Hôm nay,  

Chuyện Đời Tôi

14/07/200300:00:00(Xem: 128117)
Người viết: TRƯƠNG VĂN BẢO THẮNG
Bài số 3248-846-vb6110703

Tác giả 31 tuổi, kỹ sư cơ khí, làm việc cho hãng Sollae ở Memphis tiểu bang Tennesse, có vợ 2 con là Natalie 4 tuổi và Jasmine 14 tháng. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông.

*

Hôm nay nhân cơ hội nghỉ hè về California thăm gia đình, tôi muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện cuộc đời của chính mình để qua đó nói lên lòng biết ơn của mình với những người thân yêu và với nước Mỹ.
Tôi được sinh ra mới 9 tháng thì mẹ tôi qua đời, cha tôi vì bận công vụ nên phải gởi chúng tôi về sống với nội và cô tôi. Được một năm thì cha tôi từ Saigon về đem anh hai và anh ba tôi vào để ăn học và cũng để cho cha tôi có được nguồn an ủi, còn tôi và anh Tư tôi ở lại với nội và cô.
Tháng 4/75 khi cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, nội tôi và cô tôi cứ tưởng cha và hai anh tôi đã ra đi, vì cha tôi là quân cảnh hải quân. Thế rồi tháng 5/75 cha tôi và hai anh trở về. Lúc đó tôi chỉ mới hai tuổi. Theo lời kể của cha tôi thì lúc đó tôi nằm trong một cái nôi tre ọp ẹp, tôi ngủ thì sáng hôm sau là từ đầu cho đến chân đầy cả phân của tôi, mắt tôi thì không thấy đường vì ghèn, mủ chảy ra thường xuyên, lỗ tai tôi cũng vậy. Hai tuổi mà không thể đứng vững để lê từng bước, hằng ngày chén cơm mà tôi vịn thành giường mò mẫm bóc từng miếng bỏ vào miệng vì đói. Cuộc sống của tôi là thế đó, anh Tư tôi thì phải theo nội ra đồng phụ làm ruộng, xách nước hay lượm cỏ cho nội.
Ngày cha tôi và hai anh trở về tôi cũng chẳng biết gì. Cha tôi nói với nội nếu cha tôi theo đoàn tàu ra đi năm 75 thì có lẽ giờ đây tôi không còn sống để ngồi đây viết những dòng chữ này kể lại chuyện đời tôi. Lúc đó cha tôi không nở bỏ anh em chúng tôi nên không theo tàu ra đi. Cha tôi nói với nội tôi như vậy. Cha tôi đem anh em chúng tôi vào Đà Nẵng chữa trị cho tôi và định cư ở đó làm ăn. Nhờ một bác sĩ người của miền Nam VN còn lại nên cha tôi theo lời chỉ dẫn, sau hai tháng mắt tôi thấy được, tôi ăn uống khỏe ra, những nếp nhăn sau mông tôi không còn nhiều nữa. Từ đó cha tôi làm lao động, hai anh tôi đi học còn tôi và anh Tư thì ở nhà chơi với nhau.
Sau hai năm bị cộng sản đày đi kinh tế mới, tù tội rồi cha con chúng tôi trốn về và đi buôn bán, tình cờ có chuyến ghe vượt biên nên cha tôi theo đoàn người ra đi, để lại cho anh em tôi một lá thư và nói "chỉ có cách vượt biên anh em tôi mới đoàn tụ được với cha tôi".
Những ngày tháng cha tôi ra đi chúng tôi lại trở về ở với nội và cô. Cô tôi một mình chồng chết cũng 4 đứa con nên không thể nuôi một lúc 10 miệng ăn trong gia đình. Nội tôi tuy già cũng phải làm thêm ruộng rẫy, anh em tôi thì sau giờ đi học nấu nước chè đem ra chợ bán. Ở quê tôi khi đi bán nước cấm không được nói bán nước mà phải nói là đi đổi nước lấy tiền. Hai anh lớn tôi hằng ngày nấu nước chè đem ra chợ bán còn anh Tư và tôi hằng ngày phải chờ xe chở chè tươi từ Vinh chạy vào, khi họ dở chè tươi xuống khỏi xe thì những lá chè rơi rớt ra anh em chúng tôi dành nhau lượm đem về để ngày mai anh hai tôi nấu đem ra chợ bán.
Theo lời kể của anh hai tôi, có hôm đang bán nước chè mà nhớ tới cha tôi, anh đứng bán mà hai hàng nước mắt chảy xuống thật tội nghiệp, cũng nhờ vậy bà con thương tình nên khi nào họ cũng sẵn lòng mua giúp. Cuộc sống sau 75 ngày một khó khăn, nội tôi thì già yếu không làm được nữa, hai anh lớn tôi phải bỏ học đi giữ trâu để kiếm cơm, nhiều khi bị tụi giữ trâu lớn ăn hiếp, khi mình xua trâu mình qua vùng của làng khác cho trâu ăn.
Sau khi nội chuyển chúng tôi vào Saigon ở và gởi thêm tiền, vàng về cho chúng tôi mua ghe vượt biên.
Sau khi đến Mỹ, chúng tôi về sống với cha trong một thành phố hiền hòa dễ thương, nhờ cách sống của cha tôi, nên khi mới đến ai cũng giúp đỡ anh em chúng tôi học thêm anh văn sau giờ học. Hai năm sau anh hai và anh ba tôi ra trường hai năm đại học gần nhà thì tôi cũng như anh tư tôi ra trường High school. Cha tôi vì cuộc sống khổ cực trong những tháng ngày tù tội sau 75, nên ở tiểu bang lạnh cha tôi hay đau nên cha tôi chuyển về ở California, để nhà lại cho anh em chúng tôi cai quản, vừa đi học vừa đi làm.
Được một năm vì tuổi còn non dại, bướng bỉnh không nghe lời ai cả, chỉ nghe lời bạn bè, rồi tôi đi từ Arkansas qua Texas đến Florida theo bạn bè được một năm. Ở đâu tôi cũng chỉ thấy tình người được thể hiện qua tấm giấy bạc dollar xanh mà thôi. Ngày anh ba tôi cưới vợ tôi về dự và nghe lời khuyên của cha tôi cùng các anh, tôi ở lại định cư ở Cali luôn.
Hàng ngày cha tôi theo anh ba tôi đi bỏ báo, dành dụm được ít tiền mua được chiếc xe truck để làm phương tiện sinh sống thì bị bọn du đãng Mễ dí súng cướp mất, nhờ cảnh sát tôi mới tìm ra được.


Trong thời gian này rãnh rỗi tôi cũng đi shopping, tình cờ tôi gặp Chi, thế là tình yêu nảy nở từ đó. Chi đang học nghề y tá còn tôi chỉ là một anh bỏ báo hàng ngày đâu biết tương lai ra sao thế mà Chi vẫn một lòng yêu thương tôi. Ngày anh Tư tôi thành hôn tôi theo cha tôi đem theo Chi về dự đám cưới anh Tư tôi. Nhận thấy ở Memphis cuộc sống tương đối dễ, nên theo anh tư tôi dọn về ở đó. Lúc này Chi ngoài giờ học Chi còn học thêm nghề Nails. Đến Memphis định cư tôi theo anh tư ra tiệm Nail rồi trở thành người thợ làm Nail lúc nào không hay, tôi nộp đơn và thi lấy bằng Nail tại Memphis và làm ăn ở đó.
Tôi vẫn thường xuyên liên lạc với Chi qua điện thoại, rồi Chi cũng xin về làm Nail cho một tiệm cũng ở gần thành phố tôi ở. Tình yêu lớn dần, chúng tôi làm việc được hai năm. Một hôm chúng tôi trở về Cali thăm cha tôi và cha mẹ của Chi, chúng tôi trình bày cuộc sống của chúng tôi cho cha tôi nghe, sau đó cha tôi liên lạc với cha mẹ Chi để xin làm một lễ hỏi cho hai đứa. Sau lễ hỏi chúng tôi dọn về ở luôn bên nhau, hằng ngày chúng tôi đi làm nhưng khác tiệm tối về lo cho nhau trong căn nhà thiếu vắng tiếng cười. Thế rồi bé Natalie ra đời trong niềm vui sướng của chúng tôi. Thật tội nghiệp cho Chi vì nhỏ con nên khi sanh phải mổ mới lôi đầu con nhỏ ra khỏi bụng mẹ.
Sau thời gian khỏe mạnh Chi trở lại làm việc, chúng tôi lại thuê được căn nhà rẻ để có nơi cho Natalie vui chơi. Hằng ngày chúng tôi đi làm và gởi Natalie cho một người bạn tối về đón con về nhà, cùng vui niềm hạnh phúc mà chúng tôi đang có. Ngày cha tôi về thăm và khuyên chúng tôi cha tôi nói "nghề Nail không phải là tương lai của con, con nên thu xếp trở lại trường để học tiếp nghề con muốn".
Sau mấy tháng bàn bạc tôi thấy tội nghiệp cho Chi, một mình phải đi làm lo cho cha con tôi. Nhưng càng nhìn Natalie tôi mới thấy lời cha tôi nói đúng. Thế là tôi trở lại trường học tiếp cho Chi vui lòng. Natalie ngày một lớn và rất ngoan, mỗi lần về nhà là bé cứ quấn quít bên chân không rời, bi bô thỏ thẻ rất dễ thương. Cha tôi sống ở California thường điện thoại về hỏi thăm thì Natalie thường dành điện thoại để nói chuyện với nội rất dễ thương. Vợ chồng tôi sống ở đây tràn đầy tình yêu thương của bà con người Việt Nam, nhờ ơn đức của cha tôi đã sống ngày trước ở đây ai cũng quý mến, lại thêm cuối tuần anh hai tôi từ Arkansas lên chơi hoặc anh Tư tôi đem bé Khả Ái qua, chúng nó quyến luyến nhau không rời.
Hai năm sau vì bận học nên tôi thường ghé thư viện để học thêm, về tới nhà là bé Natalie thường nũng nịu hờn dỗi trách móc "Ba hư lắm, ba đi tối ngày không về với Natalie, con giận ba rồi đó, hôm nào nội điện thoại con mách nội cho ba coi, mà thật vậy cuối tuần cha tôi điện thoại về là con bé dành điện thoại nói ngay Nội ơi, ba con hư lắm, ba đi hoài nội về đánh đít ba đi nội."
Hàng ngày tôi được trường giới thiệu đi làm trong những giờ nghỉ, mục đích để lấy thêm kinh nghiệm sau này ra trường kiếm việc dễ dàng hơn. Tôi cũng mong sao mau ra trường có được việc làm vững chắc tôi sẽ cho Chi vào học lại ngành của nàng.
Năm 2001 bé Jasmine chào đời trong nỗi lo âu của cha tôi và anh em tôi, cha tôi nói kỳ trước Chi sanh phải mổ nên giờ đây cha tôi lo sợ, lỡ có chuyện gì thì sao, cha tôi khuyên tôi nên thông báo cho cha mẹ Chi biết nhưng tôi hy vọng tai nạn qua khỏi. Thế rồi mọi chuyện cũng qua đi. Bé Jasmine ngày một lớn cũng giống Chi, tôi không báo cho cha mẹ Chi biết vì muốn dành một ngạc nhiên trong ngày ra trường rồi lên thăm bảo luôn. Con cái là kết quả của tình yêu thương và cũng là ân sủng của thượng đế ban cho, vì thế khi nhìn hai con tôi càng thấy yêu thương Chi nhiều hơn. Chi đã hy sinh quá nhiều, tôi bắt buộc sẽ không bắt Chi hy sinh thêm nữa khi tôi có việc làm chắc chắn. Ngày tôi tốt nghiệp, cha tôi từ California và các anh tôi cũng về dự lễ ra trường của tôi.
Hôm nay nhân nghỉ hè tôi trở lại California thăm cha mẹ của Chi cùng gia đình và cha tôi, tôi muốn viết lên đây lòng biết ơn của mình.
Thưa các bạn, đất nước Mỹ có nhiều cơ hội để chúng ta thành công nếu chúng ta biết suy nghĩ, chịu khó và một chút nghị lực thì chúng ta sẽ thành công nơi xứ tự do nhiều cơ hội này. Tôi muốn nói lên đây lời cám ơn chân thành nhất đối với gia đình Chi đã tin tưởng nơi tôi và Chi để tôi có ngày hôm nay. Con xin cám ơn cha đã không nỡ bỏ con mà đi, khi trong tay cha có đầy đủ phương tiện mà cha không đi, cũng vì tình thương của cha dành cho chúng con. Giờ đây con đã ra trường con cũng xin cám ơn tất cả bà con ở Memphis đã dành cho con thật nhiều yêu thương. Cám ơn đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang và nuôi dưỡng chúng tôi và tạo cho không những chúng tôi mà tất cả mọi người đến định cư ở đây nhiều cơ hội để tiến tới thành công như ngày hôm nay.
God Bless America!

Trương Văn Bảo Thắng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,396,218
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến