Hôm nay,  

Tôi Nằm Nhà Thương

31/07/200300:00:00(Xem: 152398)
Tác giả: LÊ ĐẶNG
Bài số 3259-855-vb8270703

Tác giả Lê Đặng, cựu Thiếu tá Hải Quân QLVNCH, cựu tù nhân cải tạo, cựu H.O., hiện cư trú tại Anaheim, đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới nhất của ông là một tự sự ngậm ngùi mà vui vẻ.
*

Thông thường, dân Công Giáo người từ trẻ đến già, hễ có chuyện vui, chuyện buồn, ngạc nhiên hay khiếp sợ, đều buột miệng kêu lên:
- Chúa ơi!
Ít ai kêu:
- Chúa chê rồi!
Thế mà thằng tôi bị đó!
Tôi qua Mỹ cuối năm 1993. May mắn chân tay còn đủ cả, tuy xưa mặc áo lính khá lâu, tham mưu có, chiến trận có, đều tham gia đầy đủ, chỉ trầy trụa tí thôi...
Chút an-ủi vì chỉ vài tháng đặt chân qua xứ lạ này đã có việc làm, nên tôi hăng hái lắm. Việc làm với danh xưng bốc thơm của các học viên và ông Chủ: Quản Lý! Thực chất là tạp dịch, hay tiếng Mỹ một chút: Custodian nhưng cũng không đúng, vì tôi có License đâu. Thôi thì cứ xem như làm "Bá nạp", giống như mấy chú Ba gọi là: Hầm Bà Lằng là ổn nhứt!
Ông Chủ, vốn xưa một thời đã cùng chung Đơn vị với tôi ở Nha-Trang, giao du cũng không tệ. Anh qua Mỹ sớm, nhờ tài tháo vát, nắm bắt được thời cơ, lập nên Trường Thẩm Mỹ, ngồi ghế Giám Đốc. Là chỗ quen biết, nên anh gọi tôi đến giúp một tay. Công việc chẳng có gì nặng nhọc so với những năm tháng tù cải tạo. Ông Chủ này, đặt tín nhiệm vào tôi nên dặn: Anh cứ xem của tôi như của anh, dòm ngó học trò phá phách, trường sở v.v Có việc cá nhân cần giải quyết, anh cứ thoải mái, chỉ cần nhắn lại Văn Phòng là xong. Tốt qúa, đi đâu mà tìm việc thoải mái như vậy! Tôi vui vẻ làm cật lực, ngoại trừ đụng chạm đến chuyên môn. Nói bằng thừa, tôi biết quái gì trong lãnh vực này, mà léo hánh vào!
Trường học rộng rãi, lại ở nơi đông đảo người Việt tỵ nạn, nên học trò chật lớp. Anh đã tiếp tay đào tạo nhiều tay nghề cho các anh chị VN, và Mễ. Đa số đệ tử của anh, đang tung hoành trong làng Tóc và Neo ở nhiều nơi trên đất Mỹ. Địa điểm của trường thuận lợi, hơn nữa ông chủ này cũng thích thú cho các Hội Đòan VN mượn, nên các ngày nghỉ, lúc nào cũng không hội này, thì hội kia thuê mướn. Chuyện này đưa đẩy đến duyên do tai nạn trong việc "over time" của tôi..
Tôi còn nhớ, hôm đó là Chúa Nhựt của tháng 2/94. Một hội đoàn đã đặt cọc thuê trường. Tôi phải đến sớm mở của, để họ bầy biện theo ý của họ, do vậy là dân công giáo, tôi phải đi lễ sáng sớm ở nhà thờ St. Barbara để kịp về làm việc.
Sáng hôm đó trời mưa dai-dẳng, tôi đã ngần ngừ muốn bỏ lễ! Bỏ lễ ngày Chúa nhựt là phạm "tộitrọng", hơn nữa lại còn đèo theo cái tội "làm việc xác" ngày chúa nhựt, cũng là tội đó!
Tôi lái xe đến nhà thờ khoảng 6am. Mưa vẫn trút triền miên phủ lấp khuôn viên Thánh Đường. Mấy cái rãnh nhỏ trên sân nhà thờ ngập tràn nước, khiến nền sân cũng ướt mem. Hàng loạt cột đèn dọc các lối vào nhà thờ vẫn lờ-mờ, không khả năng xuyên thủng màn mưa trắng xóa.
Từ bãi đậu xe vào đến nhà thờ phải mất một quãng xa. Lễ dành cho VN, nên giáo dân ngoan đạo đông lắm. Kiếm chỗ đậu xe thật là vất vả, ngay cả khu vực dành cho dân Handicapped cũng đầy ắp.Tôi lại không mang theo dù, bèn vén quần chạy lúp-xúp. Trước khi vào cổng chánh nhà thờ, phải qua một rãnh nhỏ đầy nước, tôi xoạc chân phóng qua và thế là "Ô hô, ai tai!" Tôi té bổ xoài trên nền sân nhà thờ và gần như bất tỉnh. Giáo dân hè nhau xốc tôi vào nhà thờ. Ai đó đã giật tóc, xoa bóp mạnh mẽ trên cơ thể tôi. Tai tôi ù đi, chỉ còn nghe loáng thoáng tiếng người bàn tán thật là ồn-ào. Tôi chỉ còn phản ứng tự phát, di động một cách khó nhọc cánh tay mình chỉ xuống đùi chân trái, rồi đi vào hôn mê thật sự.!
Tôi tỉnh dậy, cảm thấy toàn thân ê-ẩm, rã-rời. Tuy chưa thật tỉnh táo, nhưng ngửi mùi thuốc và khung cảnh căn buồng, tôi đã đoán biết tôi đang ở đâu. Trí óc tôi bắt đầu hoạt động lại. Tôi nhớ ra được mọi việc xảy ra ở nhà thờ, từ khi tôi đổ qụy đến khi mất tri-giác. Tôi nhỏm người định ngồi lên. Ái chà! Một sự đau nhức phát xuất từ chân trái dội ngược lên, đè ịch tôi nằm xuống! Hai cổ tay tôi, mẹ ơi! Chằng chịt các khoen nylon có bấm chữ. Tay phải cũng như tay trái, lòng thòng các ống nylon chuyền từ các chai lọ máng trên đầu giường. Các thứ nước đỏ , trắng rỉ-rả chạy vào cơ thể tôi, chưa hết, hai lỗ mũi tôi cũng bị con "ngựa kẽm gai" đóng kín. Tôi đã bị bó rọ!
Tôi cố nhịn đau, nhếch cổ nhìn xuống toàn thân. Trời! Cái chân trái tôi quấn băng dầy cộm, cứng đơ như khúc gỗ, dưới chân có kê cái bàn nhỏ, như điểm tựa. Lòng tôi bấn loạn:
- Sao mà kỳ vậy"
Tôi thử ngọ nguậy đôi chân để tìm cảm giác, vô phương! Bọn nó bị ràng, bị bó. như con vật sắp bị chọc tiết, còn nhúc nhích sao được, hai tay cũng chung số phận.
Tôi lẩm-bẩm tự trấn an mình:
-Chắc là bị trặc gân, cùng lắm là bị nứt xương, cũng mau lành thôi. Sợ quái gì, bệnh viện Mỹ mà!
Mãi suy nghĩ, tôi quên mất vợ tôi đang ngồi ngủ gà-gật bên góc phòng. Có lẽ tôi cục-cựa và lẩm bẩm đánh thức bà ta. Vợ tôi nhỏm dậy, bương bả về phía giường, mừng rỡ:
- Cám ơn Chúa, anh tỉnh rồi... anh tỉnh rồi!
Chưa kịp chuyện trò, đã thấy một bà đầm y-tá mặc "bờ lu" trắng đi vào. Thoáng nhận ra tôi đã mở mắt, bà này nhếch mép cười vẻ hài lòng. Vợ tôi né qua một bên. Bà y-tá này kiểm soát các chai lọ truyền máu và nước biển, ống thở ghim vào hai lỗ mũi, đoạn đến cuối giường kéo chăn lên xem chân, ra lệnh cho tôi cử-động các ngón chân co vào, duỗi ra. OK! Xong đi ra.
Qua lời kể của vợ tôi: Thì ra tôi đã mê-man suốt 24 giờ trên giuờng bệnh. Bà ta tiếp, lúc nhận đươc điện thoại của Cha T. ở nhà thờ gọi lại, báo tin tôi bị tai-nạn phải đua vào BV. Fountain Valley, khu Emergency. Cha nhắn tiếp, cho người đến nhận xe và giấy tờ tùy thân của tôi về. Gia đình tôi đi vắng cả, 2 trai đã đi làm ở Michigan dược một tháng, 2 cháu kế cũng vùa có công việc xong.Nhận tin xong, vợ tôi qúynh-quáng. Đây là một sự đột biến đầy thử thách đối với bà ta. Mơí tập-tửng qua Mỹ, đâu có rành thủ-tục ngõ ngách gì cho cam. Lại nữa bị ám-ảnh về tiền nhà thương... Tôi có sao không, mới sáng còn làm ly cà phê rồi đi nhà thờ cơ mà.... Qừơ-quạng một lúc, phản ứng đầu tiên là gọi báo tin chẳng lành cho 2 con tôi làm bên Michigan.( Tội nghiệp hai đứa vội "quit job!" hối hả về phụ mẹ mẹ chăm sóc cho tôi.)
Vợ tôi loay hoay không biết làm sao đi đến nhà thương thăm tôi. Nỗi lo sợ, làm bà ta như người phải bỏng. Cuối cùng bà ta nhớ ra Ô. Long (Xin Cám Ơn!) ở bên kia đường, xưa cùng là Hải Quân với tôi. Giao tình tốt với gia đình Vợ tôi mừng húm, vội vàng chạy qua nhờ vả. Thật là may ông ta có nhà, chưa đi đâu.
Đến giờ BS. thăm bệnh, tôi mới lờ-mờ hiểu là bị gãy chân và bị mổ! Sau này ra viện, có tờ y-chứng, tôi mới biết rõ: Trường hợp của tôi phải hội chẩn trước khi lên bàn mổ. Tôi bị gãy vụn xương đùi, từ đầu gối trái lên đến gần bẹn... Một thanh sắt giẹp dài lận trong đùi tôi với 8 con ốc dài ngoằng cỡ ngón tay út. Cái chân vĩnh viễn mất khả năng co duỗi! Nghĩa là ngay đơ như cán cuốc! Bệnh lý ghi: " Severely comminuted and displaced supracondular Fracture of left Femur" Cái tên dài thoòg, tôi chỉ cần biết: Gãy vụn đùi chân trái rất nặng, có lận sắt, không đưa ra, thu vào được, thế là xong.
Trong thời gian nằm bệnh, Cha T. của nhà thờ ST. Barbara đã 2 lần vào tận giường bệnh trao " Mình Thánh Chúa" cho tôi chịu lễ và cầu nguyện cho tôi.( Đội ơn Cha T.)
Do Ô. Long bắn tin, các thân hữu vào thăm tôi khá đông. Tôi nhận đươc bó hoa tươi cắm vào bình có sẵn trong buồng, và nhiều lời chân tình an-ủi, đa số thấy tôi mới lò-dò qua xứ này, đã bị gãy-gục, họ khuyên tôi đừng " Depress!" Cám ơn các bạn.. Qúi gía lắm, tôi mới "chân ướt, chân ráo" qua đây, đã bán Chợ Trời: " Một chân ướt ".. biết ra sao, ngày sau"
Đa số thân-hữu rất ngạc nhiên, chỉ té thôi, sao ra nông nỗi, nát vụn xương " sụm-bà-chè" như vậy" Một bạn tỏ ra thông cảm lên tiếng:


-Đâu có gì lạ, 10 năm tù, ăn tòan "bo-bo", khoai mì, xương rỗng tuếch, gãy là phải!
Để gíup tôi đỡ buồn và bỏ mặc cảm về vụ này, một anh bạn cười pha trò:: - Ông này bị " Chúa Chê!"... đẩy ra cửa, không cho vào nhà thờ!
Một bạn khác tiếp theo vui vẻ
-Chà! Chà! Tiền hung, hậu kiết đó!
Tôi dở khóc, dở cười, thầm nghĩ: Mình cũng ngoan đạo từ tấm bé, sao Chúa lại Chê mình!
Trở lại căn buồng bệnh. Nó đầy đủ tiện nghi để bệnh nhân sử dụng: Từ điện thoại, chuông gọi y-tá, TV. máng trên vách ngay mặt nhìn.
Có cái ngài ngại ở nhà thương như là: Rửûa ráy thay quần áo. Ngày nào cũng vào buổi sáng, đều tiến hành việc này. Lần đầu tiên, lúc mụ y-tá điều dưỡng bước vào hành nghề, tôi thiệt nhột nhạt, muốn lăn xuống gầm giường mà trốn. Tôi dưa mắt cầu cứu bà xã tôi, bà ta cứ phớt tỉnh. Mụ y-tá kéo tấm chăn đắp trên người tôi bỏ ra. Ô hô! Tôi trần như nhộng! Tôi cục cựa để kiếm thế nằm nghiêng, nằm sấp, để che dấu " sự khó coi"của mình. Chịu, chân quấn băng, hai tay có ống nylon truyền máu và nước biển, mũi lại trang điểm hệ ống thở. Bất ly cục-cịch! Đành nằm im chịu "tra tấn". Bà điều dưỡng này tỉnh queo, 2 tay thoăn-thoắt hành sự. Nước mát do lau chùi thấm vào cơ thể làm tôi dễ chịu vô cùng, chập-chờn mơ thấy đang du-dương ở một tiệm tắm hơi nào đó!
Tôi có thói quen dùng trà vào sáng sớm, ở nhà thương lạ hơi, lại càng ít ngủ hơn, cứ liếc nhìn đồng hồ đơi sáng. Độ 4,5 giờ, là tôi bấm chuông gọi ly cà-phê nóng. (cà phê bột thôi! Thế mà họ vẫn chiều ý, chưa đến 10 phút đã có tách cà- phê nóng hổi. Khổ nhứt là con ma thuốc lá đánh mùi cà-phê, giãy giụa tợn trong người, trận chiến này còn khó khăn hơn lúc lâm địch!
Ngoài những lần kiểm soát của y-tá 45 phút/lần. Ngày 2 lần BS. thăm bệnh. Lần nào cũng vậy, các ngón chân cứ phải " nhảy đầm" Mấy ông BS còn vạch đùi tôi, điều chỉnh cả một hệ-thống to sụ, nặng trình-trịch trên đùi. Nó nhô lên khỏi đùi độ nửa ngón tay giữa. Ống tròn bắt ngang dài độ gang rưỡi trụ trên 3 con bù lon tổ chảng đâm tuốt lượt xuống đùi làm trụ, thêm hệ ốc điều chỉnh co dãn, tôi có cảm tưởng như "Rút căm xe đạp" vậy! Cái khéo là không biết các ông BS, rong qúa trình học y, có học " Mê-ca-Ních" hay sao, mà họ "nới, xiết" êm re, không đau đớn gì cả!
Đến bữa ăn mới là gian-nan. Điểm tâm xem như OK. Trưa và chiều thật khốn khổ, tòan là đồ ăn Mỹ! Trình bày rất ngoạn mục, nước uống đủ loại. Khay cơm bưng vào, do phe nhà bếp, aó trắng, đội mũ chop cao khệ-nệ để xuống. Trên mâm cơm, kèm theo mẫu giấy để ghi ý kiến về bữa ăn. Trên vách phòng cũng có bảng ghi nhận xét bữa ăn cho nhà bếp, mỗi khi thu dọn.
Phe nhà bếp khi mang đồ ăn vào, mặt mày vui vẻ bao nhiêu, thì lúc thu dọn thấy đồ ăn bỏ mứa, mặt lộ vẻ không vui, mặc dầu không nói ra.
Đoán biết sự cố về biếng ăn của tôi, đến ngày thứ tư, trước bữa cơm chiều, bỗng xuất hiện 2 ông tây đồ trắng , nón mũ tươm tất vào phòng bệnh của tôi. Được biết, một trong hai người là "xếp" bếp của khu. Qua loa vài câu xã giao, xếp bếp hỏi tôi thích ăn món gì" Tôi áy náy thấy họ có tinh thần phục vụ cao, ngần-ngừ một lát, tôi buột miệng:
-Vietnamese noodle! Phooo, Phooo!
Sợ họ nghe không ra, tôi vớ lấy cuốn sổ trên tay xếp bếp, ghi y-chang như vừa nói.
Họ vui vẻ gật đầu rồi đi ra. Lúc đó là 2pm.
Bà xã tôi rời khỏi góc phòng, cằn nhằn:
-Ông chơi gì kỳ vậy" Ăn ít, ăn nhiều thây kệ. Đã có em thầu mà, ráng vài bữa đi. Đây là BV. Mỹ, đòi hỏi như vậy, có quá quắt lắm không"!
Tôi hơi thấy mình không phải, mình là dân "mít" tỵ nạn, nằm bệnh viện tân tiến như thế, còn bầy trò!
Bà xã tôi kể cũng tội. BV. chấp nhận cho bà ta ở lại liên tù tì để săn sóc tôi, chỉ đổi ca vài tiếng về nhà tắm rửa thay quần áo, khi con đi làm về, ghé vào thay thế. Các bữa ăn do tôi nuốt không trôi, bà ta đều thầu, thế mà cũng không hết, phải gói ghém cẩn thận quăng vào thùng rác.
Giờ cơm chiều, khỏang 5 giờ hôm đó, cả đầu bếp chính lẫn người bưng cơm cùng vào. Họ hí-hửng bầy lên bàn các thứ và hể hả xoa tay:
- Please!
Đợi họ đi ra xong, tôi và bà xã đồng chú mục vào thức ăn trên bàn. Chao ơi, không biết họ đào ở đâu ra:
- 1 điã giấy tú-ụ bánh phở.
-1 đĩa thịt gà chặt miếng cỡ 2 ngón tay.
-1 tô nước lèo (mùi vị Mỹ)
-1 điã rau salad nguyên nhánh.
-Chai lọ gia-vị và nước uống tùm lum.
Như thường lệ để vào mâm tờ giấy ý-kiến. Hai chúng tôi tá hỏa! Công phu của họ nhá không vô. Để khỏi phụ lòng, tôi cố vớt-vát được chút đỉnh. Vợ tôi cũng chào thua. Hai đứa tôi chừa lại chút đỉnh trong dĩa cho phải phép, còn bao nhiêu thồn vào giấy báo, cho vào thùng rác, nước lèo thì tuôn vào cầu xí.
Hôm đó vợ tôi thấm mệt, lại đói nên theo con tôi về nhà, vả lại thấy tôi đã khá, không còn nguy hiểm nữa..
Tôi chịu đựng hơn một tuần, phải trải qua cái màn tập đi bằng nạng. Chân tay rời rạc đau nhức, nhứt là cái chân trái có kiềng hệ điều chỉnh, càng trì nặng cái chân ngay chừ!. Tôi chỉ sử dụng được chân phải, tựa vào cặp nạng, nhích từng bước. Còn chân trái kéo lê theo thôi. Lắm lúc, cứ tưởng như lúc xưa thụ-huấn ở quân trường, nào là đi "Đoạn đường chiến binh", nào là bò "Hỏa lực". Vất vả thật!
Cuối cùng tôi cũng đươc xuất viện sau một tuần. Về nhà, cứ 2 tuần phải đi tái khám. Vợ tôi rạch ống quần trái lên tận bẹn, để dễ thay quần áo, và đi đứng, trông cũng mô-đen lắm. Bốn năm tháng sau, Hệ thống Điều Chỉnh trên chân trái tôi mới được tháo gỡ. Tôi cảm thấy nhẹ người chưa từng có. Thân thể tương đốI quân bình, chỉ đành chào thua với cái chân trái: Không co vào, duỗi ra dược!
Tôi ngồi xe lăn, rồi đi 2 nạng, rồi một nạng. Do cố gắng "Lao động tốt", hơn năm sau tôi đã sử-dụng đươc "Cây gậy" để đi đứng.
Tôi đền tội chắc là chưa đủ, nên lại bị Chúa Chê, thêm một lần nũa!
Gần cuối tháng 12/02 tôi bị Stroke! Lần này đi chơi nhà mới: Anaheim Hospital.
Bạn bè lại đến thăm tại BV. Ai cũng lặng lẽ nhìn tôi nằm như "con gà chết", xụi lơ. Tay chân mềm như bún, mắt thất thần, chẳng nhận ra ai đến thăm mình
Lần này may mắn hơn, BV. này chắc đã có kinh nghiệm nuôi bệnh nhân gốc Á, nên các bữa ăn, giặm thêm vài món na-ná VN nên cũng dễ nuốt.
Thoát chết, ra về được cấp xe lăn mới toanh, kèm theo 2 cái "Toa Thuốc", một: Không uống rượu. Hai: Không hút thuốc! Gia đình tôi, nhân đó bán quách cái Toyota cà tàng của tôi, với hậu ý tốt, sợ tôi bốc đồng ôm tay lái, lỡ căn bệnh "Đột Qụy" tái phát sẽ nguy hiểm! Thế là tôi rơi vào cái thế:
- Có miệng mà "ngậm".
- Còn chân mà "cụt".
- Có tay mà "què".
Từ đó cái thế giới yếm-thế, đầy u-uẩn phủ trùm lên tôi. Đôi lúc tôi bất mãn với thằng tôi, phải vùng lên làm một cái gì để đời. Lắm người còn tàn phế, tật bẩm sinh nặng nề hơn tôi, còn vươn lên, được đời ca tụng. Tôi thật vứt đi, đáng quăng vào sọt rác! Thật ra, tôi cũng ngọ-nguậy đi " Học Đại" 2 năm, ý muốn đổi đời, cuối cùng đứt gánh, vì không cưỡng lại cái mà Tạo-Hóa ban cho: Lão Hóa! Đành quay về tìm vui với qúa khứ, dật-dờ khép kín cuộc sống bên lề xã-hội.
Ngẫm nghĩ lại, trải qua cuộc sống tôi đã lần lượt vào Nhà Thương 5 lần: VN/3 (Quân Đội), bên Mỹ 2. May mắn ỏ xứ này tôi đều nhờ Medical và Medicare chi trả, nên gia-đình tôi đỡ lo về viện phí, nếu không, chắc đến bây giờ các con tôi cũng chưa thanh-toán xong món nợ này. Xin Chào Mi, NHÀ THƯƠNG !
Bỏ Nhà Thương là phải, vì còn biết bao cái “nha” để đến chơi mà, này nhé: Nhà Ở- Nhà Trọ- Nhà Chòi- Nhà Trường- Nhà Binh- Nhà Thờ- Nhà Chùa- Nhà Thương và Nhà Dưỡng Lão- Nhà Mồ.

Thưa Qúi Vị,
Tôi đã " hãnh-diện" lần lượt đi qua tất cả các loại nhà nêu trên. Nay chỉ còn 2 "Căn Nhà Cuối Cùng" tôi chưa "may mắn" đến ở! Nhà DưỡngLão chắc là không vì tôi không thuộc hệ-phái " Gìa sanh Tật", nên con cái chẳng phiền hà, hơn nữa vớI lòng hiếu thảo cố-hữu của ngườI VN, tôi tin chẳng đến nỗi nào.
Chỉ còn "Căn Nhà Cuối" tôi đang lần mò ĐI TỚI, SẮP TỚI, và chắc như bắp: TỚI !

Lê-Đặng
(June 30/03)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,764,574
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến