Hôm nay,  

Chút Xót Thương Người, Xót Thương Mình

28/07/200300:00:00(Xem: 147213)
Người viết: HOA KI
Bài số 3256-852-vb4230703

Tác giả lần đầu tiên viết bài dự thi "Viết về nước Mỹ". Bà sơ lược tiểu sử như sau: 48 tuổi, làm nghề tự do; Đến Mỹ năm 1994 cùng gia đình chồng, hiện ở Garden Grove.
*

Nhân đọc Việt Báo qua chuyện của hai tác giả với nghề waiter ở Little Saigon đã bị chủ đuổi vì đấu tranh đòi tiền Tip. Tuy không chung nghề, nhưng tâm sự của họ thực sự đã làm tôi xúc động. Tôi như hiểu ra hơn, có điều gì bàng bạc trong nỗi buồn tủi của thân phận người Việt lưu vong giữa muôn ngàn huy hoàng, tráng lệ của xứ Mỹ, một đất nước rộng lớn có nền văn minh cao, một quốc gia giàu có vào bậc nhất trên thế giới mà nhân quyền, tự do được bảo vệ và tôn trọng.
Nhưng… như dòng nước, thân phận người Việt Nam khi từ mọi hướng tuôn đổ vào biển cả Cờ Hoa, dòng chảy da vàng chưa thực sự được bảo hòa với cái mặn mà của đại dương, lại vẫn còn mang cái chất lờ lợ cố hữu, đôi khi lại còn cả rong rêu. Do đó bao nhiêu cay đắng đã dâng đầy trong chén lệ lưu vong.
Tuy nhiên, cạnh những “rong rêu” đáng buồn, chúng ta có thể tin vẫn còn rất nhiều tấm lòng nhân ái. Còn rất nhiều người luôn mở trái tim, đã làm biết bao việc tốt đẹp cho cộng đồng, từ giúp đỡ chăm lo người già, an ủi kẻ đơn côi đến xây dựng, duy trì, bảo tồn văn hóa dân tộc Việt, hướng dẫn lớp trẻ biết về nguồn cội. Còn những tấm lòng vị tha, luôn góp công góp của cho việc từ thiện và hơn hết là tranh đấu bằng mọi cách để giữ gìn lá cờ vàng ba sọc đỏ Việt Nam được tự do vẫy vùng trên nền trời cao rộng, tất thảy đều phát xuất từ lòng thiện nguyện, thiện tâm, yêu quốc gia, yêu nhân loại cùng nhau làm đẹp cho cuộc đời.
Gia đình tôi hơn 9 năm qua Mỹ từ diện HO 22 gồm tất cả 10 người già trẻ lớn bé tuổi nào việc đó, tuy vất vả nhưng nhờ chịu khó nên cuộc sống cũng tạm ổn, cũng mệt nhọc từng ngày nơi làm việc và cuối tuần cũng vòng quanh chợ Bolsa, sau khi ăn ở đâu cũng đặt trên bàn chút tiền tip bé nhỏ, như lời cám ơn đến người phục vụ. Bởi, dù ngày lễ, weekend họ vẫn cực nhọc với công việc. Nhất là nghĩ thương các bác lớn tuổi, các anh chị đã một thời là trí thức là sĩ quan, là con nhà dòng dõi cũng xếp lại ký ức, tự ái coi như là lỡ thời, lỡ vận, lỡ long đong, chấp nhận đồng lương nhỏ bé phải chọn lựa cuối cùng công việc làm dâu trăm họ, còn bị sai bảo bởi loại chủ hống hách, coi đồng tiền lớn hơn nhân phẩm, trọng hơn tình người.
Theo tôi biết ở Cali bộ lao động có luật cấm chủ lấy tiền tip của waiter, nhưng luật này như thế chưa được thực hiện đồng đều bởi vì người làm công không mạnh dạn cùng nhau góp công sức lên tiếng cứ mãi lặng thinh nên không được hưởng benefit gì cả. Cuối cùng tất cả bất công đều đổ xuống thân phận bọt bèo của người làm, vốn như chiếc bắp mỏng manh đang bị bóc dần hết lớp vỏ lụa non này đến lớp khác.
Chính tôi bây giờ trở nên thấy ngại ngùng, phân vân tự hỏi "Tôi có thể bỏ tiền tip vô túi nhà giàu không"" hay tôi phải dò xét thêm nơi quán ăn tôi đến, nơi nhà hàng gia đình tôi lui tới. Chủ có đối xử tốt với người làm công không" Vậy bạn có vui lòng khi tiền tip của bạn bị chủ lấy hết mà không đưa đúng người" Rồi khi người làm bị dồn tới vách tường họ "tức nước vỡ bờ" họ đòi lại đồng tiền hoa hồng của họ, chủ bèn đuổi họ một cách bất công không biết có nơi nào mở cho họ cánh cửa cảm thông"
Tôi xót thương cho người chợt lại thương cho tôi bởi vì có khi phải đối diện với những thực tế không ít phũ phàng, không thể ngờ đến như vốn liếng quá ít ỏi về nước Mỹ trước khi rời nước ra đi.
Nhớ hồi tháng 4 năm 94 gia đình chúng tôi mới qua Mỹ cả hai chân cùng "ướt" chứ không ráo chân nào cả. Vừa mới quen với không gian bao la của nước người để ước mơ, hội nhập bằng tất cả hân hoan, sức lực và điều tốt đẹp tương lai như trong tầm tay. Một buổi sáng rất sớm nọ, có cú phone gọi đến nhà bất ngờ. Nội dung thế này "Tôi có người cho coi danh sách H.O mới qua, tôi ưu tiên chọn gia đình ông để giúp đỡ" Mấy người có thể đi làm luôn hôm nay" 4 hả" Tốt quá. Đóng nút làm khuy cho hãng may của tôi lương hơn 200 đô một ngày, hơn lương kỹ sư, làm liền nhớ đem cơm, tôi chở đi, tối về".
Vậy là hớn hở, vội vàng cộng lẫn mừng rỡ vì dịp may mong chờ đã đến. Từ Garden Grove khoảng sau gần nửa giờ lái xe đến khoảng đâu đó gần Los chúng tôi hồi hộp vì nhẫm tính một cách làm giàu quá sức dễ dàng.
Đến nơi, thấy kho hàng quá rộng trần cao nhưng hết sức vắng lặng nhìn cuối tầm mắt mờ mờ tối mới thấy tận cùng của những giàn treo, có một người đàn ông trung niên đang ủi áo, với những làn hơi nước nóng phun lên mù mịt và một người già hơn chậm chạp uể oải treo lên móc những món đã vào bịch nylon. Không ai nói ai nhưng nhìn cảnh tượng lạnh lẽo ảm đạm, không khí như nặng nề, kéo theo niềm hy vọng đang như vỡ vụn ra từng mảnh sắc cứa vào da thịt đau nhói, rát buốt… Ông chủ chỉ cho chúng tôi một đống hàng to, nằm trên tấm nhựa trải rộng ở giữa nhà và nói: Kéo sẵn ở đó, giúp cắt chỉ hết mớ hàng này rồi tính. Ngay lập tức, tôi hiểu rất rõ là chúng tôi đã bị lừa, tôi hỏi ông ta về việc "kêu lên làm khuy nút" và chừng nào ông dạy chúng tôi biết xử dụng loại máy làm ra nhiều tiền như đã hứa. Chẳng chút ngượng ngùng, ông chỉ tay về một dãy máy nằm sát vách tường "Đó, máy làm khuy ở đằng đó" và tỉnh bơ bỏ đi.


Tôi đi đến quan sát xem cái máy thần kỳ của mơ ước ra sao. Bây giờ tôi mới thấy, ngoài những máy may công nghiệp còn một người thanh niên đang ngồi đọc báo, đầu gục xuống, mái tóc dài che phủ cả mặt. Chào hỏi anh mới nói anh là thợ làm khuy nút duy nhất ở đây. Và cái máy anh đang xử dụng cũng là cái máy duy nhất của hãng. Và anh cúi xuống tiếp tục đọc báo, sự có mặt của chúng tôi kiểu bất ngờ này cũng xảy ra bình thường quá độ rồi. Chỉ thêm ít phút quanh quẩn, tôi hết sức tức giận khi hiểu đây là loại làm ăn cơ hội, lợi dụng dân mới qua cần việc hay những người vì có trợ cấp, muốn kiếm thêm chút ít tiền thu nhập, cứ đem con bỏ chợ như vậy, tiền công thì không trả sòng phẳng, không ai dám kiện thưa nên bỏ đi riết chẳng còn mướn được người. "Ồng chở lên cắt chỉ vì đọng hàng, chứ ổng không mướn thiệt đâu".
Khi chúng tôi không đồng ý, xin về. Ông ta giận dữ la lên "tối mới về được" và lập tức quay ngoắt đi vào căn phòng nhỏ đóng cửa đánh sầm lại. Tôi gõ cửa đến khi ông ta mở và tôi cho ông biết tôi sẽ qua cái kho bên cạnh nói nội tình và kêu cảnh sát can thiệp… lúc bấy giờ ông mới kêu anh thợ làm khuy "chở tụi nó về".
Trên đường về, tâm sự với anh H, ảnh thở dài cho biết vì ảnh có quen biết nên chịu ở đây làm thôi, chứ tiền lương không thanh toán đàng hoàng nên…. Với lại, khi có hàng, làm cả ngày trối chết cũng có khi hơn một trăm đồng, nhưng đâu phải ngày nào cũng vậy, tuần này ngồi chơi dài cả cổ.
Ừ! Oång cứ gọi mấy người mới qua lên làm bậy bạ mấy bữa rồi.
Mặc cho chúng tôi hỏi han, cằn nhằn xuýt xoa ba tôi cứ lặng yên lơ đãng nhìn ra cửa xe, như ngắm cảnh phố phường, vùn vụt qua theo vòng quay bánh xe đang trên đà tốc độ. Từ ngày trở về từ trại tù cải tạo của cộng sản, ông trở nên trầm mặc, ông hình như thay đổi hoàn toàn, chẳng mấy khi nóng giận như xưa. Lần này, như ông đã lường được cái thói đời, lường gạt, đảo điên, nên từ sáng sớm, mặc chúng tôi hối hả soạn cơm nước, thay áo quần ông cứ thinh lặng không hề góp ý, khi chúng tôi bàn tính sẽ đem về số tiền khổng lồ mỗi ngày làm việc. Vậy mà khi tức giận ra khỏi cửa hãng, ông cũng tủm tỉm cười, vươn vai, ưỡn ngực hít một hơi thật sâu vào ngực những hương của hoa muôn sắc ở ven rào….thiệt là…
Lần được gọi đi làm ấy, chúng tôi đã tội nghiệp ba không còn trẻ nữa, để đi kiếm 200 đồng một ngày như chúng tôi. Nhưng giờ, sau 9 năm trôi qua, lại chính ba mẹ tôi, 2 người già nhất lại dè sẻn được khối tiền gởi về cho 5 anh chị em tôi còn kẹt lại VN, còn chúng tôi thì…tháng nào xào tháng đó là may lắm rồi….
Nhớ thêm một chuyện khác: sau ít năm tới Mỹ, chúng tôi tưởng mình đã nhiều kinh nghiệm rồi bèn dẫn người anh cũng diện HO mới qua 1990 đi kiếm việc theo tờ báo "ưu tiên HO". Trên đường đi anh hết lời cảm kích vì không ngờ có người biết thương đến hoàn cảnh của người tỵ nạn chính trị…nào ngờ…. Nơi chúng tôi đến là một tiệm giò chả. Thật ra, lời rao tử tế ấy chỉ là để mưu cầu ngược lại….vì trả tiền mặt với số lương rẻ mạt, cả ngày trời làm quần quật ở nơi chật hẹp với mấy cái nồi hơi luôn hừng hực lửa nóng.
Chúng tôi ra về mà giận lòng cho hai chữ "ưu tiên" bị lợi dụng HO như một công cụ dễ khiến.
Thôi thì đã gọi là "tự do" nên quay hướng nào cũng được và nên anh tôi cùng tôi đến gõ cửa nơi khác. Lần này ba tôi mới chịu cho ý kiến, và ông còn vỗ vai anh tôi khuyến khích … "gặp may rồi…nếu ông ấy nhận anh, để coi sóc mẹ của ông ta thì tôi nghĩ là rất tốt…vì ông ta tôi đã biết, đã nghe danh tánh rất được trọng vọng, nhất là qua đây tôi còn thấy ông có mặt khắp nơi cho công việc cộng đồng. Ông ta xưa mang cấp bậc cao lắm …bác nổi tiếng đấy…"
Tôi lấy làm chắc ăn. Sự thực lại khác. Có ai tưởng tượng được ở năm 1990 mà ông ta sau khi phỏng vấn cho anh tôi cái giá $200/ tháng vì... ”hè hè…HO sướng quá…hè hè qua có chính phủ trợ cấp liền hè! Ở đây chỉ ngồi chơi với bà cụ cả ngày…dọn chút đỉnh như nhà mình, có chỗ ăn chỗ ở không phải trả tiền là đủ được năm bảy trăm rồi…hè hè…bà cụ tôi với anh cùng có trợ cấp mà bà cụ tôi phải trả hết tiền nhà, tiền ăn. Còn anh lại được cụ đưa thêm 200 là hơn cụ rồi…hè hè "
Đứng phía sau nghe ông ta vừa cười thân ái, vừa nói tôi nhìn cái bụng bự tròn quay nằm trên cặp chân ngắn chủn, cái trán hói bóng lưởng, cứ từng chập lắc lư, trên con người lùn tịt của ông ta. Nếu không có ngại ông xưa có biết ba tôi có lẽ tôi cầu xin choc ho…cái bụng bự cứ hè hè kiểu đó…bể ra cho rồi.
Trở về nhà, kể chuyện nhằm lúc mọi người đang ăn uống cuối tuần, ai cũng cười nghiêng ngữa, chỉ có ba tôi, tội nghiệp …lại rơi vào lặng thinh cố hữu…Ông lặng lẽ ra đứng một mình trước sân, nhìn lơ đãng ra đường, con đường vắng lặng trước nhà…dù sân đang mùa hoa nở đầy ông cũng chẳng buồn vươn vai…hít thở chi cả.
Ba tôi đang nghĩ gì mà trán cứ cau lại từng chặp và gió chiều xuống mang từng cơn lạnh se da thịt, vẫn như biến ông thành pho tượng cứng đờ, với bóng mặt trời đè ngã xuống thảm cỏ xanh, thêm một bóng người nằm xiên, tay xuôi lại như không còn sự sống…ba tôi đã đứng như thế…rất lâu…rất lâu mãi đến lúc không còn để lại chiếc bóng ảnh nào nữa…mới chịu quay vào nhà.
Mẹ tôi nói với chúng tôi: “Ba con từ khi qua đây cứ thấy hoa ở đâu tươi tốt, đẹp đẽ là vươn vai và khoan khoái hít thở…ưỡn ngực, ngửa mặt cứ như là… Hồi ở VN có thấy làm thế bao giờ đâu.”
Ba tô chậm rãi nhìn vu vơ vào khoảng không trước mặt nhẹ nhàng nói: “Ở Việt nam có một lần tôi làm thế là khi bước chân ra khỏi tù sau hơn sáu năm cải tạo…với tờ giấy "ra trại" trong tay…”

Hoa Ki

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,480,031
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến