Hôm nay,  

Tình Tự Quê Hương Vn Và Người Mỹ

30/08/200300:00:00(Xem: 154175)
Người viết: SAO NAM
Bài số 338-877-vb3260803

Tác giả tên thật Trần Ngọc Bình, cựu sĩ quan QLVNCH. Nghề nghiệp tại Việt Nam: Dạy Anh ngữ trước 75 và sau khi đi cải tạo về. Định cư tại Mỹ theo diện HO 6 chuyển qua diện ODP., hiện cư trú tại Greenville, tiểu bang South Carolina. nghề nghiệp: Machine Operator. Ông đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ rất chừng mực mà duyên dáng. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Anh C mến,
Mới rồi, em có nhận được thư anh, em đọc rồi cứ suy nghĩ mãi không hiểu nên trả lời anh ra sao vì câu hỏi của anh làm em "bí" quá. Kế đến vì công việc kiếm sống cứ làm em "lu xu bu" nên bây giờ nhân dịp có ngày lễ hãng nghỉ nên em mới có thì giờ trả lời anh mà trong lòng cứ phân vân, không biết có đúng hay không.
Đọc đến đây, chắc anh lại "rủa" em rồi, thằng này lại muốn ca bài "ở xa, biên thư về nhà nói phét" làm gì mà không có thì giờ. Em có thể nói là ở Mỹ anh chịu khó làm việc thế là anh có thể mua được những món mà ở Việt nam rất khó mua vì đồng lương quá eo hẹp như TV, tủ lạnh, video camera, digital camera vv... nhưng có một thứ muốn mua mà không có anh à đó là "thì giờ" ai ở bên Mỹ đã lâu cũng đều nhận ra điều này, em nói không ngoa đâu, vì ở bên này, một ngày hình như ngắn quá tuy rằng nó có tới 24 tiếng đồng hồ lận.
Anh có tin không, hai vợ chồng em chỉ được gặp nhau vào cuối tuần tuy cùng ở chung một nhà, còn ngày trong tuần chỉ thoáng gặp nhau, nếu em chịu khó thức sớm lúc 6 giờ 30 sáng để thấy vợ em ra khỏi nhà, vì ngày thường còn lo ngủ để có sức mà "đi cày" chồng làm ca 2, vợ làm ca 1 đó là tình hình hiện nay của gia đình em. Ca 1 làm từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều, còn ca 2 làm từ 3 giờ đến 11 giờ đêm, lúc em về đến nhà thì vợ em đã ngủ, đến lúc em thức lối 8 giờ sáng thì "mẹ" ấy đã đi làm rồi và đôi khi em nhận được cái "note" của bả nói hôm nay mang món gì đi đến sở làm vì sợ em quên! Thế có chán mớ đời không. Còn thứ bảy, chủ nhật thì lại lo đi chợ, giặt giũ, cắt cỏ, nếu là được cả hai ngày, còn nếu thứ bảy phải "overtime" thì chỉ còn có mỗi ngày chủ nhật để lo chừng ấy chuyện lặt vặt trong nhà, nên ở bên này cứ phải lấy bài ca "no news is good news" mà ca dài dài để mong bà con cô bác cho tại sao không thăm hỏi nhau như người Việt Nam ta thường làm.
Mãi nói chuyện với anh về đời sống bên này, em đã "lạc đề" rồi, anh hỏi em có còn tình tự quê hương không, nay em lại muốn hỏi ngược lại anh tình tự quê hương là gì anh nhỉ. Phải chăng đó chỉ là một chi tiết rất nhỏ trong tòa nhà văn hiến của bất cứ dân tộc nào, kể cả dân tộc ta với 4000 năm văn hiến.
Thú thực với anh, từ ngày mài lưng đũng quần ở các trường học cho đến ngày lên đường sang tỵ nạn ở bên Mỹ này, hình như em chưa được ai dạy cho biết thế nào là tình tự quê hương.
Vậy thì, thưa anh theo em hiểu thì tình tự quê hương phải chăng là hình ảnh nên thơ qua con sông nước chảy êm đềm:
Quê hương tôi
có con sông đào xinh xắn
Nước tuôn trên đồng vuông vắn
Phạm Duy
Hình ảnh cô gái tát nước:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Bàng Bá Lân
Hay hình ảnh dịu hiền của người con gái:
...Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Nguyên Sa
Hay là một cuộc tình dang dở mà nên thơ:
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ca dao
Hay món ăn mộc mạc, đơn sơ mà không bao giờ có thể quên:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh ra muống, nhớ cà dầm tương
Ca dao
Vâng, thưa anh trên đây chỉ là vài thí dụ về tình tự quê hương qua những câu ca dao, câu thơ, hay lời của bài hát tuy đơn giản, mộc mạc nhưng gợi nhớ biết bao là kỷ niệm êm đềm nơi quê hương dấu yêu.
Sống ở bên Mỹ này, những người lao động như em, em không dám lạm bàn đến những giai tầng khác của xã hội.
Thế nhưng, có điều em không ngờ những tình tự quê hương Việt Nam đã lại ăn sâu vào tâm tư của những người Mỹ, mà em có dịp quen biết và đến nay vẫn là bạn thiết của gia đình em ở nơi xa cách nghìn trùng này. Có những người Mỹ đã một lần ở Việt Nam trong thời chiến và bây giờ những tình tự quê hương Việt Nam này được coi những kỷ niệm êm đềm, nên thơ, đẹp đẽ nên họ đều không muốn rời xa, trái lại còn duy trì và phát triển trong đời sống riêng tư của họ nữa cơ. Điển hình là ông David ông là bạn thân thiết của em chỉ trong một thời gian ngắn sau khi tới Greenville cho tới bây giờ.


David đã qua hai nhiệm kỳ ở Việt Nam, nói được tiếng Việt tuy không rõ lắm, rất quý người Việt Nam và luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ những người mới từ Việt Nam đến hay từ những nơi khác ở Mỹ đến Greenville lập nghiệp. Việc giúp đỡ đã bắt đầu từ hồi có những đợt di tản người Việt khỏi nước từ sau ngày 30/4/75, lúc đó ông đang ở Virginia và vẫn tiếp tục cho tới giờ, khi ông từ Virginia di chuyển về Greenville. Tấm lòng của ông, tình tự quê hương Việt Nam trong tâm hồn ông, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đại gia đình của ông khiến cho đến cả bà vợ, các con cũng như các cháu của ông ai ai cũng mến người Việt Nam và văn hóa Việt Nam.
Mới rồi, ông bà có đi du lịch Việt Nam và khi về ông bà đã mang theo "cả quê hương Việt Nam" anh có biết đó là món gì không" Áo dài, cho ông bà và các con các cháu! Ông cho em xem những tấm hình chụp cả đại gia đình xúm xích trong những chiếc áo dài đủ màu cùng với những nụ cười rạng rỡ trên môi, trên những khuôn mặt mến yêu "Những tình tự quê hương" Việt Nam này. Đối với ai thì em không biết, nhưng những tấm hình này đã gây xúc động mạnh mẽ trong tâm hồn em vô cùng làm em trăn trở khôn nguôi.
Không những ông David mà cả ông John mà em mới quen sau này cũng rất quý trọng những kỷ niệm Việt Nam, những tình tự quê hương Việt Nam. Ông làm quen với vợ chồng cháu T. ở chợ Sam và sau đó ông mời đại gia đình em tới chơi. Nếu anh sống ở bên này thì anh sẽ biết là đời sống ở Mỹ thì giờ vào cuối tuần để chuẩn bị cho cuộc sống vào tuần tới rất là hạn chế, nên việc sắp xếp thì giờ mời khách đến nhà chơi và dùng cơm mà là khách mới quen là cả một sự quan tâm đặc biệt. Điều làm em sững sờ và ngơ ngẩn là một lá đại kỳ Việt Nam Cộng Hòa đã đang tung bay trước gió khi gia đình em được vợ chồng ông đón tiếp trước ngưỡng cửa nhà ông bà. Xúc động đến nghẹn nghào trước cảm tình ông bà dành cho Việt Nam Cộng Hòa mà biểu tượng là lá cờ thân yêu đã được ông bà trân trọng gìn giữ và trong dịp này theo em nghĩ, mới được trân trọng treo lên để đón khách quý. Vợ chồng em cứ tưởng như mình là "quốc khách" của nước Mỹ, mà nghĩ cho cùng thì cũng đúng thôi, nếu lấy gia đình làm nền tảng cho một quốc gia thì quả nhiên vợ chồng em có được cái hân hạnh là "quốc khách" của "tiểu quốc" John này.
Sau bữa cơm thân mật, ấm cúng và chu đáo đến từng chi tiết, ông trình chiếu cho tụi em xem những slide về hoạt động xây trường học, trạm phát thuốc, đào giếng vv... trong thời gian ông công tác ở Việt Nam. Theo lời vợ ông thì trong nhà ông thiếu gì chỗ để, nhưng ông luôn luôn để trên kệ trong phòng ngủ của vợ chồng ông, không bao giờ rời xa "những tình tự quê hương" này. Có lẽ ba chữ "Ấp bò nhớ" là ba chữ thân thương với ông nhất nên khi làm quen với vợ chồng cháu T ông luôn luôn nhắc tới và khi đang trình chiếu slide ông cũng luôn miệng lặp đi lặp lại ba chữ này.
Một thời gian sau đó, ông rời văn phòng kiến trúc về Charlotte, MC và em có đến thăm, ông đã cùng em ôn lại những kỷ niệm khi ông còn ở Greenville, SC và ông luôn luôn nhắc em nhớ mang đại gia đình ông luôn luôn rộng mở và nhất là ông có "nước mắm" để chiêu bài trong khi chúng em ở lại dùng bữa. Ông không dùng chữ "fish sauce" mà dùng chữ "nước mắm".
Anh thử tưởng tượng một người Mỹ có bà vợ chưa từng ở Việt Nam bao giờ mà trìu chồng để chứa nước mắm trong bếp. Mùi nước mắm đối với người mình dĩ nhiên là thơm tho đến phát thèm nếu lâu không được ăn thì nhớ vì mình đã quen với nó từ hồi nào tới giờ, còn đối với người Mỹ nhất là bà vợ ông chưa ở Việt Nam bao giờ mà chịu để nước mắm trong bếp của bà. Anh tưởng tượng nổi không! Đúng là quá sức tưởng tượng rồi chứ gì. Khi nhắc đến hai chữ này bằng tiếng Việt, ông nói với giọng hãnh diện mắt sáng lên như thể đang ôm ấp một điều gì rất quý giá trong tâm tư. Hai chữ "nước mắm" ông nói ra mới dễ thương làm sao.
Em nhớ lại trong bữa cơm đầu tiên, ông luôn luôn vui vẻ khôi hài là ông thích chấm vào nước của con cá chết vì theo ông con cá nó không chết thì làm sao làm được nước mắm! Hồi lần nhớ lại hôm đó thì em lại mỉm cười vì cách pha trò rất có duyên của ông.
Đến đây anh cho em dừng bút và em xin hẹn anh thư sau.
Thân kính.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến