Hôm nay,  

Thế Hệ Đầu Tiên

15/09/200300:00:00(Xem: 172011)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài số 350-889-vb4090903

Tác giả Bùi Xuân Đáng 75 tuổi, cư trú tại Orange County, đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Mỗi bài viết của ông, từ chuyện câu cá, rau trái trồng lan... đều thể hiện những kinh nghiệm và hiểu biết chu đáo. Đề tài viết mới nhất của ông lần này được ông gọi là “Truyện Dài Thế Hệ Đầu Tiên”. Ước mong đề tài lớn này sẽ còn được tiếp tục.
*
Người Việt tị nạn đến đây, thế hệ đầu tiên thực là quá vất vả vì tuổi đã khá cao, nếp sống khác biệt, trở ngại về ngôn ngữ lại thêm đầu óc hãy còn tồn cổ, nặng về quá khứ. Thế hệ thứ hai, đám trẻ hòa nhập vào xã hội mới trơn tru và mau chóng nhưng lại không biết phân biệt những gì đáng học đáng theo. Do đó giưã nếp sống mới và quan niệm cổ xưa đã làm cho nhiều bậc phụ huynh buồn lòng không ít.
Thế hệ đầu tiên hay nói lái thế hệ tiền đâu" Bởi vì suy đi nghĩ lại đời sống thuờng nhật cũng có đôi chút dính líu đến tiền, vậy xin kể lại dăm ba câu chuyện dưới đây đều là chuyện có thực, để chúng ta hãy cùng suy ngẫm:
Chuyện khi ăn phở
- Sao Ba không nghĩ lại, Ba chẳng thương chúng con chút nào cả."
Tiệm phở lucù bấy giờ hãy còn vắng khách, bàn bên cạnh có 3 người hình như người cha, cô con gái và chàng rể thì phải. Cô con gái nói tiếp:
- Ba ở với chúng con, cơm bưng nước rót. Ba chẳng góp một đồng nào cả. Tìền trả góp, chiếc xe chúng con đã phải đóng hàng tháng cho ba, mà tiền bảo hiểm ba cũng không chịu trả nữa.Chúng con thực không hiểu...
Người cha chừng độ 65 - 67 gì đó, ông ta lúng túng đôi chút rồi trả lời.
- Thì ba cũng phải có chút tiền để tiêu chứ! Tiền già có hơn bẩy trăm, tiêu pha vặt vãnh, thết đãi bạn b èø cũng chưa đủ làm sao góp với ù con được!
- Sao ba chẳng nghĩ đến chúng con một chút! Chồng con thất nghiệp 6 - 7 tháng nay không kiếm được đồng nào. Một mình con đi làm lo đủ mọi chuyện, có hai chíếc xe đã phải bán đi mất một để trả tiền nhà, tiền điện, mà nhờ ba đưa đón các cháu đi học ba cũng từ chối.
Câu chuyện đến đây chấm dứt ngang xương vì khách vào đông nên không hiểu kết cục đi đến đâu.
Chuyện ông Tư
Ông Tư và hai con gái vừa được bảo lãnh sang Hoa Kỳ. Việc đầu tiên ông muốn có ngay vài trăm để gửi cho người tình còn ở Saigon. Khi bị từ chối, ông cho hay cũng biết rằng trên đất Mỹ không phải là đô la rơi rụng đầy hè phố, nhưng người tình cuả ông cần đến món tiền này. Không được như ý, ông đòi dọn ra ở riêng và lẽ tất nhiên người con bảo lãnh phải chiều theo ý ông để tránh bớt chuyện phiền phức. Vấn đề tài chánh được giải quyết thỏa đáng như sau:
Ông Tư làm cho Goodwill từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hai cô con gái đều làm cho tiệm ăn từ 3 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Trước khi đi làm 2 cô lo sẵn cơm nước cho cha già nhưng chưa hẳn là quá già vì ông vừa trên 60.
Vì ít ngủ, cứ 5 giờ sáng ông Tư đã thức giấc. Ông mở truyền hình ra xem, họ nói gì, ông đâu có hiểu. Ông tắt máy và không có việc gì làm ông đành mở máy cassette nghe nhạc, dù rằng mấy bài xưa cũ đã quá nhàm chán. Tai hơi nghễnh ngãng, ông phải mở lớn nút âm thanh. Cô con gái út mắt nhắm mắt mở chạy ra làu nhàu:
- Ba! Mới bảnh mắt ra ba đã mở nhạc ồn ỹ quá! Hôm qua mãi đến 1 giờ đêm chúng con mới về tới nhà.
Ông Tư dịu giọng:
- Dậy sớm một chút có chết ai đâu! Thôi nấu nước pha cà phê cho ba đi!
Cô con út vùng vằng trở vào phòng ngủ, vưà đi vừa nói:
- Ba tư ïnấu mà pha! con buồn ngủ quá!
- Con nhỏ này sao bướng bỉnh quá vậy"
Cô con gái lớn từ trong phòng buớc ra:
- Cái gì mà chưa sáng đã lớn tiếng rồi" Muốn uống cà phê, tại sao ba không chịu nấu nuớc hay dùng nước trong bình thủy" Mở cái bếp có khó khăn hay nặng nhọc gì đâu mà ba cũng không chịu làm "
- Nếu ba phải nấu nước và pha cà phê thì có con cái để làm gì" Bây giờ các cô muốn giở chứng hay sao" Mình chưa phải là Mỹ, con cái phải hầu hạ cha mẹ chứ"
Nghĩ đến một chuyện quan trọng hơn, cô đành phải xuống giọng đi nấu nước và pha cà phê. Vừa nhìn thấy tách cà phê và miếng bánh mì nướng, ông Tư vội nói:
- Sao không nấu phở, sáng ra ăn bánh mì khô khốc nuốt sao cho nổi!
- Ba ăn đỡ bánh mì đi, mai mốt lãnh lương con sẽ nấu phở. Hay ba hãy góp với chị em chúng con mỗi tháng một vài trăm đi. Hai chị em con đi làm chỉ đủ trả tiền nhà, tiền điện và điện thoại, mà sao ba gọi viễn liên nhiều quá như vậy"
- Cái gì mà góp với chung! Không đủ tiền thìø kiếm thêm việc nữa! Người ta làm hai ba việc kia kìa! Tao còn phải gửi tiền về bên nhà, còn xe pháo, tiền nọ tiền kia nữa chứ!
- Tại sao ba còn cứ gửi về nuôi người dưng" Ba cứ xúc tép nuôi cò! Bạn con nói bây giờ cô ta dùng tiền của ba nhởn nhơ ăn chơi với anh bồ khác.
Câu chuyện còn dài dài và tạm kết thúc như sau: hai cô vội vã lấy chồng. Ông Tư trở về Việt Nam, nhưng cô bồ cũ đã bỏ ông theo người tình mới vưà trẻ, vừa khỏe mạnh nhất là lại có lợi tức khá hơn ông.
Chuyện anh bạn
Được tin anh bạn vừa qua đến Mỹ cùng với 9 đứa con. Đến thăm bạn trong gian nhà chung cư, tôi mừng thầm cho bạn tốt số. Các con tuy đã trưởng thành nhưng chưa có cháu nào lập gia đình vẫn ngoan ngoãn quây quần bên cạnh cha mẹ. Âu cũng là một sự đền bù cho người kẻ không may. Sau dăm ba câu chuyện trời trăng mây nuớc, cải tạo gian truân khổ sở, anh bạn tôi cao hứng khoe:
- Các toa tuy đi trước nhưng dễ gì có phuơcù như thằng này! Mỏa hiện giờ cùng bà xã lãnh tiền già mỗi tháng hơn ngàn đồng ngon ơ lại thêm tiền phút tem, tiền nọ tiền kia cũng dư ăn dư mặc. Chín đứa con đi làm, lương lậu tuy chẳng cao cho lắm, song cứ thứ Sáu đưa hết Check cho moa, moa phát lại cho mỗi đứa vài chục. Chỉ vài tháng nữa là moà đủ tiền mua nhà cho mà coi..
Anh còn cao giọng nói thêm:
- Toa thấy không" Các con moa ngoan lắm! Ngay cả chuyện bồ bịch cũng thế! Bố bảo gì là nghe theo răm rắp không có oong, đơ gì hết. Nhà binh mà, thi hành trước khiếu nại sau.
Tôi muốn khuyên vài câu song thấy anh quá hăng say và thấy tình thế này không phải là lúc nên nói, đành cáo từ và hẹn khi khác.
Gần một năm sau, gặp anh ở tiệm phở không thấy anh mời về nhà chơi, hỏi ra mới biết anh vẫn ở căn chung cư cũ. Các con anh mỗi đứa một nơi, xuân thu nhị kỳ mới về thăm bố mẹ Mộng mua nhà không thành vì đứa nào cũng muốn riêng tư. Tiền để dành chia làm 10 phần cũng đủ để vợ chồng anh có chút vốn liếng phòng thân.
Anh bớt ba hoa, bớt khoe đàn con hiếu thảo và bớt lộng ngôn. Nhưng anh vẫn nghĩ rằng cái xã hội mới mẻ và nặng về vật chất này đã làm hư lũ trẻ, đã làm cho chúng chỉ nghĩ đến bản thân, không còn nhớ gì đến công ơn dưỡng dục, không còn biết nghe lời cha mẹ nữa.
Chuyện anh chị Tám
Chị Tám mà vợ chồng tôi vẫn thường gọi đùa là chị Tám thơm. Chị vừa xinh đẹp dịu dàng, nói năng hòa nhã ngọt ngào lại vưà giỏi giang trong việc nội trợ, bếp núc. Chồng chị một giáo chức gương mẫu, đạo đức. Di tản sang đây, chị làm cho một tiệm ăn, chẳng nề sớm hôm vất vả.
Anh bỏ nghề dậy học đi làm thợ. Hai vợ chồng cần cù chịu khó nuôi đứa con trai độc nhất ăn học. Bao nhiêu tình thương mến, bao nhiêu tiền nong mồ hôi nước mắt dành dụm gần hai chục năm trời anh chị dồn hết cho đứa con ngoan ngoãn luôn luôn vâng lời cha mẹ. Mộng ước của anh chị sắp thành, như con trăng lấp ló trên đầu ngọn tre: Cháu sắp tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ tại một đại học danh tiếng.


Một hôm điện thoại cho tôi, anh cho biết cháu bị mê hoặc bởi cô một cô y tá người Mỹ và muốn thành hôn với cô ta. Anh không muốn có một cuộc hôn nhân ngoại chủng. Chị cũng không muốn có cô con dâu không cùng ngôn ngữ tập quán lại chẳng thể chuyện trò với chị. Đứa con cưng khi xưa ngoan ngoãn vâng lời, bảo sao nghe vậy nay trở nên cứng đầu cứng cổ. Tôi chỉ biết khuyên can anh chị nên nghĩ đến hạnh phúc của cháu mà bơtù nghĩ đến mình. Hôn nhân hãy để con cái lưạ chọn, cha mẹ chỉ nên góp ý kiến, không nên quyết định, trong nhờ đục chịu, về sau chúng không oán trách. Vả lại chuyện hôn nhân ngoại chủng chưa chắc đã là dở vì thiếu gì đám cưới giữa người mình với nhau mà chỉ năm bẩy tháng sau đã lôi nhau ra tòa ly dị.
Anh chị trách chúng tôi đã Mỹ hóa, không thông cảm với biết bao nhiêu công sức, nỗ lực anh chi đã dồn vào đưá con. Mấy tháng sau bỗng nghe tin anh từ trần, tôi như người từ cung trăng rớt xuống. Hỏi ra mới biết đứa con đã nghe theo tiếng gọi của con tim hay theo lời xúi dục của người con gái không cùng mầu da. Khi nhận được giấy báo tập sự ở một tiểu bang xa, đưá con đã lẳng lặng cùng người yêu ra đi không một lời từ biệt cha mẹ, không để lại địa chỉ và sau đó cũng không hề điện thoại thăm hỏi những người đã mang nặng đẻ đau và vất vả sớm hôm nuôi nấng cho nó ăn học thành tài.
Quá ư thất vọng, vì bao nhiêu vốn liếng tinh thần vật chất đã dầu tư vào đứa con duy nhất. Bây giờ tiền hết, tuổi già, anh Tám uất ức ngả bệnh và qua đời. Mấy tháng sau chị Tám cũng theo chồng, mang theo xuống tuyền đài mối hận trong lòng màø đứa con vẫn tuyệt vô tăm tích.
Chuyện 3 con nặc nô
- Bác sang đây đã lâu chưa" Bác chắc hẳn về hưu rồi chứ" Bác gái có cùng ở với bác không" Các bác ở riêng hay ở chung với con"
Ông khách cùng chờ hớt tóc với tôi hỏi dồn dập mấy câu liên tiếp. Tôi trả lời đã về hưu từ lâu và vợ chồng tôi hiện dang ở chung với vợ chồng người con gái. Dường như gặp người đồng cảnh ngộ, ông tuôn ra một tràng tâm sự. Hai vợ chồng cùng 3 đứa con, toàn là con gái, vượt biển đến đây vào cuối thập niên 70. Vì không có văn hóa, vợ chồng chỉ làm những công việc lao động nặng nề, đầu tắt, mặt tối dành dụm từng đồng mới mua được căn nhà nhỏ và nuôi ba cô con gái ăn học. Mua được căn nhà chưa được bao lâu, người vợ xấu số đã ông bỏ ông ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo và chưa kịp được nhìn đám con khôn lớn thành tài. Tuy mới ngoài 50, nhưng ông vẫn ở vậy gà trống nuôi con, không hề nghĩ đến chuyện tục huyền sợ các con phải chịu cảnh mẹ kế con chồng.
Bây giờ ông đã về hưu, 3 đứa con ông đều totá nghiệp đại học và có việc làm vững chắc Như vậy ông mãn nguyện rồi còn gì nữa chứ" Ôâng nói tiếp, nhưng các con tôi bỗng nhiên giở chứng, sinh tật. Chúng chê tôi quê mùa, ăn mặc lôi thôi, chê tôi là thiếu học thức không như cha mẹ của bạn bè chúng nó. Chúng chê căn nhà đang ởø chật chội, nhỏ như cái lỗ mũi và nói tôi bán đi lấy tiền đặt cọc mua một căn lớn và sang trọng hơn. Chúng nói nhà cưả sang trọng, tôi sẽ nở mày nở mặt và chúng dễ lấy chồng giầu có hơn. Tôi không nghe, chúng đi học nhẩy và đưa bạn trai về nhà mở nhạc om xòm. Tôi nói gì chúng cũng chê là cổ hủ và kiến thức hẹp hòi. Thậm chí nó còn bảo tôi:
- Ba không có nổûi cái bằng Trung học, ba biết gì mà bàn, mà nói!
- Thật là 3 con nặc nô! tôi không biết có nên theo chúng nó mà bán nhà hay không"
Tôi nghĩ đến chuyện anh chị Tám, muốn khuyên ông nên giữ cái nhà phòng khi hữu sự nhưng chưa kịp mở miệng, cô thợ hớt tóc đã mời ông vào ghế.
Chuyện cậu út
Vợ chồng ông Năm và 6 người con: 4 gái và 2 trai đến gái Hoa Kỳ theo diện vượt biên chính thức. Sau 15 năm, con cái ông bà đều có gia đình và lập nghiệp ở tiểu bang xa, ngoại trừ cậu út. Đến nay ông bà Năm đã già, nhưng cậu út vẫn còn chưa tự lập. Bao nhiêu tình thương hình như cha mẹ nào cũng muốn dành cho người con út. Không chịu học hành, không bằng.cấp, không chuyên môn làm sao cậu kiếm được việc làm. Ông bà Năm buồn ra mặt, nhưng hy vọng rằng một ngày nào đo cậu sẽ tỉnh ngộ. Ăn uống tiêu pha không phải lo vì đã có tiền già, tiền cho thuê 2 căn phòng, cho nên ông bà cũng không cần đến tiền các con gửi về đóng góp.
Bỗng nhiên có một cô đến thuê nhà. Cô này chẳng xinh, chẳng đẹp lại chẳng có một chút mặn mà duyên dáng. Không hiểu tại sao cậu út lại mê say như điếu đổ, dù rằng cô ta còn lớn hơn cậu 5 - 7 tuổi. Thấy cậu con ra vào thậm thụt, ông bà cũng chẳng hề quan tâm cho đến khi cậu ta đòi làm đám cưới. Tuy chẳng hài lòng, ưng ý nhưng nghĩ rằng con mình cũng chẳng hơn gì, vả lại biết đâu sau khi lấy vợ cậu út sẽ tu tỉnh hơn.
Mấy tháng sau cô con dâu hạ sinh cho ông bà một đứa cháu trai. Đến thăm mừng cho ông bà nhưng được tiếp ở ngoài garage đã được sửa lại sơ sài thành chiếc phòng lớn làm chỗ vừa ăn vừa ở. Ông bà cho biết bây giờ căn phòng của ông bà khi trước đã được cho mướn, viện cớ làø cần thêm tiền và đứa cháu cần thêm chỗ cho rộng rãi, vì vậy ông bà gần như suốt ngày ở ngoài vườn trồng rau. Bị chê là tay chân không được sạch sẽ nên không được bồng cháu, cho nên dọn ra ngoài nhà xe ở cho tiện. Hơi bất mãn cho người bạn già nhưng chuyện riêng không tiện xen vào.
Một hôm ông điện thoại cho tôi nói rằng vợ chồng đưá con quá tệ bạc với ông bà. Cô con gái lớn về chơi rất ái ngại thấy tình cảnh của bố mẹ ở nhà xe, nhưng gặp cô em dâu ngang ngược bướng bỉnh, cậu em quá nhu nhược liền hội họp anh chị em. Nhưng câu chuyện chẳng đi đến đâu, vì một phần chính ông bà Năm không muốn làm to chuyện, phần khác đám con bất mãn với ông bà đã quá nuông chiều cậu út. Ôâng bà chẳng thèm bàn bạc với họ, đã lặng lặng sang tên căn nhà sở hữu cho đứa con út ngay khi nó vừa cưới vợ. Thực ra phần chính không cô cậu nào muốn có thêm một cái gánh quá nặng cho gia đình mình. Một hôm cậu con út bảo ông bà nên đưa số tiền già để cậu giữ hộ, kẻo ông bà hay quên lại vương vãi đi đâu mất, mà ông bà đâu có cần gì đến tiền. Không được như ý, cô con dâu cứ đêm đến khóa chặt cưả thông từ nhà xe vào trong nhà.Tuổi già ban đêm rất cần xử dụng cầu tiêu nhưng e ngại đêm hôm gọi cửa làm mất giấc ngủ lại thêm rầy rà, ông bà đành bấm bụng ra sau vườn. Vài ngày sau chiếc tủ lạnh bị khoá bởi một vòng giây xích. Ôùng bà biết thân, biết phận không dám kêu ca oán thán gì cả, nghĩ rằng mấy chục năm về trước khi tản cư, khi chạy giặc Pháp càn quét còn khổ gấp mấy lần mà ông bà còn chịu đựng được huống chi bây giờ. Nhưng mấy ngày hôm nay, cửa vào trong nhà lại thường trực đóng kín, gõ, gọi không ai mở. Biết mình đã đến nước đường cùng và biết tôi có đứa cháu làm về việc cấp phát nhà cưả cho người già, ông bà dành phải cầu cứu.
Ngày ông bà Năm dọn nhà phải nhờ dến sự chứng kiến của cảnh sát mới mang nổi từ trong ga ra chiếc giường cũ nát, chiếc bàn chiếc ghế ọp ẹp. Đặc biệt hơn cả là chiếc tủ lạnh đã bong sơn, không biết có gì bên trong nhưng được khóa lại bằng chiếc xích xe đạp trước vẻ mặt lạ lùng kinh ngạc cuả người cảnh sát da trắng và sự thản nhiên vô tư như người hàng xứ của cậu con quý tử.
Chuyện dài thế hệ đầu tiên còn dài dài nhưng xin được ngừng ở đây vìø câu chuyện này sẽ còn có thể kéo dài tới hai ba mươi năm nưã mới chấm dứt. Hy vọng rằng khi đó thế hệ đầu tiên đã nhận định rõ vị trí của mình, thay đổi cách nhìn và xử sự cho hợp tình hợp thế. Hy vọng rằng thế hệ đi sau sẽ mở mắt cho lớn, cho tinh tường biết rõ những cái gì nên học nên theo ở cái xứ quá ư nặng về vật chất này.

BÙI XUÂN ĐÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,784,353
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến