Hôm nay,  

Lại Chuyện Cưới Xin Ở Mỹ

30/07/200300:00:00(Xem: 134436)
Người viết: TRẦN QUÂN
Bài số 3257-853-vb5240703

Tác giả Trần Quân, cư trú tại Oxnard, CA, lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng một bài góp ý xây dựng trong việc tổ chức đám cưới cho lớp trẻ tại Mỹ. Mong ông sẽ có thêm những bài viết mới.
*

Trước hết tôi xin trình bày quan điểm của tôi về vấn đề lễ nghi hôn nhân gồm cả tiệc cưới (như là một phần của đám cưới). Đây là một sinh hoạt trong đời sống xã hội của mọi người phản ảnh nền văn hóa của dân tộc.
Nước Mỹ là một nước đa chủng nên được gọi là Hiệp chủng quốc, mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Văn hóa nước nào cũng có cái hay cái dị tùy theo thời gian và hoàn cảnh sinh sống. Đối với người Việt Nam ta, vấn đề hôn nhân đã được minh định trong sách vở cũng như qua truyền khẩu, nay lưu lạc xứ người thì cũng phải tùy nghi chế biến nhưng căn bản là phải giữ lấy lề, đừng có lai căng quá, khó coi, mặc dù ngày nay phần đông "con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó".
Đối với những người con ương ngạnh, bất trị thì khỏi bàn đến mất thời giờ.
Bài này chỉ đề cập đến những con cái còn có chút hiếu đễ, vâng lời cha mẹ hướng dẫn, khuyên can. Trong trường hợp này cha mẹ đừng chiều ý con cái quá đáng mà phải góp ý kiến, theo dõi việc làm của con cái trong tinh thần hợp tác bảo tồn văn hóa Việt Nam.
Cha mẹ có bổn phận phải giải thích cho con cái biết ý nghĩa của hôn nhân (nếu không biết thì tham khảo sách vở) để khi làm lễ, chúng thực sự hiểu biết và tôn kính, tôn trọng những điều kết ước với nhau trước bàn thờ tổ tiên hoặc trước bàn thờ Phật, Chúa và sự chứng kiến của hai họ hoặc trước cửa công quyền (Tòa án, tòa thị chính vv...) ví dụ như ý nghĩa của việc đeo nhẫn, một tập tục có từ ngàn xưa, nói lên bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình, trật tự xã hội, chứ không phải đeo nhận chỉ để trang sức hoặc khoe của.
Về vấn đề lễ nghi thì phải quan niệm đứng đắn trong khi hành lễ (độ 15 phút) đừng nói ra ngoài việc cưới xin, chớ có nói ba lơn, ba cợt đùa giỡn trong lúc mọi người đều ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang theo dõi.
Về vấn đề tiệc cưới chỉ nói từ 1975 đến nay tôi thấy nó đã biến thể lệch lạc quá nhiều, có lẽ bởi vì quan niệm thiếu nghiêm chỉnh. Có đôi trẻ khi quyết định thành hôn chỉ nghĩ đến việc đãi tiệc và đi tuần trăng mật, chứ chả thiết gì đến lễ nghi cho nên phần đông các trẻ này đến với nhau rất dễ và chia tay cũng rất dễ vì không thấy có gì ràng buộc nhau cả (easy come, easy go).
Trước hết hai họ mời quan khách, bà con thân hữu đến nhà hàng ăn tiệc chung vui tại sao lại mở đầu bằng cuộc diễn hành (procession) như ở nhà thờ với nhạc hành tôn giáo. Có nơi, người điều khiển chương trình (MC) lại còn nói to trong máy vi âm "yêu cầu quý khách đứng dậy và cho một tràng vỗ tay". UƯa hay, đây là nhà hàng, một đàng là khách, một đằng là chủ, mà thường thì "tiên vi khách, hậu vi chủ" tại sao lại có màn trình diễn như trên sân khấu và coi khách như khán giả"


Có nơi mở đầu bữa tiệc bằng một câu chuyện tếu vô duyên (bắt chước Mỹ) trong lúc mọi người ăn mặc tử tế đang chờ hai họ trình diện. Chưa hết, sau đó MC lại giới thiệu các cặp phụ dâu, phụ rể trước cả hai bên cha mẹ. Thật là ngược ngạo nếu không nói là hỗn hào, bởi vì đối với người Việt Nam ta, ở nơi công cộng bao giờ cũng "kính lão đắc thọ" thay đổi cái gì thì được chứ thay đổi cái truyền thống trật tự gia đình Việt Nam thì không nên vì đó là căn bản của trật tự xã hội. Ngoài những chi tiết về danh sách mời thực khách chọn nhà hàng, giờ giấc thực đơn, người điều khiển chương trình, thuê ban nhạc, vvàtôi xin phép được góp ý thêm về hai mục: cho quà và chào bàn.
Ngày trước vấn đề này được cân nhắc tế nhị để giữ thể diện cho cả người cho lẫn người nhận vì thường thì "cách cho quý hơn của cho". Nếu không lưu ý thì dễ dãi sẽ biến thành bừa bãi và tiệc cưới sẽ mất ý nghĩa cao đẹp mà chỉ có tính cách thương mại.
Ở Mỹ theo thủ tục thì nhà gái đài thọ mọi chi phí. Ởû Việt Nam, trái lại nhà trai phải lo trang trải. Thường thường cả hai nhà có thể chung lo, tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình, miễn sao vui vẻ là được.
Ngày nay đa số đôi trẻ đều đi làm việc để dành tiền rồi mới đám cưới. Nếu quan niệm rằng việc đài thọ là do hai họ hoặc cô dâu chú rể chứ không phải do quan khách hoặc thân hữu thì gia chủ cũng nên phân biệt mời những ai "có qua có lại" quen biết nhau khá nhiều, chứ đừng gặp ai mời nấy làm cho người ít quen biết nhận được thiệp mời thêm khó nghĩ vì phải làm một việc vừa mất thì giờ đến nơi ngồi kẹt một chỗ, nghe nhạc điếc cả lỗ tai, ăn uống thừa thãi và phải chịu một số tiền "ngó cho được" mà đối với nhiều gia đình phải tiện tặn cả mấy ngày mới đủ.
Ngày xưa tổ chức đám cưới chỉ nhận được một số quà tặng tượng trưng. Ngày nay đám cưới theo kiểu phong bì, tuỳ cách tổ chức và khách mời, đám nào cũng lời dăm ba ngàn.
Có báo đã nói lên cái khó khăn vật chất của ông bà Nguyễn nào đó với 4 thiệp cưới trong một tháng như một cơn ác mộng.
Vậy thì theo tôi gia chủ chỉ nên gởi thiệp mời đến những người quen biết thân thích còn đối với những người sơ thân thì chỉ nên gởi giấy báo hỷ là đủ rồi. Người nhận sẽ tùy mức độ tình cảm hoặc gởi quà lại biếu tặng hoặc gởi thiệp đến chúc mừng hoặc điện thoại đến chung vui cũng được.
Đối với bà con và thân hữu thì có thể cho quà ngay tại nhà khi làm lễ hoặc đưa tại nơi ghi danh tham dự ở cửa đi vào phòng tiệc, tránh cái cảnh nhàm chán đi chào bàn mà một số người đã xem như đi thâu tiền ăn cho nhà hàng, tội nghiệp cho hai chữ "Hôn nhân". Việc giới thiệu hai bên cha mẹ và cô dâu, chú rể lúc mở đầu buổi tiệc với lời cám ơn của đại diện hai họ là đúng thủ tục rồi. Sau đó, cô dâu chú rể có muốn đi tiếp xúc và chụp hình kỷ niệm thì cứ thong thả đi chào hỏi chứ đừng có kéo đoàn hai họ đi từng bàn nhất là ở các tiệm ăn Tàu chật chội thì thật là bất tiện.
Nói là nói vậy chứ nếu muốn lợi dụng tiệc cưới để trang trải chi phí đám cưới thì lại là một chuyện khác. Xin miễn bàn.
Tóm lại thường thì ai cũng dễ dãi đối với đám cưới, đám ma cho nên mới có câu "Ai chê đám cưới, ai cười đám ma" nhưng dù sao đám cưới, đám ma là những yếu tố văn hóa của một dân tộc nên chúng ta hãy giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc ta một cách đứng đắn và tốt đẹp.]

TRẦN QUÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,270,662
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.