Hôm nay,  

Lá Thư Từ Mỹ

13/08/200300:00:00(Xem: 127846)
Người viết: DƯƠNG MINH TRI TÚC
Bài số 3269-864-vb7090803

Cháu Dương Minh Tri Túc là người viết về nước Mỹ trẻ tuổi nhất: sinh năm 1992, chỉ mới 11 tuổi, hiện sống với gia đình ở Philadelphia-PA, đang học lớp 4. Bài viết của cháu là một lá thư gửi cho bạn ở Việt Nam, lời lẽ và nội dung rất dễ thương.

Philadelphia, cuối Đông 8/3/2003
Bạn thân mến,
Thấm thoắt mà đã 4 năm ta chia tay cũng là khoảng thời gian gia đình tôi định cư ở Mỹ. Những kỷ niệm vui, buồn, lo âu… lẫn lộn chắc bạn cũng nóng lòng muốn nghe tôi kể phải không"'
Tháng 3/99, gia đình tôi đến Washington D.C tôi học lớp 1 vài tháng.
Năm tháng sau, chúng tôi dọn đến Philadelphia và hiện giờ tôi đang học lớp 4. Tôi thích chơi hơn học nhất là mùa Đông, chơi tuyết, tha hồ làm snowman hay gì cũng được! Mẹ thì cứ bảo học tiếng Việt làm Toán xong mới được chơi game cuối tuần.
Rồi nhiều biến cố xảy đến gây đau buồn cho nước Mỹ, trong tôi bấy giờ lo âu, nhút nhát lẫn lộn. Có lúc tôi không nói được một câu tiếng Anh để giúp cha mẹ khi đi làm giấy tờ… Và sau đó, tất nhiên mẹ lại buồn về tôi không ít! Bạn ạ, tôi nhớ rất kỹ những lời người dạy tôi từng ngày, từng đêm ví dụ như:
- Nước Mỹ là nơi rất tốt để ta sinh sống vì có "Tự do thực sự".
- Được vậy, là do thời gian lâu dài trước đây những người Mỹ chính gốc, những di dân đi trước đã gầy dựng gian khổ. Họ là những tấm gương sáng về sự dũng cảm để xây dựng tương lai tốt đẹp cho đời sau hưởng…


- Muốn thành Bác sĩ, Kỹ sư chỉ cần chịu khó học hành đỗ đạt là được không phải con ông lớn hay nhà giàu có…(ở Mỹ có nhiều sắc dân đã thành đạt).
- Một người lao động bình thường nếu biết tiết kiệm có thể mua được nhà, xe hơi (trong khi ở Pháp, Nhật thì người dân muốn điều đó không dễ).
- Có những trợ cấp về học hành, thuốc men, thực phẩm cho trẻ em, người lớn, người già yếu bệnh tật.
Cho nên, ta vui với cái vui của nước Mỹ, ta thấy bị mất mát khi nước Mỹ bị mất mát. Kẻ thù phá hoại nước Mỹ chỉ là nhỏ rồi chúng cũng sẽ bị trừng trị thôi. Vì thế "Sự học hôm nay là tương lai sau này" của con! (ý nói tôi may mắn hơn các trẻ khác ở Việt Nam, hơn cha mẹ vì người lớn tuổi không học được nhiều).
Bạn mến,
Mẹ dạy tôi nhiều điều quá. Ít ra nó cũng vô đầu tôi phần nào! Mong cho những người bạn trẻ thiếu may mắn trên thế giới dần dần rồi sẽ được sự giúp đỡ, được cắp sách đến trường như tôi, như bạn. Bạn có đồng ý không" Viết cho tôi hãy nói nhiều về bạn, về quê hương Việt Nam của chúng ta nhé!
Thư khá dài trước khi ngừng bút, tôi chúc sức khỏe đến gia đình bạn và bạn ạ, hơn bao giờ hết tôi cảm thấy rất hãnh diện để nói lên lời này mãi mãi "Xin cảm ơn cha mẹ, cảm ơn nước Mỹ đã chắp cho tôi một đôi cánh tương lai."
Thân ái chào bạn

Dương Minh Tri Túc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,978,297
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến