúp.
- Mày là con cán bộ, đoàn viên ưu tú mới vào đại học đã được liệt và đối tượng đảng rồi, mai mốt vào đảng tương lai sáng ngời đi Tây đi Mỹ học làm gì cho mệt- Tôi nói một cách vô tư.
Suy nghĩ hồi lâu thằng Nhựt nói
- Tao cũng nghĩ như mày nhưng cái này là ý của bố tao, ổng nói đảng này không thọ, không biết tồn tại được bao lâu nữa, thôi thì mạnh ai nấy vét vào vơ vét về, đứt bóng lúc nào không hay, làm sao biết được đời con đời cháu ra sao bây giờ phải lo thủ, ổng muốn trang bị cho ta.o một kiến thức thực sự, chỉ có Mỹ là ổng muốn gởi tao đi học
Nghe nói tới du học Mỹ, tôi nhớ lại câu nói của ba". . . ở Việt Nam không có sự chọn lựa. . . . " nhưng làm sao ba má tôi có thể lo cho tôi đi học trong khi còn lo nhiều chuyện khác, tôi từ chối.
- Nhà tao không có tiền.
- Mày nói ba má mày ráng lo một hai năm đầu, qua Mỹ nhiều việc lắm vừa học vừa làm là được tuốt, ba tháng hè tha hồ mà làm- thằng Nhựt thuyết phục.
- Nhưng xin visa đi học mày phải chứng minh đủ tài chánh Mỹ mới cấp.
- Cái này khỏi lo, nhà mày có sạp buôn bán ngoài chợ, tao bảo bố tao làm thêm một bộ hồ sơ cho ba mày làm phó giám đốc, tao bảo mẹ tao nói dì ba Lan chứng nhận ba mày có sổ băng vài trăm triệu trong ngân hàng, dì Lan làm trưởng phòng tín dụng mà dễ thôi, bố mẹ tao đồng ý ngay, ổng bả biết mày ngoan hồi nào giờ, có maỳ đi ổng bả rất yên tâm.
Thằng Nhựt ra sức thuyết phục
- Ba tao không chịu đứng tên mấy cái giấy tờ ma đó. Tôi trả lời.
- Thì nói má mày đứng, tiền ngân hàng mày đứng cũng được.
- Sao ba cái vụ này mày rành vậy" Tôi nghi ngờ hỏi.
- Trời ơi mấy đưá con bạn của bố tao đi không biết bao nhiêu thằng, nhiều lắm đừng lo.
Nghe thằng Nhựt thuyết phục tôi xiêu lòng, tôi về thuyết phục ba má tôi như nó thuyết phục tôi, tôi còn nhờ nó lên nói giúp để được đi Mỹ, cuối cùng ba má tôi đồng ý cho tôi đi.
Sổ ngân hàng đến 300 triệu đồng (thời một đô la ăn chưa tới 10 ngàn đồng ông Hồ râu bạc) giấy tờ kinh doanh có chữ kí của bà phó giám đốc, hợp đồng mua bán lên đến bạc tỷ, tất cả giấy tờ đều là thật từ công ty và ngân hàng, chỉ có chữ kí là không phài của má tôi.
Nhìn con dấu đỏ chóe nhân viên đại sứ quán Mỹ Hà nội (lúc đó chưa có lãnh sự Sài gòn) phỏng vấn qua loa vui vẻ bảo tôi và thằng Nhựt ngồi chờ dán visa.
Cầm passport, tôi ngắm qua ngắm lại cái visa màu xanh có hình con đại bàng đứng trên qủa địa cầu và hình tôi được scan trên đó, sau này đi các nước tôi chưa được dịp thấy được chiếc visa của nước nào có scan hình như chiếc visa của Mỹ, tôi vui mừng khôn xiết và muốn đặt chân lên đất Mỹ ngay.
*
Trường San Francisco State University của chúng tôi nằm ở ngoại ô thành phố San Francisco, khuông viên đại học thật rộng, trường đại học kinh tế mang tên ông Hồ tôi từng học chỉ bằng một trong nhiều tòa nhà ở đây.
Hai đứa tôi ở nội trú, ngay từ semester đầu tiên của chương trình học tôi say mê việc đèn sách, ở Mỹ học đi đôi với hành, giáo viên vui vẻ tận tình họ xem công việc của mình như một người đày tớ cho sinh viên có trách nhiệm hướng dẫn chúng tôi chu đáo, những gì không hiểu tôi mạnh dạng hỏi ngay, thầy cô nào không nhiệt tình, lười biếng chúng tôi viết thư lên thầy trưởng khoa phàn nàn mà không sợ bị "đì", bị chấm ép điểm vì đã có marking guide, luật lệ rõ ràng không luồn lách lươn lẹo.
Vào lớp chúng tôi chúng tôi được giáo viên đưa ra các tình huống thực tế để xử lý, tìm cách giải quyết, không khí lớp học thật sinh động khác hẳn ở việtnam thầy cô thì huyên thuyên bất tận, học trò thì cắm đầu cắm cổ ghi chép cho kịp, các tình huấn này (case study) lấy từ sách và hand outs (tạm dịch là bài tập) của thầy cô phát ra vào các buổi học.
Nền giáo dục Hoa Kì không ngừng phát triển đào tạo ra nhiều nhân tài, nhà khoa học lỗi lạc cho thế giới, tôi say mê tìm tòi đọc sách ở thư viện, những bí quyết để thàng công, những người giàu nhất nước Mỹ. . .
Nền kinh tế nước Mỹ như một anh chàng khổng lồ đầy cơ bắp, nếu không còn lương tâm anh có thể đưa tay bóp nát những kẻ yếu, may mắn thay anh được sinh ra trong một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, trên một mảnh đất tự do dân chủ nơi tiếng nói của mọi người được tôn trọng, con người được bảo vệ bởi luật pháp, nếu anh sinh ra trên một mảnh đất mà nhân quyền bị coi như rơm như rác, áp dụng luật rừng thì quả là thảm họa cho nhân loại.
Thằng Nhựt bắt đầu Uể oải, sống xa nhà không được bố mẹ chiều chuộng, mặt nó trở nên câu có, lấy được cái bằng đại học Mỹ không đơn giản dễ dàng như nó tưởng. Không thể chạy chọt đút lót nó đâm ra chán nản, may mắn nó vừa đủ điểm đậu 1 môn kì này lấy cớ đòi bố mẹ nó gởi tiền mua một chiếc xe hơi vì mỗi lần đi shop Việt hay đi đâu nó phải ngồi xe bus. Xe bus sạch sẽ tiện nghi nhưng nó cũng thấy chán, nó cảm thấy bây gìờ nó đã lớn, ở Mỹ bằng tuổi nó là phải tự lập nước Mỹ dậy cho nó nhiều bài học quý báo, nó bây giờ biết tự nấu ăn, giặt quần áo, lao chùi căn phòng nội trú của nó đang ở, không như bên Việt Nam nhà nó mướn người làm hết tất cả các công việc nhà, anh em nó sướng như tiên.
Trước khi gởi tiền cho nó mua xe, mẹ nó có điện thoại hỏi tôi:
- Hưng bác tính mua cho thằng Nhựt một chiếc xe hơi để nó có chân đi lại, đường sá bên Mỹ có an toàn không con, nó cứ đòi nằng nặc cho được.
- Dạ, bên mình đường ổ gà ổ voi, xe chạy lạng lách có tai nạn thì cũng gãy giò sứt cẳng, bên này toàn xa lộ, đường thẳng bon, xe lao ào ào gây tai nạn thì chỉ có đi về chầu Chúa.
Tôi trả lơì:
- Ồ, vậy hả thôi đừng mua, nguy hiểm quá. Bà hốt hoảng.
- Nói vậy chứ luật giao thông bên này rất rõ ràng, đưòng rộng lanes ai nấy chạy, cẩn thận chạy đúng tốc độ thì không bao giờ có tai nạn.
Nghe thằng Nhựt kể về nước Mỹ, ông bà muốn qua du lịch, bà vẫn chưa tin thằng con trai của bà, bà hỏi tôi:
- Bác nghe nói nước Mỹ đẹp lắm phải không con, hiện đại lắm phải không, thằng Nhựt nói Mỹ là sa mạc việt nam mình là hạt cát.
- Nó nói hơi quá, từ nhà quê ở VN qua đây bác cứ tường tượng là mình đang đặt chân lên một hành tinh khác, thế thôi. Tôi trả lời.
- Không có bà con bảo lãnh vậy hai bác qua đó chơi được không con" Bà hỏi.
- Dạ được, bác xin visa đi thăm thằng Nhựt chắc họ cho. - Tôi bảo bà, rồi tiếp- - mặc dù lượng khách đến Mỹ không đông bằng Pháp, Trung Quốc nhưng Mỹ là nước dẫn đầu về doanh thu ngành du lịch, ai đến đây cũng phải móc túi chi tiêu, nào là shopping, dài trí, casino. . . . . tư bản Mỹ mà bác. Đâu có từ chối du khách nào rủng rỉnh tiền muốn chi tiêu vào ngành kinh tế của họ. Bác không thấy sao bao nhiêu năm nước mình xã hội chủ nghĩa ngăn sông cấm chợ cuối cùng cũng phải mở cửa mời tư bản vào để kiếm đô la.
Tôi nói một cách vô tư, bà nói vào:
- Hai bác có qua đó cũng về chứ ở bển làm gì, nghe nói ở bển cũng cực nhiều người đâu muốn ở.
- Dạ đúng những người như bác không nên sống ở đây, nhưng con rất muốn được ở lại Mỹ, nước này có hơn chục triệu dân sống bất hợp pháp nhưng họ vẫn thấy thích, chính phủ cũng không muốn tốn nhiều tiền tìm trục xuất họ, vả lại đây là nguồn lao động rẻ mạt họ cần cù làm "chui" cho các ông chủ dạng cò con ở Mỹ thêm lợi nhuận, lợi nhuận này cuối cùng cũng chạy vào sở thuế của nhà nước, ở Mỹ đóng thuế trên phần trăm lợi nhuận, quản lí tư bản Mỹ một đồng thuế cũng khó mà tránh được. Có muốn hay không, ở lậu khi Mỹ muốn mời về là bác phải về, bà hơi ngạc nhiên vì từ ngày qua Mỹ cách tôi nói chuyện có khác.
Tôi muốn bà đến Mỹ vào dịp 30 tháng Tư, dẫn bà đến lãnh sự cộng sản ở San Francisco cho bà thấy lòng yêu nước của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, họ phẩn mộ biết bao khi lãnh đạo đảngcủa bà cầm bút nhắm mắt kí giao một phần quê hương của họ cho Trung cộng, nghĩ mà thương cho đồng bào bên quê nhà, gần 80 triệu con người nhoi nhúc trên mảnh đất vỏn vẹn bằng 1/30 nước Mỹ mà cũng bị cắt xén. Không biết ông Nguyễn Tấn Dũng nghĩ thế nào khi thấy cảnh biểu tình lên án của cộng đồng người Việt chào đón khi ông đặt chân lên đất Mỹ. Nghĩ cũng tội ông với cương vị phó thủ tướng của một nước ông phải ngồi hàng giờ trên máy bay đến Mỹ đặt mua vài chiếc Boeing.


Tôi lại nghĩ đến nước Mỹ, chắc hẳn các bạn còn nhớ giây phút hai chiếc máy bay lao vào trung tâm thương mại thế giới ở New York, trong số 6800 phi cơ dân dụng của các hãng hàng không Mỹ thì gần 4000 máy bay đang ngược xuôi trên bầu trời nước Mỹ lệnh của tổng thống Bush bắt phải hạ cánh vì lí do an ninh.
Tưởng tượng Mỹ là Việtnam mỗi lần muốn mua một cặp máy bay thì phải cần đến 3400 vị phó tổng thống ngồi máy bay bay xuyên lục địa thì quả là nhiêu khê tốn kém. Cộng đồng việtnam ở Mỹ phải tự hào mình là dân Mỹ gốc việt sống tại Cali- tiểu bang có nền kinh tế xếp hàng thứ sáu của thế giới- trong đó có phần đóng góp của cộng đồng chúng ta.
Đặt chân lên đất Mỹ mẹ thằng Nhựt sẽ chứng kiến trên mảnh đất tự do này con người có quyền bày tỏ quan điểm cá nhân của họ mà không sợ một thế lực chính trị nào, bà sẽ thấy xã hội Mỹ hoàn toàn khác xa xã hội việt nam cũng không giống xã hội Trung cộng đem xe tăng cán nát sinh viên biểu tình đòi tự do dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn làm rúng động thế giới, rồi bà tự hỏi tại sao cũng cùng một nòi giống con rồng cháu tiên nước Việt mà những người như bà, đảng của bà bị đồng bào hải ngoại tẩy chay khinh bỉ, đến Mỹ bà sẽ cảm nhận được hai chữ tự do liệu bà có dám mở miệng đề nghị lãnh đạo của bà thay đổi đường lối để mang cơm no aó ấm cho đồng bào hay bà vẫn cúi đầu âm thầm lo thủ.
*

Thằng Nhựt náo nức gần tới giờ ra sân bay đón mẹ. Từ ngày qua Mỹ nó ăn toàn đồ hộp, Mc Donald, pizza, uống coca mập lên thấy rõ, khí hậu trong lành mát mẻ ở Cali làm da nó trắng hồng. Nhựt và tôi đứng chờ bà, khoảng 40 phút sau bà bước ra cổng, hai vai đeo hai giỏ đựng tòan mực tẩm, tôm khô. . . . hương vị quê nhà qua cho thằng Nhựt, hai vai bà hai giỏ nặng, tay kéo lê chiếc vali đen, bao nhiêu năm đeo ba lô trên vai chống Mỹ rèn luyện cho bà sự dẻo dai, sau một chuyến bay dài bà vẫn còn tươi tỉnh, ngồi vào chiếc Honda Accord bà huyên thuyên kể cho thằng Nhựt và tôi nghe cảm giác choáng ngộp của bà khi mới bước xuống phi trường, trước khi đi ông dặn bà ra khỏi máy bay thấy ai đi đâu cứ theo đó, tìm cho được chữ "immigration" qua trình passport rồi tìm chữ "exit" mà đi ra, tuy bà làm lớn nhưng cũng tại bấy lâu nay do cầm súng trong rừng không biết một chữ tiếng anh, thấy người ta xếp hàng bà cũng xếp, đến lượt, bà đưa cái passport việtnam hải quan nói US passport only bà không hiểu, người nhân viên đưa tay chỉ qua hàng kế bên dành cho passport ngoại quốc bà đành phải xếp lại hàng chót, do thói quen bà kẹp 20 đô la vào passport, nhân viên hải quan cầm tờ 20 đô của bà nói gì bà không hiểu người hải quan đóng dấu vào passport đưa lại cho bà cùng với tờ đô, kể tới đây tôi nói vào.
- Ởû Mỹ bác không được làm thế, làm thế là hối lộ họ sẽ không nhận nhưng ở khách sạn, ăn uống nơi nhà hàng bác phải cho tiền tip.
- Tiền tip là tiền gì"- bà hỏi lại.
- Dạ tip là pourpor đó bác- tôi giải thích, bà vẫn chưa hiểu thằng Nhựt nói vào
- Tip là tiền bồi dưỡng, tiền boa đó má.
- À, tiền boa thì con nói tiễn boa, con thêm chữ puộc nữa làm sao bác biết- bà nói hơi gượng.
Đưa bà đến khách sạn Four seasons, dẫn bà lên phòng, gia đình và bạn bè không gởi gì cho tôi, tôi chào bà và bảo thăng Nhựt chở tôi về.
Những ngày ở Mỹ, thằng Nhựt chở bà đi city tour tham quan cầu Golden Gate, China Town, Fishermen wharf, nó đưa bà đi thăm nhà tù San Francisco, chở bà xuống San Jose, hai mẹ con bà đi một vòng shop việt bà ngạc nhiên khi thấy mọi thứ bên quê nhà ở đây đều có, chè xôi, bột lọt nấu bỏ vào hộp nhựa sạch sẽ, cái gì cũng to, tỏi ớt bỏ vào từng bao bịch, mua cá có người đánh vẩy cắt vi thật sướng, dẫn bà đi ăn phở gội tô nhỏ nhưng bà ăn không hết, đến Disneyland ở Los già rồi nhìn mấy trò chơi con nít bà còn khoái, bà mua one dollar disneyland làm kỉ niệm, đến đâu thằng Nhựt cũng bấm máy liên tục chụp hình cho bà, bà khoái nhất là đi shopping ở khu Union square mà phài đồ "made in USA" bà mới chiụ.
Tôi gặp bà trước khi bà về nước, bà khoe đi shop mua toàn áo quần Mỹ, bà đưa tay vén hai ống quần lên khoe 10 ngón chân của bà được một tiệm làm móng ở San Jose cắt da sạch sẽ cẩn thận sơn màu tím than, bàn chân bà chai cứng vì mang đôi dép râu ông Hồ băng rừng lội suối đánh giặt, màu tím than nổi bật trên đôi chân của bà, bà đưa hai bàn tay lên lật lên ngửa xuống dí xác vào tôi.
- Con thấy bác sơn màu này có đẹp không, móng bột đó nhé, đẹp không"
Các ngón tay của bà hơi đen nhưng vẫn còn thon thả của bàn tay phụ nữ chỉ có ngón trỏ nơi bàn tay phải là hơi thô to hơn các ngón khác có lẻ trong thời chiến bà cầm súng bóp cò liên tục giết được nhiều giặt Mỹ nên bây giờ bà được làm lớn.
Tôi nhớ khi còn ở VN, xuống ngôi biệt thự ở cầu Đá, tối tối bà với mấy người bạn hay tập trung đánh bài tứ sắt. Tôi nói đùa.
- Bàn tay này xòe bài tứ sắt thì tuyệt đẹp, không chừng mấy người bạn của bác đòi đi Mỹ làm móng tay.
- Mấy bà đó không đi đâu, lần tới bác trai qua- bà nói.
- Ủạ, sao hai bác không đi một lần luôn cho vui- tôi hỏi.
- Phỏng vấn Mỹ không cấp visa, họ nói một người đi về lên xin họ cho người kia đi- bà trả lời.
- A thì ra vậy- tôi tỏ ý thông hiểu.
Bà về hơn một tháng thì ông qua. Thằng Nhựt cũng đưa ông đi một vòng như đưa bà đi lúc trước, ông đòi xem cho được nhà tù San Francisco, nghe bà kể ở tù bên Mỹ mất tự do nhưng vẫn còn sướng. Một tối thứ bảy nọ ông điện thọai cho tôi:
- Hưng hả, khỏe không, lâu quá không gặp, học hành ra sao, cuối tuần này rảnh không lên đây dẫn bác đi chơi- ông nói lền một hơi.
- Dạ con không rảnh vì phải đi làm kiếm thêm tiền - tôi trả lời.
- Thế thì làm họ trả cho bao nhiêu một giờ- ông hỏi.
- 7 đồng.
- Tiền bạc khỏi lo, bác cho con hơn cả tiền con đi làm, lên đây dẫn bác đi chơi, tiếng anh tiếng u bác dở quá.
- Sao bác không kêu thằng Nhựt" - tôi hỏi
- Bác đi với nó mấy bữa nay rồi, giờ bác muốn đi với Hưng, để Nhựt ở nhà coi laị bài vơ,û nó nghỉ học cả tuần nay.
Vưà đi chơi vừa được tiền, tôi điện thoại đến ông chủ tiêm Mc Donald xin nghỉ cuối tuần vì bệnh đột xuất. Sáng thứ bảy tôi dậy sớm hơn thường ngày, đón xe bus lên khách sạn, ông ngồi chờ sẵn nơi phòng tiếp tân, ông đứng dậy bắt tay tôi. Hai người ngồi xuống ghế, ông bắt đầu:
- Bác nghe nói ở Mỹ có khu đánh bạc nổi tiếng lắm phải không Hưng, con dẫn bác đi nghen"
- Dạ cái đó phải đi xuyên bang Las Vegas ở Nevada xa lắm, con không có thời gìờ dẫn bác đi đưọc. Tôi từ chối, ông hơi thất vọng, tôi nói tiếp
- Nhưng bác muốn, con dẫn bác đi casino ở San Pablo.
- Ừøa thôi mình đi- ông nhanh miệng đề nghị.
Tôi dắt ông vào casino đi một vòng giới thiệu cho ông mội thứ dịch vụ nơi đây, nhìn mấy dân chơi đầu đen chia bài thiện nghệ, ông hỏi tôi:
- Cái này chơi ra sao Hưng"
- Dạ con không biết- tôi thành thật trả lời.
- Con và thằng Nhựt có hay vô đây không"- ông hỏi tiếp.
- Dạ đây là lần thứ hai con vào
- Đừng nghe con, đừng vào ba cái chỗ này nhiều nghe con- ông căn dặn.
Ông đứng dán mắt vào các quân bài cơ rô chuồn bích, cảm giác thèm thuồng lộ rõ trên khuôn mặt ông. Ông là một tay chơi bài có tiếng, bài tiến lên, sập sám thì ông rành còn những thứ naỳ ông chưa chơi qua. Tôi dắt ông qua bàn quay số, không cần biết tiếng anh ông cũng hiểu được cách chơi này. Ông thò tay vào túi lấy bóp, ông cố tìm tờ nhỏ hơn nhưng không có, toàn bạc 50 và 100, tôi liếc mắt thấy bóp dầy cộm chắc cũng vài chục tờ, ông rút một tờ 50 đặt lên bàn. Bad luck. 100, 200. . . từ từ ra khỏi bóp ông, ông không trúng một ván nào, gần hết bóp ông bảo tôi:
- Thôi mình đi chỗ khác
Tôi vừa cười vừa nói:
- Nhớ để dành tiền trả khách sạn nữa nghe bác
- Vô tư, bác còn một ít để ở tủ an toàn (safety box)nơi khách sạn- ông trả lời.
Tôi và ông đến máy poker, tôi hướng dẫn ông tường tận (cái này thì tôi rành) tiếng kêu kịch kạch cuốn hút ông, tôi để ông chơi một mình ra ngoài đi dạo hồi lâu tôi trở vào.
- Giờ mình về lại khách sạn bác nghen"
- Phòng bác có hai giường, tối nay ở lại dẫn bác đi chơi mai về- ông đề nghị.
Lỡ nhận lời tôi đành chiều ông, không biết ông muốn đi đâu, chắc là công tác phí chuyến này rất khá- tôi thầm nghĩ.
Về lại khách sạn ông xả nước ấm vào bồn ngâm mình thoả thích, ông cảm thấy mệt vì đi bộ nhiều và ngồi hơi lâu đối diện máy pocker. Tắm xong tôi đưa ông ra China Town ăn món vịt quay của người Tàu. Những tòa cao ốc nơi thành phố này như Transamerica Pyramid hình như không hấp dẫn với ông. Đang ăn ông hỏi tôi:
- Hưng ở đây có chỗ nào massage ngon không"
Ở quê nhà khi nói đến massage thường bao gồm từ a đến z, ít có dạng massage như Thai traditional massage hay dạng massage bấm huyệt của người Tàu. Hiểu ý ông tôi nói:
- San Francisco là một trong những thành phố nổi tiếng ăn chơi các loại sex club, strip club, massage từ a đến z.
- Strip club là gì" - ông hỏi.
- Ăn xong con dẫn bác đi cho biết.- Tôi trả lời.
Thành phố tối thứ bảy xe chạy nườm nượp, chiếc taxi ngừng trước cổng, ông và tôi bước vào Power Exchange. Tôi giới thiệu:
- Đây là câu lạc bộ sex cho mọi giới, gay, bisexual và những người như bác.
- Như bác là sao"- ông không lập lại được từ gay và bisexual.
- Là dành cho những người đồng tính, những người có quan hệ tình dục được cả nam lẫn nữ và những người bình thường như bác có nhu cầu về tình dục thì vào đây exchange, trao đổi- tôi giải thích.
- Sao con rành thế Hưng"- ông hỏi
- Tuổi trẻ Mỹ ra đòi sớm hơn bên VN, ở đây bằng tuổi con mà không biết ba cái vụ này là thuộc dạng hai lúa nhà quê, biết thế mới làm hướng dẫn cho bác được chứ- Tôi cười lớn.
Vừa dẫn ông đi vòng vòng câu lạc bộ tôi vừa nói:
- Có lẻ bác không thích nơi đây nhưng con muốn cho bác có một số khái niệm về xã hội muôn màu của Mỹ. Ra khỏi câu lạc bộ tôi dắt ông đến chỗ "25 cents", bỏ 25 cents vào tấm màn kéo lên để lộ một phụ nữ trần truồng. Màn kéo xuống ông cưòi hí hửng, ông sửa lại cặp kính, hỏi mượn tôi những đồng bạc cắc cuối cùng trong bóp, bỏ vào liên tục. Bỗng ông nhìn tôi và nói:
- Tròi ơi cám treo mà heo nhịn đói.
Điểm cuối cùng của night tour, tôi đưa ông đến một tiệm massage. Sau khi sắp xếp ổn định cho ông mọi thứ, tiền bạc trả xong tôi để ông một mình tận hưởng cái xuất massage đó, tôi từ giã ông ra về và không quên viết vào mảnh giấy "please take me to Four Seasons Hotel" dặn ông đưa cho bác tài taxi khi massage xong ông có thể tự về khách sạn.
Tuần còn lại trên đất Mỹ không biết ông làm gì khi tôi và thằng Nhựt đều đi học. Đi tới đâu ông cũng xin business cards, địa chỉ có sẵn, không rành tiếng Anh nhưng ông cũng đủ khả năng đón taxi đưa tấm business card cho bác tài, quơ tay quơ chân có lẽ ông cũng tự thực hiện được những chuyến night tour cho chính mình.
*
Từ ngày có xe thằng Nhựt trở nên hư hỏng, nó lái xe đi night clubs liên tục. Tôi trở nên là thằng bạn vô dụng đối với nó chỉ biết học rồi đi làm thêm để kiếm tiền trang trải. Nó kết thân với những thằng bạn Tàu có lắm tiền như nó và từ từ lạnh nhạt với tôi- thằng bạn cùng quê cha đất tổ-. Nó thi rớt liên tục các kì kiểm tra, tôi không giúp gì được nó, nó đâm ra chán nản, nó hút thuốc, nó uống rượu, nó xuống San Jose vào các bar nhậu thâu đêm mỗi cuối tuần, nó cặp bồ với những em trong casino đánh bạc. Nó vẫn đến lớp nhưng đầu nó trống rỗng, học hành với nó bây giờ chỉ là cái cớ để vòi tiền bố mẹ nó gởi qua. Nó ăn chơi không thấy chán, đúng là sức trẻ dẻo dai, thế hệ trẻ VN như nó thì quả là bất hạnh cho đất nước. Bây giờ nó thấy nó đã lớn, thực sự ra đời từ ngày bước chân lên đất Mỹ, nhưng nó không nhận ra nó đã lún sâu vào con đường ăn chơi trác táng. Xã hội Mỹ bắt nó phải tự đừng lên bằng đôi chân của mình, dường như nó không làm được điều đó, nó ít đọc sách nhưng siêng đọc báo tìm tòi chốn ăn chơi mới lạ.
Qua báo nó biết được hàng năm cứ vào ngày quốc hận cộng đồng vn ở Mỹ tổ chức biểu tình, nó lái xe lên lãnh sự cộng sản ở San Franisco xem biểu tình, nó nhìn thấy những bạn trẻ như nó giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ phẫn nộ lên án cộng sản, nó thấy nhiều bạn trẻ ở hải ngoại sống có lý tưởng, ngọn lửa tự do lúc nào cũng bừng cháy trong tim họ, nó nhận thức rằng chủ nghĩa xã hội không vinh quang, không muôn năm như nó được dạy ở trường khi còn mang chiếc khăn vàng đỏ. Bỗng nhiên nó cảm thấy sợ, càng sợ nó càng ăn chơi nhiều hơn để giải sầu. Nó tìm đến ma túy, nó không đi học thường xuyên bị nhà trường báo sở di trú. Rồi nó bị đuổi học, mặt nó buồn rầu ảm đạm nhờ tôi dán tờ quảng cáo bán xe ở trường...
Trước khi về lại nước, nó mua lab top, computer, games các loại, tôi và nó không còn thân như những ngày mới qua nhưng tôi vẫn làm một cử chỉ đẹp đề nghị xách hộ hành lý ra sân bay, nó từ chối. Có lẻ nó muốn tận hưởng những giây phút cuối cùng trên đất Mỹ một mình nó để nó cảm nhận rằng những người như bố mẹ nó bị người Việt hải ngoại tẩy chay khinh bỉ, rồi chính nó cũng không được xã hội Mỹ chấp nhận. Đúng là nó có nhiều điều kiện hơn bao nhieu người khác nhưng đã đánh mất cơ hội đượïc tiếp thu nền giáo dục tiên tiến của Mỹ.
Khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, tôi bổng nghĩ về nó. Tôi hồi tưởng lại những tháng ngày ấu thơ ngồi ăn ghẹ luộc ngắm biển, những lâu đài cát trên bãi biển Nha Trang. Từ ngày vào đại học tư duy của tôi đã thay đổi, với tôi giờ đây nó chỉ còn là những kỉ niệm.
Tôi thầm cảm ơn nưóc Mỹ đã cho tôi cơ hội tiếp thu nền giáo dục tiên tiến, tôi thầm cảm ơn xã hội Mỹ đã dậy tôi đứng vững bằng đôi chân của mình không lết lê đầu gối. Tôi thầm cảm ơn cộng đồng người Việt hải ngoại đã góp phần làm thay đổi cách suy nghĩ của tôi, để tôi có được cái nhìn đúng đắn từ nhiều phía, gieo rắc trong tôi ngọn lửa tự do công bằng và thù hận. Tôi thầm cảm ơn ba đã gởi thư cho tôi mỗi hai tuần, động viên, chỉ dẫn tôi từ ngày xa gia đình, ba tôi biết rằng tuổi trẻ sống nơi một đất nước tự do dễ hư hỏng nếu không được lèo lái đúng hướng.
Phải chăng nước Mỹ là bến bờ của tự do, của giàu sang thịnh vượng, nhưng để đến được bến bờ này cần ngoài con tầu ra, còn cần sự quyết tâm giống như của những thuyền nhân vượt biển, cần một tài công lão luyện điều khiển con tàu vượt sóng gió. Với những tài công như nó, người bạn thời thơ ấu của tôi, bến bờ nước Mỹ chỉ là một ảo mộng viển vông.
“Nó” đã du học Mỹ. “Ông bà” cũng đã du lịch Mỹ. Trở về nước, chắc nó sẽ tiếp tục giầu có, sẽ thăng quan tiến chức. Rồi những cậu ấm đỏ như nó sẽ tiếp tục nắm giữ vận mệnh chế độ. Không hiểu con tầu Việt Nam với những tài công ấy sẽ được lái đi đâu"

JOHN TRẦN

Ý kiến bạn đọc
07/08/201707:40:13
Khách
Không biết câu chuyện là thật hay hư cấu, nhưng dựa theo câu chuyện tôi thấy người viết là người vô ơn. Chuyện chính trị miễn bàn ở đây vì 2 nhân vật trong truyện là 2 chiến tuyến khác nhau theo thời cuộc ( ở thời cha mẹ cùa 2 nhân vật ). Nhân vật "tôi" nhờ cái idea của bạn Nhựt ( dù mục đích là lợi dụng sự giúp đỡ trong học vấn ), mang ơn giúp đỡ của cha mẹ của bạn mình mới qua được Mỹ, vậy mà khi tả về cha mẹ của người bạn mà mình mang ơn với một giọng điệu rất mỉa mai ( mang chút miệt thị ). Câu chuyện còn đề cập tới bà mẹ mang bao nhiêu là đồ đặc sản qua cho con là Nhựt, mà gia đình và bạn bè của nhân vật "tôi" chẳng có gởi qua cho con em mình cái mẹ gì hết....
Đọc hết câu chuyện, tôi thấy người viết chẳng có nhân cách gì đáng học hỏi, toàn trách móc chế độ, trách móc cha mình, chỉ biết lợi dụng cho chính bản thân mình và chẳng có gì hay ho hết. Học hết cái bằng college giỏi lắm nuôi được cái miệng của chính mình thôi. That's it !
08/01/201209:16:18
Khách
Bai Viet hay.... Cam on ban da chia xe
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến