Hôm nay,  

Vợ Sửa Sắc Đẹp

22/07/200300:00:00(Xem: 152166)
Người viết: TỐNG CHÍ LINH
Bài số 3251-848-vb4160703

Tác giả cho biết ông 58 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại tiểu bang Minnesota. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ ba của ông. Bài lần trước mang tựa đề độc đáo “Đàn Ông Bế Con” thể hiện tình trạng và tâm trạng chung trong đời sống ở Mỹ hiện nay. Lần này, thêm một đề tài nóng hổi cho quí ông suy ngẫm.
*

Ca dao VN có câu "Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh"-là để ca tụng vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ chưa làm quen với phấn son. Tôi thuộc dân nhà quê cho nên khi viết về đàn bà thì rất vô duyên, không có tài liệu tham khảo. Văn chương lại không bằng văn học trò, thấy sao nói vậy.
Tôi thường nghe người ta nói "Đàn bà là báu vật của Thượng Đế ", nhưng người đời lại hay châm biếm phụ nữ trong xã hội về: "Công, Dung, Ngôn, Hanh" "Cái nết đánh chết cái đẹp" "thứ không nên nết v. v. . ". Thật ra vẻ đẹp tự nhiên bao giờ cũng là món quà trang sức quí giá mà Thượng Đế dành cho loài người; những khe khắt chỉ là cái nhìn về tập tục của một dân tộc. Xã hội VN khi nhận xét về "phái yếu" thì hay đặt nặng vấn đề tính nết hơn là bề ngoài tuy nhiên cũng không thiếu những nhận định khách quan dành cho phụ nữ về sự thanh tao, đài các&"mười phân vẹn mười"(Kiều). Tôi không biết ngày xưa Chung Vô Nhiệm xấu cỡ nào mà sử sách ghi chép về nhan sắc của người đàn bà ấy không được công bằng và thiếu gì những đàn bà bất hạnh có cái nhan sắc không làm cho họ hài lòng, ngày xưa nhà văn Vũ trọng Phụng mô tả về một người đàn bà xấu xí "Chi Doãn là một người đàn bà có cái nhan sắc của người đàn ông không đẹp trai; hai con mắt nhỏ, cặp môi phàm phu như thế mà lại ăn bận tân thời nữa trời ạ". Xấu hay đẹp là do trời ban người phụ nữ, chấp nhận sắc đep tự nhiên của mình hay không là chuyện của họ.
Tôi có người bạn di cư qua Mỹ khi thấy phong trào sửa sắc đẹp đang đi lên, ông cho đó là chuyện rởm và để cảnh cáo người vợ ông chuẩn bị đi "sửa lại mọi sự trong ngoài chúng tôi" (Kinh Đức Chúa Thánh Thần). Ông viết bài đăng báo: ". . chỉ có người ăn no rửng mỡ mới đi sửa sắc đẹp" mặc dầu ông không nêu đích danh ai nhưng cũng may cho ông chỉ có một bà hành tội và chút xíu nữa ông bị người đẹp hành hung. Ông bạn ơi, trong Kinh Thánh có câu:" Đừng đoán xét người khác kẻo bị đoán phạt" trúng phóc chứ còn gì nữa!
Ngày xưa cụ Trần Tế Xương làm thơ ngạo đời mà không bị ai phản đối là bởi vì cụ đang sống trên quê hương mình lại được luân lý bảo vệ, nếu có ai lên tiếng thì bị ghép vào tội "khinh Sĩ". Ngày nay trình độ dân trí đã khác thì viết lách làm gì cho mệt về chuyện "lăng nhăng nó quấy ta". Thiếu gì chuyện phải làm như vác cần câu đi câu cá có suớng hơn không" Còn chuyện sửa sắc đẹp ngày nay nguời ta đi cắt da xẻo thịt là thường, các Bác sĩ giải phẫu căng da sửa ngực rất dễ dàng, các thẩm mỹ viện có đầy đủ thuốc men an toàn chỉ có tốn phí tiền bạc là chuyện đáng lo và tùy theo sửa cái gì mới được!. Ông bạn cũng nên biết đàn ông cũng sửa sắc đẹp như chàng ca sĩ người da đen Michael Jackson ông vua nhạc Rock và Pop nhảy nhót trên sân khấu có giọng nói giống đàn bà, sửa da thành "Mỹ trắng", tóc tai kiểu hip-bi, sửa sống mũi, cằm, lông mi thì đã có sao đâu !.
Tôi có người em dâu, chị này suốt dời sống nơi đồng ruộng không nghĩ đến phấn son bao giờ, nhưng khi qua Mỹ đi làm và tiếp xúc với nhiều người thì cảm thấy mình thua thiệt. Cái mặc cảm tự nhiên đó làm cho chồng âu lo đến hạnh phúc và tiền bạc. Từ khi nghe vợ nói muốn đi sửa "mũi cao, miệng cười hở nướu răng"thì em trai tôi ăn chẳng ngon, ngủ không yên giấc, hắn lại có tính hay nghi ngờ con vợ đang thay tính đổi nết. Nó nghe thiên hạ nói có ông thầy bói rất giỏi bèn tìm đến coi vài quẻ trước khi để vợ đi sửa. Hắn chọn ngày tốt tìm đến ông thầy.
Bước vào căn phòng nhỏ, ông thầy bói với dáng vóc gầy gò nặng chừng 115 pounds mắt đeo kính râm, mặc áo dài đầu đội khăn đóng, chào khách bằng nụ cười sung sướng làm cho khách có cảm tưởng như mình là người đầu tiên coi bói trong ngày. Trong phòng có bàn thờ thần kỳ (thần trời đất), thần vị (thần chủ) với nhang khói nghi ngút, có cả bài tây xin quẻ&khung cảnh rất là trang nghiêm huyền bí. Ông mời khách ngồi đối diện, với giọng khàn khàn nói vài câu xã giao rồi hỏi:
-Cậu tên gi" Bao nhiêu tuổi"
-Thưa Rô-be (Robert) Ngâm, 33 tuổi.
Ông thầy như đã thuộc lòng khi nói về 12 con giáp thao thao bất tuỵêt nói:
"Tuổi Hợi, có một vài phiền nhiễu nơi làm việc khiến tinh thần không được vui. Tuy vậy tài chánh vẫn ổn định. Chuyện tình cảm có vài rắc rối nhỏ nhưng rồi cũng tạm yên. "
Thằng em tôi cảm thấy trong lòng rạo rực nhưng vẫn ngồi yên, ông thầy lấy quẻ xóc mấy lần đọc mấy câu: "Thiên đia nhất nhất". Cảm thấy dài dòng, em tôi xin thầy stop để qua bói bài Tây. Đang mất hứng, ông thầy không bình tĩnh cau có: "Bói bài Tây thì nói mẹ nó ra, hồi nãy đến giờ mới nói". Rô-be Ngâm ngẩn ngơ không phản ứng, cứ vui vẻ để ông thầy tiếp tục.


Bộ bài Tây 52 lá đuợc xào đi xào lại nhiều lần rồi ông bảo Ngâm rút 3 lá trong lúc thầy bói xếp bài thành nhiều vế. Thầy bói đặt 3 lá bài của Rô-be Ngâm xuống và tìm ra một giải pháp cho khách, ông nói: "Con đầm nằm ở giữa hai thằng già, con mụ này được ông già này che dù nhưng tâm mụ nghĩ đến ông già râu kia, người đàn ông cầm ô rất thương bà này."
Bói xong thì Rô-be Ngâm cáo từ, trước khi ra về nó hỏi:
"Ông lấy bao nhiêu tiền""
"Hai mươi nhăm đô thôi, quá rẻ", vừa nói ông vừa bắt tay khách tiễn đưa có vẻ luyến tiếc.
Từ giờ phút này Rô-be Ngâm thiếu tự tin, đầu óc khả nghi về người vợ vốn bản tính nhà quê chất phác luôn luôn kính nể chồng, ngược lại Ngâm cũng cưng chìu vợ vì dức hạnh của nàng. Tuy không có con cái, hai người sống rất hạnh phúc kể từ ngày lấy nhau. Những lời thầy bói nói làm cho Ngâm tăng thêm nghi ngờ về người vợ hiền mà chàng quen biết nàng trong thôn xóm ngày trước. Tên cúng cơm của nàng là Nụ, Thị Nụ đã làm cho bao nhiêu thanh niên trong làng để ý chỉ vì sắc diện, tính nết nhạy cảm, dễ gợi chuyện và ăn mặc đúng "mode" gái quê.

Từ khi chinh chiến về trên quê hương, làng xã là nơi bất an thì cũng là lúc Ngâm và Nụ rời thôn xóm thân yêu dể tìm về thành thị kiếm kế sinh nhai:Ngâm gia nhập Nhân dân tự vệ canh gác trụ sở xã;Nụ đi bán rau dạo kiếm tiền. Chẳng may chiến cuộc lan tràn trên đất nước, một lần nữa chàng và nàng rời nơi cư ngụ, cùng với đoàn người ra đi lánh nạn rời bỏ quê hương.
Hoa kỳ là nơi có nhiều cơ hội để mọi người tiến thân và rất hợp cho những ai cần cù siêng năng. Vợ chồng Ngâm bị trở ngại về ngôn ngữ cho nên từ đầu đã ghi danh theo học lớp English as a Second Language (ELS), một chương trình do chính phủ tài trợ dành cho những ai tới Hoa Kỳ thiếu điều kiện học hành tại các trường công tư, nhờ vậy mà Ngâm và Nụ xin việc làm không mấy vất vả, hơn nữa việc gì họ cũng làm miễn là hãng xưởng chấp nhận. Nhờ sự tiết kiệm, vợ chồng Ngâm dành dụm một số tiền để phòng thân đúng theo lời người xưa dạy tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn- thì nay lại chi tiêu vào việc sửa sắc đẹp cho Nụ, chưa biết phi tổn bao nhiêu nhưng tính sơ cũng trên cả ngàn đô, đó là chưa nói đến những thẩm mỹ khác trong thân thể nàng. .
Ngâm suy nghĩ đến chuyện ông thầy bói nói rất có lý cho nên phải đề phòng các sự việc có thể xảy ra và làm cách nào để thuyết phục được vợ bỏ ý định sửa sắcđẹp. Có nhiều vấn đề khúc mắc trong đầu óc Ngâm;nếu để vợ đi sửa thì theo đạo đức là phạm lỗi về "hủy hoại cơ thể";sắc đẹp của Nụ sẽ là mục tiêu cho mấy gã đàn ông thiếu đứng đắn trêu chọc, mà không khéo lại mất con vợ xinh đẹp vì biết nàng rất dễ bị lôi cuốn theo trào lưu mới. Nụ sẽ so sánh chồng mình với đàn ông khác về văn minh và tiến bộ vì dưới cái nhìn của Nu, Ngâm chỉ là người chồng chịu khó làm ăn, nặng đầu óc đạo lý cổ truyền và tin dị đoan. . Trái lại Nụ ảnh hưởng nếp sống hiện đại rất mau lẹ như chuyện mới mơ ước sửa sắc đep thôi mà đã sành điệu về mỹ phẩm Lancôme, Miracle homme L'aquatonic, thuộc lòng những từ làm đẹp:skincare, makeup, fragrance, sun-bodycare, haircare trong các beauty shop.
Ngâm nghe thiên hạ nói nhiều về đàn bà sửa sắc đẹp có người bị bệnh ung thư thì lo lắng nên nghĩ ra một mưu kế để có thể làm nàng nản lòng, đó là giải pháp hay nhất mà không để bị lộ là mình ghen với vợ. Công việc đòi hỏi ông anh bà chị làm cố vấn. Thế rồi một hôm Thị Nu vắng nhà, Ngâm gọi tôi nói về vợ muốn sửa sắc đẹp nên cần ý kiến của anh chị khuyên bảo Nụ bỏ ý định đó. Trước khi bàn về vấn đề nầy, Ngâm nhắc lại chuyện xưa:
-Anh còn nhớ lúc ở quê, dân làng gọi nhà em là A kiều phải không".
- Đúng thế!
-Đàn bà đã đẹp rồi thì cần gì phải sửa. Ngâm thắc mắc.
-Chị mày cũng sửa, tôi trả lời.
Biết tôi không đồng quan điểm, Ngâm than thân trách phận và có vẻ nhớ đời sống thôn làng ngày trước, nhắc khéo tôi;
-Nếu biết trước chẳng thà em"an bàn lạc đạo"(chịu khổ mà vui lẽ trời) còn hơn sống trong nỗi buồn lo âu.
Không biết phải nói thế nào để cho Ngâm thông cảm, cho tình anh em luôn đùm bọc thương nhau. Ngâm chưa học những kinh nghiệm "xâm phạm tự do của người khác" là vi phạm nhân quyền. Phụ nữ sửa sắc đẹp là quyền tự do cá nhân của họ. Tôi cố gắng làm giảm bớt suy tư của Ngâm về người vợ tân tiến. Tôi góp ý:
-Chú mày vui lên để mà sống, thằng đàn ông nào cũng muốn vợ đep. Người đàn bà nào cũng muốn mình có sắc. Cố gắng quên đi kẻo phiền phức.
Tôi biết lời khuyên của tôi chẳng giúp gì được cho em tôi, bởi vì Ngâm không bao giờ chấp nhận những thay đổi tinh thần như "thờ gia đình, trọng tổ tiên, tôn cổ điển" (Nguyễn văn Vĩnh). Nhưng ít ra cũng nhận thức được rằng những thay đổi về cuộc sống chỉ là tô son đánh phấn cuộc đời như những nhu cầu khác.
Chuông điện thoại reng tiếp theo, đầu dây bên kia là giọng nói của Nụ:
-Alô anh Ngâm, em đang ở thẩm mỹ viện giải phẫu đây.
-Em đang đặt con trâu trước cái cày à,
Ngâm quát trong máy nhưng biết vô phương cản Nụ, nàng đang làm thủ tục giải phẫu, chờ
Bác sĩ "canh tân"con người không còn nét tự nhiên.
Hôm sau Nụ trở về nhà thấy Ngâm đang đọc tạp chí Phụ Nữ Diễn Đàn, nàng đứng trước mặt chàng nở nụ cười duyên, với mùi nước hoa quyến rũ. Nụ nói:-"Nhìn em được không anh"". Ngâm ngại ngùng nhưng cũng nhìn vợ rồi thầm nói:- Ừ nhỉ!!!

TỐNG CHÍ LINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến