Hôm nay,  

'anh Sợ Cho Em!'

07/08/200300:00:00(Xem: 151152)
Người viết: XUÂN HOA
Bài số 3264-860-vb8030803

Tác giả Xuân Hoa cho dbiết bà còn vài ngày là tới tuổi “tri thiên mệnh”. Đến US cuối năm 1979,hiện cư trú tại Santa Ana, làm việc cho hãng điện tử; Lập gia đình 1986, 2 con trai 15 và 13 tuổi. Bà kể thêm “Xuân Hoa đọc các bài "Viết về nước Mỹ", say mê. Mỗi đọan văn là một góc cạnh cuộc đời. Đọc mãi, rồi đến phiên XH cầm cây cây viết chì, chuốt lại, và bắt đầu.
Và đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà. Mong Xuân Hoa sẽ tiếp tục viết mãi.
*

Gần trưa, điện thoại reo vang, tưởng của công ty trừ mối gọi lại. Số là lúc sáng nàng có réo họ để than phiền, chưa hết thời gian bảo đảm mà đám họ hàng nhà mối đang lũ luợt kéo về.
Nhưng không phải, chàng gọi:
- Một người làm chung với anh hôm qua bị đứng tim chết.
- Đàn ông hả" Già không vậy anh"
- Không già, cỡ tuổi anh và cũng mập như anh.
- Anh sợ".
- Phải, anh sợ cho em, không phải cho anh.
Họ chấm dứt cuộc điện đàm đã lâu nhưng nàng vẫn còn bàng hoàng. Không phải vì hung tin của người bạn cùng sở, từ lâu nàng đã quan niệm "Sinh, Lão, Bịnh, Tử" ai cũng đi qua.
Lâu lắm rồi, họ không biết nói tiếng "Yêu", cử chỉ âu yếm cho nhau cũng hiếm hoi.
Nhưng hôm nay câu nói của chàng, chẳng phải là một lời yêu thương tình tứ, nhưng nhuộm đầy vẻ lo âu. Trong tận cùng cuộc sống, họ vẫn lo lắng, có nhau trong ý nghĩ.
*
Trong cuộc sống, chúng ta rất dễ hiểu lầm nhau, đưa đến tình trạng càng ngày càng cách xa.
*
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Trong kho tàng văn chương Việt Nam, các ông vẫn dành một chỗ đứng cho bà xã của mình. Không phải tại vì râu quặp đâu, nhiều ông đâu có để râu mà vẫn quặp trong tâm hồn.
Cái cò lúc còn ở quê nhà thì Tam Tòng Tứ Đức, lo toan cho chồng con đôi khi quên chính bản thân mình.
Sau một biến cố lịch sử, vật đổi sao dời, các thiếu nữ rời nơi chôn nhau cắt rún tản mát khắp bốn phương trời. Tuy phải hội nhập vào xã hội mới, nhưng bản tính của người phụ nữ Á Châu vẫn trường tồn.
Chúng ta thử xem "Cái cò" bay nổi qua Thái Bình Dương hay không"
*
Họ gặp nhau trong một hãng điện tử, đầu thập niên 80. Cả hai cùng độc thân và đến đất nước tạm dung này chưa đầy hai năm.
Nàng (ta tạm gọi N.) là một techician . Ngay khi bước chân vào xứ sở mới, N. đã ghi danh học ngày đêm để lấy chứng chỉ về điện. May mắn, nàng tìm được việc làm không khó khăn lắm. Vượt biên với đứa em trai, N. hứa với Ba Má sẽ cố gắng lo cho em dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chàng (ta tạm gọi C.), người bạn trai, cùng làm chung hãng với N. Sang đây chỉ có một mình, không gia đình, bà con ở tận miền Bắc. Giống như phần đông những người con trai độc thân khác, chiều thứ Sáu ra khỏi hãng, C. tụ tập cùng với các bạn đồng cảnh ngộ ăn nhậu, đánh cờ, tán dóc để quên nỗi nhớ nhà. Họ gần như chỉ sinh hoạt ngày qua ngày và chẳng có hoạt định gì cho tương lai cả.
Một buổi trưa, sau giờ giải lao N. vào bàn làm việc, lấy homework ra làm cho lớp học tối . Chẳng gì, nàng vẫn vừa làm vừa học, hầu có một tương lai sáng sủa hơn.
C. tình cờ đi ngang, thấy quyển sách Toán trên bàn, chàng ngồi xuống cái ghế trống trước mặt vẫn để dành cho khách:
- N. học lớp nào mà dùng quyển sách này "
- À, M180. Anh cũng học sách này hả
- Đâu có, vẫn chưa ghi danh vì còn phải thi ESL. Nghe nói muốn học Math. phải thi xếp lớp mà.
- Đúng rồi, ghi tên rồi lấy cái test.
Vừa lúc đó, chuông reo hết giờ giải lao, N. dẹp sách vở và bắt đầu làm việc . Loáng thoáng nàng nghe có tiếng trêu chọc ngoài floor:
- Bửa nay, bỏ cơm trưa đi qua tới bên kia để kiếm chuyện làm quen.
Hôm sau, hôm sau, và hôm sau nữa, trưa nào C. cũng ghé bàn N. nói chuyện. Phần lớn là hỏi thăm về việc học. Vốn ít nói, N. chỉ trả lời vào câu hỏi mà thôi . Đi làm nàng cũng không giao thiệp nhiều, với tính cẩn thận và siêng năng sẵn có, lúc nào công việc cũng chu toàn trong thời gian ấn định.
Thứ Sáu đó, trước khi ra về C. ghé ngang chỗ làm việc của N.:
- N. này, ngày mai C. đến nhà nhờ N. chỉ cách ghi danh cho mùa học tới nha.
- Ngày mai không được, N. bận. Chúc anh một cuối tuần vui nhé.
Nói xong, nàng đứng dậy đi về, chẳng để ý người bạn cùng sở còn đang ngớ ngẩn vì lời từ chối.
Thế rồi họ quen nhau, C. không còn tụ tập ăn nhậu với đám bạn độc thân nữa... Ngày nghỉ, chàng đến nhà N. để .... học. Đôi khi phụ với nàng đi chợ, dọn dẹp, rửa xe, nghĩa là những chuyện mà trong tuần N. không có thời giờ để làm.
Việc học vẫn tiếp tục, cuối tuần hai người làm homework, chỉ dẫn cho nhau. Người chị dâu bản xứ của N., chị Ba, rất đỗi ngạc nhiên khi thấy họ chỉ ngồi đối diện cắm đầu học. Không ai nhìn ai cả, nếu người ngoài thấy chẳng ai biết đó là một cặp tình nhân. Một hôm anh S., anh Ba của N., nói :
- Chị Ba không hiểu nổi tại sao mấy đứa không ra ngoài, đi dạo chơi, cinê, hay đi shopping. Tối ngày cắm đầu vô sách vở.
Mọi việc trôi qua bình thường cho đến một hôm N. đi học về, cũng gần mười giờ đêm. Vào nhà thấy anh S. đang xem TV với chị dâu:
- Anh S. ơi, em nói chuyện khoảng mười phút được không"
- Chuyện gì đó, sao không ra ngoài này nói.
- À, em muốn nói với anh.
Tóm tắt, N. cho anh S. biết C. bị laid off, hãng đang trên đà xuống dốc.
- Bây giờ mấy đứa tính sao"
- Dạ, tụi em tính là để anh C. đi học full time còn em tiếp tục đi làm.
- Tại sao em không đi học để C. đi làm.
- Dạ, có nhiều lý do, nhưng lý do chính là vì em nghĩ sau này, nếu tụi em lập gia đình với nhau, người đàn bà cần nhiều thời gian cho con cái hơn người đàn ông. Vả lại, sau khi C. học xong, thì sẽ đến phiên em.
- Mấy đứa tính vậy cũng được, có cần anh giúp chuyện gì không"
- Dạ, em nói với anh trước, cuối tuần C. sẽ lại thưa với anh, tụi em định làm đám hỏi.
- Tại sao không làm đám cưới luôn.
- Không được, vì tụi em chưa có sự nghiệp.
- Vậy thì đợi đến lúc thành tài rồi làm đám cưới.
- Nhưng tụi em muốn lo vấn đề tình cảm cho xong để còn yên tâm tính chuyện khác.
- OK, đối với anh không sao, vì mấy đứa lớn rồi. Nhớ cho anh D. biết.
Anh D. là người anh Hai của N., sang đây lâu lắm rồi, ở xa và ít gần gủi với gia đình.


Thở phào nhẹ nhỏm, bây giờ lo đến đám tiệc. Chẳng biết đám hỏi phải như thế nào. Cả N. lẫn C. đều ngáo cả, không có cha mẹ gần bên để giúp ý kiến. Anh S. tánh tình giản dị, làm sao cũng được, anh đề nghị làm theo kiểu của người bản xứ. Nhưng N. sợ Má buồn, dù sao nàng cũng là người con gái độc nhất trong gia đình.
Bao thứ chuyện phải lo, nào là nữ trang, lễ vật, tiệc tùng. Đêm đó nàng chợt nhớ đến người cô Long, vị giáo sư ngày xưa khi còn dưới mái trường Gia Long, thương N như con, hiện đang cư ngụ bên miền Đông.
- Cô ơi, con gọi để báo với cô là tháng sau con sẽ làm lễ hỏi với C.
- Vậy à! Thế con định chừng nào cưới.
- Dạ cũng hơi lâu, có thể phải hai năm nữa, tụi con chưa tính đến chuyện đó.
- Bên gia đình C. có ai ở đây không"
- Anh ấy sang đây một mình. Người chú họ trên San Jose sẽ xuống đại diện đàng trai.
- Vậy cũng được.
- Con định hỏi cô, cho con ý kiến, bây giờ đám tiệc phải làm như thế nào.
- Nữ trang, mấy con hiện giờ còn hàn vi, thôi chỉ nên sắm một chiếc cà rá, sau này có tiền mua thêm một chiếc nhẫn đeo chung cho đủ bộ.
- Như vậy có cần mâm quả không cô"
- Trên nguyên tắc cần trà, rượu, bánh, trái. Ở đây không có trầu cau.
- Con nhớ ngày xưa bên nhà có heo quay.
- Đúng rồi, nhưng ở đây C. đơn chiếc. Mình cũng không nên đòi hỏi.
Cuối tuần , N. thuật cho C. những lời của Cô Long.
- Sure, anh sẽ làm y như vậy .- Em không đòi hỏi, chỉ nói cho anh biết thôi.
- Em muốn cà rá loại gì"
- Loại gì cũng được, nhưng anh nên nhớ rằng em sẽ giữ mãi, dù sau này cuộc đời có thay đổi.
Hai người đến tiệm nữ trang, C. lựa một chiếc cà rá kim cương, bình thường, nhưng trị giá bằng phân nửa số tiền chàng hiện có.
Hôm sau, đi làm về vừa bước vào nhà, anh S. kêu lại và "dũa" N. một trận te tua. Chẳng gì, một người bạn của anh gặp họ đi mua sắm nên hỏi thăm. Anh S. trách N., tại sao C. đang nghèo mà còn đòi hỏi làm chi.
Lễ hỏi xong, C. lui tới thường xuyên hơn. N. bắt đầu lo cơm nước giặt giũ cho chàng. Ngày qua ngày, không biết lúc nào cái cò bay tới đáp xuống sân nhà.
Mặc dù ở xứ người, nhưng họ vẫn giữ được luân thường, đạo lý. Thú vui duy nhất lúc bấy giờ, nắm tay nhau tản bộ trong công viên, xa lắm là choàng vai khi đi dự đám tiệc. Bạn bè của N. ngạc nhiên khi thấy nàng bằng lòng một cuộc hôn nhân như vậy. Trong khoảng thời gian trước đám cưới, C. chẳng bao giờ cản ngăn N. việc gì cả. Chàng còn sốt sắng phụ lo tổ chức buổi lễ ra mắt hội đoàn của ngôi trường trung học mà ngày xưa nàng đã chia sẻ bao kỷ niệm trong suốt bảy năm trời.
Phải ba năm sau, họ mới làm lễ cưới. Trong thời gian ba năm đó, C. chỉ có một việc học, tất cả chợ búa , áo quần, sách vở, xe cộ N. lo hết.
Vài tháng sau đám cưới, Hội Ái Hữu tổ chức lễ kỷ niệm một năm sau ngày thành lập. Lúc này N. đang có mang đứa con đầu lòng. C. bảo N. thôi đừng có tham gia hội đoàn nữa, ở nhà lo giữ gìn sức khỏe. Chàng cũng không muốn N. đi dự đại hội , mặc cho bạn bè gọi, thư mời, và giáo sư cố vấn đích thân điện thoại lại nhà.
Quý vị ạ! Quen nhau năm năm, đến giờ này mới biết tính nhau. N. đành chiều theo ý chồng.
Bây giờ, họ đã có với nhau hai đứa con. N. không trở lại trường học như dự định năm xưa. Nàng vẫn tiếp tục đi làm, sáng thức dậy 5:30 lo thức ăn điểm tâm cho cả nhà trước khi đến sở.
Sau giờ làm việc, trên đường về nhà, ghé chợ mua thức ăn cho bửa cơm tối. Tất cả mọi việc từ săn sóc con cái, đưa con đi bác sĩ, mua sắm, cho tới thu nhập của gia đình, N. thầu hết . Chồng nàng vẫn tiếp tục đi làm và đi .... học.
Hơn mười lăm năm sống chung, họ vẫn "tương kính như tân". Cả hai tôn trọng sự riêng tư của nhau, họ không bao giờ tự mở một phong thư của người phối ngẫu hay lục bóp của nhau. Cũng chẳng bao giờ có sự to tiếng trong nhà, luôn luôn một trong hai người sớm dằn sự bực dọc.
Nhưng C. hầu như chẳng để ý tới việc nhà, chàng có một đức tính khá tốt, luôn luôn làm bất cứ việc gì vợ nhờ. N. lại không thích nói nhiều, nàng cứ cặm cụi thu xếp hết việc này tới việc nọ, chỉ thỉnh thoảng nhờ chồng xem lại bài vở cho con hay lấy dùm món đồ để trên cao.
Thay đổi thời tiết, nhức đầu sổ mũi, chẳng bao giờ N. nghỉ làm cả. Bao nhiêu giờ phép, nàng để dành khi con cái đau ốm, hoặc vào trường dự những buổi lễ phát thưởng, hoà nhạc cho con vui. Có những mùa hè ba cha con đi cắm trại , N. vẫn đi làm như thường.
Thói quen thường nhật, từ 5:30 sáng nàng đã vào bếp pha cho mình ly cà phê. Nếu là cuối tuần, cả nhà sẽ thức dậy muộn. Ngồi trước cái computer, say mê đọc những lời đối đáp dí dỏm của những người bạn chưa bao giờ gặp nhưng hình như rất gần nhau. Nàng mỉm cười, một ngày bắt đầu bằng một niềm vui trong thế giới ảo.
Chiếc cà rá, sính lễ đính hôn gần 20 năm trước, đó là món quà đầu tiên và duy nhất của chồng. Bây giờ, thời cuộc thay đổi, mức sinh hoạt trong gia đình khấm khá hơn ngày xưa, nhưng C. chẳng bao giờ để ý tới một món quà nhỏ cho sinh nhật vợ hay kỷ niệm ngày cưới. Chàng tỉnh bơ:
- Em muốn mua sắm gì thì cứ tự nhiên, tiền trong bank đó.
Đúng thật, nàng tự nhiên sắm sửa, nhưng phần lớn cho chồng con, riêng mình, hình như từ lâu đã quên hẳn việc "Ăn ngon mặc đẹp". Một cảm giác nghèn nghẹn, giọt nước mắt chưa kịp rơi, đôi khi người ta cũng cần một sự săn sóc cho nhau.
Từ đầu cuộc tình và cho đến bây giờ, đã hai thập niên, có lẽ họ vì nghĩa nhiều hơn.
Ngoài vườn, cây đang đâm chồi, những chiếc lá non xanh mơn mởn đang nở bung ra trước tia nắng ấm. Nhìn lại hai đứa con, à, chúng cũng đã lớn khôn. Vài năm nữa, đứa con lớn vào đại học, N. cảm thấy lưng mình hình như hơi còng thêm một chút.
*
Nhà thi sĩ đất Vị Xuyên ngày xưa đưa cái cò vào văn học:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ đàn con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Trần Tế Xương (1870-1907)
Không là thi nhân, chàng quên luôn câu nói âu yếm với vợ mình.
Chờ mãi. Tìm mãi. Tới bây giờ, khi “lưng đã còng hơn ” mới thấy. “Anh sợ cho em.” Lời chàng nói hình như đúng là lời âu yếm, muộn màng đôi khi đáng quí hơn sớm sủa.

XUÂN HOA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,160,724
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến